Nội dung: Khi dạy học Toán Giáo viên thường dạy rập khuôn, chạy theo chương trình, ít quan tâm đến việc phát huy năng lực sáng tạo của học sinh. Học sinh học tập thụ động chủ yếu nghe giảng, ghi nhớ và làm theo mẫu, học sinh ít hứng thú học tập, nội dung các hoạt động học tập thường đơn điệu, nghèo nàn, ít có cơ hội phát triển năng lực cá nhân. Do đó tôi chọn đề tài” “Một số giải pháp dạy học toán theo hướng phát triển năng lực của học sinh ở lớp 5A2 Trường Tiểu học Vĩnh Trung 4”và thực hiện các giải pháp sau:
Giải pháp 1: Chuyển từ hình thức trực quan thông thường “Thầy làm - trò xem” sang hình thức “trò làm - thầy xem”.
Ví dụ: Dạy bài : “Diện tích tam giác “tôi đưa ra “Lệnh” và yêu cầu học sinh thực hiện như sau:
+ Lấy 2 hình tam giác bằng nhau đặt chồng khít lên nhau và cho biết 2 hình tam giác đó có diện tích như thế nào? (bằng nhau).
+ Dùng êke vẽ đường cao của mỗi hình (giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh).
+ Cắt một hình tam giác theo đường cao được hai hình tam giác ghi là 1, 2.
+ Ghép hai hình tam giác 1, 2 với hình tam giác còn lại để được 1 hình chữ nhật.
+ So sánh diện tích hình chữ nhật mới với diện tích hai hình tam giác.
+ Đặt tên cho hình chữ nhật là ABCD và hình tam giác là DEC, chiều cao là EH.
+ So sánh chiều dài DC hình chữ nhật ABCD với cạnh đáy hình tam giác DEC
+ So sánh chiều rộng AB hình chữ nhật ABCD chiều cao hình tam giác DEC
+ Diện tích hình chữ nhật ABCD so với diện tích tam giác DEC như thế nào?
+ Nếu gọi S là diện tích, a là cạnh đáy và h là chiều cao của tam giác em có
công thức tính diện tích hình tam giác như thế nào? “ S = (a x h) : 2”
Mẫu 02 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO TÓM TẮT Đề nghị công nhận giải pháp cấp huyện năm học 2020-2021 I. Sơ lược lý lịch: - Họ và tên: Lê Văn Quyền - Năm sinh: 1973 - Giới tính: Nam - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Tiểu học - Chức vụ, đơn vị công tác:Giáo viên- Trường Tiểu học Vĩnh Trung 4 - Chức năng, nhiệm vụ được giao: Chủ nhiệm, giảng dạy lớp 5A2 II. Nội dung: 1.Tên giải pháp: “Một số kinh nghiệm dạy học toán theo hướng phát triển năng lực của học sinh ở lớp 5A2 Trường Tiểu học Vĩnh Trung 4” 2.Thời điểm áp dụng: Năm học 2020-2021 3. Cơ quan, đơn vị áp dụng: Lớp 5A2 Trường Tiểu học Vĩnh Trung 4 4. Mô tả giải pháp: - Nội dung: Khi dạy học Toán Giáo viên thường dạy rập khuôn, chạy theo chương trình, ít quan tâm đến việc phát huy năng lực sáng tạo của học sinh. Học sinh học tập thụ động chủ yếu nghe giảng, ghi nhớ và làm theo mẫu, học sinh ít hứng thú học tập, nội dung các hoạt động học tập thường đơn điệu, nghèo nàn, ít có cơ hội phát triển năng lực cá nhân. Do đó tôi chọn đề tài” “Một số giải pháp dạy học toán theo hướng phát triển năng lực của học sinh ở lớp 5A2 Trường Tiểu học Vĩnh Trung 4”và thực hiện các giải pháp sau: Giải pháp 1: Chuyển từ hình thức trực quan thông thường “Thầy làm - trò xem” sang hình thức “trò làm - thầy xem”. Ví dụ: Dạy bài : “Diện tích tam giác “tôi đưa ra “Lệnh” và yêu cầu học sinh thực hiện như sau: + Lấy 2 hình tam giác bằng nhau đặt chồng khít lên nhau và cho biết 2 hình tam giác đó có diện tích như thế nào? (bằng nhau). + Dùng êke vẽ đường cao của mỗi hình (giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh). + Cắt một hình tam giác theo đường cao được hai hình tam giác ghi là 1, 2. + Ghép hai hình tam giác 1, 2 với hình tam giác còn lại để được 1 hình chữ nhật. + So sánh diện tích hình chữ nhật mới với diện tích hai hình tam giác. + Đặt tên cho hình chữ nhật là ABCD và hình tam giác là DEC, chiều cao là EH. + So sánh chiều dài DC hình chữ nhật ABCD với cạnh đáy hình tam giác DEC + So sánh chiều rộng AB hình chữ nhật ABCD chiều cao hình tam giác DEC + Diện tích hình chữ nhật ABCD so với diện tích tam giác DEC như thế nào? + Nếu gọi S là diện tích, a là cạnh đáy và h là chiều cao của tam giác em có công thức tính diện tích hình tam giác như thế nào? “ S = (a x h) : 2” Giải pháp 2:Tổ chức một số trò chơi và hoạt động trải nghiệm toán học: Ví dụ 1: Trò chơi đếm số Luật chơi:Các em đứng thành vòng tròn. Người đầu tiên mang số 1, bên cạnh là số 2 - 3 - 4.. tăng dần theo vòng cùng chiều kim đồng hồ. Nếu như đếm đến các số chia hết cho 4 (4, 8, 12, 16) hoặc các số có chứa chữ số 4 (14, 24, 34,..) thì người chơi phải im lặng và chỉ vào bạn kế tiếp. Bạn kế tiếp phải lập tức nói ngay số tiếp theo (VD: 1 - 2 - 3 - im lặng - 5 - 6 - 7 - im lặng - 9 ). Bất cứ ai nhắc đến chữ số 4 hoặc các số chia hết cho 4 thì sẽ bị loại khỏi vòng tròn.Trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn 5 người chơi thì 5 bạn đó thắng cuộc.(HS hoàn toàn có thể thay đổi luật chơi thành: bỏ qua các số chia hết cho 3, 5, 7, 8,.) Lợi ích: Trò chơi này giúp học sinh ôn lại kiến thức về dấu hiệu chia hết cho một số của các số tự nhiên mà các em đã được học ở tiểu học. Bên cạnh đó, HS còn được rèn luyện phản xạ nhanh nhạy, tính tập trung và được hoạt động tập thể. Ví dụ 2: Khi dạy các bài luyện tập về cộng số thập phân tôi tổ chức cho học sinh tự cân nặng rồi tính tổng số kílôgam của 2 hoặc 3 bạn. - Tính mới, sáng tạo: Qua nghiên cứu, cải tiến có nhiều điểm mới mà tôi đưa ra giúp học sinh được trải nghiệm, khám phá thông qua việc thực hành thao tác cắt, ghép hình các em phải, tìm hiểu, thảo luận phân tích vấn đề chưa có cách giải quyết để đưa ra cách giải quyết của nhóm mình đã giúp học sinh có cơ hội được phát triển các năng lực như: sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực mô hình hóa toán học; năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học. - Tính khả thi: Giải pháp này rất thiết thực, có tính thực tế cao, phù hợp với đặc trưng của môn học giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,...nên dễ thực hiện áp dụng vào việc giảng dạy Toán ở lớp 5 trong trường tiểu học. đem lại kết quả cao nên cần nhân rộng ở các trường lân cận trong huyện. - Hiệu quả mang lại: Các giải pháp trên đơn giản, nhẹ nhàng các em vừa học, vừa chơi, tự mình thao tác tìm ra kiến thức mới thông qua các hình ảnh trực quan sinh động nên chất lượng dạy học môn toán được nâng cao. Cụ thể: Thời điểm Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL% SL TL% SL TL% Đầu năm 22 11 50 8 36,4 3 13,6 Cuối học kì I 22 16 72,7 6 27,3 Vĩnh Trung, ngày10 tháng 4 năm 2021 NGƯỜI BÁO CÁO Lê Văn Quyền
Tài liệu đính kèm: