Báo cáo Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Báo cáo Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Nội dung cải tiến sáng tạo

1.4.1. Thế nào là trò chơi học tập?

- Chơi là một hoạt động không thể thiếu được của mỗi con người ở mọi lứa tuổi. Chơi giúp cho trẻ phát triển. Tổ chức trò chơi cần chú ý đặc tính Vui - Khỏe - An toán - Bổ ích. Trong đó bao gồm vận động, giải trí, thư giãn, . được xem là mục tiêu cơ bản nhất của một trò chơi.

- Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tính tò mò, ham hiểu biets ở trẻ.

- Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh và gắn với nội dung bài học. Giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và học. trò chơi học tập còn có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuện lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức.

1.4.2. Tác dụng của trò chơi toán học

 Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.

 Trò chơi là loại phố biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh có thể không.

 Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắtc găn với kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi.

 Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.

 Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.

 Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.

 Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.

 

doc 25 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 18Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này tôi thường áp dụng khi dạy các bài nhân, chia trong bảng. Sau mỗi giờ học tôi nhận thấy các em thuộc và nhớ rất nhanh bảng nhân và chia. Một số em trước đây bố, mẹ thường hay than phiền với thầy cô là cháu rất ngại và không chịu học Bảng cửu chương thì nay lại là những học sinh tích cực học và thuộc nhanh nhất. Tôi quan sát thấy ngay cả trong giờ ra chơi các em thường chia nhóm đố nhau.
Trò chơi 4: Ai nhiều điểm nhất
(Tiết 58: Luyện tập)
- Mục đích:
	+ Luyện tập củng cố kỹ năng cọng 2 số có nhớ trong phạm vị 100
	+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm
- Chuẩn bị
	+ 2 cây chậu cảnh có đánh số 1, 2
	+ Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính như 
367 + 125
93 + 58
367 + 120
487 + 130
168 + 503
487 + 302
	+ Phấn màu
	+ Đồng hồ theo dõi thời gian
	+ Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký
- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả.
- Cách tính:
	+ Mỗi phép tính đúng được 1 bông hoa
	+ Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều hoa hơn là đội đó thắng cuộc.
- Lưu ý: Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến khích tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em chơi tốt hơn.
Trò chơi 5: Ong đi tìm nhụy
(Trò chơi có thể áp dụng các bảng nhân, chia, cụ thể tiết..... Bảng chia 6)
- Mục đích:
	+ Rèn tính tập thể
	+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia
- Chuẩn bị:
	+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
5
7
9
6
8
+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm
24 : 6
42 : 6
54 : 6
48 : 6
36 : 6
+ Phấn màu
- Cách chơi:
	+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em
	+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
	Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nao, các chú muốn nhờ các bạn giúp, các bạn có giúp được không ?
	- 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
	* Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học
24 : 6
	+ Tại sao chú Ong 	không tìm được đường về nhà ?
	+ Phép tính "24: 6" có kết quả bằng bao nhiêu ?
	+ Muốn chú Ong này tìm đợc về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?
Trò chơi 6: Rồng cuốn lên mây
- Mục đích: Kiểm tra kỹ năng tính nhẩm của học sinh. Ví dụ: củng cố các bảng nhân, chia...
- Chuẩn bị: Một tờ giấy viết sẵn các phép tính nhân, chia trong các bảng nhân chia trong các bảng đã học
- Cách chơi: Một em được chủ định làm đầu rồng lên bảng
	+ Em cất tiếng hát:
	" Rồng cuốn lên mây
	Rồng cuốn lên mây
	Ai mà tính giỏi về đây với mình"
	+ Sau đó em hỏi:
	"Người tính giỏi có nhà hay không ?"
	- Một em học sinh bất kỳ trả lời:
	"Có tôi ! Có tôi !"
	- Em làm đầu rồng ra phép tính đó, ví dụ: "42: 7 bằng bao nhiêu ?"
	- Em tính giỏi trả lời (nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng). Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây.
	- Lưu ý: Ở trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng (là em Trưởng trò) phải nhanh nhẹn, hoạt bát.
Trò chơi 7: Ai đúng?- Ai sai?
- Mục đích: Nắm vững cách đọc, cách viết, cấu tạo các số tự nhiên có 4, 5 chữ số.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị cho mỗi đội 10 tờ giấy khổ A4 để trắng, 5 bút dạ. Gv phát cho mỗi em 2 tờ giấy và 1 bút dạ (chuẩn bị vào 1 tờ, ghi cách đọc của đội bạn vào 1 tờ). Mỗi đội 5 em học sinh lên bảng đứng thành 1 hàng. Hai đội “bốc thăm” giành quyền đọc trứơc.
- Cách chơi: GV cho hai đội chuẩn bị 2 phút, 5 em sẽ bàn nhau và mỗi em viết sẵn một số có từ 4 – 5 chữ số vào một mặt của tờ giấy (viết to để ở dưới lớp cũng nhìn thấy rõ; ghi cách đọc ở trên bằng chữ nhỏ, khi cầm giơ lên đối phương không nhìn thấy). Mặt còn lại ghi cách đọc một số nào đó,cũng ghi cách viết ở góc trên bằng cỡ chữ nhỏ. Hết thời gian 2 phút, cô hô: “Lần thứ nhất bắt đầu” thì đội được đi trước sẽ nêu cách đọc số của mình chuẩn bị (mỗi số đọc to 2 lần), đội kia phải viết lại được. Sau khi đọc đủ 5 số, thì đổi vai trò ngược lại. Lần thứ 2 thì đội đi trước phải nhìn các số của đội kia viết rồi đọc to cho cả lớp nghe và đổi vai trò ngược lại. Sau khi 2 đội kết thúc đọc và viết, GV và cả lớp sẽ làm trọng tài để kiểm tra kết quả. Đội đọc phải giơ đáp án lên, đội viết phải giơ kết quả. Cứ mỗi ý (đọc, viết) đúng 10 điểm, đọc chậm, vấp sửa lỗi trừ đi 2 điểm. Nếu làm đáp án sai trừ 5 điểm, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc và được tuyên dương trước lớp.
 	Như chúng ta đã biết, học sinh lớp 3 mới chỉ đọc, viết và tính toán đối với các số có 4, 5 chữ số. Bởi vậy phần này rất quan trọng đối với các em. Tuy nhiên ở năm học trước, khi dạy tới phần này, tôi thấy học sinh khi đọc, viết thường hay lẫn lộn, sai nhiều. Một số em yếu của lớp do không tập trung nên hay đọc, viết sai. Năm học này sau mỗi bài mới, tôi tổ chức ngay cho các em chơi trò chơi học tập trên. Tôi nhận thấy không khí lớp học sôi nổi hẳn lên, các em còn yếu cũng xung phong đọc, viết trong nhóm của mình. Khi được GV tuyên dương, gương mặt các em rạng ngời, ánh lên niềm vui khiến cho chúng tôi cảm thấy thật sự vui vì đã khơi dậy được trong các em niềm đam mê học tập, giúp các em tự vượt qua được chính bản thân mình.
Trò chơi 8: Bác đưa thư
(Áp dụng dạy các bảng nhân, bảng chia)
- Mục đích: Giúp học sinh thuộc lòng bảng nhân 6. Kết hợp với các thói quen nói "cảm ơn" khi người khác giúp một việc gì
- Chuẩn bị: + Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số 6, 12, 15, 24, 30, 36.... 60 là kết quả của các phép nhân để làm số nhà.
	+ Một số phong bì có ghi phép nhân trong bảng 6: 1x6, 6x1, 2x6, 6x2...
	+ Một tấm các đeo ở ngực ghi "Nhân viên bưu điện".
- Cách chơi:
	+ Gọi 1 số em lên bảng chơi giáo viên phát cho mỗi 1 thẻ để làm số nhà. Một em đóng vai "Bác đưa thư" ngực đeo "Nhân viên bưu điện" tay cầm tập phong bì.
	+ Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói:
	Bác đưa thư ơi
	Cháu có thư không ?
	Đưa giúp cháu với
	Số nhà .............. 12
	Khi dọc đến câu cuối cùng "số nhà .............. 12" thì đồng thời em đó giơ só nhà 12 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của "Bác đưa thư" phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì "6x2" hoặc "2x6" giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời "cảm ơn". Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và "Bác đưa thư" lại tiếp tục đưa thư cho các nhà.
	Nếu "bác đưa thư" nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay.
	Nếu các lần thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗ cho bạn khác chơi.
Trò chơi 9: “Đoán số”
- Mục đích: 
+ Giúp học sinh củng cố tính chất của số tự nhiên, tính chất và mối quan hệ giữa các phép tính.
+ Rèn luyện kĩ năng nghe, hỏi, phân tích.
- Chuẩn bị: 
+ Giáo viên chuẩn bị danh sách người chơi.
	+ Máy ghi âm các câu hỏi và câu trả lời.
	+ Số người tham gia: 20 đến 30 người.
- Cách chơi: 
+ Giáo viên chọn 1 học sinh xung phong. Học sinh đó sẽ chọn 1 số và nói “Tôi nghĩ một số”. Mỗi thành viên có thể hỏi một câu dạng có câu trả lời “đúng hoặc không”, không hỏi kiểu câu khác. (Ví dụ: Đó là số chẵn phải không? Số đó lớn hơn 60 phải không? Đó là số có hai chữ số đúng không?,...)
+ Người tham gia cần tuân theo quy định và nêu các câu hỏi khác nhau. Ai đoán được đúng với ít nhất câu hỏi sẽ nhận được phần thưởng.
+ Người nào lặp lại câu hỏi của người khác đã hỏi sẽ mất quyền chơi ván đó.
- Lưu ý: 
+ Khi người xung phong nghĩ rs một số thì cần ghi ra tờ giấy đưa cho người điều khiển trò chi. Cau hỏi của người điều khiển là: Ai trong số các bạn có thể đưa ra câu hỏi về số tôi nghĩ?
+ Có thể ở buổi học khác giáo viên đổi thành trò chơi đoán hình, đoán phép toán, đoán đơn vị đo,...
+ Khi thay đổi trò chơi, giáo viên cần nêu trước yêu cầu và ví dụ về các câu hỏi.
Trò chơi 10: “Bác mặt nạ thông thái”
- Mục đích: 
+ Giúp học sinh củng cố lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức.
+ Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng diễn đạt thành thạo, tự tin.
- Chuẩn bị: 
+ Giáo viên chuẩn bị 4 hình mặt nạ (mỗi mặt nạ gồm hai mặt: mặt đỏ cười, mặt xanh mếu), 4 chiếc bảng con.
	+ Chọn ban thư ký, ban giám khảo, các em còn lại là cổ động viên.
- Cách chơi: 
	+ Chơi thi đua giữa các đội.
	+ Giáo viên lần lượt đưa ra các bảng con. Trên mỗi bảng con có ghi cách thực hiện một biểu thức.
Ví dụ: 
96 : 4 x 2
= 96 : 8
= 12
96 : 4 x 2
= 24 x 2
= 48
12 + 38 : 2
= 50 : 2
= 25
12 + 38 : 2
= 12 + 19
= 31
	+ Mỗi lần giáo viên đưa ra một bảng con, các đội quan sát nội dung. Khi giáo viên có tín hiệu nếu đội nào thấy biểu thức trên bảng thực hiện đúng thì giơ mặt cười, nếu sai thì giơ mặt mếu. 
	+ Giáo viên có thể nêu câu hỏi chấp vấn thêm để các em nhớ lại thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức.
	+ Giáo viên cũng đưa ra đáp án bằng cách quay mặt nạ.
	+ Ban giám khảo kết luận, tặng hoa cho các đội sau mỗi lượt chơi; Ban thư ký tổng hợp kết quả sau cuộc chơi: Mỗi lần trả lời đúng quay mặt nạ đúng được tặng một bông hoa. Kết thúc cuộc chơi đội nào được nhiều hoa hơn độ đó chiến thắng.
Trò chơi 11: “Tìm ngôi sao sáng”
- Mục đích: 
	+ 

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_to_chuc_mot_so_tro_choi_toan_hoc_lop_3_nham_gay_hung.doc