Sau đây là một số bí quyết trong việc lựa chọn thực phẩm:
- Đối với thịt gia súc gia cầm như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò
+ Đối với thịt lợn: Chúng ta cần lựa chọn thịt có mỡ màu trắng tinh và thịt nạc có màu đỏ tươi hoặc không có màu lạ khác, bề mặt của thịt phải khô không nhớt, độ đàn hồi cao, mùi thơm tự nhiên không có mùi hôi. Tránh mua phải những loại thịt mắc bệnh như: tụ huyết trùng, thịt có bì quá dày
+ Đối với thịt gà: Ta nên chọn thịt mềm dẻo, thớ thịt săn chắc, đầu sườn có màu trắng hồng, da thịt mỏng có màu trắng vàng tự nhiên không có nốt thâm tím ở ngoài da.
+ Đối với thịt bò: Ta nên chọn thịt có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt, thớ thịt nhỏ săn chắc, mềm dẻo có mùi thơm đặc trưng.
Trước khi mang chế biến thực phẩm cho trẻ thì chúng ta phải rửa sạch sau đó thái nhỏ vào cối xay nhỏ (Tùy từng độ tuổi). Thực phẩm được sơ chế ở trên bàn sơ chế để đảm bảo vệ sinh.
- Đối với các loại hải sản như: tôm, cua, cá
+ Đối với tôm: Chúng ta chọn con tôm còn tươi sống, mình của tôm phải trắng trong khi sơ chế phải làm sạch, bóc vỏ, đầu. Đầu, râu tôm, vỏ tôm giã lấy nước dùng để nấu canh.
+ Đối với cá: Ta nên chọn những con cá bơi khỏe, còn nguyên vẩy không bị chầy sướt. Khi sơ chế chúng ta nên đập chết cá và đem rửa sạch, đánh vẩy cho vào nồi luộc sau đó gỡ bỏ xương, sau đó phần đầu và phần xương dã nhỏ lọc lấy nước nấu canh.
Ngoài việc lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp chất đạm chúng ta còn phải lựa chọn những thực phẩm cung cấp vitamin và các chất sơ như rau, củ, quả.
- Đối với rau: Chọn rau phải tươi ngon không bị dập nát hoặc vàng úa.
- Đối với loại hạt, củ, quả khô: Khi mua chúng ta không nên chọn những thực phẩm bị mốc, mọt. Nhất khi chọn gạo, bánh đa khô, lạc, vừng nên chọn những loại gạo ngon, không có mày trấu, không có sạn, không có mọt, không có mùi hôi, không bị mốc
- Đối với thực phẩm làm gia vị ,các sản phẩm đóng gói phải có nhãn mác,tên cơ sở sản xuất, ngày sản xuất và thời hạn sử dụng.
góp của phụ huynh học sinh. Đó là những yếu tố cần bổ trợ cho nhau một cách hợp lý để trẻ có được một bữa ăn ngon miệng, hết suất. Bên cạnh đóthực đơn của trẻ có đủ lượng calo, tỉ lệ các chất hợp lý cần thiết đúng nhu cầu của trẻ theo quy định của nghành học mầm non. Việc xây dựng thực đơn và đổi mới chế biến món ăn cho trẻ cũng là một quá trình phải học hỏi, trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế mất khá nhiều thời gian trong quá trình chế biến các món ăn hàng ngày cho trẻ phải thực sự ngon và hấp dẫn. Bên cạnh đó cần phải hiểu rõ mỗi loại thực phẩm đều có lượng calo, lượng các chất, lượng thải bỏ khác nhau để từ đó rút ra kinh nghiệm trong quá trình chế biến các món ăn cho trẻ đảm bảo có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất bột, chất béo ,chất sơ, đường, các vitamin, khoáng chất nước. Từ đó nhằm đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo trẻ có đủ sức khỏe để tham gia được tất cả các hoạt động trong ngày tại trường. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 -2019 của nhà trường là không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục nói chung và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nói riêng để trẻ phát triển một cách toàn diện nên việc thay đổi các món ăn cho trẻ thường xuyên để có được thực đơn ăn hàng ngày đảm bảo tại trường là vô cùng quan trọng. Để thay đổi các món thường xuyên đảm bảo theo đúng thực đơn tại trường cần: 7.1.2.1. Tìm tòi học hỏi kinh nghiệm trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non. Chúng ta đã từng nghe đến câu tục ngữ “ Đi một ngày học đàng học một sàng khôn”. Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình để đến một lúc nào đó chúng ta sẽ thu về một kết quả mà mình mong đợi. Đối với mỗi con người chúng ta dù làm bất cứ một công việc gì hay bất kì một lĩnh vực nào thì mỗi người luôn tìm cho mình những cái hay, cái mới, cái sáng tạo bằng rất nhiều hình thức như: Học tập ( đồng nghiệp,qua mạng,qua tài liệu.), nghiên cứu hay từ chính công việc từ thực tế mà mình đang làm.để kết quả cuối cùng mỗi chúng ta có được là nền tảng, là kiến thức, và quan trong hơn hết chính là kết quả đạt được trong công việc. Đặc biệt là trong trường mầm non đối với bộ phận nuôi dưỡng đặc biệt các cô nuôi là người trực tiếp chế biến ra các món ăn để chăm sóc sức khỏe cho trẻ thì vấn đề học hỏi càng quan trọng. Phải có kinh nghiệm nhiều năm bộ phận nuôi nuôi dưỡng mới có thể làm tốt được công tác của mình. Bên cạnh đó trong quá trình chế biến bộ phận nuôi dưỡng phải thường xuyên trao đổi với bộ phận phụ trách dinh dưỡng của nhà trường để kịp thời thay đổi thực đơn cho trẻ hàng ngày theo tuần, theo tháng ,theo mùa và liên tục đổi mới cách chế biến các món ăn chó trẻ như thế nào để giúp trẻ ăn ngon miệng, hết suất. Chính vì điều đó mỗi chúng ta phải luôn luôn có tâm niệm “ Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó của Lê -Nin là phương chỉ nam trong mỗi chúng ta không ngừng tìm tòi học hỏi những người xung quanh, đồng nghiệp, các trường bạn và trên mọi kênh thông tin có liên quan đến vấn đề chế biến các món ăn để từ đó có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc đổi mới chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non. 7.1.2.2. Lựa chọn đủ bốn nhóm thực phẩm trong ngày, thực phẩm luôn được đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chất dinh dưỡng có từ các loại thực phẩm chế biến thành thức ăn được đưa vào cơ thể trẻ qua những bữa ăn hàng ngày. Mỗi loại thực phẩm đều cung cấp một số chất dinh dưỡng ở tỷ lệ khác nhau. Không một loại thực phẩm nào cũng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của trẻ vì vậy nó đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa các nhóm thực phẩm với nhau một cách hợp lý. Chúng ta phải thường xuyên thay đổi món ăn cho phù hợp nó sẽ cung cấp những chất dinh dưỡng đa dạng cho trẻ. Trước hết nguồn năng lượng chính là chất bột có trong: gạo, bún, phở, mỳtất cả những thực phẩm đó đều là nguồn cung cấp năng lượng tổng hợp cho cơ thể, nhưng với mỗi từng độ tuổi của trẻ có một định lượng cụ thể để trẻ hấp thụ được hết. Nguồn thực phẩm giàu chất đạm: Nên lựa chọn những loại thực phẩm tươi sống có chất lượng tốt và phối hợp với nhau như: Cá tươi có thêm thịt lợn; trứng + thịt; tôm + thịt; lạc, vừng + thịt, đậu phụ + thịt... Nguồn thực phẩm giàu chất béo: Tốt nhất là dùng dầu thực vật, hoặc mỡ lợn, lạc, vừng, bơ các chất này cần thiết đối với cơ thể trẻ. Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng: Các loại rau quả tươi là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng cần thiết hàng ngày giúp trẻ có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra chất khoáng, chất xơ và nước cũng tham gia tích cực vào quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể trẻ. Để có nhiều viatamin A, C....nên dùng các loại rau quả có màu đỏ, vàng, xanh đậm như rau muống, rau ngót, rau dền, cà chua, cà rốt, bí đỏ, bí xanh, gấc, củ cải đỏ, cải xanh..... và các loại quả chín: chuối, cam, đu đủ, xoài, dưa hấu..... Ngoài việc lựa chọn đủ các nhóm thực phẩm đảm bảo về chất lượng lượng. Đến nay thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được đặt lên hàng đầu và vô cùng cấp bạch. Vì vậy trong các trường Mầm non chúng ta phải đảm bảo bữa ăn của trẻ phải thực sự ngon và sạch. Muốn làm được điều không chỉ riêng trường Mầm non Định Trung mà tất cả các trường Mầm non trong thành phố ngay từ đẩu năm học đã tìm và ký kết với những công ty đáng tin cậy, có đầy đủ cơ sở pháp lý, có nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo cả tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm, quan trong hơn đó là được sự quan tâm, kiểm tra sát sao của Phòng giáo dục trong việc các nhà trường tìm công ty cung cấp nguồn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất. Việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, phù hợp với trẻ mầm non là rất quan trong vì nó quyết định đến chất lượng của bữa ăn có đảm bảo vệ sinh, phù hợp với trẻ, trẻ ăn có ngon miệng không điều đó phụ thuộc vào quá trình chúng ta lựa chọn thực phẩm như thế nào để giúp trẻ ăn ngon miệng và hết suất của mình. Sau đây là một số bí quyết trong việc lựa chọn thực phẩm: - Đối với thịt gia súc gia cầm như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò + Đối với thịt lợn: Chúng ta cần lựa chọn thịt có mỡ màu trắng tinh và thịt nạc có màu đỏ tươi hoặc không có màu lạ khác, bề mặt của thịt phải khô không nhớt, độ đàn hồi cao, mùi thơm tự nhiên không có mùi hôi. Tránh mua phải những loại thịt mắc bệnh như: tụ huyết trùng, thịt có bì quá dày + Đối với thịt gà: Ta nên chọn thịt mềm dẻo, thớ thịt săn chắc, đầu sườn có màu trắng hồng, da thịt mỏng có màu trắng vàng tự nhiên không có nốt thâm tím ở ngoài da. + Đối với thịt bò: Ta nên chọn thịt có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt, thớ thịt nhỏ săn chắc, mềm dẻo có mùi thơm đặc trưng. Trước khi mang chế biến thực phẩm cho trẻ thì chúng ta phải rửa sạch sau đó thái nhỏ vào cối xay nhỏ (Tùy từng độ tuổi). Thực phẩm được sơ chế ở trên bàn sơ chế để đảm bảo vệ sinh. - Đối với các loại hải sản như: tôm, cua, cá + Đối với tôm: Chúng ta chọn con tôm còn tươi sống, mình của tôm phải trắng trong khi sơ chế phải làm sạch, bóc vỏ, đầu. Đầu, râu tôm, vỏ tôm giã lấy nước dùng để nấu canh. + Đối với cá: Ta nên chọn những con cá bơi khỏe, còn nguyên vẩy không bị chầy sướt. Khi sơ chế chúng ta nên đập chết cá và đem rửa sạch, đánh vẩy cho vào nồi luộc sau đó gỡ bỏ xương, sau đó phần đầu và phần xương dã nhỏ lọc lấy nước nấu canh. Ngoài việc lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp chất đạm chúng ta còn phải lựa chọn những thực phẩm cung cấp vitamin và các chất sơ như rau, củ, quả. Đối với rau: Chọn rau phải tươi ngon không bị dập nát hoặc vàng úa. - Đối với loại hạt, củ, quả khô: Khi mua chúng ta không nên chọn những thực phẩm bị mốc, mọt. Nhất khi chọn gạo, bánh đa khô, lạc, vừng nên chọn những loại gạo ngon, không có mày trấu, không có sạn, không có mọt, không có mùi hôi, không bị mốc - Đối với thực phẩm làm gia vị ,các sản phẩm đóng gói phải có nhãn mác,tên cơ sở sản xuất, ngày sản xuất và thời hạn sử dụng. Tất cả những điều đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh và phù hợp với trẻ mẫu giáo. Nếu chúng ta lựa chọn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tươi ngon thì bữa ăn của chúng ta không mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh cho các loại thực phẩm thì vến đề vệ sinh nhà bếp cũng rất là quan trọng trong việc chế biến các thực phẩm. Vì vậy chúng ta nên thực hiện theo quy trình bếp một chiều và sắp xếp bếp một cách hợp lý, thường xuyên quét dọn bếp sạch sẽ, ngăn nắp. Thùng đựng rác phải có nắp đậy và được xử lý hằng ngày. Ngoài ra các cô nuôi cũng phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến như: Đầu tóc, quần áo phải gọn gang sạch sẽ, phải mặc tạp rề, đeo khẩu trang, đội mũ và đặc biệt khi sơ chế và chế biến các cô phải đeo găng tay và phải cắt móng tay ngắn, không được để móng tay dài vì như vậy vi khuẩn trong móng tay sẽ sâm nhập vào thực phẩm làm mất vệ sinh. 7.1.2.3. Đổi mới cách chế biến món ăn cho trẻ. Như chúng ta cũng đã thấy quá trình phát triển của trẻ được phân chia ra thành nhiều thời kỳ và các giai đoạn khác nhau. Nên việc chế biến các món ăn cho trẻ cũng phải tuân thủ theo các thời kỳ và các giai đoạn khác nhau để phù hợp với từng độ tuổi đảm bảo cho quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể, ở đây việc chế biến từng độ tuổi để có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ một cách phù hợp, giúp trẻ phát triển về thể chất tốt nhất. Đối với trường mầm non việc xây dựng thực đơn phải phù hợp với nhu cầu và chế độ ăn của lứa tuổi. Thực đơn cần phối hợp các loại thực phẩm với nhau để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời kết hợp các loại thực phẩm để trong quá trình chế biến tạo thành các món ăn giúp trẻ khi ăn luôn cảm thấy thích thú vì các món ăn có màu sắc dẫn đẹp, vị ngon và vừa. Thay đổi thực đơn không đơn thuần là thay đổi thực phẩm mà cần thay đổi cả cách chế biến các món ăn cùng với nhiều loại thực phẩm. N
Tài liệu đính kèm: