Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo phong trào thi đua “hai tốt”của Trường Tiểu học Ea Bông

Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo phong trào thi đua “hai tốt”của Trường Tiểu học Ea Bông

Những yếu tố khách quan

 Do đặc điểm tình hình địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân chưa cao, khả năng hiểu biết xã hội cũng như giao tiếp ứng xử của nhân dân trong địa bàn thấp.

 Do một số phong tục, tập quán, hủ tục lạc hậu vẫn còn đeo đẳng chưa thoát khỏi suy nghĩ của nhân dân như: tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn xảy ra và làm ảnh hưởng không ít đến thể trạng, trí tuệ, sức khỏe của học sinh. Bên cạnh đó, còn có thói quen tự ý nghỉ học khi gia đình có công chuyện hoặc theo cha mẹ đi kiếm tiền khi vào mùa.

 Đa số CBVC trong nhà trường đều cư trú ở xa cơ quan, đơn vị nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia các hoạt động phong trào.

 Đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số có chất lượng chuyên môn chưa cao, chưa cố gắng trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

 Một số CBVC chưa được sự chia sẻ của gia đình, còn gây không ít áp lực nên trong quá trình tham gia các hoạt động của nhà trường chưa hiệu quả.

 Đời sống của một số giáo viên hợp đồng còn khó khăn, lương thấp, nhiều năm liền không được nâng lương, phần nào cũng làm ảnh hưởng đến tư tưởng và tâm lý đội ngũ cũng như hạnh phúc gia đình.

 

doc 7 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 682Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo phong trào thi đua “hai tốt”của Trường Tiểu học Ea Bông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
 I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
 - Họ và tên: NGUYỄN THỊ XINH                  Năm sinh: 1968
 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân
 - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Hiệu trưởng
 - Đơn vị công tác: Trường TH Ea Bông, huyện Krông Ana
 II. NỘI DUNG
 1. Tên giải pháp: Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo phong trào thi đua “hai tốt”của Trường Tiểu học Ea Bông.
	 2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.
 a. Thuận lợi
 Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chế độ chính sách đối với học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số. Sự quan tâm của các ngành, các cấp trong huyện cũng như Phòng GD&ĐT huyện Krông Ana đầu tư về CSVC, trang thiết bị dạy học. Sự nhiệt tình, tích cực của đại đa số cán bộ viên chức, sự đoàn kết, nhất trí cao của lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. nhiều năm gần đây, nhiều cha mẹ học sinh cũng đã chú ý chăm lo việc học tập của con em, đa số học sinh cũng đã cố gắng trong học tập, tích cực tham gia các phong trào do nhà trường và Ngành tổ chức, biết yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bạn bè, chủ động sáng tạo trong lao động, học tập.
 b. Khó khăn
 - Đối với nhà trường: Cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu phòng học, phòng làm việc, diện tích, khuôn viên chật chỗi, bàn ghế chưa đúng quy cách, trường có 02 phân hiệu cách xa nhau cũng làm khó khăn trong việc quản lý chỉ đạo và tham gia hoạt động phong trào chung của nhà trường. chưa có sân chơi bãi tập để học sinh được học đầy đủ các môn thể dục như chạy, nhảy, thiếu phòng giáo dục thẩm mỹ, Tiếng Anh, Âm nhạc và mỹ thuật, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh. Đặc biệt là thiếu phòng học nên chưa đáp ứng với việc tổ chức dạy học 02 buổi/ngày. Thiếu cây xanh, bóng mát, do đất úng, trũng nước về mùa mưa nên khó khăn trong việc trồng và chăm sóc,
- Đối với giáo viên: Chất lượng đội ngũ không đồng đều, vẫn còn một số giáo viên chưa chủ động, tích cực trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Một số giáo viên ở xa trường nên ảnh hưởng đến các hoạt động chung. 
- Đối với cha mẹ học sinh: Một bộ phân cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con, còn có suy nghĩ “nó thích thì nó học, nó không thích thì thôi”. Chính vì suy nghĩ lệch lạc của cha mẹ gây không ít khó khăn cho việc duy trì sĩ số hằng ngày trên lớp. Đời sống của gia đình thấp, phong tục, tập quán, hủ tục còn đeo đẳng nên bỏ mặc con cho nhà trường. Tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao. 
 - Đối với xã hội – cộng đồng: Chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh, do đời sống kinh tế của nhân dân thấp và còn lệ thuộc vào sự đầu tư của Nhà nước nên khó khăn cho nhà trường trong công tác xã hội hóa giáo dục.
- Đối với học sinh: Tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm trên 75%, các em còn khó khăn trong giao tiếp, không tự tin vào bản thân, tính tự ái hoặc mặc cảm, tự ti cao, chưa hòa đồng với mọi người. Khi đến trường các em chưa chăm chút bản thân, đồ dùng học tập bảo quản không tốt. Nhiều em đến lớp chỉ ngồi, giáo viên hỏi không trả lời, gọi không dạ, không thưa làm mất nhiều thời gian trên lớp của giáo viên và ảnh hưởng đến các học sinh khác.
 3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
 a. Những yếu tố khách quan
 Do đặc điểm tình hình địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân chưa cao, khả năng hiểu biết xã hội cũng như giao tiếp ứng xử của nhân dân trong địa bàn thấp.
 Do một số phong tục, tập quán, hủ tục lạc hậu vẫn còn đeo đẳng chưa thoát khỏi suy nghĩ của nhân dân như: tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn xảy ra và làm ảnh hưởng không ít đến thể trạng, trí tuệ, sức khỏe của học sinh. Bên cạnh đó, còn có thói quen tự ý nghỉ học khi gia đình có công chuyện hoặc theo cha mẹ đi kiếm tiền khi vào mùa.
 Đa số CBVC trong nhà trường đều cư trú ở xa cơ quan, đơn vị nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia các hoạt động phong trào.
 Đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số có chất lượng chuyên môn chưa cao, chưa cố gắng trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Một số CBVC chưa được sự chia sẻ của gia đình, còn gây không ít áp lực nên trong quá trình tham gia các hoạt động của nhà trường chưa hiệu quả.
 Đời sống của một số giáo viên hợp đồng còn khó khăn, lương thấp, nhiều năm liền không được nâng lương, phần nào cũng làm ảnh hưởng đến tư tưởng và tâm lý đội ngũ cũng như hạnh phúc gia đình.
 b. Những yếu tố chủ quan:
 Nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học của con em, chưa biết động viên, chia sẻ với con, thậm chí còn phó mặc cho nhà trường hoặc trông chờ vào sự quan tâm của Nhà nước.
 Chất lượng đội ngũ không đồng đều, một số CBVC chưa thực sự nỗ lực, chưa trau dồi chuyên môn, chưa cố gắng hết mình, chưa nhiệt tình với công việc giảng dạy nên gây không ít khó khăn cho nhà trường trong việc phân công chuyên môn cũng như bố trí lớp dạy.
 Một vài giáo viên làm công tác chủ nhiệm chưa tốt, chưa nắm bắt được tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, chưa quan tâm, gần gũi học sinh, chưa tìm hiểu về hoàn cảnh, gia cảnh, sở thích, sở trường năng khiếu của học sinh nên trong quá trình giảng dạy còn gò bó, o ép làm cho một số học sinh lo sợ và hoang mang dẫn đến chán học.
 Điều kiện kinh tế và cơ chế thị trường đã làm thay đổi lối sống, cách suy nghĩ của học sinh, các em chưa định hướng được cho bản thân cần học gì? Học như thế nào? Và học để làm gì? Nên gây không ít khó khăn cho giáo viên trong thiết kế bài giảng cũng như phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên lớp.
 4. Ciải pháp quản lý
 a. Xây dựng và triển khai kế hoạch
 Dựa trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng, nhà trường bám sát Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp để xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch học kì, tháng, tuần cũng như kế hoạch các hội thi, kế hoạch kiểm tra nội bộ. Đặc biệt là kế hoạch tổ chức các hoạt động phong trào. Triển khai kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cũng như kết quả thực hiện
 Xây dựng quy chế cơ quan đơn vị, quy chế chuyên môn và được bàn bạc thống nhất cao trong Hội nghị CBCCVC đầu năm học.
 Triển khai kế hoạch đến từng CBVC, tổ khối trưởng và thực hiện theo Nghị quyết đã đề ra.
 Nhà trường luôn tăng cường đổi mới hình thức, biện pháp tổ chức, chỉ đạo các phong trào phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo đa dạng, thiết thực, hiệu quả. Nhà trường cơ sở phải gắn việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động phong trào, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức Nhà trường, các chương trình hoạt động của cấp trên và bám sát nhiệm vụ chính trị của cơ quan, kế hoạch hoạt động của đơn vị. Tuỳ theo tình hình thực tế, Nhà trường xây dựng nội dung, phương pháp thực hiện từng phong trào cụ thể. Trên cơ sở đó, chọn những phong trào trọng tâm cần tổ chức, triển khai trong từng tháng, từng quý hoặc nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, của dân tộc, của ngành, của địa phương và đơn vị mình. Các hoạt động phong trào cần phải được xây dựng kế hoạch thực hiện một cách chi tiết, có thời gian, điều kiện vật chất và người thực hiện. 
 b. Phát huy nhân tố con người
 Lãnh đạo nhà trường xem xét trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, khả năng truyền thụ và kiến thức của đội ngũ để bố trí, phân công chuyên môn sao cho phù hợp với điều kiện của từng người. Chú trọng đến đội ngũ cốt cán, bố trí vào các vị trí đoàn thể, tổ khối và có uy tín để đảm đương những trọng trách như: quản lý, chỉ đạo các thành viên trong tổ, khối, đoàn thể, có khả năng thuyết trình, truyền đạt các nội dung tập huấn, chuyên đề, báo cáo tham luận. Biết phối kết hợp với lãnh đạo nhà trường trong việc kiểm tra, đánh giá nhận xét, góp ý cho các thành viên trong nhà trường. 
 Xây dựng khối đoàn kết nội bộ, có sự thống nhất cao trong cấp ủy, chi bộ và nhà trường, đoàn thể thông qua việc kí cam kết giữa Nhà trường với đoàn thể, giữa cá nhân với nhà trường và Nhà trường với Phòng GD
 Tổ chức các hội thi, hội diễn trong nhà trường để CBVC, HS phát huy năng lực sở trường và mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
 Quan tâm đến đời sống vật chất, cũng như tinh thần của CCVC, nhất là tư tưởng của một bộ phận CCVC để động viên kịp thời và vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 Phối kết hợp chặt chẽ với ban tự quản thôn Buôn và ban đại diện cha mẹ học sinh để làm tốt công tác duy trì sĩ số. Thành lập tổ duy trì sĩ số để nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy.
 c. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, công tác kiểm tra đánh giá
 Một trong những giải pháp quan trọng nhất là luôn phải sáng tạo, đổi mới nội dung sinh hoạt của Nhà trường, phải luôn tạo nội dung sinh hoạt đa dạng hấp dẫn thì phong trào mới sôi nổi, phong phú, tinh thần dân chủ được phát huy. Điều cần chú ý, hoạt động phong trào trong Nhà trường là các hoạt động mang tính xã hội, đáp ứng nhu cầu tham gia của học sinh, cán bộ giáo viên. Vì vậy, trong mỗi kỳ sinh hoạt, Nhà trường cần nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, cán bộ giáo viên nhà trường để từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào đạt hiệu quả. Trong sinh hoạt lấy học sinh, cán bộ giáo viên nhà trường làm trung tâm phát huy trí tuệ, nhiệt huyết cá nhân thành sức mạnh tập thể. Đó là điều kiện cốt lõi trong nâng cao chất lượng hoạt động phong trào của Nhà trường. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá CBVC, HS đúng thực chất, đúng năng lực để có hướng phát huy những gì đã làm được, khắc phục những tồn tại hạn chế.
d. Tổng kết đánh giá, đúc rút kinh nghiệm
Trong hoạt động phong trào cần chú ý tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng động viên. Định kỳ, nhà trường cần đánh giá kết quả đạt được, tổng kết công tác thi đua khen thưởng, xây dựng nhiệm vụ cho năm tiếp theo. Coi trọng xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời tổng kết đánh giá đúc rút những kinh nghiệm tốt, cách làm hay, biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích đảm bảo thực chất, công khai, công bằng. Không chỉ tổng kết thi đua khen thưởng mà Nhà trường còn cần lồng ghép vào đó là liên hoan văn nghệ, vui chơi có thưởng dưới dạng hỏi đáp về kiến thức, về truyền thống của Nhà trường, về nội dung quy chế của cơ quan, về phương pháp học tập... Với cách làm như vậy học sinh, cán bộ giáo viên nhà trường sẽ phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động; cán bộ viên chức, học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm hoạt động để trưởng thành và nâng cao hơn vai trò của Nhà trường trong cuộc sống.
 Ngoài ra, Nhà trường cần phải tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, công chức, viên chức, lao động, học sinh ; động viên cán bộ, công chức, viên chức nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung đầu tư trí tuệ, nâng cao chất lượng dạy và học, nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ dạy và học, chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh hiệu quả phong trào thi đua trong nhà trường.
 Khi gặp khó khăn cần tìm biện pháp và giải thích, động viên đoàn viên cán bộ giáo viên thực hiện, tránh trường hợp dễ làm, khó bỏ, không thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao. Cũng tránh trường hợp người lãnh đạo thích phong trào nào thì tổ chức phong trào đó mà không quan tâm tạo sân chơi mới, không đáp ứng nguyện vọng của đoàn viên cán bộ giáo viên. Thường xuyên liên kết, giao lưu với các đơn vị bạn trong phong trào văn hoá, thể thao để mở rộng quan hệ.
 5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
 Qua việc thực hiện Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo phong trào thi đua “hai tốt”của Trường Tiểu học Ea Bông
Bản thân tôi nhận thấy:
 	- Đội ngũ CBVC của nhà trường đã có tinh thần tự giác chấp hành tốt 
các qui định của ngành cũng như chuyên môn của trường đề ra. 
 - Về chất lượng chuyên môn của đội ngũ từng bước đã được cải thiện, tỷ lệ giáo viên tham gia đào tạo bồi dưỡng trên chuẩn được nâng lên 70% (tăng 8% so với năm trước). Phẩm chất đạo đức của CBVC tốt, chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định của ngành và cơ quan đơn vị. 
 - Công tác quản lý chuyên môn đã có những chuyển biến nhất định nên chất lượng dạy học và giáo dục học sinh có kết quả cao hơn so với những năm học trước. Đội ngũ giáo viên của nhà trường đã chú ý tham gia vào việc đổi mới 
phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
 - Nền nếp dạy học có sự tiến bộ: Công tác sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn được duy trì theo định kỳ nhằm triển khai kịp thời các nhiệm vụ 
chuyên môn của cấp trên và nhà trường. 
 - Tham gia đầy đủ và đạt kết quả tốt trong hội thao, hội thi do Phòng tổ chức.
 - Đội ngũ giáo viên đã biết ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn, giảng và đánh giá học sinh
 * Kết quả cụ thể của nhà trường trong năm học như sau: 
 + Đối với CBVC: 
 Tổ chức thi GV dạy giỏi cấp trường
 Thi GV – HS viết chữ đẹp
 Thi viết SKKN
 Giải Nhất kéo co nữ giải Nhì kéo co đồng đội nam – nữ
 Xếp loại cuối năm: 04 GV được đề nghị UBND huyện tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở
 26 CBVC đề nghị UBND huyện tặng thưởng danh hiệu lao động tiên tiến 
 05 CBVC đề nghị UBND huyện tặng giấy khen. 01GV được UBND tỉnh tặng Bằng khen.
 Tập thể được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen
 + Đối với học sinh:
 Những năm gần đây tham gia các hội thi do Phòng tổ chức đều đạt giải cao như:
 Thi Nghi thức Đội, Thi Phụ trách sao giói, thi Hội khỏe Phù Đổng
 Tham gia thi giai điệu tuổi hồng 
 Thi giao lưu Tiếng Việt của chúng em cấp huyện đạt 01 giải Ba và 02 giải 
Khuyến khích
 Thi Điền kinh cấp huyện có 02 em đạt giải ba
 Khen thưởng HS cuối năm: Cấp huyện: 18 em (tăng 01 em)
 Cấp trường: 112 em ( Tăng 15 em)
 Lên lớp: 282 em đạt 98.2% ( tăng 1.2%)
 Ôn tập trong hè: 07 em, đạt tỷ lệ: 1.8% ( giảm 1.2%)
	6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
 Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được trong năm vừa qua, đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao , phong trào xây dựng trường học thân thiện và các cuộc vận động do Bộ Chính trị, Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động.
 Làm tốt công tác bàn giao chất lượng cuối năm
 Xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyển sinh lớp 1
 Tổ chức Hội nghị triển khai các đề tài SKKN và những giải pháp quản lý chỉ đạo hoạt động trong nhà trường đến từng CBVC, HS
 Quản lý chỉ đạo chặt chẽ hơn chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy, tích cực tham gia bồi dưỡng đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị.
 Giáo dục tư tưởng, tuyên truyền sâu rộng đến CBVC, HS và Nhân dân thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết và các quy định của nhà trường cũng như nhiệm vụ năm học, các phong trào thi đua, các cuộc vận động...
 7. Đề xuất, kiến nghị;
 Đầu tư xây dựng CSVC đảm bảo đủ phòng học và phòng chức năng để nhà trường tổ chức tốt chương trình dạy học 02 buổi/ngày./.
 Ea Bông, ngày 16 tháng 4 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
 P. Hiệu trưởng
 Trần Năng Hiếu
 NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 Nguyễn Thị Xinh
XÁC NHẬN UBND HUYỆN
XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu đính kèm:

  • doc_BAOCAOGIAIPHAPQUANLY2019.doc
  • docTỜ TRÌNH GIẢI PHÁP.doc