SKKN Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên khối chồi dạy tốt môn hoạt động tạo hình tại trường mầm non Cư Pang

SKKN Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên khối chồi dạy tốt môn hoạt động tạo hình tại trường mầm non Cư Pang

Giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động tạo hình tích hợp các hoạt động các hoạt động khác trong ngày.

 Hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm:

 Để tổ chức tốt hoạt động tạo hình lấy trẻ làm trung tâm thì giáo viên cần phải dựa vào nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ, tin tưởng rằng mỗi trẻ có thể thành công và tiến bộ. Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau cả hoạt động vui chơi, phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng bài dạy dựa trên những gì trẻ đã biết và trẻ có thể làm.

 Trong lúc quan sát môi trường thiên nhiên hay tranh ảnh nghệ thuật đẹp giáo viên luôn lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích trẻ bằng những câu hỏi gợi mở cho trẻ thể hiện cái ý muốn cảm xúc của trẻ đối với hiện tượng xung quanh.

 Khi thực hiện giáo viên cần đảm bảo trẻ hứng thú tham gia học, đánh giá và tôn trọng trẻ. Hãy để trẻ tự thể hiện, giáo viên luôn động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo, đặt những câu hỏi mang tính tư duy, gợi ý, khuyến khích và động viên để trẻ thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật mà trẻ muốn được lựa chọn.

 

doc 30 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 696Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên khối chồi dạy tốt môn hoạt động tạo hình tại trường mầm non Cư Pang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dán...
	Hạn chế
	Trường Mầm non Cư Pang đóng trên địa bàn 6 thôn buôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn của xã Ea Bông, trình độ văn hóa còn thấp, nhận thức dân trí còn hạn chế, chưa đảm bảo được mức sống cho người dân.
Trường có ba điểm lẻ cách xa nhau, cơ sở vật chất đã được nhà trường quan tâm, tuy vậy đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động tạo hình còn hạn chế, tại điểm 10/3 về cơ sở vật chất còn chưa đủ. 
Những yếu tố trên đã ảnh hưởng tạo ra thực trạng của hoạt động tạo hình hiện nay, nên tôi đã định hướng cho giáo viên về một số phương pháp ứng dụng thực tế áp dụng mọi lúc mọi nơi, giúp giáo viên dạy tốt hoạt động tạo hình.
3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Từ những nguyên nhân, các yếu tố thực trạng nêu trên tôi lựa chọn các giải pháp phù hợp. Những giải pháp đó nhằm mục đích giúp cho giáo viên tổ chức thực hiện tốt hoạt động tạo hình nhằm nâng cao công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Tìm ra các giải pháp, biện pháp giúp giáo viên trong hoạt động “Tạo hình” từ đó nhằm kích thích sự hứng thú sáng tạo muốn làm được sản phẩm đẹp để trưng bày ở góc nghệ thuật và sản phẩm của trẻ. 
Tạo được sự hứng khởi tự nhiên ở trẻ về thế giới xung quanh, khơi gợi cho trẻ tình yêu quê hương đất nước, biết yêu quý cái đẹp và giữ gìn cái đẹp.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và xây dựng kế hoạch về hoạt động tạo hình cho giáo viên.
Công tác nâng cao chất lương đội ngũ giáo viên mầm non là nhiệm vụ hàng đầu để khắc phục những yếu kém về phương pháp giảng dạy và học tập, đặc biệt là trong hoạt động tạo hình. Việc chăm lo bồi dưỡng không phải một sớm một chiều mà phải bồi dưỡng thường xuyên liên tục chính bản thân của người giáo viên.
Đầu năm học nhà trường tổ chức chuyên đề, hướng dẫn cho giáo viên thống nhất phương pháp lên lớp, hướng dẫn về hồ sơ sổ sách, lên kế hoạch năm, tháng, tuần.
Chọn những giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt, có chuyên môn vững vàng đã được tập huấn các chuyên đề mới do các cụm chuyên môn tổ chức xây dựng giáo án mẫu, chuẩn bị cho tiết dạy mẫu, tổ chức cho các giáo viên trong toàn trường được dự giờ học hỏi rút kinh nghiệm, thảo luận những cái hay, có tính sáng tạo. 
Lên kế hoạch tổ chức chuyên đề, nắm được thực hiện chương trình hoạt động tạo hình để có biện pháp chỉ đạo sát thực có hiệu quả. Trên cơ sở đó mỗi tổ, mỗi cá nhân giáo viên cần có kế hoạch cụ thể dựa vào tình hình thực tế nhóm lớp của mình phụ trách, phó Hiệu trưởng là người theo dõi thường xuyên duyệt kế hoạch kiểm tra đôn đốc giúp đỡ việc thực hiện kế hoạch của các tổ cá nhân. Trong quá trình kiểm tra phó hiệu trưởng cần bổ sung, góp ý trực tiếp cho từng kế hoạch cụ thể.
Ví dụ: Tổ chức chuyên đề môn “hoạt động tạo hình” về lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: Lớp 4 - 5 tuổi
Khi tổ chức chuyên đề lựa chọn giáo viên vững vàng về chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy. Trước khi cho giáo viên tiến hành dạy, chúng tôi phải duyệt trước giáo án, đề ra một số tình huống sư phạm có thể xảy ra giúp giáo viên cách xử hợp lý nhất, lòng ghép nội dung tính hiệu quả cao. Tiến hành tổ chức dạy chuyên đề tại trường sau buổi chuyên đề, cho tất cả các đồng chí giáo viên góp ý rút kinh nghiệm cho tiết dạy về ưu điểm cũng như tồn tại của tiết dạy, sau đó triển khai trong khối cùng thực hiện. Chính việc nhận xét của mỗi cá nhân giáo viên cho giờ dạy của bạn đã giúp họ học tập đồng nghiệp những cái tốt, hạn chế những tồn tại mà bạn mình đã mắc phải để áp dụng vào thực tế dạy trẻ hàng ngày.
	Lên kế hoạch cho giáo viên dự giờ đồng nghiệp học tập chuyên môn lẫn nhau, dự giờ đánh giá xếp loại giáo viên, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập chuyên đề tại các trường bạn.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp và có hiệu quả. Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. Kiểm tra việc sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, hàng tháng. 
Có thể nói việc tổ chức tốt các buổi chuyên đề tại trường là rất cần thiết vì các tiết dạy với đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho các đồng chí giáo viên được “Mắt thấy, tai nghe” những gì mà mình học được ở lý thuyết, được nghe giảng viên bồi dưỡng. Nhận thức được vấn đề này, nhà trường đã tổ chức các tiết chuyên đề tại trường.
Kiểm tra là một chức năng quan trọng, là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn là trách nhiệm của cán bộ quản lý. Qua kiểm tra nắm bắt kịp thời về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn của giáo viên. 
Vì vậy để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao, cán bộ quản lý không được buông lỏng công tác kiểm tra. Để công tác kiểm tra mang lại kết quả cao về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, Cán bộ quản lý cần đảm bảo:
Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của nhà trường đề ra trong năm học.
Phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm, học kỳ, đi sâu vào kế hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra.
Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra về quy chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách, bài soạn, sổ nhật ký, sổ theo dõi trẻ, sổ bồi dưỡng chuyên môn, sổ hội họp, sổ dự giờ ... phương pháp dạy của môn hoạt động tạo hình, để đánh giá tình hình triển khai và thực hiện chuyên môn của giáo viên có đúng như kế hoạch mà nhà trường đề ra hay không.
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra dự giờ có báo trước, đột xuất về các tiết dạy về hoạt động tạo hình, cũng như các hoạt trang trí lớp, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động tạo hình, kiểm tra về việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học 
Ví dụ: Trong lớp có góc tạo hình để trẻ hoạt động và trưng bày sản phẩm của mình như vẽ, xé, nặn
Góc sản phẩm của trẻ
Nguyên tắc kiểm tra: 
Trong công tác kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai, công bằng dân chủ. Sau kiểm tra phải có những nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu điểm, tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại hạn chế áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo dục trẻ.
Thời gian kiểm tra: Trong một tháng một giáo viên phải được dự ít nhất 3 tiết dạy hoặc một hoạt động, một học kỳ kiểm tra 2 - 3 lần. Ngoài ra cần kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhở giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt về hoạt động tạo hình. 
Xây dựng kế hoạch thực hiện: 
Bản thân giáo viên phải có kiến thức vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề. Sưu tầm qua sách vở tài liệu để nghiên cứu ... nghiên cứu kỹ chương trình mầm non mới theo chủ đề. 
Dựa trên điều kiện thực tiễn của trường, lớp, xây dựng kế hoạch nội dung chương trình phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lí, kiến thức, kỹ năng của trẻ. Trao đổi, học hỏi, rút kinh nghiệm với bản thân và đồng nghiệp, ý tưởng sáng tạo phong phú, xây dựng môi trường học tập hấp dẫn, đảm bảo nội dung phù hợp, logic...
	Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động trong và ngoài lớp
	Môi trường giáo dục trong trường Mầm non có ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ và ảnh hưởng đến nội dung và kết quả mong đợi có đạt được hay không. Môi trường bên trong và ngoài lớp đều rất quan trọng, chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi khám, phá phát triển điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống.
	Môi trường giáo dục bên trong lớp học: 
	Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng môi trường thân thiện ấm cúng cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người xung quanh. Bao gồm các trò chơi xây dựng, lắp ghép, các hoạt động phát triển vận động tinh cũng như hoạt động tạo hình. Khi xây dựng môi trường bám vào các tiêu chí hướng dẫn thực hành xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm gồm 12 tiêu chí và 27 chỉ số.
Để tạo được hứng thú và sự sáng tạo cho trẻ trong giờ hoạt động “Tạo hình” tôi hướng dẫn giáo viên thường xuyên tìm tòi từ những tranh ảnh mô hình, vật thật đẹp về màu sắc, đa dạng về bố cục ... hấp dẫn nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
Ví dụ: Từ những vật liệu phế thải cô hướng dẫn trẻ làm sách tranh như lịch cũ, tranh ảnh có hình ảnh về búp bê, bình nước, bàn ủi, ly uống nước, chợ hoa ngày tết sau đó tổ chức và hướng dẫn cho trẻ cắt dán làm album ... thông qua hoạt động góc.
Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của trẻ, tôi thường xuyên khuyến khích giáo viên sử dụng tranh ảnh phải có bố cục, màu sắc, các đường nét cân đối đẹp.
Thông qua những lúc làm đồ chơi trẻ biết yêu quí công việc và biết yêu quý những sản phẩm tự tay mình làm ra.
Môi trường giáo dục bên ngoài lớp học: 
Môi trường bên ngoài lớp học tạo cơ hội cho trẻ xây dựng nhiều mô hình hoạt động đẹp mắt, hấp dẫn như mô hình trang trại có vườn, ao, chuồng hay mô hình vườn cây của bé ... và đúng với thực tế.
Nguyên vật liệu đa dạng, tận dụng nguyên vật liệu sẳn có tại trường, ở địa phương, tự nhiên và nguyên vật liệu tái sử dụng nhằm mở rộng cơ hội học tập hổ trợ nhiều hoạt động chơi của trẻ.
Ví dụ: Tiết dạy vẽ hoa mùa xuân, tôi chỉ đạo giáo viên trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ đi tham quan vườn trường, vườn hoa trò chuyện với trẻ về một số loại hoa sẳn có cho trẻ làm quen.
Để chuẩn bị tốt cho“ Hoạt động tạo hình” tôi hướng dẫn cho giáo viên hiểu là: trước hết giáo viên cần phải chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ, phong phú, hấp dẫn, sinh động nguyên vật liệu mở, an toàn cho trẻ và có liên quan đến nội dung của bài học như vật thật để cho trẻ được quan sát kỹ từ đó trẻ phân tích và đưa vào sản phẩm của mình 
Với chính bản thân mỗi giáo viên phải biết tận dụng những nguyên vật liệu có như: vải vụn, cọng rơm khô, lá tươi, lá khô, hoa ép khô, vỏ cây khô  để làm tranh ảnh cho tiết dạy. Sưu tầm các loại hạt phượng, hạt đậu ...,các loại vỏ trai ốc, hến sò ... để bổ sung giá đồ chơi của trẻ, để trẻ có thể làm các sản phẩm mà trẻ thích qua hoạt động góc... 
Ví dụ: Cọng rơm khô trẻ dùng làm mái nhà, vỏ cây khô làm ván ...
	Những đồ dùng đó vừa đảm bảo về nội dung và vừa đảm bảo về hình thức, màu sắc, sự an toàn, trẻ có thể quan sát và nhận xét, giúp trẻ tích lũy được nhiều cảm xúc, vốn hiểu biết để thể hiện trong tranh vẽ của mình. Từ đó phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
	Giáo viên vận động phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương, nguyên vật liệu phế thải mà giáo viên có thể tận dụng được.
	VD; Tiết vẽ và tô màu máy bay, ta tận dụng những nguyên vật liệu mở sẳn có ở địa phương thì trẻ sẽ giúp trẻ tạo ra được những sản phẩm sáng tạo phong phú hơn cụ thể: trẻ không chỉ vẽ hình máy bay mà từ những nguyên vật liệu mở sẳn có cô đã chuẩn bị như lá cà phê, hoa giấy, lá khô... những chiếc lá cà phê trẻ tạo thành những ngọn núi nhấp nhô, những cánh hoa giấy trẻ tạo tạo thành những đám mây.
Sản phẩm của trẻ có sự sáng tạo và chưa có sự sáng tạo
	Biện pháp 3. Giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động tạo hình tích hợp các hoạt động các hoạt động khác trong ngày.
	Hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm:
	Để tổ chức tốt hoạt động tạo hình lấy trẻ làm trung tâm thì giáo viên cần phải dựa vào nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ, tin tưởng rằng mỗi trẻ có thể thành công và tiến bộ. Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau cả hoạt động vui chơi, phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng bài dạy dựa trên những gì trẻ đã biết và trẻ có thể làm. 
	Trong lúc quan sát môi trường thiên nhiên hay tranh ảnh nghệ thuật đẹp giáo viên luôn lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích trẻ bằng những câu hỏi gợi mở cho trẻ thể hiện cái ý muốn cảm xúc của trẻ đối với hiện tượng xung quanh.
	Khi thực hiện giáo viên cần đảm bảo trẻ hứng thú tham gia học, đánh giá và tôn trọng trẻ. Hãy để trẻ tự thể hiện, giáo viên luôn động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo, đặt những câu hỏi mang tính tư duy, gợi ý, khuyến khích và động viên để trẻ thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật mà trẻ muốn được lựa chọn.
Ví dụ: Giới thiệu bài tiết “ vẽ tô màu máy bay”. Hôm nay lớp của chúng ta sẽ cùng tham gia vào một hội thi, đó là hội thi bé với tranh vẽ, các con sẽ cùng thi nhau vẽ những chiếc máy bay thật đẹp để dành tặng cho các chú phi công nhé.
Cô hướng dẫn kỹ năng vẽ, nhắc nhở sau đó cho trẻ vẽ, cô gợi ý trẻ vẽ và tô màu, phối màu theo ý thích, sự sáng tạo của trẻ, cô chỉ hướng dẫn, động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo thêm bằng những nguyên vật liệu mở để bức tranh được sinh động. 
	Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ cũng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, tự tìm cách giải quyết vấn đề của bản thân. Hãy để trẻ tự miêu tả những gì trẻ biết và trẻ có thể làm.
Ví dụ: Cô đặt câu hỏi gợi mở cho trẻ: "Hãy cho cô biết vì sao"," Vì sao con lại biết","con có suy nghĩ gì".con làm như thế nào? Con có cách nào khác không? ... Không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm mẫu và càng ít sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy tìm kiếm cách để thể hiện trên sản phẩm của mình. 
Thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu sẽ làm tê liệt các cẩm xúc đã có trước của trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ, vì các hoạt động cần thiết để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ luôn ghi nhớ bắt chước.
Ví dụ: Tiết mẫu cô cho trẻ xem và đàm thoại về tranh mẫu, cô gợi ý từ cho trẻ như: Bắt đầu xé từ đâu? xé hình gì? Xé như thế nào? Tạo tình huống để trẻ trả lời và trẻ làm.
Trong khi làm mẫu cô cần phải quan tâm đến quan điểm của trẻ, gợi cho trẻ phát triển khả năng so sánh, phân tích, suy nghỉ và động viên khuyến khích trẻ sử dụng những nguyên vật liệu mở sáng tạo.
Khi trẻ thực hiện tốt cô động viên, khuyến khích trẻ bằng những cử chỉ, hành động, lời nói tạo cho trẻ thấy được trẻ được cô khen và đánh giá tốt. 
Sau khi trẻ hoàn thành sản phẩm của mình, cô mời trẻ lên tự nhận xét sản phẩm, cô gợi hỏi trẻ, con thích bức tranh nào nhất? Vì sao...? Con thấy bức tranh này như thế nào?... hãy để trẻ tự nói lên những cảm xúc của mình về bức tranh trẻ thích nhất.
Trẻ tự chọn và nhận xét sản phẩm mà trẻ thích
Làm giàu vốn hiểu biết cho trẻ:
Chúng ta phải mang các biểu tượng về cái đẹp thế giới xung quanh đến với trẻ bằng nhiều hình thức như:
Tranh ảnh, vật thật, đồ vật, vật chất ... giúp trẻ không bị nhàm chán, lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hóa và biến thành sản phẩm của mình.
Ví dụ: Muốn cho trẻ vẽ và tô màu máy có sự sáng tạo
Cho trẻ quan sát nhiều tranh mẫu khác nhau, tranh có sự sáng tạo và tranh không có sáng tạo.
Quan sát kỹ về màu sắc, hình dáng...
Trẻ sẽ tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau tùy vào khả năng của từng trẻ.
Cô chuẩn bị thêm những nguyên vật liệu có sản ở địa phương để trẻ tạo ra những sản phẩm có sự sáng tạo phong phú đa dạng hơn.
Sản phẩm của trẻ lớp chồi 3
* Giúp trẻ thích học, sáng tạo, ghi nhớ lâu trong tiết dạy để thể hiện sánh tạo trong sản phẩm của mình.
Muốn cho tiết dạy “Hoạt động tạo hình” được hiệu quả cao trước khi ngày mai lên lớp hôm nay dặn trẻ về nhà quan sát những gì liên quan đến đề tài ngày mai thể hiện, và cho trẻ được quan sát khám phá qua giờ hoạt động ngoài trời. Trong mỗi tiết với mỗi tranh ảnh hay vật thật mỗi giáo viên đều phải cho trẻ quan sát kỹ, cho trẻ đưa ra nhiều ý kiến nhận xét để tìm ra đầy đủ và chính xác đặc điểm của vật quan sát.
* Trong tiết hoạt động có chủ đích:
Như chúng ta đã biết trước đây cô hướng dẫn trẻ thực hiện giờ tạo hình còn máy móc, cô làm mẫu, hướng dẫn cho trẻ bó hẹp theo khuôn khổ, trẻ thực hiện chưa có sáng tạo, còn thụ động, phát huy khả năng của trẻ còn hạn chế. Trẻ chưa được thảo luận, giao lưu tiếp xúc theo ý tưởng.
Ví dụ: Đối với tiết “dán hoa” theo phương pháp cũ, cô thường chuẩn bị mẫu có 3 bông hoa cùng một loại nhưng khác màu: xanh, đỏ, vàng. Rồi dạy trẻ cách dán như vậy, khi ra sản phẩm đồng loạt như nhau dẫn trẻ nhàm chán, tính sáng tạo không có. 
Còn phương pháp lấy trẻ làm trung tâm hiện nay thì với môn học tạo hình thôi đã có vô vàn các hình thức, phương pháp sáng tạo khác nhau, trẻ được phát triển nhanh, nâng cao cả về kiến thức lẫn kĩ năng và cho ra nhiều sản phẩm mang tính sáng tạo. 
Khi trẻ thực hiện cô bao quát, trẻ tự làm và phát hiện ra là khi thực hiện theo nhóm thì trẻ có sự giao lưu, thảo luận, trao đổi và cùng giúp đỡ nhau, hướng dẫn kĩ năng cho một số bạn yếu tự nhìn cách làm và học luôn những bạn khá giỏi cùng nhóm có sự phối hợp, cho trẻ tự nhận xét sản phẩm của mình, sản phẩm nào đẹp, vì sao đẹp...
Bắt nhịp cùng các phương pháp đổi mới này tôi đã hướng dẫn giáo viên có biện pháp thực hiện cụ thể như sau:
*Thể hiện ở ngoài tiết học: 
Ví dụ: Đối với chủ đề “thực vật”Cho trẻ được quan sát, trò chuyện về thế giới xung quanh, cho trẻ quan sát vườn hoa, cây xanh cô sử dụng những câu hỏi gợi mở, bắt buộc trẻ phải suy nghĩ trả lời, dạy cho trẻ cách cảm thụ vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên mà lại tư duy, nhớ lâu, ấn tường như: Đang là mùa xuân, thời tiết ấm áp có mưa xuân khiến các loại hoa đua nở (tên gọi, màu sắc, mùi hương...) 
Các loại hoa được xen kẽ màu sắc tạo nên cái rực rỡ của bức tranh mùa xuân (hình dáng cánh và lá của từng loại hoa, trồng ở đâu? tác dụng...) Gió thổi nhẹ làm rung rinh, bươm bướm chuồn chuồn dập dìu, con ong tìm mật... Quan sát con vật, nhà cửa, đồ chơi ngoài trời, cây, ôtô, các hiện tượng thiên nhiên.... 
Trong giờ hoạt động ngoài trời sau khi cho trẻ thực hiện các hoạt động song, cô có thể cho trẻ dùng phấn vẽ trên sân trường những gì trẻ đã được học, được làm quen, được thấy trong chủ đề đang thực hiện nhằm ôn bài cũ hoặc làm quen bài mới, tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động tạo hình ở mọi lúc mọi nơi. 
Trò chuyện về cảnh vật thiên nhiên nơi trẻ được tham quan du lịch, dùng ngôn ngữ cung cấp cho trẻ tư duy về âm thanh, đường nét, màu sắc, không gian, thời gian của cảnh vật. Cho trẻ xếp hình, vẽ tự do.... chơi ở góc tạo hình: vẽ, nặn, xé, dán, tô màu, dán hình ... trang trí lớp học, góc chủ đề cùng với cô ... làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ các môn học khác. 
Những kiến thức mà trẻ thu lượm được ngoài tiết học đều được chắt lọc và vận dụng vào trong tiết học thật cụ thể và phản ánh hiệu quả thiết thực. Những cái nổi bật ở đây là kết quả thu được từ tiết học cụ thể theo hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
	* Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin :
Chỉ đạo giáo viên cho trẻ xem các hình ảnh nghệ thuật mang tính thẩm mỹ phù hợp với lứa tuổi. Các tác phẩm được thực hiện các thao tác, cách làm các chi tiết tạo sản phẩm thật gần gũi với trẻ.
Ví dụ: Vẽ vườn cây ăn quả - Tô màu. Cô chuẩn bị những hình ảnh khác nhau về cây ăn quả đằng sau ô cửa, làm hiệu ứng gây hứng thú và cho trẻ lên chọn mở ô cửa ra và trò chuyện với trẻ về sản phẩm sau ô cửa đó. 
Cô hướng dẫn và cho trẻ lần lượt thực hiện. Cô hướng dẫn tỉ mỉ cho trẻ được làm thực hiện quen dần qua máy tính.
* Kết hợp giữa môn hoạt động tạo hình với môn học khác :
Tích hợp là phương pháp đòi hỏi ở giáo viên sự sáng tạo linh hoạt và khéo léo khi vận dụng, quá trình vận dụng tích hợp cần lựa chọn nội dung phù hợp, lôgic, lồng ghép các môn học khác nhau vào để tiết học thêm hấp dẫn, sinh động và cuốn hút trẻ chú ý vào giờ học.
Môn khám phá khoa học 
Ví dụ: Cô và trẻ cùng khám phá trò chuyện về tên gọi, đường nét, hình dáng, màu sắc như: Con gà trống có hình dáng như thế nào, các bộ phận bên ngoài: Đầu, mình, chân, cổ, cánh, màu, lông... hoặc bông hoa có thân, cành, lá, hình dáng, màu sắc như thế nào... cho trẻ xé dán hoặc vẽ những bông hoa, các loại quả, con vật.
Đối với môn làm quen văn học:
Ví dụ: Qua các bài thơ “ Cái bát xinh xinh” cho trẻ xé dán cái bát, và câu những chuyện cung cấp những biểu tượng về hình ảnh, màu sắc gắn liền với nội dung.
Môn làm quen vơi toán: Tích hợp cho trẻ xé giấy màu trang trí hình tròn, hình vuông  cho trẻ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 17-18 ( H_ NI ).doc