Sáng kiến kinh nghiệm Vài biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh qua tiết " Ngoại khóa" môn GDCD 9

Sáng kiến kinh nghiệm Vài biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh qua tiết " Ngoại khóa" môn GDCD 9

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Trước những yêu cầu cấp bách trong hệ thống giáo dục nước ta hiện nay thì

vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề bức thiết, không thể trì hoãn. Đặc

biệt là phải quan tâm hơn về vấn đề trên cả bề rộng và bề sâu. Chính vì vậy tôi đưa

ra một sáng kiến mới mà chưa ai viết trong địa bàn của tỉnh nhà cũng như trong hệ

thống giáo dục Việt Nam. Tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập ở lớp cũng

như ở nhà đối với môn học, kích thích hoạt động sáng tạo, xây dựng cơ hội khám2

phá, ứng dụng tri thức bằng thúc đẩy hoạt động tìm hiểu thực hành, từ đó các em

tích cực tham gia vào bài học hơn tránh được sự nhàm chán trong phương pháp dạy

và học truyền thống.

Đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính rõ ràng về nội dung bài học. Giáo viên

dễ dàng trong truyền thụ kiến thức và nhận xét đánh giá học sinh. Học sinh nhanh

chóng nắm bắt nội dung bài học, nhận biết và sửa đổi các hành vi sai trái, có nhiều

cơ hội phát huy tính tích cực, nhanh chóng nắm được kiến thức tại lớp vận dụng vào

thực tế cuộc sống hàng ngày.

Tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí trong việc chuẩn bị đồ dùng, giáo

cụ trực quan trước khi lên lớp đồng thời bám sát yêu cầu của phương pháp dạy học

đổi mới kết hợp phương pháp dạy học truyền thống phù hợp với cả 3 đối tượng học

sinh và thực trạng dạy và học của nhà trường

pdf 18 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1123Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vài biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh qua tiết " Ngoại khóa" môn GDCD 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long 
Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
TT 
 Họ và tên 
Ngày 
tháng năm 
sinh 
Nơi công tác 
Chức 
danh, 
môn dạy 
Tình 
độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp 
vào việc 
tạo ra 
sáng kiến 
1 
HOÀNG THỊ 
LAN 
16/07/1978 
Trường 
THCS An 
Lộc B 
Giáo 
viên 
Văn -
GDCD 
ĐHSP 100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến cấp thị xã năm học ( 2020-
2021) :“ Vài biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh qua tiết " Ngoại 
khóa" môn GDCD 9”. 
 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có 
 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục – Giáo dục công dân 9 
 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 7/ 12/ 2020 
 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 5.1. Tính mới của sáng kiến: 
 Trước những yêu cầu cấp bách trong hệ thống giáo dục nước ta hiện nay thì 
vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề bức thiết, không thể trì hoãn. Đặc 
biệt là phải quan tâm hơn về vấn đề trên cả bề rộng và bề sâu. Chính vì vậy tôi đưa 
ra một sáng kiến mới mà chưa ai viết trong địa bàn của tỉnh nhà cũng như trong hệ 
thống giáo dục Việt Nam. Tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập ở lớp cũng 
như ở nhà đối với môn học, kích thích hoạt động sáng tạo, xây dựng cơ hội khám 
2 
phá, ứng dụng tri thức bằng thúc đẩy hoạt động tìm hiểu thực hành, từ đó các em 
tích cực tham gia vào bài học hơn tránh được sự nhàm chán trong phương pháp dạy 
và học truyền thống. 
 Đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính rõ ràng về nội dung bài học. Giáo viên 
dễ dàng trong truyền thụ kiến thức và nhận xét đánh giá học sinh. Học sinh nhanh 
chóng nắm bắt nội dung bài học, nhận biết và sửa đổi các hành vi sai trái, có nhiều 
cơ hội phát huy tính tích cực, nhanh chóng nắm được kiến thức tại lớp vận dụng vào 
thực tế cuộc sống hàng ngày. 
 Tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí trong việc chuẩn bị đồ dùng, giáo 
cụ trực quan trước khi lên lớp đồng thời bám sát yêu cầu của phương pháp dạy học 
đổi mới kết hợp phương pháp dạy học truyền thống phù hợp với cả 3 đối tượng học 
sinh và thực trạng dạy và học của nhà trường. 
 Vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin, tạo trực quan sinh động (với các bài có 
thiết kế trình chiếu) gắn với nội dung cụ thể của từng bài nhằm xây dựng yếu tố hấp 
dẫn lôi cuốn kích thích tư duy để học sinh nhanh chóng nắm được bài giảng, nhớ 
lâu, nhớ sâu nội dung bài học. 
 Thuận lợi, dễ dàng trong kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh, dự 
báo sớm được kết quả học tập để có biện pháp bồi dưỡng uốn nắn kịp thời đối với 
tất cả các đối tượng học sinh. 
 Qua sáng kiến này giúp : 
+ Phát huy tính tích cực, chủ động, học hỏi và làm chủ bản thân nơi học sinh ờ tất 
cả các đối tượng 
+ Học sinh chủ động, tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến bài học một cách tự 
giác, từ đó giáo viên dễ dàng đánh giá phân loại học sinh. 
+ Học sinh liên hệ với thực tế qua những trải nghiệm và rút ra bài học bổ ích cho 
bản thân và từ đó yêu thích môn học này. 
+ Giáo dục và đào tạo học sinh thành những con người năng động, sáng tạo; có năng 
lực giải quyết vấn đề cuộc sống đặt ra cho cá nhân và cộng đồng. 
 5.2. Về nội dung của sáng kiến: 
- Xác định yêu cầu của giờ dạy GDCD phải gắn liền với chủ đề về quan hệ bản 
3 
thân với công việc theo chuẩn mực đạo đức; từ đó giúp học sinh khắc sâu thêm,hiểu 
biết cụ thể hơn về kiến thức khái quát của từng bài hay từng chủ đề. 
- Đặt vấn đề rõ ràng, lôgic, tự nhiên. 
- Phát huy khả năng tự làm việc của học sinh bằng việc xác định hệ thống câu hỏi 
kết hợp với phương pháp có sự gợi ý của thầy để trò trả lời. 
- Tùy theo vào từng đối tượng học sinh để hướng tới yêu cầu học sinh giải quyết các 
câu hỏi trong hệ thống câu hỏi đã hoạch định. 
 - Giáo viên dẫn dắt, gợi mở, kích thích phù hợp để học sinh giải quyết được vấn đề 
đặt ra là rất quan trọng. 
 Chính vì thế mà người thầy phải nghe, cố gắng nắm bắt các ý để tổ chức cho học 
sinh khác nhận xét, bổ sung sau đó giáo viên mới tổng hợp vấn đề. Đây là một bài 
thuộc chủ đề đạo đức, cụ thể là nói về quan hệ với cộng đồng, đất nước và nhân loại. 
Hơn nữa bài này nay được đưa vào là bài ngoại khóa, nên giáo viên có thể thực ở 
từng lớp học hoặc có thể tập trung học sinh toàn khối thực hiện. 
 Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích 
cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình 
huống và hoạt động hàng ngày. Đó chính là mục đích nghiên cứu và áp dụng sáng 
kiến : 
“ Vài biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh qua tiết " Ngoại khóa" môn 
GDCD 9”. 
 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
 Để giúp cho giáo viên thực hiện tốt việc tạo hứng thú học tập cho học sinh thông 
qua tiết “ Ngoại khoá” môn giáo dục công dân 9, tôi đã tích cực ứng dụng công 
nghệ thông tin để hỗ trợ cho việc áp dụng thực hiện một số các biện pháp sau : 
 1: Biện pháp đưa các tư liệu cuộc sống vào bài dạy để tạo ấn tượng cho 
học sinh: 
 Đối với mục, xác định lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên, tôi đưa các tư liệu, 
hình ảnh trong cuộc sống theo hướng tích hợp các phân môn vào bài giảng.Tôi phân 
làm hai bước sau: 
 1.1. Lí tưởng sống của thanh niên trong lịch sử: 
4 
- HS: Đọc tư liệu: 
 "Trong cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản 
Việt Nam, đã có hàng triệu người con ưu tú, hầu hết ở tuổi thanh xuân sẳn sàng xả 
thân vì nước như Lý Tự Trọng , Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị 
Chiên, La Văn Cầu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân...Có thể nói, lí tưởng " 
giải phóng dân tộc" là lẽ sống của hàng triệu thanh niên Việt Nam khi nước nhà 
chưa độc lập, thống nhất" (SGK, GDCD 9) 
- Sau khi học sinh đọc xong tôi giới thiệu một số chân dung tiêu biểu ở thời lịch sử 
có kết hợp với bài hát : "Dậy mà đi "của tác giả Nguyễn Xụân Tân. 
 Lời của bài hát: 
Dậy mà đi, dậy mà đi .Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn không 
khốn một lần. Dậy mà đi, dây mà đi. Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi! Đừng tiếc nữa cần 
chi khóc mãi. Dậy mà đi sông núi đang chờ. Dậy mà đi, dậy mà đi. Dậy mà đi hỡi 
đồng bào ơi! Bao nhiêu năm qua dân ta sống không nhà. Bao nhiêu năm qua dân ta 
chết xa nhà. Dậy mà đi, dậy mà đi. Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi! 
 (Tác giả Nguyễn Xuân Tân.) 
 Một số hình ảnh (chân dung) 
TrÇn Phó NguyÔn thÞ minh khai
 TRẦN PHÚ NGUYỄN THỊ MINH KHAI 
5 
 NGUYỄN ÁI QUỐC 
 Khi học sinh đọc xong quan sát hình ảnh + nghe giai điệu bài hát tôi dẫn dắt 
cho các em đi khám phá nội dung thông tin bằng hệ thống câu hỏi cụ thể sinh động 
và với sự dẫn dắt, chuyển, mở, gợi ý để học sinh trả lời. 
Hỏi: Nội dung + hình ảnh + ca khúc được nói đến trong thời kỳ nào? 
HS: Thời lịch sử. 
Hỏi: Vậy lí tưởng sống của họ lúc bấy giờ là gì? 
HS: Lí tưởng sống " giải phóng dân tộc, sẵn sàng xả thân vì nước" 
6 
 1.2. Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay: 
HS: Đọc tư liệu: 
Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trên các lĩnh vực sản 
xuất, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc cũng đã có bao tấm gương sáng tiêu biểu 
cho thanh niên thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước . Ngày nay, " xây 
dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn 
minh " là lí tưởng của Đảng, đồng thời cũng là lí tưởng của mỗi người dân yêu 
nước, trong đó có thanh niên. 
 ( SGK, GDCD 9 ) 
 THANH NIÊN BẢO VỆ TỔ QUỐC 
 Để học sinh xác định lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay, tôi đưa 
các tư liệu, hình ảnh trong cuộc sống vào bài giảng. Những tư liệu này không chỉ 
học sinh quan tâm mà toàn xã hội đang quan tâm đó là tư liệu về hiến máu nhân 
đạo, hình ảnh thanh niên tình nguyện tham gia vào rất nhiều hoạt động,.. chung tay 
khắc phục . 
Những tư liệu này rất đơn giản vì những hình ảnh ấy các em cũng là người từng 
tham gia và đều có trên mạng. Tôi kết hợp cho các em quan sát hình ảnh và nghe ca 
khúc : "Hành khúc thanh niên Bình Phước" của tác giả Thượng Hải. Có rất nhiều 
bài hát ca ngợi về thanh niên hiện nay nhưng tôi chọn bài này vì đây là bài hát ca 
7 
ngợi thanh niên ở tỉnh nhà để từ đó các em sẽ hiểu sâu hơn nữa về thanh niên quê 
mình đang sinh sống và học tập. 
 Lời của bài hát: “Tự hào thay thanh niên quê hương Bình Phước. Đã sinh ra 
trên mảnh đất anh hùng. Đồng Phú kiên trung đây Lộc Ninh chiến thắng. Bình Long 
oai hùng còn rực lửa chiến công. Bình Phước ơi! Gọi mùa xuân tới rừng cao su bạt 
ngàn một ngọt núi hiên ngang. Điện thác mơ về, về sáng buôn làng. Đường Trường 
Sơn hôm nay đường đi tới tương lai. Bình Phước ơi! Một tình yêu mới rộn ràng 
trong lòng người tình đất nước yêu thương, điệu lí quê mình còn mãi ân tình, thanh 
niên Bình Phước ơi! Đi xây dựng quê hương”. 
 (Tác giả Trần Xuân Tín ) 
 CHIẾN DỊCH TÌNH NGUYỆN MÙA HÈ XANH 
 ĐỂ MÔI TRƯỜNG MÃI MÃI XANH TƯƠI 
8 
 SẺ CHIA GIỌT MÁU NGHĨA TÌNH 
 ẤM LÒNG NHỮNG NGƯỜI ĐÃ KHUẤT 
 Từ thông tin cùng hình ảnh có kết hợp lời bài hát để học sinh tìm hiểu về lí 
tưởng sống của thanh niên ngày nay. Tôi đặt câu hỏi: 
Hỏi: Em hiểu được gì từ thông tin và hình ảnh có kết hợp ca khúc trên? 
HS: Đều thể hiện những việc làm ở thời hiện nay, góp phần làm cho đất nước ổn 
định, đoàn kết và phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại 
hoá... 
9 
 Sau đó giáo viên cho học sinh tự rút ra lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên 
ngày nay là gì bằng câu hỏi phụ: "Theo em, thanh niên ngày nay cần phải sống 
như thế nào?". Khi học sinh trình bày ý kiến của mình, giáo viên viết tóm tắt ý 
kiến đó lên bảng, sau đó gạch chân các từ ngữ quan trọng và cuối cùng chốt lại - đây 
chính là lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên này nay. 
HS: Lí tưởng sống: " Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì 
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh". 
 Với phần mục: Cách rèn luyện của bản thân tôi cũng đưa hình ảnh thiết thực để 
cho học sinh tự nhận thấy mình phải làm theo tấm gương nào, và không nên theo lối 
sống nào. 
 Tôi đã đưa một đoạn băng hình về đối tượng thanh niên nghiện ngập và một 
đoạn băng hình tôi tự cắt ghép. 
 THANH NIÊN NGHIỆN NGẬP VÀ MẠI DÂM 
THANH NIÊN VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG. 
10 
 Sau khi xem băng hình xong tôi hỏi: 
Hỏi: Nêu suy nghĩ của em khi xem các hình ảnh trên?. 
 Từ các hình ảnh đó, học sinh biết mình phải làm theo tấm gương nào và không 
nên sa vào con đường ma tuý. Có thể nói, hình ảnh trên đã tác động đến tâm lí, hành 
vi của các em và từ đó hướng các em đi đúng con đường mà xã hội đang cần và 
mong muốn. 
 Kết quả là học sinh rất thích thú khi xem các hình ảnh đó, có em nói đó là 
một ấn tượng sâu đậm đối với các em, có học sinh còn xin đoạn băng hình đó. 
 Còn người dự giờ cũng cảm thấy dưng dưng, có một sự xúc động thật sự trong 
tâm hồn. 
 2. Biện pháp nêu gương : 
Những tấm gương mà tôi nêu ra rất gần gũi với học sinh, đó là những tấm gương 
ngay ở trường THCS An Lộc B, địa phương Bình Long, học sinh biết. 
Hỏi: Hãy nêu tấm gương thanh niên ngày nay ở trường hoặc quê hương em sống có 
lí tưởng? 
HOÀNG TRÍ VÀ MẠNH HÙNG - HỌC SINH TRƯỜNG THCS AN LỘC B 
11 
 HỌC SINH TRƯỜNG THCS AN LỘC B DU KHẢO VỀ NGUỒN 
 - Sau khi học sinh nêu xong tôi giới thiệu thêm một số tấm gương người tốt, 
việc tốt được quảng bá trên đài, báo, truyền hình..., để học sinh noi theo. 
 Lê Nhật Huy xuất sắc đoạt giải trong hội thi tin học trẻ toàn quốc năm 2019 
 ( Học sinh lớp 11- chuyên Tin – Trường THPT Chuyên Bình Long) 
12 
Cũng có thể là những tấm gương trong thời kì kháng chiến, hoặc trong sử sách mà 
gây một làn sóng trong giới thanh niên làm thay đổi cách sống, suy nghĩ của thanh 
niên đó là Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm... 
 Ví dụ: tôi đã đưa cả hình ảnh 2 cuốn nhật kí của hai liệt sĩ này. 
13 
 3. Biện pháp cùng tìm hiểu, cùng làm theo : 
Tôi cho học sinh nêu các phong trào hoạt động của thanh niên hiện nay? 
HS: Nêu->nhân xét-> GV: Chốt nội dung. 
Có rất nhiều các phong trào hoạt động sôi nổi, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng 
đồng và xã hội như: 
+ Mùa hè xanh. 
+ Hành trình viết tiếp tuổi 20, sống đẹp, sống có ích . 
+ Hành quân về chiến trường xưa . 
+ Chiến dịch Kì nghỉ hồng... 
Hướng dẫn học sinh đến tìm hiểu và học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đây 
là một phong trào hoạt động sâu rộng trong quần chúng nhân dân. 
 4. Biện pháp toạ đàm : 
Học sinh được tổ chức một buổi toạ đàm (ngoại khoá cùng Đoàn - Đội: buổi hoạt 
động ngoài giờ lên lớp) nói về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay (thời gian 20-
25 phút). 
Nội dung phải được thầy giáo duyệt trước. Các em tham gia rất nhiệt tình. Có thể 
nói qua phần chuẩn bị các em đã nắm được cơ bản nội dung bài học. 
* Nội dung toạ đàm gồm hai phần: 
- Phần 1: Chơi trò chơi ô chữ : Học sinh tìm hiểu về các tấm gương thanh niên xưa. 
Mục đích để cho học sinh thấy mình cần phải tiếp nối truyền thống của cha ông đi 
trước. Phần này học sinh cũng có những hình ảnh, bài hát tạo không khí sôi nổi 
trong buổi toạ đàm. 
- Phần 2: Trao đổi toạ đàm về ước mơ của các em, về những sáng kiến đóng góp cho 
Đoàn thanh niên và quyết tâm thực hiện lí tưởng sống của mỗi người. 
14 
 5. 3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Trường THCS An Lộc B là trường có số học sinh tương đối đông, các em 
thường là những học sinh thuộc địa bàn thị xã Bình Long. Chính vì vậy tôi đã thử 
nghiệm sáng kiến này ngay trong ngôi trường của mình đang giảng dạy - Ở khối lớp 
9. Và sáng kiến này có thể áp dụng được với tất cả các trường THCS của địa bàn thị 
xã Bình Long cũng như các trường THCS trong địa bàn tỉnh. 
 6. Những thông tin bảo mật: 
 - Không có 
 7. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 Để giáo dục được thế hệ trẻ không chỉ một người mà nó là vai trò của các 
thầy, các cô giáo, các bậc cha mẹ, họ là những người nuôi dưỡng và dạy dỗ để bồi 
dưỡng những thế hệ tương lai cho đất nước và nhân loại. Vì thế mới có khẩu hiệu: 
"Trẻ em hiện nay là người làm chủ thế giới ngày mai". Chỉ có giáo dục mới biến 
khẩu hiệu đó thành hiện thực. 
 Một nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đó là đòi hỏi những người lái đò 
phải có cái tầm, hết lòng vì học sinh thân yêu, coi trường là nhà, ân cần, tận tụy với 
học sinh cùng với sự nhiệt huyết và lòng say mê nghề nghiệp, tôi luôn tìm tòi, sáng 
tạo trong mỗi tiết dạy để đạt kết quả được tốt hơn; ngoài ra tôi còn có một bí quyết 
đó là mỗi người phải có một “ Nghệ thuật giảng dạy”. 
 Phần quan trọng không kém đó chính là học sinh, các em phải xác định được mục 
15 
tiêu của việc học cho bản thân là hết sức cần thiết về: ý thức tự giác, tinh thần tự học 
luôn tìm tòi cái mới và biết áp dụng nội dung bài học vào thực tiễn. Các em phải 
luôn cố gắng không ngừng, không dấu dốt, sợ sai. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ nhiệt 
tình của phụ huynh học sinh, tạo mọi điều kiện động viên các em cố gắng vươn lên 
là một yếu tố lớn quyết định đến sự lĩnh hội tri thức của các em. 
 8. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
- Với những biện pháp mà tôi vận dụng trong bài dạy của mình, đa số học sinh hiểu 
và nắm được bài. Các em biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống 
đặc biệt định hướng được sự thành kĩ năng sống của mỗi học sinh. 
- Điều quan trọng hơn đó là học sinh có hứng thú trong giờ học môn GDCD, các em 
thấy đây là môn học thực sự bổ ích, giúp các em hình thành tư tưởng đạo đức đúng 
đắn, biết sống có lí tưởng, có mục đích, sống là để cống hiến. 
- Thành công nhiều hơn ở đối tượng học khá, giỏi; có ý thức; biết lo và cầu tiến. 
- Chưa thành công ở đối tượng chây lười quá lớn, không có ý thức học, đến trường 
vì nghĩa vụ phải đến. 
 * Khi áp dụng sáng kiến trong lớp mình trực tiếp giảng dạy tôi thu được kết quả 
như sau: 
 Đánh giá của tổ xã hội sau dự giờ .Tổ: Văn- GDCD 
Học kỳ I, 
Năm học 
2020-2021 
Lớp 
Sĩ 
số 
HS hiểu 
bài tốt 
H/S hiểu 
bài 
H/S không 
hiểu bài 
Số BT đã làm 
9A1 44 28 16 0 
BT- SGK: 4 
BT Bổ sung: 2 
 So với lớp không áp dụng đề tài 
Học kỳ I, 
Năm học 
2020-2021 
Lớp 
Sĩ 
số 
HS hiểu 
bài tốt 
H/S hiểu 
bài 
H/S không 
hiểu bài 
Số BT đã làm 
9A2 42 10 19 13 
BT- SGK: 2 
BT Bổ sung: 0 
16 
 Theo tôi đây là những cách học tập tốt, học đi đôi với hành, phù hợp với đặc 
trưng của bộ môn, phù hợp với điều kiện thực tiễn dạy học hiện nay để từ đó giúp 
học sinh hoàn thiện nhân cách của mình. 
 Với sáng kiến này tôi đã áp dụng ở trường THCS An Lộc B và được Hội đồng 
khoa học nhà trường đánh giá rất cao. Đây là một đề tài thiết thực trong việc dạy 
học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD . 
 * Bài học kinh nghiệm: 
- Là giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân chính ban hoặc không chính ban, 
để cho học sinh hứng thú trong môn GDCD lớp 9 thì đòi hỏi người giáo viên cần tạo 
được một không khí học tập thoải mái không nên gò bó, gượng ép học sinh trong 
học tập. Cần để cho học sinh được bày tỏ ý kiến, trao đổi của mình trong giờ học. 
Các tình huống đưa vào bài dạy cần phải lựa chọn sao cho có tính giáo dục toàn 
diện. 
- Tích cực đổi mới phương pháp trong giảng dạy và kết hợp tốt các biện pháp trong 
tiết dạy nhằm phát huy tốt năng lực học của trò và phương pháp dạy của thầy. 
- Khi sử dụng các biện pháp cần phải lựa chọn sao cho phù hợp với từng nội dung 
của bài học. 
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho bài giảng đạt hiệu quả cao 
nhất. 
 9. Đánh giá, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiếntheo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể 
cả áp dụng thử. 
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................................................................... 
17 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Phú Thịnh, ngày 01 tháng 02 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Hoàng Thị Lan 
18 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_vai_bien_phap_tao_hung_thu_hoc_tap_cho.pdf