Đề tài Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Hợp tác cùng phát triển” - Giáo dục công dân lớp 9

Đề tài Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Hợp tác cùng phát triển” - Giáo dục công dân lớp 9

Thông qua kiến thức của bài 6 - Môn GDCD 9, Hợp tác cùng phát triển, giáo viên làm cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của sự hợp tác tích cực trong các hoạt động chính trị, xã hội của quốc gia dân tộc, trên nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Qua đó, lồng ghép giáo dục tinh thần hợp tác cho học sinh trong các hoạt động học tập và hoạt động tập thể cũng như trong cuộc sống ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cấp THCS.

- Thông qua nội dung bài học, giáo viên vận dụng kiến thức các môn học khác nhằm lồng ghép giáo dục tích hợp tinh thần hợp tác trong các hoạt động học tập và hoạt động tập thể cho học sinh, tạo ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn.

 - Học sinh tăng khả năng vận dụng những kiến thức liên môn của các môn học khác trong tiết học như môn Lịch sử, môn Mĩ thuật, môn Toán, môn Hoá, môn Sinh, hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp để lồng ghép giáo dục tích hợp tinh thần hợp tác. Qua đó, thúc đẩy tinh thần tự học, tìm tòi sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức liên quan bổ trợ cho bài học, nâng cao chất lượng học tập các môn.

 

doc 25 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2102Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Hợp tác cùng phát triển” - Giáo dục công dân lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết học như môn Lịch sử, môn Mĩ thuật, môn Toán, môn Hoá, môn Sinh, hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp để lồng ghép giáo dục tích hợp tinh thần hợp tác. Qua đó, thúc đẩy tinh thần tự học, tìm tòi sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức liên quan bổ trợ cho bài học, nâng cao chất lượng học tập các môn.
Định hướng năng lực hình thành:
	- Năng lực tự học: 
	+ Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác chủ động, tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.
	+ Nhận ra và điều chỉnh những sai sót hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
	- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được biện pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả.
	- Năng lực sáng tạo: Suy nghĩ và khái quát hóa tiến trình khi thực hiện mọi công việc được giao; học sinh chủ động tự lập trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
	- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn của các môn học khác sử dụng trong tiết học như môn GDCD, Lịch sử, Toán, Lý, Hoá, Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp để lồng ghép giáo dục tích hợp tinh thần hợp tác với bạn bè trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cũng như trong cuộc sống.
	3. Đối tượng dạy học của dự án
	- Học sinh 
	+ Số lượng học sinh: 188
	+ Khối lớp: 9
	+ Số lớp thực hiện: 5
	- Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án:
	+ Học sinh phải có kĩ năng vận dụng tốt kiến thức liên môn để giải quyết các câu hỏi liên quan đến tiết học, do đó cần có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
	+ Giáo viên giảng dạy trực tiếp là giáo viên ở trường và dạy nhiều khối lớp nên học sinh không bị bỡ ngỡ về phương pháp kiểm tra, đánh giá. 
	4. Ý nghĩa của dự án
	- Chúng tôi nhận thấy rằng tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, trong khoa học giáo dục thì tích hợp chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng con người phát triển thiếu hài hoà và mất cân đối.
	- Dạy học tích hợp là kết hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực khác nhau, lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học.
	- Tích hợp trong giảng dạy ở bài giảng cụ thể này giúp học sinh nhanh nhạy hơn trong việc vận dụng kiến thức của các môn học khác để nhận biết kiến thức và vận dụng sáng tạo nó trong thực tiễn cuộc sống của con người, từ đó tạo điều kiện phát triển toàn diện bản thân. 
- Giáo viên phải hiểu đúng khái niệm tích hợp trong bài giảng cụ thể bài 6 “Hợp tác cùng phát triển” - môn GDCD lớp 9. Lồng ghép giáo dục tích hợp tinh thần hợp tác trong các hoạt động học tập và hoạt động tập thể của học sinh cấp THCS cụ thể: 
+ Trong bài 7, Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội (Giáo dục công dân 8) giáo viên liên hệ lồng ghép giáo dục cho học sinh ý nghĩa của tinh thần hợp tác, đoàn kết trong các hoạt động chính trị, xã hội tập thể để đạt hiệu quả cao trong công việc chung, vì lợi ích tập thể, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. Qua các việc làm thiết thực tại trường, lớp, địa phương, học sinh ngày càng nâng cao ý thức tự giác, tinh thần đoàn kết trong hoạt động tập thể.
+ Trong bài giảng Hợp tác cùng phát triển này, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được những hoạt động hợp tác của Đảng và Nhà nước ta trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, y học, văn hoá, giáo dụccó ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước cũng như trong công cuộc phòng ngừa, hạn chế và đẩy lùi những vấn đề chung của thế giới như: ô nhiễm môi trường, chống biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tậtmà không một quốc gia dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết. Do đó, cần khẳng định sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu. Qua đó lồng ghép giáo dục học sinh tinh thần hợp tác trong công việc, trong học tập, lao động để cùng tiến bộ. Bài học Hợp tác cùng phát triển bổ trợ, củng cố thêm cho học sinh hiểu rõ hơn nội dung của bài học trước đó - bài 5 Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. 
+ Trong môn Lịch sử, học sinh có thể dễ dàng liên tưởng đến bài 5 Các nước Đông Nam Á (Lịch sử 9) trong quan hệ hợp tác giữa các nước trong và ngoài khu vực. Từ đây giáo viên kết hợp lồng ghép giáo dục học sinh tinh thần hợp tác dựa trên sự bình đẳng và tôn trọng bạn bè, tạo mối quan hệ hài hoà, thân thiện, tránh lợi dụng bạn để đạt được lợi ích riêng của bản thân
+ Cũng trong bài học, giáo viên liên hệ lồng ghép giáo dục cho học sinh vận dụng kiến thức của bài 7 Đoàn kết, tương trợ (Giáo dục công dân 7) giáo dục học sinh tinh thần tương thân tương ái, thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quý. Qua đó lồng ghép giáo dục học sinh giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc ta: tinh thần tương thân tương ái.
+ Trong môn Vật lý, Hoá học, Toán học học sinh liên hệ kiến thức bài học để phát huy tinh thần hợp tác của bản thân với các bạn trong tổ, trong nhóm, dễ dàng thực hiện thực hành, thí nghiệm, tìm cách giải các bài tập khó, các cách giải hay nhất đối với các phần yêu cầu nâng cao kiến thức của giáo viên cũng như yêu cầu của bài học. Khi học sinh hiểu rõ được ý nghĩa của tinh thần hợp tác thì việc lồng ghép giáo dục của các bộ môn học này ngày càng trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn trong học tập và trong thực tiễn.	
+ Đặc biệt trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tinh thần hợp tác được thể hiện rõ nét khi chứng minh rằng tất cả các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào này đều không thành công nếu không có sự hợp tác của mỗi thành viên trong tập thể lớp. 
Cụ thể trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 6, Hoạt động 1, tháng 4, Thiếu nhi các nước là bạn của chúng ta, giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh tinh thần hợp tác, đoàn kết, giao lưu với tất cả các bạn bè trên thế giới cùng trang lứa. Không chỉ để giao lưu, học hỏi mà qua đó còn tăng thêm về mặt nhận thức của bản thân, về trách nhiệm của thế hệ trẻ sau này đối với tương lai, vận mệnh của đất nước cũng như của nhân loại. 
Trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 7, Hoạt động 2, tháng 10, Lễ giao ước thi đua học tốt; Hoạt động 1, tháng 11, Lễ đăng kí thi đua “Hoa điểm tốt tặng thầy cô” giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, tinh thần hợp tác trong mỗi cá nhân trong nhóm, tổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của tập thể lớp trong các hoạt động giao ước thi đua.
Trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 8, Hoạt động 2, tháng 10, Lễ giao ước thi đua; hoạt động 1, tháng 1, Thi tìm hiểu về Đảng; Trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 9, hoạt động 1, tháng 1, Thi tìm hiểu theo chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”; Hoạt động 4, tháng 11, Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của quê hương đất nước, giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh phát huy năng lực sở trường của bản thân đồng thời nêu cao nhận thức của cá nhân trong tinh thần hợp tác để phân công nhau cùng tìm hiểu, cùng tìm hướng đi, cách thức thực hiện nhằm đạt hiệu qủa cao nhất trong các hoạt động phong trào này mà nhân tố quan trọng là tổng hợp sự kết nối, tinh thần hợp tác đồng đội, tập thể trong sự thành công chung của cuộc thi, tất nhiên tất cả các nội dung đều có sự quan tâm chỉ đạo sát sao và sự góp ý tích cực của giáo viên chủ nhiệm.
 5. Thiết bị dạy học, học liệu
	- GV: 
+ Giáo án điện tử trình chiếu trên Powerpoint với các ví dụ minh hoạ.
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 9, chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 9.
+ Bài tập tình huống GDCD 9.
+ Tranh ảnh với chủ đề: Hợp tác
+ Truyện kể: Một số mẩu chuyện tư liệu về hợp tác giữa nước ta và các nước khác.
	- HS: 
+ Thống kê các hoạt động của tập thể lớp trên tinh thần hợp tác, đoàn kết sau khi thực hiện các kế hoạch do nhà trường, tổ chức Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên phát động.
	+ Viết bài thu hoạch về nhận thức của bản thân về ý nghĩa của tinh thần hợp tác trong cuộc sống.
	6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
	- Kiểm tra sĩ số
	- Kiểm tra bài cũ 
	- Vào bài mới: HS xem hình ảnh và nêu hiểu biết của em về hình ảnh đó
	- Bài mới: Trình bày các nội dung theo giáo án đã thiết kế trên Powerpoint (có file đính kèm)
Bài 6:	HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần hiểu được:
- Thế nào là hợp tác cùng phát triển; vì sao phải hợp tác quốc tế.
- Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. 
2. Kĩ năng:
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Thái độ:
- Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 9, chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 9.
- Bài tập tình huống GDCD 9.
- Tranh ảnh với chủ đề: Hợp tác
- Truyện kể: Một số mẩu chuyện về hợp tác giữa nước ta và các nước khác.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 2 học sinh:
Câu hỏi 1: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
Câu hỏi 2: Vì sao cần phải xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
	GV: 	Nhận xét việc tự học ở nhà của học sinh, cho điểm.
Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của một số học sinh, nhận xét.
2.Giới thiệu bài mới:
Loài người ngày nay đang đứng trước những vấn đề nóng bỏng, có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại như bùng nổ dân số, thiên tai, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Việc giải quyết các vấn đề này là trách nhiệm của cả loài người chứ không riêng một quốc gia, dân tộc nào. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử này cần có sự hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Đấy là ý nghĩa của bài học hôm nay.
3. Dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
HOẠT ĐỘNG 1:
GIỚI THIỆU BÀI:
GV: Loài người ngày nay đang đứng trước những vấn đề nóng bỏng, có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại như bùng nổ dân số, thiên tai, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Việc giải quyết các vấn đề này là trách nhiệm của cả loài người chứ không riêng một quốc gia, dân tộc nào. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử này cần có sự hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Đấy là ý nghĩa của bài học hôm nay.
	 Để hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa của vấn đề, trách nhiệm của công dân học sinh trong việc rèn luyện và thực hiện vấn đề này như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2:
TÌM HIỂU NỘI DUNG ĐẶT VẤN ĐỀ:
HS: Đọc các thông tin trong phần đặt vấn đề.
GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm:
Nhóm 1:
Câu hỏi: Hãy quan sát các bức tranh trong sách giáo khoa và cho biết: Qua những thông tin trên, chứng tỏ điều gì trong mối quan hệ giữa Việt Nam và thế giới? Mục đích chung của các hợp tác đó là gì? Nêu một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta và các nước khác.
Đáp án: Nhân dân ta cùng nhân dân các nước cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực: nghiên cứu vũ trụ, xây dựng cơ sở vật chất về lĩnh vực giao thông, y tế. Mục đích của sự hợp tác này là để cùng nhau phát triển, giúp đỡ Việt Nam phát triển về khoa học kĩ thuật. Phía đối tác cũng rút được kinh nghiệm trong các lĩnh vực.
Nhóm 2:
Câu hỏi: Quan hệ hợp tác với các nước sẽ giúp chúng ta các điều kiện nào?
Đáp án: Vốn; Trình độ quản lý; Khoa học – công nghệ =>Tạo điều kiện đưa đất nước ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nhóm 3:
Câu hỏi: Bản thân em có thấy được tác dụng của hợp tác với các nước trên thế giới?
Đáp án: Hiểu biết của em rộng hơn; Tiếp cận với trình độ khoa học của các nước; Nhận biết được tiến bộ, văn minh của nhân loại; Bổ sung thêm về nhận thức lý luận và thực tiễn
HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận: Trong thực tế vấn đề được thể hiện như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ở thực tế cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 3:
LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ XÃ HỘI:
GV: Bản thân em có cần hợp tác với các bạn xung quanh hay không? Vì sao?
HS: Tự liên hệ bản thân để trả lời.
GV: Gia đình em có mối quan hệ hợp tác với làng xóm như thế nào?
HS: Tự liên hệ gia đình để trả lời.
GV: Ở trường, lớp em việc hợp tác giữa các bạn trong lớp, giữa các lớp với các lớp được thể hiện như thế nào? Hãy cho ví dụ minh hoạ.
HS: Tự liên hệ trường, lớp để trả lời.
GV: Địa phương em đã có những việc làm như thế nào để thể hiện sực hợp tác với các địa phương và tổ chức khác?
HS: Tự liên hệ địa phương để trả lời.
GV: Kết luận:
	Qua phần tìm hiểu đặt vấn đề và liên hệ thực tế chúng ta đã phần nào nắm được những vấn đề cơ bản của bài học. Để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung và ý nghĩa của vấn đề, chúng ta cùng tìm hiểu phần nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG 4:
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC:
GV: Qua phần tìm hiểu đặt vấn đề trên đây và liên hệ thực tế các em hãy cho biết: Hợp tác là gì? Cho ví dụ.
HS: Dựa vào kết quả thảo luận trên đây để trả lời.
GV: Lồng ghép tích hợp các môn học để học sinh thấy được lợi ích của quan hệ hợp tác trong công việc chung.
+ Trong bài 7, Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội (Giáo dục công dân 8) giáo viên liên hệ lồng ghép giáo dục cho học sinh ý nghĩa của tinh thần hợp tác, đoàn kết trong các hoạt động chính trị, xã hội tập thể để đạt hiệu quả cao trong công việc chung, vì lợi ích tập thể, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. Qua các việc làm thiết thực tại trường, lớp, địa phương, học sinh ngày càng nâng cao ý thức tự giác, tinh thần đoàn kết trong hoạt động tập thể.
GV: Vì sao cần phải hợp tác quốc tế ?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận và nội dung bài học trong sách giáo khoa để trả lời.
GV: Lồng ghép giáo dục tích hợp trong thực tế để học sinh hiểu ý nghĩa của sự hợp tác 
+ Trong bài giảng Hợp tác cùng phát triển này, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được những hoạt động hợp tác của Đảng và Nhà nước ta trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, y học, văn hoá, giáo dụccó ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước cũng như trong công cuộc phòng ngừa, hạn chế và đẩy lùi những vấn đề chung của thế giới như: ô nhiễm môi trường, chống biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tậtmà không một quốc gia dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết. Do đó, cần khẳng định sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu. Qua đó lồng ghép giáo dục học sinh tinh thần hợp tác trong công việc, trong học tập, lao động để cùng tiến bộ. Bài học Hợp tác cùng phát triển bổ trợ, củng cố thêm cho học sinh hiểu rõ hơn nội dung của bài học trước đó - bài 5 Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. 
+ Trong môn Lịch sử, học sinh có thể dễ dàng liên tưởng đến bài 5 Các nước Đông Nam Á (Lịch sử 9) trong quan hệ hợp tác giữa các nước trong và ngoài khu vực. Từ đây giáo viên kết hợp lồng ghép giáo dục học sinh tinh thần hợp tác dựa trên sự bình đẳng và tôn trọng bạn bè, tạo mối quan hệ hài hoà, thân thiện, tránh lợi dụng bạn để đạt được lợi ích riêng của bản thân
GV: Quan điểm hợp tác của Đảng và Nhà nước ta hiện hay?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận và sách giáo khoa trả lời.
GV: Học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác như thế nào?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận và sách giáo khoa trả lời.
- Biết hợp tác với bạn bè xung quanh trong các lĩnh vực học tập, lao động, sinh hoạt
GV: Lồng ghép giáo dục tích hợp trong thực tế để học sinh hiểu đúng nghĩa của sự hợp tác tránh các biểu hiện lệch lạc trong quan hệ hợp tác.
+ Cũng trong bài học, giáo viên liên hệ lồng ghép giáo dục cho học sinh vận dụng kiến thức của bài 7 Đoàn kết, tương trợ (Giáo dục công dân 7) giáo dục học sinh tinh thần tương thân tương ái, thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quý. Qua đó lồng ghép giáo dục học sinh giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc ta: tinh thần tương thân tương ái.
+ Trong môn Vật lý, Hoá học, Toán học học sinh liên hệ kiến thức bài học để phát huy tinh thần hợp tác của bản thân với các bạn trong tổ, trong nhóm, dễ dàng thực hiện thực hành, thí nghiệm, tìm cách giải các bài tập khó, các cách giải hay nhất đối với các phần yêu cầu nâng cao kiến thức của giáo viên cũng như yêu cầu của bài học. Khi học sinh hiểu rõ được ý nghĩa của tinh thần hợp tác thì việc lồng ghép giáo dục của các bộ môn học này ngày càng trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn trong học tập và trong thực tiễn.	
+ Đặc biệt trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tinh thần hợp tác được thể hiện rõ nét khi chứng minh rằng tất cả các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào này đều không thành công nếu không có sự hợp tác của mỗi thành viên trong tập thể lớp. 
Cụ thể trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 6, Hoạt động 1, tháng 4, Thiếu nhi các nước là bạn của chúng ta, giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh tinh thần hợp tác, đoàn kết, giao lưu với tất cả các bạn bè trên thế giới cùng trang lứa. Không chỉ để giao lưu, học hỏi mà qua đó còn tăng thêm về mặt nhận thức của bản thân, về trách nhiệm của thế hệ trẻ sau này đối với tương lai, vận mệnh của đất nước cũng như của nhân loại. 
Trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 7, Hoạt động 2, tháng 10, Lễ giao ước thi đua học tốt; Hoạt động 1, tháng 11, Lễ đăng kí thi đua “Hoa điểm tốt tặng thầy cô” giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, tinh thần hợp tác trong mỗi cá nhân trong nhóm, tổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của tập thể lớp trong các hoạt động giao ước thi đua.
Trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 8, Hoạt động 2, tháng 10, Lễ giao ước thi đua; hoạt động 1, tháng 1, Thi tìm hiểu về Đảng; Trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 9, hoạt động 1, tháng 1, Thi tìm hiểu theo chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”; Hoạt động 4, tháng 11, Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của quê hương đất nước, giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh phát huy năng lực sở trường của bản thân đồng thời nêu cao nhận thức của cá nhân trong tinh thần hợp tác để phân công nhau cùng tìm hiểu, cùng tìm hướng đi, cách thức thực hiện nhằm đạt hiệu qủa cao nhất trong các hoạt động phong trào này mà nhân tố quan trọng là tổng hợp sự kết nối, tinh thần hợp tác đồng đội, tập thể trong sự thành công chung của cuộc thi, tất nhiên tất cả các nội dung đều có sự quan tâm chỉ đạo sát sao và sự góp ý tích cực của giáo viên chủ nhiệm.
GV: Kết luận:Như vậy là hợp tác rất cần thiết đối với mỗi quốc gia, đối với mỗi con người. Chúng ta không thể tự bản thân để làm mọi vấn đề trong khi đó nó là nhiệm vụ chung. Chính vì vậy cần phải hợp tác.
	Như vậy chúng ta đã nắm rõ một số nội dung quan trọng của bài học. Và bây giờ chúng ta sẽ tiến hành một số bài tập áp dụng những kiến thức đã học.
HOẠT ĐỘNG 5:
LUYỆN TẬP:
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa.
HS: Trao đổi làm bài tập tại lớp, sau đó cử 1 học sinh lên trình bày kết quả của bài tập trên bảng.
GV: Nhận xét kết quả do học sinh trình bày.
Nội dung kiến thức cần đạt
I. Đặt vấn đề
II. Bài học
Thế nào là hợp tác cùng phát triển?
- Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.
2. Vì sao cần phải hợp tác?
- Hợp tác để cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo, 
3. Quan điểm hợp tác của Đảng và Nhà nước ta:
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Bình đẳng cùng có lợi.
- Giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng thương lượng.
- Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
III. Bài tập
3.Củng cố:
Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì?
Em học được gì qua bài học hôm nay?
Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì?
GV: 	Chốt lại những ý chính của 

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_21_3982_2010917.doc