Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận của trẻ trong giáo dục thể chất

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận của trẻ trong giáo dục thể chất

Biện pháp 2: Hướng dẫn trẻ vận động tích cực trong hoạt động giáo dục thể chất.

 Khả năng nhận thức của trẻ phát triển thông qua việc tiếp xúc tìm hiểu, khám phá quan tâm đến thế giới xung quanh. Điều đó tạo nên sự tò mò, ham hiểu biết tự nhiên của trẻ. Thông qua những bài tập vận động cơ bản: đi, chạy, nhảy, bật, leo trèo, bò trườn, tung, ném , đi từ đơn giản đến phức tạp dần dần sẽ tạo nên sự khéo léo, nhanh nhẹn, khả năng tự tin, mạnh dạn cho trẻ Từ đó hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động linh hoạt cho trẻ. Với nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên phải hiểu được nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, biết được trẻ thích được vận động như thế nào, bằng cách nào? Bằng kinh nghiệm sống, bằng các giác quan, bằng sự tư duy độc lập của mình hay bằng sự khai thác gợi mở của giáo viên. Và đặc biệt giáo viên phải nắm được phương pháp bộ môn như: Phương pháp quan sát, đàm thoại, thực hành, luyên tập và trò chơi.

 Để phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ giáo viên cần nắm được những yêu cầu:

- Trước khi cho trẻ tìm hiểu, làm quen với một nội dung vận động nào đó tôi xác định

+ Nội dung đề tài là gì?

+ Mục đích yêu cầu của đề tài.

+ Với đề tài này cần phải chuẩn bị những gì?

+ Sử dụng phương pháp, biện pháp nào phù hợp để tiến hành.

- Khi tổ chức cho trẻ luyện tập cần lựa chọn vị trí phù hợp để bao quát trẻ được tốt trong quá trình luyện tập.

- Với những bài tập cần làm mẫu thì phải làm mẫu thật chính xác và đúng động tác

- Khi cho trẻ thực hiện các bài tập với dụng cụ: gậy, vòng cần chú ý khoảng cách đứng và nhịp tập của trẻ.

- Khi tổ chức tiết học cần chú ý đến sức khỏe của trẻ, không để trẻ phải vận động quá sức, cần lựa chọn bài tập phù hợp, vừa sức theo từng độ tuổi.

- Phải nắm vững đặc điểm từng trẻ, chú ý đặc điểm cá biệt của trẻ. Cần hướng dẫn trẻ luyện tập một cách có khoa học, lợi dụng các điều kiện thiên nhiên sẵn có ở địa phương để luyện tập cho trẻ, phòng tránh chấn thương cho trẻ .

- Ở tất cả các giờ học với các môn học khác nhau cần lồng ghép trò chơi vận động vào để tăng thêm phần hứng thú, lôi cuốn trẻ tích cực vận động.

- Để trẻ tích cực tham gia vận động mà không nhàm chán thì cần phải tăng dần cường độ và tốc độ bài tập hay trò chơi đó lên, khuyến khích trẻ tìm hay tự nghĩ ra trò chơi mới.

- Trong khi tham gia vận động tránh để trẻ chờ đợi quá lâu hay cỗ vũ quá sức làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

- Khi tổ chức thi đua cần quan tâm, khuyến khích những trẻ nhút nhát, vận động kém. Cần chú ý linh hoạt thay đổi hai đội chơi sao cho cân bằng, cân sức tránh để một đội lúc nào cũng chiến thằng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần thi đua, thiếu tự tin vào bản thân.

- Phải biết lựa chọn thời điểm thích hợp để trẻ vận động có hiệu quả. Lượng vận động phù hợp nên kết thúc trước khi trẻ quá mệt.

- Luôn sưu tầm, tìm tòi, sáng tạo ra các trò chơi mới để phát triển tính tích cực vận động ở trẻ và áp dụng phù hợp vào các tình huống, hoạt động khác nhau.

- Tạo môi trường chơi đảm bảo an toàn, sân chơi rỗng rãi thoàng mát, đồ chơi phong phú, đa dạng về kiểu dáng và màu sắc. Tạo bầu không khí vui tươi, thoải mái, gần gũi để trẻ hứng thú vận động.

- Cần tạo cơ hội phát triển kỹ năng vận động cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Cần quan tâm đến khả năng và sở thích riêng của từng trẻ để lựa chọn biện pháp tác động phù hợp có hiệu quả.

- Để củng cố lại những kiến thức đã học tôi cho trẻ chơi các trò chơi vận động sôi nổi, hoặc những trò chơi mang tính tập thể cao tập cho trẻ biết cách làm việc theo nhóm, biết thể hiện sự đoàn kết, tinh thân đồng đội trong khi chơi.

 

docx 26 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 865Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận của trẻ trong giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc dạy và học .
3.Giải pháp, biện pháp :
a) Mục tiêu của giải pháp biện pháp :
 - Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ lĩnh hội tri thức một cách trọn vẹn nhất.
 - Nhằm cung cấp kiến thức một cách chính xác giúp trẻ hứng thú trong học tập đồng thời phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ cho trẻ.
 - Nhằm góp phần tạo nên những chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ phẩm chất, nhân cách, tri thức con người mới xã hội chủ nghĩa. 
 - Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi Mẫu giáo lớn nói riêng về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực, và các nhu cầu của trẻ. Hiểu và nắm bắt được những giá trị của tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất mang lại, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kiến thực, biện pháp, sáng tạo ra một số đồ chơi, trò chơi thực nghiệm giúp trẻ phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ở lớp tôi. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho trẻ niềm vui, sự tự tin, sự mạnh dạn và có một sức khỏe tốt tham gia vào tất cả các hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội.
 b.Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp:
Sau đây là một số biện pháp, trò chơi thực nghiệm giúp trẻ phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất mà tôi đã sử dụng trong quá trình công tác và giảng dạy của mình trong những năm học vừa qua:
Sau khi xác định được mục đích và yêu cầu cần đạt tôi đã tiến hành giải quyết các nhiệm vụ từng bước như sau:
Biện pháp 1:Tạo môi trường tốt kích thích trẻ tích cực vận động có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết muốn trẻ học tốt một vấn đề nào đó thì trước hết cần phải có môi trường cho trẻ hoạt động, khám phá, tìm tòi và trải nghiệm. Môi trường cần hợp “ Chỉ khi ở trong môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và bộc lộ những tính cách tìm ẩn của mình” (M.Montessori). Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, khám phá, tìm tòi trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác. Môi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ.Muốn trẻ hứng thú và tích cực vận động thì việc đầu tiên phải gây hứng thú cho trẻ khi tới lớp học, trẻ có yêu thương, thích đến lớp thì trẻ mới có hứng thú tham gia vào các hoạt động. Vì thế môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động. Việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết Chính vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã tạo môi trường cho trẻ ở lớp mình như sau: 
 * Môi trường trong lớp: Tôi trang trí lớp đẹp, sáng tạo theo các chủ đề, chủ đề nhánh để gây hứng thú cho trẻ khi đến trường, với mỗi chủ đề tôi luôn có sự thay đổi phù hợp gợi mở ý tưởng sáng tạo của trẻ trong các hoạt động ở hoạt động góc tạo ra các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp học, qua đó trẻ được phát triển các vận động tinh: vẽ, nặn, cắt dán, tô màu...từ đó trẻ thấy tích thú khi được tham gia vào các hoạt động dưới sự động viên, khuyến khích của cô. Bên cạnh đó tôi cũng bố trí, sắp xếp khoảng không gian đủ rộng dể trẻ có thể vận động được những bài tập đơn giản phát triển cơ xương, tận dụng những khung cửa sổ, móc treo vừa tầm của trẻ để treo những dụng cụ vận động: vòng thể dục, gậy, sọt đựng bóng, tận dụng hành lang để có thể tổ chức những vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng phát triển tố chất mạnh mẽ, khéo léo: đi thăng bằng trên ghế thể dục, trèo thang hái quả, leo núiNgoài ra tôi còn treo bóng ở trên cao với những độ cao thấp khác nhau cho trẻ nhảy bật, đập bóng rèn luyện kỹ năng bật, nhảy, rườn người cho trẻ, để một vài thùng cactong lớn cho trẻ chui qua đường hầm
 Môi trường trong lớp học
 * Môi trường ngoài lớp học: là môi trường thuận tiện, đặc biệt tạo cho trẻ nhiều cơ hội trải nghiệm, thử thách vận động. Cùng với ban giám hiệu nhà trường luôn phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sư phạm mới mẻ, hấp dẫn trẻ. Đồ chơi ngoài trời thường bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Bên cạnh đó là việc trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời...Từ đó giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kỹ năng theo yêu cầu của chương trình. Trẻ dạo chơi ngoài trời sẽ được tận hưởng nhiều điều kiện của tự nhiên như: ánh nắng mặt trời, không khí trong lành, nguồn nước sạch ... nhất là ánh nắng buổi sáng có nhiều vitamin D sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển hệ cơ, xương của trẻ. Hoạt động ngoài trời trẻ còn được chơi các trò chơi vận động chạy nhảy, làm cho máu lưu thông tăng cường sức khỏe cho trẻ. Tất cả những đồ chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp vận động tốt, kỹ năng giữ thăng bằng, sự dẻo dai, linh hoạt, sức bền cho trẻ. Chẳng hạn như: khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất củng cố rèn luyện kỹ năng cho nội dung chính của hoạt động, tôi tổ chức cho trẻ leo trèo lên các thiết bị chơi ngoài trời hay leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường...hoặc chới các trò chơi vận động, trò chơi dân gian ở ngoài sân trường. Những dụng cụ cho trẻ hoạt động được bố trí hợp lý, thuận tiện, đảm bảo an toàn, phù hợp với khả năng, độ tuổi của trẻ: Thang leo bằng dây thừng, sâu nhựa để trẻ chui qua ống, bập bênh, ống chui, ván trượt
	 Môi trường đa dạng, phong phú, hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả của hoạt động cao nhất. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiết giữa cô và trẻ.
 Biện pháp 2: Hướng dẫn trẻ vận động tích cực trong hoạt động giáo dục thể chất.
 Khả năng nhận thức của trẻ phát triển thông qua việc tiếp xúc tìm hiểu, khám phá quan tâm đến thế giới xung quanh. Điều đó tạo nên sự tò mò, ham hiểu biết tự nhiên của trẻ. Thông qua những bài tập vận động cơ bản: đi, chạy, nhảy, bật, leo trèo, bò trườn, tung, ném, đi từ đơn giản đến phức tạp dần dần sẽ tạo nên sự khéo léo, nhanh nhẹn, khả năng tự tin, mạnh dạn cho trẻ Từ đó hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động linh hoạt cho trẻ. Với nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên phải hiểu được nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, biết được trẻ thích được vận động như thế nào, bằng cách nào? Bằng kinh nghiệm sống, bằng các giác quan, bằng sự tư duy độc lập của mình hay bằng sự khai thác gợi mở của giáo viên. Và đặc biệt giáo viên phải nắm được phương pháp bộ môn như: Phương pháp quan sát, đàm thoại, thực hành, luyên tập và trò chơi. 
 Để phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ giáo viên cần nắm được những yêu cầu: 
- Trước khi cho trẻ tìm hiểu, làm quen với một nội dung vận động nào đó tôi xác định
+ Nội dung đề tài là gì?
+ Mục đích yêu cầu của đề tài.
+ Với đề tài này cần phải chuẩn bị những gì?
+ Sử dụng phương pháp, biện pháp nào phù hợp để tiến hành.
- Khi tổ chức cho trẻ luyện tập cần lựa chọn vị trí phù hợp để bao quát trẻ được tốt trong quá trình luyện tập.
- Với những bài tập cần làm mẫu thì phải làm mẫu thật chính xác và đúng động tác
- Khi cho trẻ thực hiện các bài tập với dụng cụ: gậy, vòngcần chú ý khoảng cách đứng và nhịp tập của trẻ.
- Khi tổ chức tiết học cần chú ý đến sức khỏe của trẻ, không để trẻ phải vận động quá sức, cần lựa chọn bài tập phù hợp, vừa sức theo từng độ tuổi. 
- Phải nắm vững đặc điểm từng trẻ, chú ý đặc điểm cá biệt của trẻ. Cần hướng dẫn trẻ luyện tập một cách có khoa học, lợi dụng các điều kiện thiên nhiên sẵn có ở địa phương để luyện tập cho trẻ, phòng tránh chấn thương cho trẻ . 
- Ở tất cả các giờ học với các môn học khác nhau cần lồng ghép trò chơi vận động vào để tăng thêm phần hứng thú, lôi cuốn trẻ tích cực vận động.
- Để trẻ tích cực tham gia vận động mà không nhàm chán thì cần phải tăng dần cường độ và tốc độ bài tập hay trò chơi đó lên, khuyến khích trẻ tìm hay tự nghĩ ra trò chơi mới.
- Trong khi tham gia vận động tránh để trẻ chờ đợi quá lâu hay cỗ vũ quá sức làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Khi tổ chức thi đua cần quan tâm, khuyến khích những trẻ nhút nhát, vận động kém. Cần chú ý linh hoạt thay đổi hai đội chơi sao cho cân bằng, cân sức tránh để một đội lúc nào cũng chiến thằng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần thi đua, thiếu tự tin vào bản thân.
- Phải biết lựa chọn thời điểm thích hợp để trẻ vận động có hiệu quả. Lượng vận động phù hợp nên kết thúc trước khi trẻ quá mệt.
- Luôn sưu tầm, tìm tòi, sáng tạo ra các trò chơi mới để phát triển tính tích cực vận động ở trẻ và áp dụng phù hợp vào các tình huống, hoạt động khác nhau.
- Tạo môi trường chơi đảm bảo an toàn, sân chơi rỗng rãi thoàng mát, đồ chơi phong phú, đa dạng về kiểu dáng và màu sắc. Tạo bầu không khí vui tươi, thoải mái, gần gũi để trẻ hứng thú vận động.
- Cần tạo cơ hội phát triển kỹ năng vận động cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Cần quan tâm đến khả năng và sở thích riêng của từng trẻ để lựa chọn biện pháp tác động phù hợp có hiệu quả.
- Để củng cố lại những kiến thức đã học tôi cho trẻ chơi các trò chơi vận động sôi nổi, hoặc những trò chơi mang tính tập thể cao tập cho trẻ biết cách làm việc theo nhóm, biết thể hiện sự đoàn kết, tinh thân đồng đội trong khi chơi. 
Biện pháp 3: Tạo cho trẻ không khí thi đua:
Nét nổi bật của biện pháp thi đua là sự đua tài, đọ sức, giành vị trí vô địch hoặc để đạt thành tích cao. Biện pháp thi đua đòi hỏi yêu cầu cao đặc biệt đối với sức mạnh thể chất và tinh thần của người tập, tạo nên sự căng thẳng về tâm lý rất lớn do yếu tố ganh đua trong quá trình thi đấu.
Đối với trẻ mầm non biện pháp thi đua sử dụng sau khi trẻ nắm tương đối vững các bước thực hiện bài tập vận động. Thường áp dụng biện pháp này ở mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn khi trẻ có kinh nghiệm vận động.
Mục đích của thi đua nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động ở mức độ cao và rèn luyện phẩm chất đạo đức như lòng tự trọng, tinh thần đồng đội cho trẻ. Thi đua làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, phát triển các tố chất vận động, kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc tập luyện
 Tổ chức bật xa 35cm
Biện pháp này tiến hành hai dạng đó là
+ Thi đua cá nhân: Giáo viên nên chọn các cháu ngang sức, mức độ thực hiện động tác gần ngang nhau, để tránh gây nản chí giữa các cháu. Lúc đầu, giáo viên yêu cầu trẻ thực hiện đúng bài tập: “ai bò đúng”, “ai ném đúng”, sau đó đòi hỏi cao hơn.
Ví dụ: “thi xem ai bật giỏi”,“thi xem ai chạy nhanh tới cờ”, “thi xem ai bật “
+ Thi đua đồng đội: Giáo viên phải phân chia đội làm sao cho tương đối vừa sức, số lượng bằng nhau, yêu cầu tổ chức nhanh, các đội bắt đầu thực hiện cùng một lúc. Trước khi bắt đầu cuộc thi, giáo viên nên cho trẻ nhắc lại điều kiện của cuộc thi. Sau khi chơi xong, giáo viên là người phân xử thắng thua một cách khách quan, không thiên vị, thì sẽ có tác dụng giáo dục sự công bằng trong một tập thể trẻ nhỏ.
Khi sử dụng biện pháp thi đua, giáo viên cần tránh để trẻ hưng phấn quá mức, tránh gây những kích thích căng thẳng thần kinh làm ảnh hưởng không tốt đến hành vi và trạng thái của trẻ. Giáo viên cần lưu ý đến thời gian mà trẻ vận động và tham gia thi đấu, điều khiển lượng vận động cho trẻ sao cho phù hợp.
Với biện pháp này giáo viên có thể tổ chức cho trẻ giống như một hội thi nhỏ giữa các tổ, ví dục như: Hội thi nhà nông đùa tài, hội thi công nhân tí hon
Trao thưởng mỗi khi phần thi
Biện pháp 4 : Tổ chức ngày hội, ngày lễ:
Trẻ được thực hiện được các vận động theo một trình tự đã được sắp xếp theo ban tổ chức lễ hội. Trong ngày hội này, tất cả các trẻ được tham gia thể dục, thể thao một cách tích cực, hào hứng, sôi nổi. Qua đó, thúc đẩy các hoạt động tập thể, gây không khí náo nức cho trẻ vì trẻ được tham gia “biểu diễn”, “thi tài” của tập thể lớp mình cho các lớp khác xem. Trong quá trình hoạt động tập thể như vậy sẽ phát triển ở trẻ tính linh hoạt, mạnh dạn, tự tin hơn, tinh thần tập thể và để lại cho trẻ ấn tượng cảm xúc vui vẻ, phấn khởi, óc thẩm mĩ về về cái đẹp khi vận động của các “vận động viên tí hon”.
“ Tổ chức nhảy erobic chào mừng ngày hội của cô”
Hình thức tổ chức ngày hội thể dục thể thao ở trường mầm non nhằm khuyến khích phong trào thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể trẻ, khích lệ lòng yêu thích thể thao, góp phần cũng cố và hoàn thiện kĩ năng, kỹ xảo vận động ở trẻ. Trẻ có cơ hội thể hiện tính chủ động, tích cực, sáng tạo và độc lập trong việc thực hiện các kỹ năng vận động một cách tự giác, đồng thời sẽ hình thành các phẩm chất nhân cách như tính kiên trì, bền bỉ, biết vượt qua khó khăn, cố gắng đạt mục đích, kích thích sự say mê, hứng thú ở trẻ, giáo dục tinh thần tập thể, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, trách nhiệm với công việc.Tạo ra không khí thi đua, biểu dương sức khoẻ của trẻ, rèn luyện thể lực giữa các lớp trong trường. Thông qua hoạt động này sẽ hình thành ở trẻ những tình cảm tích cực với sự vật, hiện tượng, con người xung quanh
 Biện pháp 5: Sử dụng dụng cụ luyện tập sáng tạo cũng góp phần giúp trẻ hứng thú, phát triển tính tích cực vận động trong hoạt động thể chất. 
  Muốn giờ học đạt kết quả tốt thì đồ dùng không thể thiếu và phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về mặt giáo dục, vệ sinh, an toàn và thẩm mĩ. Vì vậy ngay từ đầu trong năm học tôi đã kiểm tra đồ dùng dạy học xem đồ dùng đã phù hợp với chủ điểm, với đề tài, hình thức dạy chưa. Từ đó lên kế hoạch làm đồ dùng dạy học, phối kết hợp với phụ huynh xin những vật liệu phế thải, tìm những nguyên vật liệu mở để về tận dụng sáng tạo ra các đồ chơi, đồ dụng, dụng cụ luyện tập phát triển vận động cho trẻ. 
 - Việc làm đồ dùng dạy học tự tạo đối với giáo viên mầm non rất quan trọng, nó giúp ích rất nhiều trong quá trình dạy trẻ. Từ những nguyên vật liệu sưu tầm được như len, vải vụn, bìa lịch cũ, xốp, gỗ, lốp xe, lon sữa, hộp sữatôi đã cùng giáo viên trong lớp làm bổ sung những đồ dùng còn thiếu cho đủ để phù hợp với đề tài, phù hợp với chủ điểm. Những đồ dùng, đồ chơi mà chúng tôi tạo ra rất đẹp mắt và thiết thực và thực sự có ích, thu hút được trẻ tham gia chơi một cách say sưa, thích thú. Ví dụ như: Khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng tôi thường xuyên thay đổi đồ dùng, khi thì tập với vòng thể dục, lúc thì gậy thể dục, nơ, cờ...sử dụng các đồ dùng phù hợp với nội dung bài học và chủ điểm. Hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi trang trí các đồ dùng học tập như tạo ra các đường hẹp, cổng thể dục, đích... bằng dây hoa, thanh nhựa... có nhiều màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ hoạt động tạo được kết quả cao.
 - Ngoài những thiết bị, đồ chơi giúp trẻ luyện tập các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển tố chất trong vận động theo chương trình giáo dục mầm non, trường chúng tôi cũng đã tạo dựng khu vui chơi với nguyên vật liệu thiên nhiên (đất, cát, nước), bố trí các hố cát, bể nước quanh sân trường, hoặc những phế liệu an toàn (nệm, mút, tấm xốp) sắp xếp bên dưới các thiết bị trò chơi liên hoàn cho trẻ, dành phần đất trống để trồng hoa, trồng rau tạo không gian xanh cho trẻ được tắm nằng, cảm nhận và thích ứng với khí hậu, thời tiết
 Sau đây là hình ảnh các đồ chơi mà các cô đã tự tạo: 
 Nhóm đồ chơi phát triển vận động
 Bộ đồ chơi ném vòng cổ chai được làm từ chai nhựa
 Đích đứng được làm từ bìa lịch cũ và hộp sữa susu của trẻ 
 Cổng chui được làm từ lốp xe
 Thiết bị, dụng cụ giúp cho các bài tập thể dục có tác dụng tốt hơn đối với cơ thể trẻ, nó làm tăng hiệu quả của các bài tập, phát triển tính tích cực vận động cho trẻ. Việc sử dụng đa dạng, phong phú các dụng cụ khác nhau sẽ có ảnh hưởng đều khắp đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Dụng cụ có màu sắc, hình ảnh và kiểu dáng bắt mắt sẽ kích thích trẻ hứng thú luyện tập. 
 Các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéođược phát triển rất tốt thông qua việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng. Ví dụ: Sử dụng bao cát cho trẻ tập ném trúng đích sẽ phát triển tố chất khéo léo và khả năng kết hợp giữa mắt và tay, dùng bao cát để ném xa giúp trẻ có được cảm giác cơ đúng, nâng cao sức mạnh cơ bắp. 
 Dụng cụ giúp trẻ thực hiện các động tác được chính xác hơn.Ví dụ: Vận động bò bằng bàn tay, bàn chân chui qua cổng, yêu cầu trẻ bò chui qua cổng mà không chạm cổng. Trẻ có thể tự kiểm tra việc thực hiện động tác của mình vì trẻ sẽ có cảm giác của cơ khi chạm vào cổng.    
 Hình ảnh trên tiết học: Bò chui qua cổng
 Những kỹ năng của trẻ cũng sẽ được chuyển thành những kỹ xảo.  Ví dụ: cho trẻ đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát, nó sẽ làm tăng độ khó của bài tập. Trẻ sẽ phải vừa đi trên ghế thể dục vừa phải giữ thăng bằng sao cho không bị rơi túi cát. Bật nhảy qua vòng hay qua chường ngại vật
 Cảm giác nhịp điệu cũng được phát triển khi cho trẻ tập với các dụng cụ. Trẻ cầm vòng, gậy, cờ, nơđể tập các động tác phối hợp với âm nhạc, lời ca giúp ích rất nhiều cho trẻ.
 Buổi tập thể dục sáng của trẻ
Biện pháp 7: Sử dụng âm nhạc
Nói đến giáo dục thể chất mọi người thường nghĩ tới sự khô khan, cứng nhắc thật vậy nếu không có biện pháp làm mềm hóa hoạt động học. Hoạt động giáo dục thể chất khi có âm nhạc sẽ gây hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ sẽ đạt kết quả cao hơn. Từ thực tế của lớp mình tôi nhận thấy đối với mỗi chủ điểm nên sử dụng các bài hát phù hợp với nội dung của từng bài dạy, tôi đã vận dụng một số bài hát khi thực hiên cho trẻ khởi động. Ví dụ: khi học về chủ điểm “ Thế giới động vật” tôi chọn nhạc bài hát “ Đố bạn” Trèo cây nhanh thoăn thoắt đố bạn biết con gì? Đầu đội hai cái lá đó là chú hươu sao. Hai tai to phành phạch đó là chú voi con. Trông xem kìa, trông xem kìa ai đi như thế kia “ phục phịch, phục phịch” đó là bác gấu đen. Hay có thể từ các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh với nhịp 2/4 như bài “ Đàn gà con”, “ Đàn gà trong sân”... khi tập bài tập phát triển chung. Hoặc kết hợp với trò chơi vận động qua bài hát “Con rùa chậm chạp” Chậm chậm từng bước mà rùa vẫn cố bước đi còn thi đua cùng thỏ con đang đi rất nhanh. Chớ có nghĩ, chớ có coi thường. Tưởng rùa là loài vật chậm nhất. Đôi chân, đôi chân vẫn bước đi cho đến cùng. Với lời 2 tôi có thể thay thế bằng rùa chạy thi với hổ, báo...cùng với các con vật khác. Tới phần hồi tĩnh tôi cho trẻ đi nhẹ nhàng theo bài “ Đất nước của những giấc mơ” Như đàn chim vỗ cánh bay vào trời cao. Bay xa khắp chốn ta cùng bay lên nào. Trên trời xanh thẳm, trên đồng nương xanh. Cho trẻ thơ cất lên ngàn bao mơ ước. Trẻ làm động tác theo nội dung bài hát đi nhẹ nhàng 1-2 phút. Với mỗi chủ điểm tôi luôn lựa chọn các bài hát có nội dùng phù hợp để dạy trẻ, tôi thương chọn các bài hát có giai điệu vui nhộn, nhí nhảnh để gây hứng thú và tôi luôn hiểu một điều rằng âm nhạc và vận động luôn gắn liền, song hành với nhau.
 Một phần quan trọng không kém nữa trong việc phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ đó chính là trò chơi vận động
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi mẫu giáo, trong đó trò chơi vận động có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Giáo viên phải tạo cho trẻ bầu khí hứng thú, tích cực để trẻ bộc lộ khả năng, hạn chế trong khi thực hiện kỹ năng vận động của mình, từ đó giáo viên sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm giúp cho việc rèn luyện kỹ năng vận động của trẻ được hiệu quả hơn. Hình thức tổ chức vận động phù hợp nhất đối với trẻ là dưới dạng vui chơi – cụ thể là trò chơi vận động. Tổ chức tốt các trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo là vấn đề đặc biệt quan trọng của trường mầm non. Muốn trẻ hứng thú chơi, chơi có hiệu quả giáo dục và rèn luyện cao phải có sự hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chơi một cách khoa học, phải sáng tạo, biết khai thác tất cả những gì đã có trong thực tế. 
Nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi vận động mang lại mà trong suôt quá trình giảng dạy tôi đã sáng tạo và sưu tầm một số trò chơi vận động có tính giáo dục cao và mạng lại hiệu quả tốt. Sau đây tôi xin chia sẻ, giới thiệu một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo mà tôi đã áp dụng thực hiện với hy vọng đem lại cho trẻ những gì tối ưu nhất.
*Một số trò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ trong giáo dục thể chất
1. Tên trò chơi: Ếch ộp
tuổi : 5 - 6 tuổi
1. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển vận động, khả năng khéo léo, nhanh nhẹn.
- Thông qua trò chơi trẻ được ôn luy

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_tinh_tich.docx