Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài:

Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân

cách đầu tiên của con người, đó là phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể

chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát

triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức

khoẻ và giáo dục đó là điều tất yếu. Trong khi đó, dinh dưỡng là nhu cầu sống

của mỗi con người, nhất là ở lứa tuổi mầm non. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát

triển về thể lực và trí tuệ. Trẻ em nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn,

khỏe mạnh, thông minh và học giỏi.

Thật đúng vậy, trong trường mầm non vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ có

ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì trẻ được ăn uống khoa học, đảm bảo nhu cầu dinh

dưỡng, đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp cho cơ

thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa cả về thể chất và trí tuệ. Vì vậy việc đảm bảo

dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường mầm non có tổ chức

ăn bán trú là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển của

cơ thể trẻ và cũng là uy tín của nhà trường với phụ huynh học sinh.

Muốn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì ở tất cả các quá trình từ khâu

sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển đến cách sử dụng phải bảo

đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe và tính mạng

người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham

gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp,

thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng

pdf 22 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 740Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó quản lý chuyên về mảng nuôi dưỡng, có kiến thức rộng, 
có chuyên môn cao nên hàng ngày khẩu phần ăn của trẻ được tính toán trên phần 
mềm Gokids, đảm bảo đủ lượng và chất theo quy định. 
- Mọi nguyên liệu thực phẩm dùng trong chế biến các món ăn cho trẻ 
được ban giám hiệu nhà trường ký kết hợp đồng với bên công ty cung cấp thực 
phẩm sạch có nguồn gốc xuất xứ an toàn đảm bảo vệ sinh thực phẩm nên tôi 
cùng các đồng nghiệp yên tâm làm việc nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao. 
Một số biện pháp đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non 
5/17 
- Các bậc phụ huynh quan tâm và có hiểu biết về vấn đề đảm bảo vệ sinh 
an toàn thực phẩm nên có sự phối hợp với nhà trường. 
- Nhân viên nuôi dưỡng được tập huấn hàng năm nên có kiến thức về vệ 
sinh an toàn thực phẩm. 
2.2 Khó Khăn: 
- Bên cạnh đó tôi còn gặp một số khó khăn: Đời sống và nhận thức của 
một bộ phận phụ huynh thấp nên chưa có sự quan tâm đến con em mình trong 
vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 
- Trình độ nấu ăn của cô nuôi chưa đồng đều, có một số cô trẻ tuổi mới 
vào nghề, nên chưa có kinh nghiệm trong công việc chế biến món ăn cho trẻ. 
- Trường xung quanh là vườn và nhà dân nên vẫn có chuột, gián vào khu vực 
nhà trường. 
- Hiện nay thực phẩm trên thị trường rất rộng khó mà kiểm soát được tận 
gốc ngay cả những công ty có uy tín cũng đôi khi không kiểm soát nổi nguồn 
gốc thực phẩm vì vậy việc giao nhận thực phẩm hàng ngày rất quan trọng cho 
việc đảm bảo 100% là thực phẩm sạch. 
Từ thực trạng trên là một nhân viên nuôi dưỡng tôi nhận thấy trách nhiệm 
của mình rất lớn lao, để bưa ăn của trẻ có đảm bảo an toàn hay không phụ thuộc 
một phần vào lương tâm đạo đức nghề nghiệp và bàn tay chế biến của đội ngũ 
nấu ăn chúng tôi. Năm học 2020 - 2021 vừa qua tôi đã rút ra một số kinh nghiệm 
trong công tác nuôi dưỡng bằng việc áp dụng một số biện pháp nhằm đảm bảo 
vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: 
Một số biện pháp đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non 
6/17 
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH. 
3.1. Biện pháp 1: Kiểm tra thực phẩm khi giao nhận 
Thực hiện chỉ đạo và yêu cầu của ngành giáo dục, đã nhiều năm nay, nhà 
trường luôn nghiêm túc ký hợp đồng với các công ty cung ứng thực phẩm sạch, 
có tư cách pháp nhân để chịu trách nhiệm về chất lượng thực phẩm. Tuy nhiên, 
để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì trong công tác giao nhận hàng ngày, 
ngoài việc cân đong kiểm tra số lượng tôi còn nghiêm túc kiểm tra chất lượng 
thực phẩm, đạt yêu cầu mới đưa vào chế biến thức ăn cho trẻ. Bằng kiến thức đã 
học, bằng kinh nghiệm bản thân tôi đã kiểm tra thực phẩm theo các nội dung 
sau: 
- Đối với các loại thịt: Trước tiên cần tìm hiểu nguồn gốc cung cấp thịt, dấu 
hiệu nhận biết là dấu chứng nhận của cơ quan thú y trên sản phẩm, tôi yêu cầu 
người giao hàng xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y và hóa 
đơn giao hàng, đổ ra rổ để kiểm tra thực phẩm nhìn mầu thịt có tươi hay không, 
ngửi xem thịt có mùi khác lạ hay không hoặc tôi dùng dao cắt ngang thớ thịt để 
kiểm tra có bị nhiễm sán giun hay không rồi sau đó mới tiến hành cân. 
+ Đối với thịt, nếu thịt tươi thì bề mặt khô mịn, không bị nhớt, khối thịt rắn 
chắc, có độ đàn hồi cao, ấn ngón tay vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để 
lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Nếu thấy mặt thịt thô ráp, ngửi không có mùi 
thơm của thịt, tôi kiểm tra bằng cách rạch một lằn dao vào thớ thịt, xem bên 
trong có màu tươi hồng của thịt (thịt lợn) hoặc màu đỏ tươi (thịt bò) thì thịt đó 
vẫn còn tươi. Sau đó mới đưa vào chế biến. Nếu thịt có màu sẫm, hoặc có vết 
bầm ở cơ hoặc các nốt các đám xuất huyết trên da thì không nhận vì đó là các 
dấu hiệu nghi thịt gia súc, gia cầm đã chết hoặc mắc bệnh hoặc do nhuộm màu. 
+ Đối với trứng: Khi nhận nên chọn những quả vỏ sạch, màu tươi sáng, vỏ 
dày không nứt vỡ, cầm trứng đưa lên gần tai lắc nhẹ nếu không nghe thấy tiếng 
kêu là trứng tươi, hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái cầm vào hai đầu của quả trứng 
giơ về phía ánh sáng, nhìn phía đầu to của quả trứng nếu thấy kích thước bóng 
khí càng nhỏ thì trứng càng tươi. Trước khi chế biến, để biết trứng còn dùng 
được không thì có thể ngâm trứng vào nước, nếu thấy trứng chìm là trứng vẫn 
còn tươi, trứng lơ lửng trong nước là trứng không còn tươi nữa. Nếu trứng nổi 
hẳn lên mặt nước thì không nên sử dụng để chế biến thức ăn. Hoặc khi đập 
trứng, thấy lòng trắng trứng thu gọn quanh lòng đỏ (trong đặc, ngoài rìa hơi 
lỏng, lòng đỏ nguyên vẹn và nổi tròn hẳn) là trứng mới. 
+ Đối với rau, củ, quả tươi: Chỉ nhận rau có màu tươi sáng không héo úa, 
dập nát, không dính bẩn. Đối với một số loại rau ăn lá không nên chọn rau có bề 
mặt nhẵn bóng, xanh mướt vì có thể sản phẩm đó được sử dụng các loại phân 
Một số biện pháp đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non 
7/17 
bón lá và thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn dư trong rau và bề mặt. Đối với các 
loại rau dạng củ, quả nên chọn các loại củ trơn nhẵn, da căng, không bị dập nát, 
màu sắc củ phải đồng nhất, không nên chọn các loại củ đã mọc mầm vì ảnh 
hưởng đến tiêu hóa. 
+ Đối với cá, hải sản: Cá tươi có miệng ngậm kín. Thân cá rắn chắc, đàn 
hồi, không để lại vết ấn của ngón tay trên thịt cá. Vảy cá óng ánh, bám chặt thân 
cá, không có niêm dịch và mùi hôi thối khó chịu. Mang có màu đỏ hồng, không 
bị nhớt hay mùi hôi. Trôn cá thụt sâu vào bên trong, có màu trắng nhạt và bụng 
cá lép. Chọn tôm tép vỏ sáng lóng lánh, dài và trơn láng. Nghêu còn sống. Các 
loại thủy sản khác nên chọn loại còn tươi, có màu sắc bình thường, đặc biệt 
không có mùi ươn hôi. 
- Sau khi kiểm tra đảm bảo chất lượng thực phẩm tôi yêu cầu người giao 
hàng ký sổ giao nhận rồi mới tiến hành sơ chế. 
- Với kinh nghiệm và kiến thức trên tôi chia sẻ với các chị em trong tổ nuôi 
và cùng chị em trong tổ đúc kết những kiến thức chuẩn xác nhất để từ đó trong 
các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi tham mưu với ban giám hiệu đưa kiến thức 
này vào trong bộ câu hỏi thi quy chế chăm sóc nuôi dưỡng đầu năm. 
3.2. Biện pháp 2: Đảm bảo vệ sinh trong quá trình sơ chế và chế biến 
thực phẩm. 
Sau khi đã nhận thực phẩm, trước khi nấu nướng, để đảm bảo vệ sinh an 
toàn thực phẩm, cần đảm bảo rửa sạch rau, củ cũng như thịt cá. Không những 
chúng mang nhiều đất cát mà ngày nay còn có một lượng lớn thực phẩm, đặc 
biệt là rau củ thường được sử dụng hóa chất cho nhanh lớn, chính vì vậy cần 
nghiêm túc thực hiện qui trình sơ chế và chế biến thực phẩm. Để đảm bảo thời 
gian thực hiện qui trình chúng tôi đã phân công dây chuyền hợp lý. 
- Các loại thịt rửa sạch dưới vòi nước chảy, thái miếng và cho vào máy sục 
ozon 15 phút để đảm bảo thịt được loại bỏ hết các tạp chất có trong thịt. 
- Các loại rau: Theo các chuyên gia, nếu rửa rau không đúng cách, thì kể cả 
rửa rau qua ba nước cũng chưa chắc rau đã được loại bỏ tối đa các tạp chất bẩn 
như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ 
sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy. Rau có nguy cơ 
nhiễm bẩn từ các nguồn khác nhau, ví dụ rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm 
nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli, 
nên nguy cơ nhiễm độc vẫn là rất cao kể cả rau sau khi đã được nấu nướng, cần 
bỏ ngay quan niệm cho rằng rửa rau chỉ cần qua loa, nấu kỹ là được. Ngoài ra, 
không nên cắt nhỏ rau rồi rửa vì nó sẽ làm thất thoát một lượng lớn vitamin có 
trong rau. 
Một số biện pháp đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non 
8/17 
+ Rau ăn được chia làm 4 loại: Lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ 
nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm 
sạch. Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm 
bệnh tả. Vì thế, nên sau khi nhặt sạch rau, tôi ngâm qua nước và bắt đầu rửa 
từng lá, cọng dưới vòi nước chảy, sau đó cho rau vào chậu, đổ đầy nước cho 
ngập rau và sục máy ozon 20 phút. 
+ Rau ăn quả, củ thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá nhưng rau ăn quả dễ bị 
nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách li thuốc 
hay ô nhiễm khi bảo quản. Với các loại quả, củ như bầu, bí, khoai tây, khoai 
mon tôi thường rửa sạch rồi mới gọt vỏ và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế 
các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt, rồi mới đưa vào chế biến. 
- Sau khi sơ chế các loại thực phẩm thì khi chế biến tôi cũng đặc biệt chú ý 
khâu vệ sinh, trẻ mầm non còn nhỏ, nên khi nấu thức ăn cho trẻ tôi đã nấu thật 
kỹ, đạt nhiệt độ sôi đồng đều để có thể tiêu diệt hết các loại vi khuẩn gây bệnh, 
tôi hiểu rằng thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm 
nhập và phát triển, nên tôi không nấu quá sớm mà tính thời gian để khi nấu xong 
là chia cho trẻ ăn ngay khi thức ăn còn nóng như với nhà trẻ theo quy chế các 
con ăn cơm lúc 10h còn mẫu giáo ăn cơm lúc 10h30. Chính vì vậy ban giám 
hiệu trường tôi đã tập huấn cho chúng tôi giờ nấu chín canh là 9h25, giờ nấu 
chín thức ăn mặn là 9h35, giờ nấu chín món xào là 9h40 và giờ nấu chín cơm là 
9h45. Thức ăn chia xong tôi đậy cẩn thận và chuyển sang phòng chia ăn không 
để lẫn với thực phẩm sống. Không dùng tay để bốc thức ăn mà phải dùng dụng 
cụ sạch. Ngoài ra tôi còn chú ý lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh 24 tiếng, mỗi một 
loại thức ăn tôi lưu vào 1 cốc với lượng là thức ăn khô 100-150g, thức ăn loãng 
là 150-200g được dán bằng giấy vỡ ghi rõ tên thức ăn, ngày giờ lưu, tên người 
lưu mẫu. Sau đó, ghi chép vào sổ lưu nghiệm thức ăn đầy đủ và chính xác. 
3.3. Biện pháp 3: Thực hiện tốt dây truyền làm việc trong bếp để đảm 
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Để thực hiện tốt vệ sinh trong nhà bếp thì yêu cầu mỗi nhân viên nuôi 
dưỡng đều phai phát huy ý thức, phối hợp nhau trong công việc. Bởi vậy tôi 
thường xuyên tham gia với các đồng chí nhân viên trong tổ cách làm qua hoạt 
động hàng ngày cũng như qua các buổi sinh hoạt chuyên môn đó là: Thực hiện 
đều đặn công việc hàng ngày trong nhà bếp với tiêu chí ” Làm đâu sạch đấy, 
đứng dậy gọn ngay”. Khi thấy nhà bếp chưa gọn tôi không ngại ngùng né tránh 
mà tham gia nhắc nhở đồng nghiệp ngay qua đó cũng góp phần đáng kể trong 
việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bếp ăn của chúng tôi có 10 nhân viên 
nếu không làm tốt việc phân công dây truyền sẽ dẫn đến côngviệc bị chồng chéo 
Một số biện pháp đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non 
9/17 
kém hiệu quả , bởi vậy tôi đã cùng với nhà bếp thảo luận, đưa ra việc phân công 
công việc của từng vị trí và qua sự chỉ đạo của ban giám hiệu trường tôi có bảng 
phân công công việc phù hợp, không chồng chéo. 
CÔNG VIỆC CỦA TỪNG VỊ TRÍ TỔ NUÔI 
1. Nấu chính: 
Thời gian Nội dung công việc 
7h -7h30 - CB sổ KT, GNTP đợt 1 
- Ghi sổ kiểm thực ( Bước 1) 
7h30- 9h30 - Nấu cơm 
- Giao nhận thực phẩm đợt 2 
- Nấu bữa chính trưa cho trẻ 
9h30 – 10h15 - Nấu bưa chính trưa cho trẻ 
- Quan sát cân đối chia ăn 
10h15 – 11h15 - Quan sát giờ ăn trên lớp 
11h15 – 12h15 - Nghỉ, ăn trưa 
12h15 - 13h15 - Trực bếp. 
13h15 – 14h - Nấu bữa phụ chiều cho nhà trẻ - mẫu giáo 
14h – 15h - Nấu bữa chính chiều cho nhà trẻ 
15h – 16h30 - Vệ sinh tủ cơm, khu vực nấu ăn, khóa van gas, chốt tiền thực 
phẩm trong ngày. 
2. Phụ nấu: 
Thời gian Nội dung công việc 
7h -7h30 - KT bếp, đun nước 
- Chuẩn bị dụng cụ, vệ sinh khu nấu 
7h30- 9h30 - Chuyển gạo đã vo đến tủ cơm 
- Phụ nấu bữa chính trưa cho trẻ 
9h30 – 10h15 - Phụ nấu bữa chính trưa cho trẻ 
- Phụ chia ăn trẻ 
10h15 – 11h15 - Nấu ăn cho CBGVNV 
11h15 – 12h15 - Nấu ăn bữa chiều cho trẻ ( Những món cần ninh nấu sớm) 
12h15 - 13h15 - Nghỉ trưa, ăn trưa 
13h15 – 14h - Phụ nấu bữa phụ chiều cho nhà trẻ mẫu giáo 
14h – 15h - Phụ nấu bữa chính chiều cho nhà trẻ 
15h – 16h30 - Vệ sinh tủ cơm, khu vực nấu, rửa bát 
3. Sơ chế chính: 
Thời gian Nội dung công việc 
Một số biện pháp đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non 
10/17 
7h -7h30 - Vệ sinh khu sơ chế và chuẩn bị đồ dùng GNTP 
7h30- 9h30 - Phụ nhận thực phẩm ( cho TP ra chậu và chuyển vào ngăn 
thứ 2 của bàn sơ chế thô) 
- Sơ chế tinh thực phẩm thịt 
- Xay thịt 
- Ghi sổ thực phẩm ( bước 2) 
9h30 – 10h15 - Sơ chế thực phẩm cô 
10h15 – 11h15 - Nhận và đưa cơm khối dưới gác 
11h15 – 12h15 - Sơ chế thực phẩm chiều cho trẻ ( với các món cần ninh nấu 
sớm) 
- Rửa bát 
12h15 - 13h15 - Nghỉ trưa, ăn trưa 
13h15 – 14h - Sơ chế thực phẩm chiều 
14h – 15h - Vệ sinh khu sơ chế 
- Vệ sinh bồn cỏ hoa hồng gần bếp 
15h – 16h30 - Rửa bát, vệ sinh khu sơ chế và bàn sơ chế 
4. Sơ chế 2: 
Thời gian Nội dung công việc 
7h -7h30 - Vệ sinh khu sơ chế và chuẩn bị đồ dùng sơ chế 
7h30- 9h30 - Vo gạo nước 2 
- Sơ chế tinh thực phẩm thịt , cá, cua 
9h30 – 10h15 - Sơ chế thực phẩm cô 
10h15 – 11h15 - Nhận và đưa cơm khối dưới gác 
11h15 – 12h15 - Sơ chế thực phẩm chiều cho trẻ ( với các món cần ninh nấu 
sớm) 
- Rửa bát 
12h15 - 13h15 - Nghỉ trưa, ăn trưa 
13h15 – 14h - Sơ chế thực phẩm chiều 
14h – 15h - Vệ sinh khu sơ chế 
- Vệ sinh bồn cỏ hoa hồng gần bếp 
15h – 16h30 - Rửa bát, vệ sinh khu sơ chế và bàn sơ chế 
5. Chia ăn chính: 
Thời gian Nội dung công việc 
7h -7h30 - Tráng và Sắp xếp xoong nồi, vệ sinh phòng chia ăn 
- Sấy bát 
7h30- 9h30 - Xúc gạo, Vo gạo nước 1 
Một số biện pháp đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non 
11/17 
- Hỗ trợ sơ chế thực phẩm tinh ( rau , củ , quả) 
9h30 – 10h15 - Lưu nghiệm thức ăn 
- Chia thức ăn chín cho các lớp 
- Ghi sổ kiểm thực ( bước 3) 
10h15 – 11h15 - Nhận và đua cơm khối 4 lớp nhỡ 
- Chia thức ăn cô 
11h15 – 12h15 - Rửa bát 
12h15 - 13h15 - Nghỉ trưa, ăn trưa 
13h15 – 14h - Lưu nghiệm thức ăn bữa phụ chiều 
- Chia ăn bữa phụ chiều cho trẻ NT, MG 
14h – 15h - Lưu nghiệm thức ăn bữa chính chiều 
- Chia ăn bữa chính chiều cho trẻ NT 
15h – 16h30 - Rửa bát. 
- Vệ sinh phòng chia ăn, bàn chia ăn 
6. Chia ăn 2,3: 
Thời gian Nội dung công việc 
7h -7h30 -Tráng và Sắp xếp xoong nồi, vệ sinh phòng chia ăn 
- Sấy bát 
7h30- 9h30 - Hỗ trợ sơ chế thực phẩm thô ( rau , củ , quả) 
9h30 – 10h15 - Chia bát cho các lớp 
- Chia thức ăn chín cho các lớp 
10h15 – 11h15 - Nhận và đưa cơm khối trên gác 
- Chia thức ăn cô 
11h15 – 12h15 - Rửa bát 
12h15 - 13h15 - Nghỉ trưa, ăn trưa 
13h15 – 14h - Chia ăn bữa phụ chiều cho trẻ NT, MG 
14h – 15h - Chia ăn bữa chính chiều cho trẻ NT 
15h – 16h30 - Rửa bát. 
- Vệ sinh phòng sữa học đường, phòng nghỉ và tời cơm ở trên 
gác 
7. Cô nấu ăn sáng: 
Thời gian Nội dung công việc 
6h – 7h - Nấu ăn sáng 
- chia ăn sáng 
7h -7h30 - Sắp xếp, vệ sinh khu sân giếng 
Một số biện pháp đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non 
12/17 
7h30- 9h30 - Rửa thịt, rửa các loại rau 
9h30 – 10h15 - Rửa bát ăn sáng 
- Vệ sinh toàn bộ bếp nếu có rơi vãi thực phẩm hoặc có nước 
trên nền nhà 
10h15 – 11h15 - VS đồ dùng nấu và chia ăn 
11h15 – 12h15 - Rửa bát 
12h15 - 13h15 - Nghỉ trưa 
13h15 – 14h 
Nghỉ chiều 14h – 15h 
15h – 16h30 
3.4. Biện pháp 4: Đảm bảo vệ sinh dụng cụ và vệ sinh cá nhân của nhân 
viên nuôi dưỡng. 
Dụng cụ là những thứ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm khi đang chế biến và 
thức ăn của trẻ khi đã nấu xong, nếu dụng cụ không đảm bảo vệ sinh thì cũng là 
nguồn chứa vi khuẩn gây bệnh và cũng là một trong các nguyên nhân gây mất 
vệ sinh an toàn thực phẩm. Ý thức được điều này nên tôi đã thường xuyên 
nghiêm túc thực hiện các biện pháp vệ sinh dụng cụ hàng ngày. Không để dụng 
cụ bẩn qua đêm, bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, 
nhờn mỡ để lau khô bát đĩa, nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên 
tráng lại bằng nước sôi, dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng 
biệt. Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa. Thức ăn còn 
thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng 
ngày. Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế 
cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm. Không dùng dụng cụ bằng 
đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa đựng 
thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các 
kim loại nặng như chì, đồng  hoặc phụ gia vào thực phẩm. 
Tuyệt đối không dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo 
vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm. Không để 
các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây dộc khác ở trong khu vực 
chế biến thực phẩm. Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh 
sạch sẽ. Bàn chế biến thực phẩm phải được làm bằng Inox hoặc gạch men để rễ 
lau chùi cọ rửa. 
Bếp nấu ăn đảm bảo đủ không khí và ánh sáng. Bếp phải thực hiện quy 
trình bếp một chiều để đảm bảo vệ sinh. Trường có tủ sấy bát nên hàng ngày 
trước mỗi bữa ăn chúng tôi thường cho bát thìa vào sấy. Vệ sinh nhà bếp, lau 
Một số biện pháp đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non 
13/17 
dọn sàn nhà, kệ bếp, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ ăn uống nơi sơ chế thực phẩm, 
khu chế biến thực phẩm chia cơm, nơi để thức ăn chín luôn được lau chùi cọ rửa 
sạch sẽ. 
Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ chúng tôi phải thực 
hiện tốt chế độ vệ sinh cá nhân theo quy định. Như đầu tóc gọn gàng, cắt ngắn 
móng tay ngắn và sạch sẽ, tuyệt đối không được bốc thức ăn khi chia cho trẻ. 
Đảm bảo 100% nhân viên nấu ăn tại trường được khám sức khỏe theo quy định 
tại TTYT Huyện Gia Lâm. Người trực tiếp chế biến thực phẩm được trang bị 
đầy đủ bảo hộ lao động như: Tạp dề, khẩu trang, mũ đội đầu, ủng. Hàng năm 
nhà trường đã quan tâm và tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên chúng tôi 
được đi tập huấn kiến thức về vệ sinh, an toàn thực phẩm. T«i vµ chÞ em trong 
tæ nu«i hiểu và nắm được công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 
trong trường mầm non, qua những lần chúng tôi được đi tập huấn về vệ sinh an 
tàn thực phẩm. Càng làm cho chúng tôi có ý thức và trách nhiệm cao trong quá 
trình giữ vệ sinh chung, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Nhân viên chúng tôi luôn mặc trang phục bảo hộ trong khi nấu ăn: Đeo tạp 
dề, đội mũ khi chế biến, đeo khẩu trang trước khi chia thức ăn và rửa tay bằng 
xà phòng tiệt trùng. Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, nhà trường đã có kế 
hoạch phân công cụ thể nhân viên cấp dưỡng thay phiên nhau đến sớm làm công 
tác thông thoáng phòng cho không khí lưu thông và lau dọn sàn nhà, kệ bếp, 
kiểm tra hệ thống điện, ga trước khi hoạt động. Nếu có điều gì biểu hiện không 
an toàn thì nhân viên cấp dưỡng báo ngay với lãnh đạo nhà trường để biết và kịp 
thời xử lý. 
3.5. Biện pháp 5: Vệ sinh môi trường 
Nước là một loại nguyên liệu không thể thiếu được và nó được sử dụng 
nhiều trong công đoạn chế biến thực phẩm và vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày 
đối với trẻ. Nước nhiễm bẩn sẽ tạo nguy cơ không tốt đến sức khoẻ của trẻ. Nếu 
dùng nước trong chế biến thực phẩm phải là nước sạch, đủ, phải được kiểm định 
về vệ sinh thường xuyên. Chính vì thế trường mầm non của chúng tôi đã đăng 
ký sử dụng nguồn nước sạch do công ty nước sạch Ninh Hiệp cung cấp, hiện tại 
cơ sở chúng tôi có bồn chứa nước bằng Inox, để đảm bảo cho nguồn nước luôn 
sạch sẽ chúng tôi đã cọ rửa thường xuyên, đậy kín tránh bụi bẩn rơi vào. 
Đối với trường mầm non có rất nhiều loại chất thải khác nhau như nước 
thải, rác thải nếu không có biện pháp xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường. Nước 
thải từ nhà bếp, khu vệ sinh tự hoại, rác thải từ rau củ, rác từ thiên nhiên lá cây, 
các loại nilông, giấy lộn, đồ sinh hoạt thừa, vỏ hộp sữaNếu không có biện 
pháp xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường. Các loại rác thải là nơi tập trung và 
Một số biện pháp đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non 
14/17 
phát triển của các loại côn trùng và chúng bay đến đậu nơi thức ăn cũng sẽ gây 
nên các mầm bệnh, ngộ độc thức ăn ở trường. Các chất thải ra phải cho vào 
thùng rác phải có nắp đậy. Rác thải đã được nhà trường ký kết hợp đồng với 
phòng vệ sinh môi trường thu gom 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_dam_bao_ve_sinh_an_to.pdf