Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục sự phát triển bền vững cho học sinh trường THPT Lê Lợi qua dạy học môn Địa lí lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục sự phát triển bền vững cho học sinh trường THPT Lê Lợi qua dạy học môn Địa lí lớp 12

II. NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận

1.1. Phát triển (PT) là gì?

‘‘PT là một quá trình gồm nhiều thành tố khác nhau: kinh tế, kĩ thuật, xã hội,

chính trị, văn hóa và không gian. Mỗi thành tố ấy là một quá trình tiến hóa, nhằm

biến đổi một xã hội nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên thành một xã hội

công nghiệp hiện đại ít phụ thuộc vào thiên nhiên.” (Nguyễn Đình Hòe - Môi trường

và sự phát triển bền vững, NXB Giáo dục năm 2007).

Như vậy PT là một quá trình xã hội đạt đến sự thỏa mãn những nhu cầu mà xã

hội ấy gọi là cơ bản. PT là quy luật chung của mọi thời đại, mọi quốc gia; là mục tiêu

của các chính phủ, là trách nhiệm chính trị của các quốc gia.

1.2. Bền vững (BV) là gì?

Trong tài liệu Chăm sóc Trái Đất đã viết: “BV là sự cải thiện chất lượng cuộc

sống của con người trong khuôn khổ phạm vi sức chứa của hệ sinh thái trợ giúp”.

“Bền vững là sự khỏe mạnh và sức sống văn hóa, kinh tế và môi trường lâu dài, có coi

trọng lâu dài tầm quan trọng của việc gắn hạnh phúc của chúng ta về mặt xã hội, tài

chính với môi trường”.

Như vậy, định nghĩa nói trên cho chúng ta thấy khái niệm BV liên quan đến

kinh tế, môi trường và xã hội và mối tương tác giữa ba bộ phận này. Mục đích của BV

là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trong sức chứa của Trái Đất. BV và

PT là hai khái niệm không thể tách rời nhau trong quá trình tiến hóa của loài người.

Chỉ có PT mới đảm bảo được tính BV.

pdf 11 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 516Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục sự phát triển bền vững cho học sinh trường THPT Lê Lợi qua dạy học môn Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 liên quan đến 
kinh tế, môi trường và xã hội và mối tương tác giữa ba bộ phận này. Mục đích của BV 
là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trong sức chứa của Trái Đất. BV và 
PT là hai khái niệm không thể tách rời nhau trong quá trình tiến hóa của loài người. 
Chỉ có PT mới đảm bảo được tính BV. 
2 
1.3. Phát triển bền vững là gì? 
 Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai của chúng ta”, Ủy ban quốc tế về Môi trường 
và phát triển (WCBP) của Liên Hợp Quốc đã định nghĩa: “PTBV là sự phát triển thỏa 
mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các 
nhu cầu của thế hệ tương lai”. Báo cáo này khẳng định, phát triển kinh tế và môi trường là 
không tách rời nhau. PTBV ngày càng phổ biến trên qui mô toàn cầu. 
 Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất về môi trường và phát triển (NCED) được tổ 
chức tại Rio de Janeino (Brazil - 1992) và hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV tại 
Johannesburg (CH Nam Phi - 2002) đã đưa ra khái niệm: “PTBV là một quá trình phát 
triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển là phát triển 
kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng những nhu cầu của đời 
sống con người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu 
cầu của thế hệ tương lai”. 
Ở Việt Nam, PTBV được hiểu một cách toàn diện “PTBV bao trùm tất cả các 
mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ 
công bằng xã hội, gìn giữ và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, 
đảm bảo quốc phòng an ninh” 
Như vậy, khái niệm PTBV ngày càng được hoàn thiện và mở rộng. PTBV không 
phải là một khái niệm tuyệt đối, mà đó là mục tiêu cần phấn đấu. Nội dung cụ thể của 
PTBV luôn phát triển cùng với sự phát triển của tri thức và các giá trị đang tồn tại 
trong xã hội hiện tại. 
1.4. Giáo dục vì sự PTBV là gì? 
Giáo dục vì sự PTBV về cơ bản là một quá trình giáo dục về khả năng nâng cao 
năng lực con người, về nhu cầu học tập để duy trì, nâng cao chất lượng cuộc sống của 
chúng ta và các thế hệ tương lai. 
Giáo dục vì sự PTBV mở ra cho tất cả mọi người cơ hội giáo dục, cho phép họ 
tiếp thu các tri thức và các giá trị cũng như học được hành vi, lối sống cần thiết cho 
một tương lai bền vững và thay đổi xã hội một cách tích cực. 
Như vậy, giáo dục vì sự PTBV là một khái niệm rất rộng mà trọng tâm là giáo 
dục để tìm kiếm sự cân bằng giữa con người và kinh tế cũng như với các truyền thống 
văn hoá, sự tôn trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất. Giáo dục vì sự 
PTBV là một quá trình học tập suốt đời, bồi dưỡng kĩ năng, thái độ, hành động vì một 
xã hội lành mạnh về môi trường sinh thái, thịnh vượng về kinh tế và tôn trọng nhu cầu 
của các thế hệ hiện tại và tương lai. 
1.5. Giáo dục vì sự PTBV ở Việt Nam 
Để thực hiện Thập kỉ Giáo dục vì sự PTBV do Liên Hợp Quốc công bố, ngày 
11/11/2005, Thủ tướng chính phủ đã kí quyết định về thành lập Ủy ban Quốc gia Thập kỉ 
Giáo dục vì sự PTBV của Việt Nam. Mục tiêu của Thập kỉ Giáo dục vì sự PTBV ở Việt 
Nam là: 
- Tích hợp nội dung giáo dục PTBV vào hệ thống giáo dục các cấp. 
- Mang lại cho mọi người cơ hội tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng cao và 
học hỏi những giá trị, cách cư xử và lối sống cần thiết cho một tương lai bền vững. 
- Tích hợp nội dung giáo dục PTBV vào các chính sách, chiến lược và các kế 
hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 
- Thúc đẩy cải cách giáo dục và tăng cường sự hợp tác giữa các bên tham gia 
vào giáo dục PTBV ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế 
Việc thực hiện Thập kỉ Giáo dục vì sự PTBV ở nước ta bước đầu đã mang lại 
kết quả tích cực, nhận thức của toàn dân về PTBV ngày một đầy đủ, sâu rộng hơn. 
3 
PTBV đã trở thành tiêu chí, mục tiêu cho các chiến lược hành động. Tuy nhiên, bên 
cạnh những thành tựu đạt được thì tình hình PTBV của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế: 
tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, nhất là ở các khu vực 
đông dân, các khu công nghiệp; những nguy cơ mai một về văn hóa, xã hội; sự suy 
giảm một số giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, gia tăng các tệ nạn. Mặt khác, xét về 
nhận thức của sự đổi mới giáo dục thì không phải tất cả các địa phương, các trường 
học, các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục PTBV cho 
học sinh. Chính vì vậy, đẩy mạnh giáo dục PTBV cho học sinh ở nước ta là một yêu 
cầu cấp thiết. 
2. Thực trạng của vấn đề 
2.1. Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh lớp 12 
Ở lứa tuổi này học sinh đã có sự phát triển khá đầy đủ về thể chất, tâm sinh lí và 
trí tuệ. Các em đã xác định được động cơ học tập, có quyết tâm cao và khả năng hành 
động độc lập để thực hiện được mục đích của mình. Ở tuổi này, các em thích tranh 
luận, trao đổi, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề trong học tập và đời sống. Các 
em đã có khả năng tiếp cận cao với giáo dục PTBV. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy 
môn Địa lí tại trường THPT Lê Lợi, qua tiếp xúc, trao đổi với học sinh và các giáo 
viên dạy môn Địa lí và qua các bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, tôi 
nhận thấy: nhiều em học sinh, nhất là ở những lớp học theo chương trình Chuẩn vẫn 
chưa có nhận thức rõ về tầm quan trọng và tư duy logic để có được sự PTBV. Vì vậy, 
các em cần phải được các giáo viên giáo dục về sự PTBV. 
2.2. Nhận thức của giáo viên về giáo dục vì sự PTBV 
Để tìm hiểu về nhận thức của các giáo viên dạy môn Địa lí nói chung và giáo 
viên dạy môn Địa lí trường THPT Lê Lợi nói riêng về giáo dục PTBV, tôi tiến hành 
một số biện pháp như thông qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp và dự các giờ giảng dạy 
của các giáo viên và tôi đã rút ra kết luận như sau: 
Phần lớn các thầy cô giáo đều có nhận thức khá đầy đủ về khái niệm PTBV, 
giáo dục vì sự PTBV và mục tiêu của giáo dục vì sự PTBV. Các thầy cô đều có trách 
nhiệm dạy cho học sinh những kĩ năng, giá trị, triển vọng về tương lai, nhằm khuyến 
khích, hướng dẫn các em tìm kiếm, phát hiện ra năng lực thực sự của mình. Tuy nhiên, 
khi thực hiện nhiệm vụ này các thầy cô thường gặp không ít khó khăn như điều kiện 
cơ sở vật chất không đảm bảo; thời gian ngắn; năng lực nhận thức của nhiều học sinh 
còn hạn chế; phương pháp, cách thức triển khai của một số thầy cô chưa thật sự hợp 
lí... 
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 
Có rất nhiều hình thức, biện pháp để tiến hành giáo dục vì sự PTBV. Tuy nhiên, 
trên thực tế giảng dạy môn Địa lí lớp 12 tại trường THPT Lê Lợi tôi đã sử dụng và 
tham khảo những hình thức như sau: 
3.1. Hình thức dạy học bài lớp 
Chương trình nội dung sách giáo khoa Địa lí lớp 12 có khối lượng kiến thức lớn 
nhưng số tiết học còn hạn chế, vì vậy, chủ yếu được tiến hành bằng hình thức dạy học 
bài lớp. Tuy nhiên, PTBV là vấn đề liên quan mật thiết tới thực tiễn địa phương nên 
ngoài hình thức bài lớp thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề thực 
tiễn của địa phương để liên hệ. 
Ví dụ: Bài 44 + 45: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố: giáo viên có thể hướng dẫn 
học sinh tìm hiểu các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội của địa phương 
nơi học sinh sinh sống, học tập, cụ thể là Tỉnh Quảng Trị. 
4 
Để hình thức dạy học bài lớp có hiệu quả cao trong việc giáo dục PTBV cho 
học sinh cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học như: 
3.1.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở 
Đối với giáo dục PTBV được tích hợp trong chương trình Địa lí lớp 12, những 
vấn đề địa lí có liên quan trực tiếp tới các nội dung của giáo dục PTBV là kinh tế - xã 
hội - tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Do đó, phương pháp đàm thoại gởi mở 
giúp học sinh khai thác các kiến thức từ thực tiễn để trả lời câu hỏi của giáo viên. Đây 
là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong giáo dục. 
Ví dụ: Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta 
- GV đặt câu hỏi: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta có ảnh hưởng 
như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường? 
- HS có thể trả lời dựa trên các ý sau: 
+ Về mặt kinh tế: kiềm chế tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm tích lũy 
+ Về chất lượng cuộc sống: thu nhập bình quân theo đầu người thấp, văn hóa, y 
tế, giáo dục chậm phát triển, các tệ nạn xã hội tăng nhanh, 
+ Về mặt môi trường: Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, 
- GV đưa tiếp câu hỏi: Trước tình hình đó, nhà nước ta cần có chiến lược như 
thế nào để phát triển dân số hợp lí và sử dụng nguồn lao động một cách hiệu quả? 
- HS có thể trả lời thông qua sơ đồ sau: 
Như vậy, đàm thoại gợi mở là phương pháp dùng lời nói có khả năng phát huy 
tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, 
lôgic và lượng kiến thức của học sinh tăng theo quá trình học. Với phương pháp này, 
người giáo viên không mất nhiều thời gian cho một tiết học mà học sinh lại hoạt động 
tích cực, sôi nổi, đem lại hiệu quả cao trong dạy học Địa lí nói chung và giáo dục 
PTBV nói riêng. 
3.1.2. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề 
Ví dụ: bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta 
Khi dạy phần 2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. 
- GV đặt vấn đề: Tại sao dân số nước ta tăng nhanh lại là thách thức rất lớn hiện 
nay? 
- HS suy nghĩ và đưa ra các giả thuyết: 
Dân số đông gây ra hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng trên cả 3 lĩnh vực: tài 
nguyên môi trường - kinh tế - xã hội. 
- GV: Như vậy, dân số tăng nhanh gây hậu quả nghiêm trọng, tác động đến cả 3 
mặt của phát triển bền vững: kinh tế - xã hội - môi trường. Vậy, để PTBV Việt Nam 
cần có biện pháp gì? 
Chiến lược phát triển dân số và sử dụng 
hiệu quả nguồn lao động nước ta 
Kiềm chế 
tốc độ tăng 
dân số 
Xuất 
khẩu lao 
động 
Phát triển công 
nghiệp ở miền núi 
và nông thôn 
Chuyển dịch cơ 
cấu dân số nông 
thôn và thành thị. 
Phân bố lại 
dân cư giữa 
các vùng 
5 
- HS: Muốn PTBV phải giải quyết vấn đề gia tăng dân số. Học sinh có thể đưa 
ra các giải pháp sau: 
+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số. 
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và đô thị hóa bền vững. 
+ Thực hiện triệt để chính sách dân số. 
+ Thực hiện công bằng giới, nâng cao đời sống nhân dân 
Như vậy, trong dạy học giải quyết vấn đề, giáo viên đặt học sinh vào các tình 
huống có vấn đề, dẫn dắt các em tìm cách giải quyết các vấn đề đó. Bằng cách này, 
học sinh vừa học được tri thức vừa học được phương pháp đi tới các tri thức đó, lại 
vừa phát triển được tư duy mới, tích cực hơn. Nhưng cần lưu ý rằng, để dạy học giải 
quyết vấn đề đạt hiệu quả tối ưu, người giáo viên cần chú ý tới cách đưa câu hỏi, nội 
dung câu hỏi và nên kết hợp với các phương pháp dạy học khác, đặc biệt là phương 
pháp dạy học tích cực. 
3.1.3. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm 
Ví dụ: Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. 
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: 
Nhóm 1: Tìm hiểu về bão và hoàn thành phiếu học tập số 1 
Thiên tai 
Thời gian và khu vực hay xảy 
ra 
Tần suất Hậu quả 
Biện pháp 
phòng chống 
Thời gian Khu vực 
Bão 
Nhóm 2: Tìm hiểu về ngập lụt và hoàn thành phiếu học tập số 2 
Thiên tai 
Thời gian và khu vực hay xảy ra 
Hậu quả 
Biện pháp 
phòng chống Thời gian Khu vực 
Ngập lụt 
Nhóm 3: Tìm hiểu về lũ quét và hoàn thành phiếu học tập số 3 
Thiên tai 
Thời gian và khu vực hay xảy ra 
Hậu quả 
Biện pháp 
phòng chống Thời gian Khu vực 
Lũ quét 
Nhóm 4: Tìm hiểu về hạn hán và hoàn thành phiếu học tập số 4 
Thiên tai 
Thời gian và khu vực hay xảy ra 
Hậu quả 
Biện pháp 
phòng chống Thời gian Khu vực 
Hạn hán 
Nhóm 5: Tìm hiểu về động đất và hoàn thành phiếu học tập số 5: 
Thiên tai 
Thời gian và khu vực hay xảy ra 
Hậu quả 
Biện pháp 
phòng chống Thời gian Khu vực 
Động đất 
Dạy học hợp tác theo nhóm là phương pháp thích hợp để thực hiện giáo dục 
PTBV. Sử dụng thành công phương pháp này còn góp phần thực hiện mục tiêu hình 
thành cho học sinh những giá trị, những kĩ năng về một cuộc sống bền vững. 
3.1.4. Phương pháp khảo sát, điều tra 
Ví dụ: Kết thúc bài 14: Sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa 
phương em theo các nội dung sau: 
+ Tình trạng khói bụi 
+ Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lí. 
+ Tình trạng sử dụng phân bón, hoá chất của bà con nông dân và vấn đề phát 
triển nông thôn bền vững. 
6 
Qua những nội dung khảo sát được, rút ra nhận xét về mức độ phát triển bền 
vững và các giải pháp giải quyết. Sau khi giúp học sinh nắm được mục đích, yêu cầu 
của nội dung khảo sát, điều tra, giáo viên hướng dẫn học sinh viết báo cáo. 
3.1.5. Phương pháp dạy học dự án 
Ví dụ: Khi học bài 45: Địa lí địa phương 
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu về thực trạng về tài nguyên, môi trường ở 
Địa phương mình sinh sống. Mục tiêu giúp học sinh có nhận thức đúng và hành động 
thiết thực bảo vệ tài nguyên môi trường. 
Hướng dẫn HS: 
+ Lập kế hoạch thực hiện dự án: Phân công công việc, thời gian thực hiện, 
chuẩn bị phương tiện 
+ Viết báo cáo, chuẩn bị trình bày dự án. 
- GV: Tổ chức một buổi cho học sinh trình bày, đánh giá kết quả dự án. 
Sau đây là một dự án dạy ở bài 44, 45 địa lí địa phương: 
Đề tài ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG TRỊ 
Chuyên đề 
2 
TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI, VẤN NẠN KHAI THÁC TÀI 
NGUYÊN 
VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 
GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG 
A/ Nội dung chuẩn bị: Tìm hiểu về đặc điểm, đánh giá thuận lợi đối với phát triển 
kinh tế - xã hội của Tỉnh 
I. TÁC ĐỘNG VẤN NẠN KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN ĐẾN PHÁT TRIỂN 
KINH TẾ - XÃ HỘI 
1. Thực trạng 
a. Đánh giá chung 
b. Vấn nạn khai thác một số tài nguyên 
b.1. Đất nông nghiệp (Chuyển đổi đất sản xuất sang đất khác; ô nhiếm đất) 
b.2. Tài nguyên rừng (Gỗ, động vật) 
b.3. Tài nguyên biển (hải sản) 
b.4. Tài nguyên nước (thiếu nước ngot, ô nhiễm nguồn nước) 
b.5. Tài nguyên khoáng sản (Cát, ti tan ven biển; cát, sỏi đầu nguồn sông; đá 
vôi 
b.6. Tài nguyên du lịch 
2. Giải pháp 
II. TÁC ĐỘNG THIÊN TAI VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH 
TẾ - XÃ HỘI 
1. Thực trạng 
a. Đánh giá chung 
b. Tác động một số thiên tai và sự cố môi trường đến phát triển kinh tế - xã hội 
b.1. Bão, Lũ, lụt 
b.2. Hạn hán và gió phơn Tây Nam khô nóng (gió Lào) 
b.3. Lốc xoáy, sét 
b.4. Cát bay, cát chảy 
b.5. Sụt lở và trượt lở đất đá 
b.6. Xói, lở bờ sông 
7 
2. Giải pháp đề ra: 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG 
 CÁC EM HỌC SINH THỰC HIỆN DỰ ÁN 
8 
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
Trên cơ sở nghiên cứu và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã áp dụng 
giảng dạy ở trường Lê Lợi các lớp cụ thể như sau: Ở 4 lớp 12 học theo chương trình 
Chuẩn (12B2; 12B3; 12B5; 12A4). Kết quả sau khi áp dụng như sau: 
Kết quả khảo sát mức độ hứng thú Giáo dục vì sự phát triển bền vững cho 
học sinh trường THPT Lê Lợi qua dạy học môn Địa lí lớp 12 
Lớp Tổng số 
HS 
Thích Bình thường Không thích 
12a4 36 30 83,3 6 16,7 0 0 
12b2 44 39 86,4 5 11,4 0 0 
12b3 43 36 83,7 7 16,3 0 0 
12b5 41 34 82,9 8 19,5 0 0 
- Về nhận thức: phần lớn học sinh được hỏi có nhận thức khá đầy đủ về khái 
niệm PTBV 
- Về thái độ: Đa số học sinh được hỏi có thái độ tích cực đối với vấn đề PTBV 
qua môn Địa lí 
- Về hành vi: đại bộ phận học sinh đã có những chuyển biến tích cực trong hành 
vi về vấn đề bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nhà trường xanh - sạch - đẹp 
Điều tra thực tế cho thấy, phần lớn học sinh lớp 12 cho rằng, dù việc học tập để 
trải qua các kì thi sắp tới là rất vất vả, khối lượng kiến thức phải ôn tập cũng rất lớn 
nhưng các em vẫn nhận thấy, việc đưa nội dung giáo dục PTBV vào chương trình Địa 
lí lớp 12 là rất cần thiết. Các em cũng có thái độ rất hứng thú khi học những tiết Địa lí 
có tích hợp nội dung giáo dục PTBV, không có học sinh nào thờ ơ với vấn đề này. 
Theo tôi, giáo dục PTBV khi được tích hợp vào môn học sẽ cung cấp cho các em các 
kiến thức, kĩ năng cho một cuộc sống bền vững, giúp các em hình thành được các kỹ 
năng sống cần thiết. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục PTBV qua các bài 
học Địa lí trong nhà trường phổ thông nói chung và cho học sinh lớp 12 nói riêng. 
Hạn chế mộ số em chưa thật sự quan tâm việc học tập trên lớp nên tâm lí không 
yêu thích bộ môn và các hoạt động khác của bộ môn. 
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Vai trò của giáo dục PTBV là vô cùng quan trọng. Giáo dục PTBV góp phần 
tạo ra “một thế giới mà trong đó ai ai cũng đều có cơ hội được hưởng lợi từ một nền 
giáo dục có chất lượng và được tiếp thu những giá trị, hành vi và cách sống cần có cho 
một tương lai bền vững và cho những chuyển biến xã hội tích cực”. Để có một thế giới 
như vậy đòi hỏi tất cả mọi người phải chung tay xây dựng, phải đổi mới toàn diện, sâu 
sắc trên tất cả các mặt: thể chế, công nghệ, nhận thức - hành vi. Trong PTBV, giáo dục 
đóng vai trò nòng cốt, PTBV chỉ có thể có được thông qua giáo dục. Vì vậy, cần đẩy 
mạnh giáo dục vì sự PTBV, đặc biệt là trong nhà trường phổ thông. 
“Đưa con người vào vị trí tích cực trong việc tạo ra hiệu quả bền vững về mặt 
sinh thái và kinh tế, tạo ra một môi trường xã hội công bằng, trong khi vẫn duy trì sự 
tăng trưởng kinh tế toàn cầu” chính là mục tiêu mà giáo dục PTBV hướng tới. Do đó, 
khi tiếp cận giáo dục PTBV cần có sự tiếp cận toàn diện và liên môn. 
Chương trình Địa lí lớp 12 gồm những nội dung về Địa lí tự nhiên và Địa lí 
kinh tế - xã hội Việt Nam, đây chính là điều kiện rất thuận lợi để giáo viên có thể khai 
thác, tích hợp nội dung giáo dục PTBV trong hoàn cảnh thực tế của nước ta. Để giáo 
dục PTBV đạt hiệu quả cao, người giáo viên dạy môn Địa lí cần nắm vững nội dung 
9 
sách giáo khoa, các kiến thức về giáo dục phát triển bền vững kết hợp với các phương 
pháp dạy học tích cực để có thể phát huy tính độc lập, chủ động của học sinh nhằm đạt 
mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục PTBV nói riêng. 
Thực tế, sau nhiều năm đổi mới chương trình giáo dục thì nội dung giáo dục 
PTBV đã mang lại những kết quả tích cực trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và 
môi trường. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy một thực tế rằng: trong một số nhà trường, 
giáo dục PTBV còn chưa được quan tâm đúng mức. Giáo dục PTBV cần phải được 
đưa vào các văn bản, chính sách pháp luật của nhà nước và phải được đẩy mạnh hơn 
nữa trong nhà trường phổ thông. 
Như vậy, giáo dục PTBV đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát 
triển đất nước. Chúng ta cần phải giáo dục cho học sinh - những thế hệ chủ nhân tương 
lai của đất nước có những kiến thức cơ bản về PTBV để các em có thể sống một cách 
“bền vững” sau khi rời ghế nhà trường. Môn Địa lí nói chung và môn Địa lí lớp 12 nói 
riêng là một môi trường thuận lợi để tích hợp nội dung giáo dục PTBV. Mỗi người 
giáo viên Địa lí cần phải xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp và hình thức phù 
hợp để giáo dục PTBV đạt hiệu quả cao nhất. 
2. Kiến nghị - đề xuất 
Trong điều kiện hiện nay của nền giáo dục nước ta, việc đưa giáo dục PTBV 
vào chương trình học phổ thông như một môn học riêng biệt là chưa thực hiện được. 
Tuy nhiên, đứng trước sự cấp thiết của vấn đề PTBV trên thế giới và ở Việt Nam thì 
việc đưa nội dung giáo dục PTBV vào chương trình Địa lí nói chung và Địa lí 12 nói 
riêng là vô cùng cần thiết. Người giáo viên Địa lí phải hiểu rõ nội dung, cấu trúc 
chương trình môn học để xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung giáo dục PTBV từ 
nội dung sách giáo khoa, sau đó, giáo viên thiết kế các mô đun hoặc giáo án cho từng 
tiết học cụ thể. 
 Trên đây là một vài kinh nghiệm dạy học trên cơ sở giáo dục vì sự PTBV cho 
học sinh qua dạy học môn Địa lí lớp 12 tại trường THPT Lê Lợi của tôi. Do thời gian 
thực nghiệm còn ngắn, diện thực nghiệm còn hẹp, khuôn khổ đề tài chưa rộng, chắc 
chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được các đồng nghiệp tham khảo và có ý 
kiến đóng góp bổ xung để đề tài phát huy được tác dụng và có ý nghĩa ứng dụng thiết 
thực. 
XÁC NHẬN CỦA 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
Quảng Trị, ngày 5 tháng 3 năm 2020 
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh 
nghiệm của mình v

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_su_phat_trien_ben_vung_cho_ho.pdf