Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh tham gia thi giải toán qua internet – Violympic

Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh tham gia thi giải toán qua internet – Violympic

Kĩ năng sử dụng máy tính ( trong máy tính ): Đối với học sinh lớp 4, việc thực hành tính toán trên giấy là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, khi thi giải toán qua Internet - Violympic vẫn có nhiều dạng bài nên cho học sinh sử dụng máy tính. Do đó cần tập cho học sinh cách sử dụng thành thạo máy tính để tính những phép tính đối với các số có nhiều chữ số - có thể sử dụng Mouse hay bàn phím.

- Kĩ năng soạn thảo văn bản: Đối với học sinh chỉ cần hướng dẫn các em 2 thao tác cơ bản là Coppy và Paste. Sử dụng các kĩ năng này để lưu lại các dạng bài, nhất là những bài tập khó qua từng vòng thi và Copy kết quả từ máy tính sang bài làm để tránh nhầm lẫn.

- Kĩ năng chụp ảnh màn hình: Dùng để chụp và lưu lại những bài toán không Copy được. Thao tác: Nhấn phím Print ScreenSysRq ( hay Prtsc ) để chụp và dán thẳng vào trang Word ( Giáo viên thì nên làm như sau: Nhấn phím Print Screen Sys Rq ( hay Prtsc )  Chọn Start  Programs  Accessories  Paint  Paste và chọn Select để cắt đề toán và dán vào trang Word ).

* Các bước khi thực hành một vòng thi tự luyện: Khi trên mạng Internet có mở một vòng thi mới, ngoài việc động viên các em tự làm ở nhà giáo viên dạy trên lớp theo trình tự sau:

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1414Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh tham gia thi giải toán qua internet – Violympic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i toán qua Internet - Violympic. 
- Về cách tổ chức : 
Tuy kế hoạch được xây dựng từ đầu năm nhưng việc tổ chức bồi dường cho số học sinh tham gia thi Giải toán qua Internet - Violympic thường bắt đầu vào nửa cuối tháng 10. Bởi các vòng thi ở đầu mỗi lớp thường ôn tập lại chương trình cũ và giáo viên cũng chưa “khởi động” việc ôn luyện. Thời gian ôn luyện của giáo viên là tranh thủ thời gian ra chơi và cuối mỗi buổi học. Chỉ có các lớp day theo giáo án tăng cường là lồng ghép việc ôn luyện cho học sinh tham gia thi Giải toán qua Internet - Violympic với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
* Thực trạng công tác tuyển chọn học sinh để bồi dưỡng tham gia thi giải toán qua mạng Internet-Violympic: 
- Việc tuyển chọn học sinh để tham gia cuộc thi giải toán qua Internet - Violympic thường giao cho giáo viên chủ nhiệm. Thông thường, các giáo viên đều chọn số học sinh giỏi của lớp, tổ chức ôn tập và thành lập đội tuyển của lớp để dự thi.
- Cách tuyển chọn như trên chưa chính xác và khoa học bởi các lí do: Những học sinh giỏi của lớp thường là những học sinh chăm chỉ, hoàn thành nhiệm vụ các môn học, cuối năm được xếp loại giỏi nhưng chua biết các em đó thật sự có năng khiếu về môn Toán hay không? Chúng tôi nhận thấy những học sinh đạt giải trong cuộc thi giải toán qua Internet - Violympic thường là những học sinh có năng khiếu về môn Toán, nắm chắc kiến thức có khả năng vượt trội và đặc biệt là sự thông minh, nhanh trí, nhất là với dạng đề thi đa phần là tìm đúng đáp số, đáp án như cuộc thi này. 
* Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc bồi dưỡng học sinh tham gia thi Giải toán qua Internet - Violympic: 
Trong công tác bồi dưỡng học sinh để tham gia cuộc thi giải toán qua Internet - Violympic, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình chưa thật sự đồng bộ. Tuy có 100% phụ huynh rất sung sướng và tự hào khi thấy con em mình ngồi làm toán trên máy vi tính với những hình ảnh, con số chuyển động rất hấp dẫn nhưng cũng đều “Trăm sự nhờ thầy”. Nhà trường cũng nhắc nhở giáo viên kết hợp với cha mẹ học sinh để tạo thêm lực lượng hỗ trợ và sự đồng thuận nhưng chưa có hiệu quả. Sự phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội dừng lại ở mức khi nhận được kết quả cuộc thi thì báo cho các tổ chức khen thưởng. 
* Thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh thi Giải toán qua Internet-Violympic:
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn nghèo, nhất là chưa đủ các phương tiện để ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác dạy và học. Trường chưa có phòng máy vi tính phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh để tham gia cuộc thi giải toán qua Internet - Violympic. 
- Máy vi tính – Internet  là những gì còn quá xa lạ với đại bộ phận người dân địa phương. Có 90% gia đình học sinh không có máy vi tính, nếu có cũng không nối mạng Internet. 
3. Giải pháp, biện pháp
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
	Tạo ra sân chơi toán học nhằm thu hút đông đảo học sinh khối lớp bậc Tiểu học tham gia, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học tập.
Nhằm thực hiện tốt sự phối kết hợp giữa ba môi trường giáo dục Gia đình- Nhà trường- Xã hội.
 Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghệ thông tin trong trường học.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
	Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng những biện pháp chủ yếu sau:
- Tìm hiểu hệ thống văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong trường học – Các văn bản hướng dẫn tổ chức, tham gia cuộc thi giải toán qua Internet - Violympic.
- Tìm hiểu công tác chỉ đạo và thực hiện bồi dưỡng cho học sinh tham gia thi giải toán qua Internet - Violympic.
- Nghiên cứu các vòng thi Violympic trên Internet - trên phần mềm tự luyện Violympic, các tài liệu tự luyện Violympic
- Sử dụng ba nhóm phương pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận; Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và Phương pháp thống kê toán học.
- Thời gian áp dụng hệ thống giải pháp đổi mới trong năm học 2013-2014 và học kì 1 năm học 2014-2015.
b.1 Các giải pháp, biện pháp đối với ban giám hiệu: 
* Về công tác quản lí, chỉ đạo 
Nắm bắt được sự chỉ đạo của các cấp về công tác tổ chức cuộc thi Toán qua mạng Internet, ngay từ đầu năm học, tôi đã hình thành ý tưởng và kịp thời xây dựng kế hoạch và triển khai tới giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh. Trong kế hoạch tôi xác định rõ điều kiện giáo dục như: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tài chính, quỹ thời gian, đối tượng học sinh, sự  phối hợp các lực lượng giáo dục trong trường  và ngoài  trường đồng thời phân công rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận, có thời gian, cách thức thực hiện và phải được kết hợp với kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của nhà trường. Thành lập Ban chỉ đạo để theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động ( Ban chỉ đạo cuộc thi có sự tham gia của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội,..) 
Sau khi triển khai kế hoạch cụ thể để các bộ phận thực hiện, tôi tiến hành kiểm tra, giám sát theo từng công việc được phân công như: Tự lập Nickname của các khối lớp để kiểm tra số lượng hoc sinh tham gia tự luyện sau mỗi vòng thi, mức độ hoàn thành bài của các em qua các vòng thi về kết quả bài làm điểm cao thấp của học sinh để thông báo giáo viên phụ trách bồi dưỡng nhắc nhở cho các em hoàn thành theo đúng tiến độ thời gian của các vòng thi).	
Đồng thời căn cứ vào các sự kiện, dữ liệu ghi nhận được sau khi kiểm tra tôi cần trao đổi với giáo viên: Để giáo viên trình bày mục đích các ý tưởng, nội dung kiến thức giáo viên cung cấp cho học sinh có đảm bảo tính hệ thống, khoa học, đầy đủ, đúng trọng tâm hay không? phân bố thời gian có hợp lý không? Về phương pháp có phát huy được tính chủ động, tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh hay không? Tôi phân tích nêu ưu, nhược điểm của việc thực hiện theo những tiêu chí khoa học và cùng hợp tác giáo viên đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác này ở giai đoạn tiếp theo.
* Về công tác lựa chọn giáo viên để bồi dưỡng học sinh tham gia cuộc thi giải toán qua Internet - Violympic: Người ta hay nói “Có thầy giỏi thì mới có trò giỏi”. Quả đúng như vậy, việc tuyển chọn giáo viên để bồi dưỡng cho đội ngũ học sinh tham gia giải toán qua Internet - Violympic là việc hết sức quan trọng. Trường chúng tôi giao nhiệm vụ này cho các giáo viên là những người có một số tố chất sau:
+ Có kiến thức chuyên môn vững vàng, nắm được chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán ở tất cả các lớp Tiểu học, có năng khiếu về môn Toán.
+ Sử dụng tốt các phương pháp giảng dạy, nhất là các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh.
+ Có kĩ năng sử dụng vi tính tương đối thành thạo, xử lí được các lỗi kĩ thuật của máy tính và mạng Internet.
+ Có năng lực phân tích, tổng hợp.
+ Nhiệt tình trong công tác, có tinh thần học hỏi. 
* Về công tác đầu tư cơ sở vật chất:
- Chúng tôi lên lịch luyện tập và khai thác và phát huy tối đa hiệu quả của số máy vi tính và mạng Internet trong nhà trường. Muốn vậy cần có sự phân công hợp lí về thời gian sử dụng cho từng lớp, từng khối lớp và có giáo viên phụ trách về kĩ thuật để đảm bảo sử dụng an toàn các máy vi tính của nhà trường.
- Chỉ đạo bộ phận Công nghệ thông tin sử dụng máy chiếu Projector và bài giảng PowerPoint để giảng dạy cho học sinh để tăng hiệu quả ôn luyện cho học sinh khi tham gia cuộc thi.
- Phối hợp với Hội Cha mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm tổ chức tuyên truyền rộng rãi về ý nghĩa, tác dụng tích cực của cuộc thi giải Toán qua Internet - Violympic trong toàn thể phụ huynh. Vận động những phụ huynh có điều kiện mua máy vi tính và nối mạng Internet để các em tham gia cuộc thi, giúp các em sớm tiếp cận với công nghệ thông tin, tiếp cận với một phương tiện học tập hiện đại và hiệu quả. 
.	 b 2. Công tác chỉ đạo phối hợp cùng giáo viên bồi dưỡng:
 Vai trò của người giáo viên trong công tác dạy học nói chung và dạy học Toán nói riêng là vô cùng quan trọng. Người thầy chính là người kiến trúc sư có vai trò chỉ đạo và hướng dẫn, gợi ý, dẫn dắt học sinh để đi đến các phương pháp học tập nói chung và giải toán nói riêng một cách khoa học. Có những học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh mà không được bồi dưỡng đúng phương pháp thì khó phát huy hết năng lực của mình. Bởi vậy, bản thân tôi đã chỉ đạo cho giáo viên lựa chọn đúng đối tượng học sinh thông qua các giờ học bằng cách giáo viên đánh giá học sinh khách quan, chính xác nhằm tránh sự nhầm lẫn học sinh không đủ năng lực giải toán vì đây là một sân chơi đòi hỏi không những các em chỉ vui tham gia mà phải có sự thông minh, tư duy tốt về kiến thức toán học và kĩ năng thao tác máy tính.
Tôi yêu cầu giáo viên thông qua việc giảng dạy hàng ngày trong các tiết học để tuyển chọn bởi lẽ các đối tượng có năng lực thường được bộc lộ khả năng tư duy tiếp thu nhanh sau mỗi một nội dung bài tập đưa ra và có sự hăng hái, tích cực xây dựng ý kiến trong giờ học và thường là những em có ý thức học tập chăm ngoan. Ngoài ra tôi yêu cầu giáo viên bồi dưỡng nắm bắt các vòng thi tự luyện đã có lịch cụ thể của bộ giáo dục về ngày giờ mở vòng thi để nhắc nhở học sinh hoàn thành các vòng thi. Bản thân mỗi giáo viên cũng phải tự lập Nickname cùng thi với học sinh và nắm bắt các em đã tham gia thi tự luyện được đến những vòng nào để báo cáo cho lãnh đạo kịp thời, Chẳng hạn từ ngày 05/9- 12/12/2014 (vòng 1- 9) là tự luyện; từ 22/12- 19/1/2015 (vòng 10- 12) là thi cấp trường học sinh phải hoàn thành vòng 9 để được dự thi cấp trường..... thông qua các vòng thi tự luyện tôi yêu cầu giáo viên theo dõi kĩ năng thao tác máy của từng em và báo cáo kịp thời..
- Yêu cầu giáo viên phải có những phương pháp bồi dưỡng để vừa củng cố chắc về kiến thức cơ bản đồng thời nâng cao kiến thức môn Toán cho các em, mỗi giáo viên cần tự tham khảo những tài liệu để tìm hiểu các dạng bài, cách giải toán, cách tính toán bằng cách thuận tiện để truyền tải cho các em...
* Để học sinh tham gia cuộc thi giải toán qua Internet - Violympic đạt hiệu quả tôi chỉ đạo giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau:
- Lựa chọn đúng đối tượng học sinh: Giáo viên phải đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, lựa chọn đúng đối tượng học sinh. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh được việc bỏ sót những em học giỏi, hoặc chọn nhầm những em không có tư duy toán học tốt. Một số căn cứ lựa chọn học sinh để bồi dưỡng thi giải toán qua Internet - Violympic:
+ Lựa chọn các đối tượng học sinh thông qua các giờ học: Những học sinh thông minh, nhạy bén, trong giờ học hăng hái phát biểu ý kiến, ý kiến thường đúng và có sáng tạo. Những em trầm tính, tuy ít phát biểu nhưng khi gọi tên và yêu cầu trình bày thì những em này thường trả lời chính xác hoặc có những ý hay, thể hiện sự sáng tạo. Đặc điểm chung của những học sinh này là rất cần cù, có ý thức cố gắng trong học tập.
+ Lựa chọn chọn học sinh thông qua việc chấm, chữa bài trên lớp: Những học sinh làm bài có kết quả tốt, trình bày bài chặt chẽ, khoa học, hay xung phong chữa bài tập cũ hoặc có những cách giải sáng tạo.
+ Lựa chọn thông qua các vòng thi tự luyện: Muốn việc đánh giá khách quan, đúng chất lượng học sinh thì cần giám sát chặt chẽ học sinh khi làm bài, quán triệt học sinh không được nhìn bài của bạn, đồng thời cũng không để cho bạn nhìn bài của mình, thường xuyên đổi vị trí của các em khi làm bài thi. Cần đánh giá một cách chính xác và nắm được mức độ tiếp thu cũng như sự tiến bộ của học sinh qua những lần tổ chức thi, kiểm tra và sàng lọc qua nhiều vòng.
* Thực hành giải toán qua Internet-Violympic:
Tôi luôn nhắc nhở giáo viên: Muốn bồi dưỡng học sinh thi giải toán qua Internet - Violympic có hiệu quả thì trước hết giáo viên cũng cần phải đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu, lập Nickname và vào thi như học sinh để thấy được những vướng mắc có thể xảy ra đối với học sinh. Từ đó nắm bắt cách thức vào thi, các dạng bài, có những định hướng đúng đắn, đúc rút và cô đọng nội dung chương trình cũng như những kĩ năng cần thiết để hướng dẫn học sinh. Đồng thời qua đó dự đoán những dạng bài mà học sinh có thể lúng túng để có biện pháp khắc phục phù hợp với đối tượng học sinh và thời gian ôn luyện.
* Chúng tôi động viên và giải thích với giáo viên tự xây dựng chương trình bồi dưỡng dựa trên dàn ý mà tôi đưa ra:
- Hiện nay, tài liệu bồi dưỡng cho học sinh thi giải toán qua Internet - Violympic mới chỉ có bộ sưu tập các đề thi qua từng vòng, chưa có các loại sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể các dạng bài có trong từng vòng thi. Trong khi đó, các trường thường tổ chức cho học sinh vừa học chính khóa vừa học một số kiến thức nâng cao. Vì thế tự soạn thảo chương trình ôn luyện là một việc làm hết sức quan trọng và đóng vai trò quyết định đến kết quả học tập của học sinh. Muốn ôn luyện có kết quả thì trước tiên giáo viên phải giúp học sinh hiểu và nắm vững sự liên kết giữa các kiến thức trong chương trình và trong sách giáo khoa. Đây chính là tiền đề quan trọng giúp các em mở rộng, nâng cao khả năng hiểu biết.
- Muốn làm được điều đó, giáo viên cần phải nắm vững nội dung, chương trình học, cần phải soạn nội dung từng tiết học, đi từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khóa tiến tới chương trình nâng cao - trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khóa, từ đó vận dụng để nâng cao dần.
- Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời cũng phải thường xuyên ôn tập, củng cố.
Ví dụ: Cứ sau 2 đến 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có 1 tiết luyện tập, củng cố kiến thức và cứ 6 đến 7 tiết thì cần có 1 tiết ôn tập hay luyện tập chung để củng cố khắc sâu.
- Nội dung chương trình cho việc bồi dưỡng đảm bảo thời lượng: Tiết; Tuần; Học kì, Cả năm.
 	+Nội dung một tiết bồi dưỡng thi giải toán qua Internet-Violympic:
Kiến thức truyền đạt ( lí thuyết, ví dụ, ).
Bài tập vận dụng.
Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự như bài ở lớp).
Tuy vậy, việc soạn thảo nội dung dạy còn tùy thuộc vào mức độ tiếp thu của từng học sinh (làm sao cho các em có thể nắm bắt được).
Cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải vì hầu hết các em chưa tự mình thực hiện được mà đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên.
Để các em có kiến thức vững vàng, nắm chắc được nhiều dạng bài tập thì mỗi dạng bài cần phải luyện tập nhiều lần, đưa ra nhiều cách giải. Đồng thời thường xuyên củng cố, tổng hợp lại để khắc sâu.
* Thông báo, nhắc nhở một số lưu ý đối với giáo viên:
- Điều cần thiết là giáo viên cần thường xuyên tổ chức, theo dõi học sinh thực hành để nắm bắt những lỗi mà học sinh còn mắc phải để uốn nắn kịp thời. Thực tế cho thấy nếu không được bồi dưỡng đúng cách thì ngay cả những em giỏi lại dễ bị rớt ngay từ vòng cấp trường, bởi các em vẫn thường giải theo thói quen ở nhà là không cần phải tính toán kĩ, khi thi bị điểm thấp thì thoát ra thi lại để đạt điểm cao hơn.
- Việc giúp các em vững vàng tâm lý trước và trong khi thi cũng rất quan trọng. Bởi các em học sinh Tiểu học thường “bản lĩnh” thi cử chưa tốt. Một số em hồi hộp, lo sợ khi vào phòng thi; có em do tâm lý thi một bài chưa tốt đã nghĩ là mình không đạt nên buông xuôi, thậm chí bỏ những bài sau hoặc thoát ra. Vì vậy giáo viên cần giúp các em có tâm lý thoải mái trước khi vào phòng thi, đồng thời dặn dò các em hết sức bình tĩnh, tính toán kĩ càng, thi hết sức mình cho dù điểm không cao.
b.3 Các giải pháp đối với học sinh:
Chúng tôi triển khai đến giáo viên những nôi dung để nhắc nhở học sinh
* Thường xuyên luyện tập – thực hành: 
- Để tham gia có hiệu quả cuộc thi giải toán qua Internet - Violympic trước tiên phải giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức đã được truyền thụ trên lớp, khuyến khích học sinh lập nhiều Nickname để thực hành thành thạo hơn.
- Hiện nay có các phần mềm tự luyện Violympic không cần nối mạng ( 25 vòng hoặc 35 vòng ). Học sinh cần thường xuyên tự luyện trên các phầm mềm này để tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kĩ năng thực hành trên máy vi tính. Ưu điểm nổi bật của phần mềm này là học sinh có thể thực hành liên tục các vòng tự luyện chứ không giới hạn như các vòng tự luyện chính thức trên mạng Internet.
- “Muốn biết thì hỏi-muốn giỏi phải học ”. Sau mỗi tuần học, mỗi vòng thi, phải hướng dẫn cách để học sinh tự tổng hợp kiến thức. Khi có những chỗ chưa biết, chưa nắm chắc cần hỏi thầy cô giáo để tìm sự giúp đỡ và tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức cho mình.
* Rèn luyện kĩ năng thực hành trên máy tính cho học sinh: 
Ngoài việc cho học sinh sử dụng thành thạo Mouse và bàn phím cần hướng dẫn cho học sinh một số thao tác sau:
- Kĩ năng sử dụng máy tính ( trong máy tính ): Đối với học sinh lớp 4, việc thực hành tính toán trên giấy là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, khi thi giải toán qua Internet - Violympic vẫn có nhiều dạng bài nên cho học sinh sử dụng máy tính. Do đó cần tập cho học sinh cách sử dụng thành thạo máy tính để tính những phép tính đối với các số có nhiều chữ số - có thể sử dụng Mouse hay bàn phím.
- Kĩ năng soạn thảo văn bản: Đối với học sinh chỉ cần hướng dẫn các em 2 thao tác cơ bản là Coppy và Paste. Sử dụng các kĩ năng này để lưu lại các dạng bài, nhất là những bài tập khó qua từng vòng thi và Copy kết quả từ máy tính sang bài làm để tránh nhầm lẫn.
- Kĩ năng chụp ảnh màn hình: Dùng để chụp và lưu lại những bài toán không Copy được. Thao tác: Nhấn phím Print ScreenSysRq ( hay Prtsc ) để chụp và dán thẳng vào trang Word ( Giáo viên thì nên làm như sau: Nhấn phím Print Screen Sys Rq ( hay Prtsc ) " Chọn Start " Programs " Accessories " Paint " Paste và chọn Select để cắt đề toán và dán vào trang Word ).
* Các bước khi thực hành một vòng thi tự luyện: Khi trên mạng Internet có mở một vòng thi mới, ngoài việc động viên các em tự làm ở nhà giáo viên dạy trên lớp theo trình tự sau: 
+ Bước 1: Khởi động
Giáo viên yêu cầu học sinh tự giải bằng Nickname phụ, ghi tất cả các bài toán cũng như đáp số của từng bài lại. Sau đó học sinh tự phân dạng bài, nhóm bài và tự tổng hợp những bài chưa gặp, chưa giải được hoặc chưa hiểu đề toán. Để làm được điều này nên hướng dẫn các em làm nhiều lượt: mỗi khi đăng nhập chỉ làm 2 bài ( thay đổi trình tự ) rồi thoát ra và đăng nhập lại để làm tiếp.
+ Bước 2: Chung sức
Chia học sinh thành các nhóm – mỗi nhóm khoảng 3 em. Từng nhóm trao đổi kết quả bài giải, thảo luận tìm cách giải các bài khó, sau đó sắp xếp các bài toán theo từng dạng cho dễ nhớ.
+ Bước 3: Trợ giúp
Giáo viên hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của từng vòng thi. So sánh với các dạng toán có ở vòng thi trước. Hướng dẫn các dạng bài mới và giải đáp các vướng mắc của học sinh.
+ Bước 4: Sẵn sàng:
Cho học sinh tự giải - mỗi khi đăng nhập chỉ làm 2 bài. Qua mỗi bài thi học sinh ghi lại thời gian và điểm số để biết được sự tiến bộ của mình. Giáo viên theo dõi và giúp đỡ từng học sinh.
+ Bước 5: Về đích
Học sinh thực hành giải trên Nickname chính, lưu ý cách lựa chọn bài nào làm trước, làm sau để đạt số điểm cao nhất.
Sau mỗi vòng thi, học sinh cần tự tổng hợp những bài toán, dạng toán mà mình chưa nắm chắc để thường xuyên ôn tập cùng với sự hướng dẫn của giáo viên để thực hành tốt hơn trong các vòng tự luyện tiếp theo.
	b.4 Các giải pháp đối với phụ huynh học sinh:
	Tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa của cuộc thi, tuyên truyền về tác dụng tích cực của cuộc thi.
Động viên phụ huynh tạo điều kiện mua máy vi tính – nối mạng Internet để học sinh có phương tiện học tập tại nhà.
Cha me hoc sinh cần thường xuyên nhắc nhở và kiểm tra việc học tập của các em học sinh.
Nhà trường – giáo viên và phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ trong việc bồi dưỡng và động viên các em tham gia cuộc thi.
c) Điều kiện để thực hiện giải pháp,biện pháp
- Để đạt được hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh tham gia giải toán qua Internet – Violympic cần áp dụng các giải pháp trên một cách đồng bộ và thường xuyên trong suốt cả năm học. 
- Muốn thực hiện các biện pháp, giải pháp trước hết người Hiệu trưởng phải năng động sáng tạo, tâm huyết với nghề nghiệp, đầu tư chiều sâu vào

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUYENTHANHDAT_QUANLY_THKRONGANA.doc