Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.

Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.

Qua việc nghiên cứu đề tài và thực hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, bản thân tôi nhận thấy như sau:

 + Đối với giáo viên: Khi chưa áp dụng các trò chơi nêu trên vào trong quá trình dạy học,bản thân tôi thường mắc phải một số lỗi như giờ dạy còn trầm, giáo viên nói nhiều, học sinh làm việc ít, giờ học không sôi nổi, học sinh còn thụ động, phần củng cố bài còn đơn sơ, chưa đem lại hiệu quả cao, chính vì vậy mà không thu hút và không tạo được sự hứng thú cho các em học sinh. Sau khi tôi đưa các trò chơi áp dụng vào dạy học thì kết quả dạy học của bản thân tôi có sự thây đổi nhiều và theo chiều hướng tích cực, với chuẩn bị chu đáo của bản thân về cách thiết kế, tổ chức nên giờ đây trong tiết dạy của tôi không còn cứng nhắc, không còn truyền thị kiến thức một chiều mà ngược lại giờ học trở nên sinh động, học sinh thích thú đối với môn học, tích cực xây dựng bài , học sinh không còn e ngại như trước nữa, các em đã mạnh dạn hơn trong cách đưa ra nhận xét cũng như phân tích các sự kiện lịch sử, có tinh thần phối hợp, đoàn kết và hợp tác trong học tập. Điều quan trọng nhất là các em đã hiểu rõ và nắm vững các sự kiện lịch sử, kết quả học tập cũng cao hơn.

 + Đối với học sinh: Qua việc tổ chức trò chơi lồng ghép vào tiết học, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ thông tin cho trò chơi này đã tạo ấn tượng tốt đối với các em học sinh, các em thấy thoải mái, vui chơi học hỏi, không còn cảm giác căng thẳng, lo sợ khi thầy cô hỏi bài, các em thảo luận, tự mạnh dạn đưa ra ý kiến tạo cho các em có cảm giác tự tin khi đứng trước đám đông. Đặc biệt các em được quyền nói lên suy nghĩ của mình về vấn đề nào đó.vv

 

doc 29 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 12776Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môn phụ, không có sự hướng nghiệp rõ ràng khi lựa chọn ôn thi.
Phụ huynh thờ ơ và hướng con em mình học các môn tự nhiên.
 Bên cạnh đó giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên không thu hút được các em trong giờ học. Vì vậy để khắc phục một phần nào đó với thực trạng nói trên bản thân tôi đưa ra phương pháp “ Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8,9 tại trường THCS Nguyễn Trãi” nhằm hình thành cho các em một số kĩ năng cơ bản như rèn luyện tính tư duy độc lập, kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ, làm việc nhóm và đặc biệt là tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh trong tiết học góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử và nâng cao chất lượng dạy và học. Thông qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp bản thân tôi nhận thấy có rất nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn cao nhưng kĩ năng sư phạm thì chưa tốt, thậm chí học sinh còn ngán ngẫm, mệt mỏi khi phải học môn Lịch sử. Môn lịch sử thường rất nhiều sự kiện, mốc thời gian, khối lượng kiến thức tương đối nhiều nhưng nếu như giáo viên dạy không có phương pháp sư phạm hợp lí thì giờ học trở nên quá tải, nặng nề, học sinh ít được tham gia hoạt động. Điều quan trọng hơn là không gây được hứng thú cho học sinh trong học tập. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường THCS Nguyễn Trãi theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể với học tập, giao lưu, giải trí, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Xuất phát từ thực tế nói trên, tôi đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đã mạnh dạn đưa ra một số trò chơi trong giờ học lịch sử có hiệu quả bước đầu rất đáng khích lệ.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
 Những giải pháp nói trên của đề tài nhằm giúp học sinh thoát ra khỏi phương pháp học tập theo lối truyền thống và phát huy phương pháp học tập mới đó là tư duy, sáng tạo, biết phân tích, nhận định, đánh giá vấn đề, liên hệ những vấn đề đã học vào thực tế một cách sinh động, xóa bỏ những suy nghĩ lỗi thời của phụ huynh cũng như học sinh về những môn học như môn học như môn lịch sử, địa lí là môn học phụ vì mỗi một bộ môn học có tầm quan trọng và vai trò khác nhau. Đặc biệt là tạo cho các em học sinh một tâm lí thoải mái,hứng thú và thích học tập đối với bộ môn Lịch sử.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện những giải pháp, biện pháp.
 * Một số nguyên tắc khi tổ chức trò chơi.
- Chọn trò chơi phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
- Xác định phạm vi, mục đích của trò chơi.
- Chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng rèn luyện cho học sinh.
- Tổ chức, biên soạn trò chơi phải phù hợp và bám vào Chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ môn.
- Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian trừ các tiết ngoại khóa, tiết bài tập lịch sử thì các trò chơi tổ chức trong tiết dạy chỉ dừng lại ở 4- 6 phút.
- Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo không khí thoải mái, hấp dẫn trong học tập.
- Luôn thay đổi trò chơi để thu hút học sinh, dựa vào dạng bài để thực hiện.
- Khi tổ chức trò chơi giáo viên là trọng tài, công bằng, chính xác và là cổ động viên tích cực của học sinh tham gia trò chơi. Cho điểm hoặc khen ngợi các em trước lớp.
* Vai trò và ý nghĩa của việc tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử.
- Giúp học sinh thay đổi hình thức, phương pháp học tập trước đây, làm cho giờ học bớt căng thẳng, không còn nặng nề, tạo cảm giác thỏai mái, dễ chịu, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng.
- Tạo cho học sinh sự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh cơ hội rèn luyện bản thân
- Kích thích học sinh vận dụng kiến thức năng động, rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng phán đoán, suy luận, từ đó phát triển tư duy độc lập, học cách xử lý thông minh và các tình huống phức tạp. Tăng cường khả năng vận dụng cuộc sống để thích nghi với điều kiện xã hội mới. Ngoài ra thông qua trò chơi còn giúp học sinh phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, sự trung thực và tinh thần trách nhiệm lẫn nhau.
*Khái quát về hình thức tổ chức trò chơi phục vụ giảng dạy môn Lịch sử trong chương trình THCS
 Với đặc trung của bộ môn lịch sử,ở mỗi khối lớp giáo viên có thể xây dựng được một hệ thống trò chơi phong phú, đa dạng với nhiều tên gọi và hình thức khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm tôi xin nêu ra một số trò chơi mang tính khái quát chung nhất, các trò chơi này đều có thể áp dụng rộng rãi ở các khối lớp 8,9 và trên tất cả các địa bàn khác nhau. Hình thức tổ chức trò chơi này có thể vận dụng cho một tiết bài tập lịch sử, ngoại khóa hoặc áp dụng để giáo viên có thể củng cố bài học. Trong quá trình giảng dạy các thầy cô giáo có thể sáng tạo thêm nhiều trò chơi khác nhau, bổ sung làm cho trò chơi lịch sử trở thành một hệ thống ngày càng phong phú, sinh động nhằm phục vụ tốt cho công tác dạy và học đối với bộ môn lịch sử, sau đây là một số trò chơi chúng ta có thể vận dụng:
* Trò chơi điền vào sơ đồ trống: Trò chơi này giáo viên phải chuẩn bị sơ đồ, với trò chơi này giáo viên có thể áp dụng đối với các bài có liên quan tới tổ chức bộ máy nhà nước.
 Vd: Điền vào sơ đồ trống sự phân chia xã hội nước Pháp trước khi cách mạng nổ ra(Bài 2- Lịch sử 8)
 *Trò chơi “Điền lược đồ trống”: Giáo viên chuẩn bị lược đồ, sơ đồ trống, để học sinh điền kí hiệu:
*Trò chơi ô chữ bí mật: Trò chơi này giáo viên chuẩn bị hệ thống các ô trống theo chủ đề. Học sinh tìm các chủ đề thích hợp để điền vào ô trống theo yêu cầu. Đây là một trong những trò chơi mà bản thân tôi cũng như đồng nghiệp thường sử dụng trong quá trình dạy học vì hiệu quả của trò chơi này mang lại rất cao. Trò chơi này có hai dạng chủ yếu.
+ Dạng thứ nhất: Ô chữ có một hàng ngang.
Ví dụ: Trong bài 26 lịch sử lớp 8: Sau khi dạy xong bài giáo viên hỏi học sinh: 
Ô chữ gồm có 8 chữ cái: Đây là thái độ chủ yếu của triều đình phong kiến nhà Nguyễn đối với quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
T
H
O
A
H
I
E
P
Đáp án: THỎA HIỆP
+ Dạng thứ hai: Ô chữ có nhiều hàng dọc và có từ chìa khóa bí mật
Ví dụ : Bài 13 lịch sử 8: Sau khi học xong bài , giáo viên có thể cho các em tham gia trò chơi giải ô chữ như sau:
Trò chơi ô chữ gồm có 7 hàng ngang, sau khi giải mã ô chữ các em tìm từ khóa ở những chữ cái được đánh dấu.
 Ô CHỮ NHƯ SAU:
1.Đây là loại phương tiện tham gia trong trong chiến tranh thế giới 1 ? XE TĂNG
2. Đức, Áo, Hung thiết lập khối quân sự có tên là gì ? LIÊN MINH
3.Cuộc chiến tranh xảy ra vào năm 1914 gọi là cuộc chiến tranh gì?THẾ GIỚI
4.Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? PHI NGHĨA
5.Thời điểm Mĩ bắt đầu tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? NĂM 1917
6.Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của những quốc gia nào? ĐỨC,ÁO, HUNG
7.Đây là điều loài người mong muốn? HÒA BÌNH
 TỪ CHÌA KHÓA: GIEO GIÓ GẶT BÃO
 Hoặc cũng với chủ đề nói trên, giáo viên có thể soạn nhiều hệ thống câu hỏi khác nhau để học sinh có thể trả lời câu hỏi và tìm ra từ chìa khóa.
 Hoặc giáo viên có thể tổ chức trò chơi trả lời câu hỏi theo hình thức đường lên đỉnh olimpia như sau: Chọn 2 bạn đại diện cho 2 đội chơi trả lời lần lượt 6 câu hỏi, có 3 câu hỏi 10 điểm, 3 câu hỏi 20 điểm, đội nào trả lời đúng được cộng điểm.Câu hỏi như sau:
Khối liên minh gồm những nước nào?
Trả lời: Đức,Áo- Hung
Sự kiện gì xảy ra vào ngày 7/11/1917?
Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi,Nga rút ra khỏi chiến tranh.
Sự kiện nào xảy ra vào ngày 11/11/1918?
Đức kí giấy đầu hàng, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Tính chất của cuộc chiến tranh thế gới thứ nhất?
 Phi nghĩa
Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất?
 Thái tử Áo- Hung bị ám sát.
Khối hiệp ước gồm những nước nào?
 Anh, Pháp, Nga
Ví dụ: Khi học xong chương III lịch sử 8, giáo viên có thể tổ chức trò chơi như sau:
Có 4 chữ cái: Đây là nước đã đặt ách cai trị và xâm lược Ấn Độ vào thế kỉ XIX? ( ANH)
 Cuộc cách mạng tiêu biểu ở Trung Quốc diễn ra vào năm 1911?
( TÂN HỢI)
 3.Người sáng lập ra tổ chức Trung Quốc Đồng Minh hội?
 ( TÔN TRUNG SƠN)
 4.Người có công lớn trong việc đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành nước TBCN? 
(THIÊN HOÀNG MINH TRỊ)
Từ sau năm 1898,Phi Lippin là thuộc địa của nước nào?
(MĨ)
Việt Nam là thuộc địa của nước nào?
( PHÁP)
*Trò chơi “Theo dòng lịch sử” trò chơi này dùng cho các tiết bài tập lịch sử, các tiết ngoại khóa để học sinh có điều kiện chuẩn bị và có điều kiện thích hợp cho khâu tổ chức, giáo viên có thể chọn chủ đề lịch sử đã được học trước để học sinh tìm hiểu kĩ hơn, có thể áp dụng sau khi học xong một chương, một giai đoạn lịch sử.
 Ví dụ: Tìm hiểu về một triều đại phong kiến,một cuộc khởi nghĩa, một cuộc kháng chiếnGiáo viên nên tổ chức trò chơi khi học xong một giai đoạn lịch sử, một cuộc kháng chiến..
Ví dụ: Cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến chống Mỹ.
*Trò chơi “ Tìm hiểu nhân vật lịch sử” Đây là trò chơi nhằm tìm hiểu một cách khái quát về thân thế, sự nghiệp của những nhân vật lịch sử có công lao to lớn đối với lịch sử dân tộc và nhân loại, do vậy mà giáo viên phải tổ chức ngoại khóa và các tiết làm bài tập lịch sử để dễ dàng thực hiện.
Ví dụ:Tìm hiểu nhân vật lịch sử đã cố công với dân tộc trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (bài 24-25) lịch sử 8
*Trò chơi “ Giải thích khái niệm, thuật ngữ lịch sử”Giáo viên nên lồng ghép vào các tiết bài tập lịch sử để tổ chức trò chơi.
Ví dụ: Chế độ quân chủ chuyên chế là gì. ?vv
*Trò chơi “ Ai là người nhớ nhiều địa danh lịch sử nhất”.Giáo viên có thể sử dụng vào tiết bài tập lịch sử, lịch sử địa phương sẽ dễ tổ chức và thực hịên.
Ví dụ: Hãy kể tên các di tích lịch sử tiêu biểu ở ĐăkLăk?
*Trò chơi “Hái hoa- Trả lời các câu hỏi lịch sử” áp dụng với các tiết ngoại khóa, làm bài tập lịch sử. Giáo viên chuẩn bị một cây hoa(hoa thiên nhiên hoặc hoa giả) trên nhánh hoa có ghi các chủ đề lịch sử để học sinh lựa chọn( nhân vật, sự kiện, chiến tranh, văn hóa..) trong mỗi chủ đề có hệ thống câu hỏi để học sinh lựa chọn. Để thành công trò chơi này giáo viên phải xác định phạm vi, mục đích của trò chơi. Để tiến hành trò chơi trên lớp thành công Gv tiến hành các bước: 
Giới thiệu trò chơi
Lựa chọn đội chơi
Quy định thời gian,phổ biến luật chơi.
Tổ chức trò chơi
Tổng kết,đánh giá
 Trong giới hạn của một sáng kiến kinh nghiệm và những năm gần đây bản thân tôi chủ yếu đứng lớp ở các khối 8 và 9 nên bản thân tôi nêu ra một số ví dụ cụ thể như sau:
Ví dụ: Trò chơi điền sơ đồ trống: Bài áp dụng : Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp( Lịch sử 8)
Phần I: Tổ chức bộ máy nhà nước.
Mục đích trò chơi: Giúp các em hiểu và rèn kĩ năng vẽ sơ đồ thống trị của Pháp ở Đông Dương
Giáo viên chuẩn bị trước sơ đồ trống vẽ trên giấy rôki và đáp án, chuẩn bị ô chữ đáp án. Giáo viên giới thiệu trò chơi và lựa chọn đội chơi, chia lớp thành hai đội, mỗi đội 5 bạn, cử hai học sinh làm trọng tài cùng giáo viên.
Giáo viên quy định luật chơi:3- 4 phút, xếp thành hai đội hình cánh gà sau đó mỗi đội sẽ cử lần lượt các bạn lên chọn ô chữ để dán cho đúng sơ đồ minh họa cho đạt kết quả như sơ đồ dưới đây, đội nào hoàn thành trước đội đó thắng cuộc. Thời gian tối đa là 4 phút, điểm tối đa là 10 điểm.
 Tổ chức trò chơi:
? Sau khi hoàn thành xong quá trình xâm lược Đông Dương thực dân Pháp tiến hành tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét đánh giá và hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi luôn, giáo viên treo sơ đồ trống lên bảng và yêu cầu học sinh điền cho đúng.
Tổng kết trò chơi:Giáo viên nhận xét, hoàn thiện sơ đồ và chuẩn hóa kiến thức.
Ví dụ: Trò chơi điền lược đồ trống: Bài áp dụng : Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1953- 1954( Lịch sử 9)
 + Mục đích trò chơi: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ chiến dịch biên giới thu đông(1950) một cách tốt hơn.
Giáo viên chuẩn bị lược đồ biên giới thu đông trống, kí hiệu mũi tên có sẵn keo dán.
Học sinh tìm hiểu lược đồ biên giới thu đông ở nhà.
 + Tiến hành trò chơi: 
Giáo viên giới thiệu về trò chơi, lựa chọn đội chơi, chia thành 2 đội, mỗi đội chơi gồm 5 học sinh và đặt tên cho mỗi đội. Đội 1- tên tướng Pháp: Rivie, đội 2 – Võ Nguyên Giáp.
Thời gian: 3- 4 phút
Kí hiệu để học sinh dán: ( Địch: mũi tên màu đen, Ta: mũi tên màu đỏ),đường tiến quân là mũi tên liền, đường rút quân là mũi tên đứt .Đội nào hoàn thành chính xác trước đội đó thắng, điểm tối da là 10 điểm.
+ Tổ chức trò chơi: Giáo viên treo lược đồ không màu lên bảng cùng với câu hỏi.
? Em hãy điền kí hiệu thích hợp lên lược đồ để miêu tả diễn biến chiến dịch biên giới thu - đông 1950? Cho học sinh bắt đầu trò chơi.
+ Tổng kết trò chơi: Sau khi hai đội hoàn thành giáo viên nhận xét và công bố kết quả chung cuộc.
Ví dụ:Trò chơi “ Ô chữ bí mật” Bài áp dụng: Bài 27 lịch sử 8: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.
+ Mục đích: Trò chơi này áp dụng để củng cố bài học, đồng thời tạo không khí vui chơi giảm căng thẳng trong giờ học.
Giáo viên chuẩn bị ô chữ có điền sẵn vẽ trên tờ Rô ki, dung giấy dán chữ lại.
Học sinh tìm hiểu và nắm bài học:
+ Tiến hành trò chơi: Giáo viên giới thiệu về trò chơi, lựa chọn đội chơi, chia thành 2 đội, mỗi đội chơi gồm 6 học sinh và đặt tên cho mỗi đội. Đội 1- Phương Đông: Rivie, đội 2 –Phương Tây.
Thời gian: 3- 6 phút. Sau khi giáo viên gợi ý câu hỏi, hai đội giơ tay giành quyền trả lời. Mỗi hàng chữ chỉ một đội trả lời và trả lời một lần, nếu đúng được 10 điểm và giáo viên mở hàng chữ đó ra. 
Sau khi giáo viên đọc câu hỏi mật mã ,hai đôi đưa tay giành quyền trả lời . Nếu trả lời sai đội còn lại được quyền trả lời, mỗi đội trả lời tối đa một lần, thời gian suy nghĩ là 10 giây. Học sinh trả lời đúng mật mã được 40 điểm. Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc được thưởng điểm.
+ Tổ chức trò chơi: Giáo viên treo bảng ô chữ đựơc che lên bảng cùng với các câu hỏi gợi ý.
 Mật mã lịch sử: Có 7 chữ cái: Đây là lực lượng tham gia đông nhất trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế ( NÔNG DÂN).Nếu hai đội không trả lời được thì giáo viên cho hai đội giãi mã các câu hỏi hàng ngang
1/ Ô chữ gồm có 12 chữ cái: Tên của vị thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
2/Ô chữ gồm 4 chữ cái: Đây là tên của đồng bào ở Hà Giang tham gia chống Pháp dưới ngọn cờ Hà QuốcThượng?
3/ Ô chữ gồm 8 chữ cái: Tên tỉnh mà cuộc khởi nghĩa nổ ra?
4/ Ô chữ gồm 14 chữ cái: Tên thật của Hoàng Hoa Thám?
5/ Ô chữ gồm 7 chữ cái: Đây là tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế?
6/Ô chữ gồm 11 chữ cái: Tên một nhà yêu nước tiêu biểu đã đến bắt liên lạc với nghĩa quân Yên Thế?
7/ Ô chữ gồm 5 chữ cái: Đây là tên vị lãnh tụ khởi nghĩa Yên Thế giai đoạn 1?
Mỗi đội trả lời câu hỏi theo gợi ý lần lượt, học sinh chọn ô hàng ngang để trả lời, không cần theo thứ tự. Giáo viên nhận xét, công bố kết qủa và hoàn thện bảng kiến thức.
Đáp án: 
1. HOÀNG HOA THÁM
2. MÔNG
3. BẮC GIANG
4. TRƯƠNG VĂN NGHĨA
5. ANH DŨNG
6. PHAN BỘI CHÂU
7. ĐỀ NẮM
Mật mã: NÔNG DÂN
 Giáo viên cần nhấn mạnh: Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào lớn nhất của nông dân trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Sự bền bỉ, dẻo dai của phong trào nói lên tiềm năng, ý chí và sức mạnh của giai cấp nông dân Việt Nam.
 Quy trình nói trên là thiết kế đối với cách dạy dùng bảng phụ, dạy học không có sử dụng công nghệ thông tin chúng ta vẫn có thể áp dụng được trò chơi. Còn nếu sử dụng công nghệ thông tin trên phần mềm Powwer point và các phần mềm khác thì đơn giản và tất nhiên hiệu quả cao hơn. Hiện nay công nghệ thông tin được sử dụng ngày càng phổ biến đặc biệt là trong quá trình dạy học, đối với bản thân tôi đã sử dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy của mình trên phần mềm trong tổ chức trò chơi ô chữ rất hiệu quả, học sinh thích thú và tiết học sôi động hơn,không sinh không còn cảm thấy căng thẳng đối với bộ môn này.
Ví dụ:Trò chơi “ Theo dòng lịch sử” Bài áp dụng: Tiết 43 Làm bài tập lịch sử 8 với chủ đê: Phong trào cần vương.
+ Mục đích: Giúp học sinh nắm một cách khái quát về phong trào Cần Vương, đồng thời tạo cho các em không khí vừa học vừa chơi,phát triển kĩ năng phối hợp, phân tích, làm việc theo nhóm.
 Cho học sinh xếp thành 4 đội, mỗi đội có một thư kí.
+ Tiến hành trò chơi: Chia lớp thành 4 đội và đặt tên cho mỗi đội, giáo viên phổ biến luật chơi. Thời gian: 45 phút/
 Phần khởi động: 50 điểm( 4 đội trả lời 5 câu hỏi, thời gian 5 giây,mỗi câu hỏi 10 điểm, mỗi đội được trả lời một lần)
Phần Tăng tốc: 100 điểm( 4 đội tham gia trả lời 4 sự kiện lịch sử,thời gian trả lời mỗi sự kiện là 5,10,15 giây tương ứng với 15,10 và 5 điểm)
Về đích: 50 điểm:Học sinh trả lời quan điểm của mình về chủ đề giáo viên đưa ra,thời gian là 3 phút
Trò chơi cụ thể như sau:
Phần Khởi động: 5 câu hỏi
Câu 1: Cuộc phản công Kinh thành Huế bùng nổ vào thời gian nào?( 5/7/1885)
Câu 2: Tôn Thất thuyết đã thay vua Hàm Nghi mấy lần ra chiếu Cần Vương? ( 2 lần)
Câu 3: Phong trào cần vương trải qua mấy giai đoạn?( 2 giai đoạn)
Câu 4: Thanh Hóa có mấy cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương?(2 cuộc)
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nào là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần vương?( Khởi nghĩa Hương Khê)
Phần Tăng tốc: 5 sự kiện lịch sử
Sự kiện 1: + Gợi ý 1: Tôn Thất Thuyết( 5 giây đầu tiên)
	+ Gợi ý 2: 5/7/1885( giây thứ 10)
 + Gợi ý 3: Tân Sở( Giây thứ 15)
Đáp án: Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế 
Sự kiện 2: + Gợi ý 1: Ba làng( Giây thứ 5)
 + Gợi ý 2: Công sự (Giây thứ 10)
 + Gợi ý 3: 1886-1887 ( Giây thứ 15)
Đáp án: Khởi nghĩa Ba Đình
Sự kiện 3: + Gợi ý 1: Bãi sậy ( 5 giây đầu tiên)
	+ Gợi ý 2: Đinh Gia Quế , Nguyễn Thiện Thuật( giây thứ 10)
 + Gợi ý 3: 1883-1892 ( Giây thứ 15)
Đáp án: Khởi nghĩa Bãi Sậy
Sự kiện 4: + Gợi ý 1: 15 thứ quân( 5 giây đầu tiên)
	+ Gợi ý 2: Ngàn Trươi( giây thứ 10)
 + Gợi ý 3: Phan Đình Phùng( Giây thứ 15)
Đáp án: Khởi nghĩa Hương khê
Sự kiện 5: + Gợi ý 1: Tôn Thất Thuyết( 5 giây đầu tiên)
	+ Gợi ý 2: Tân sở ( giây thứ 10)
 + Gợi ý 3: 13/7/1885( Giây thứ 15)
Đáp án: Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra“ Chiếu Cần Vương”
PhầnVề đích: 50 điểm
? Tại sao phong trào Cần Vương thất bại? Phong trào để lại ý nghĩa gì?
Cuối cùng giáo viên tổng kết, nhận xét, rút kinh nghiệm
*Trò chơi “ Ai là người nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử nhiều nhất”:
Trò chơi này có thể áp dụng trong chương trình ngoại khóa lớp 9 học kì II. Sử dụng trò chơi nàynhằm củng cố hệ thống kiến thức trong học kì II, đồng thời giúp các em có một không khí thoải mái, thân thiện trong giờ học ngoài trời. Giáo viên nên chọn thời gian thích hợp để tổ chức . Giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, đáp án, đồng hồ tính thời gian. Giáo viên nên bố trí chỗ ngồi cho học sinh hợp lí. Học sinh chuẩn bị bảng viết và bút lông.
+ Tổ chức trò chơi: Giáo viên giới thiệu về trò chơi, lựa chọn đội chơi, chọn đội chơi cả lớp hoặc cả khối.
Trò chơi gồm 10 câu hỏi, học sinh được bố trí ngồi theo hình ô vuông, giáo viên bố trí đồng nghiệp giám sát trò chơi. Em nào trả lời đúng thì tiếp tục ngồi lại chơi, em nào sai bị loại khỏi cuộc chơi, cứ như vậy đến khi học sinh trả lời câu thứ 10 sẽ là người chiến thắng.
+ Tiến hành: Giáo viên đọc câu hỏi xong, học sinh trả lời bằng cách viết vào bảng của mình, khi tín hiệu báo hết thời gian học sinh giơ bảng lên.
Câu 1: Ai là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam?
Đáp án: Nguyễn Ái Quốc
Câu 2: Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độ lập ở đâu?
Đáp án: Quảng trường Ba Đình
Câu 3: Kế hoạch Na Va được chia thành mấy bước?
Đáp án: 2 bước
Câu 4:Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra năm nào?
Đáp án: Năm 1954
Câu 5: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân diễn ra năm nào?
Đáp án: Năm 1968
Câu 6: Chiến dịch nào kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
Đáp án: Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 7: Tên “Nước Cộng hòa xã hội chủ Việt Nam” chính thức từ năm nào?
Đáp án:Năm 1976
Câu 8: Ai là chủ tịch nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi?
Đáp án:Tôn Đức Thắng
Câu 9: Đế quốc Mỹ đã tiến hành bao nhiêu “chiến lược chiến tranh” ở Việt nam?
Đáp án: 3 chiến lược:Chiến tranh đặc biệt,chiến tranh cục bộ, việt nam hóa chiến t

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_33_6162_2010929.doc