SKKN Sử dụng chuyện kể Lịch sử để nâng cao hiệu quả giảng dạy trong bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt nam

SKKN Sử dụng chuyện kể Lịch sử để nâng cao hiệu quả giảng dạy trong bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt nam

Ví dụ 3: Ơ phần I. 3. Để học sinh hiểu thêm nghệ thuật quân sự “tiên phát chế nhân”. Tôi đã sử dụng chuyện kể nghệ thuật quân sự độc đáo của Lý Thường Kiệt.

Lý Thường Kiệt đã có sự lựa chọn thông minh và sáng suốt, thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng. Ông biết rằng nội tình nước Tống không ổn định, cương giới bị một số nước lân bang uy hiếp, trong triều đình mẩu thuẩn giữa tể tướng Vương An Thạch với các thế lực thù địch ngày càng gay gắt, chính điều đó đã thuyết phục Lý Thường Kiệt rằng sự chỉ đạo của nước Tống vào kế hoạch xâm lược này là thiếu tập trung, thiếu quyết đoán. Đây là thời cơ để quân ta có thể thực hiện một cuộc tấn công chớp nhoáng với mục đích dằn mặt quân địch.

Sau khi phân tích, Lý Thường Kiệt cho rằng quân Tống có thể đi vào nước ta theo hai con đường. Trong đó, nhánh đường bộ có thể lấy Ung Châu (Nam Ninh-Quảng Tây) còn nhánh đường thủy có thể lấy Khâm Châu, Liêm Châu (Quảng Đông) làm cứ điểm tập kết binh lương. Vì vậy mục tiêu tấn công mà vị tướng này nhắm tới là ba thành trên với nhiệm vụ đốt phá kho lương và tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

Từ một kẻ chủ động tiến hành xâm lược, quân Tống bổng nhiên bị đẩy vào tình thế thất trận ngay từ khi chuẩn bị kéo quân. Nó đã tác động mạnh mẻ đến cục diện cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt, hay nói cách khác chiến thắng làm người Việt nức lòng, khơi dậy sự tự tin mạnh mẽ của họ vào chiến thắng cuối cùng. Buộc địch phải kéo dài thời gian chuẩn bị và đặc biệt quyền chủ động thuộc về phía ta, ta sẻ có thời gian để chuẩn bị lực lượng, xây dựng phòng tuyến ngăn địch. (Trích từ Đại Việt sử ký toàn thư của tác giả Ngô Sỹ Liên)

Ví dụ 4: Để làm rõ nghệ thuật quân sự : “Dĩ đoản chế trường”. Tôi đã sử dụng chuyện kể: “Cách dùng binh của Trần Quốc Tuấn”.

Dùng đoản chế trường là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự.Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tuỳ thời tạo thế, có được một đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.

Trần Quốc Tuấn cũng từng dạy: “Phàm đánh trận thì đánh chỗ tĩnh yếu, lánh chỗ tĩnh mạnh; Đánh chỗ nhọc mệt, lánh chỗ nhàn rỗi; Đánh chỗ sợ lớn, lánh chỗ sợ nhỏ; Đó là đạo lý từ xưa nay vậy”. “Phàm hay lấy ít mà thắng nhiều, lấy yếu mà địch mạnh, lấy nhỏ mà chế lớn, thế mới gọi là thiện chiến”.

Theo tinh thần câu nói trên của Trần Quốc Tuấn, ta có thể hiểu:

 Đại quân là quân lớn, quân đông, tức trường trận dùng để đánh những trận lớn.

 Đoản binh là quân nhỏ, quân ít dùng để đánh tập kích và phục kích. (Trích từ Đại Việt sử ký toàn thư của tác giả Ngô Sỹ Liên)

Với cách sử dụng chuyện kể lịch sử như trên tôi đã tạo được sự phong phú trong nội dung bài học, giúp học sinh hứng thú, tiếp thu kiến thức được sâu, rộng hơn.

 

docx 20 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 784Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng chuyện kể Lịch sử để nâng cao hiệu quả giảng dạy trong bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốt hơn.
SKKN: “Sử dụng chuyện kể lịch sử nâng cao hiệu quả giảng dạy trong bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”.
Trong phạm vi hẹp của đề tài này, tôi cố gắng đi sâu vào vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy với mục đích kích thích sự chủ động sáng tạo và hứng thú cho đối tượng người học, từ đó mang lại hiệu quả cao trong học tập; xem đây là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên phương pháp dạy học hiệu quả hơn mà chúng ta đang hướng tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng chuyện kể lịch sử nâng cao hiệu quả giảng dạy, áp dụng với bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam của GDQP 10, học sinh lớp 10.
Trong đó có hai vấn đề cần làm rõ:
Mức độ yêu thích của học sinh với môn học.
Hiệu quả học tập của học sinh thông qua áp dụng phương pháp sử dụng chuyện kể lịch sử.
1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phương pháp sử dụng chuyện kể lịch sử để nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDQP – AN 10, được thực hiện trong bài 1 của học kỳ I, năm học 2014 – 2015, chương trình GDQP – AN 10. Áp dụng với 03 lớp: 10B3, 10B7, 10B8 trường THPT Quang Trung.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi có sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thăm dò: Sử dụng phiếu thăm dò để đánh giá về mức độ yêu thích môn học.
Phương pháp đối chứng: Sử dụng lớp đối chứng để so sánh với lớp thực nghiệm.
Phương pháp thống kê, phân tích chứng minh: Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích chứng minh số liệu để có cơ sở kết luận tính hiệu quả của đề tài.
II. PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận
Phương pháp giảng dạy thụ động truyền thụ một chiều, thầy chỉ việc trình bày bằng những kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa, trò lắng nghe và ghi chép một cách máy móc những kiến thức đó đã ăn sâu, bám rễ vào trong phương pháp giảng dạy của chúng ta. Cho đến nay, khi mà ngành sư phạm đang ra sức để đổi mới phương pháp giảng dạy, với mục đích kích thích sự chủ động, sáng tạo của người học, nhằm giảm bớt học vẹt, học máy móc thì vẫn có những giáo viên chưa bắt kịp được với nhịp thay đổi chung đó, chưa chịu khó tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, nên vẫn còn hình thức dạy học thụ động, điều này tạo ra thói quen lười biếng của trò. Trong nhiều tiết học, thầy chỉ hỏi những câu hỏi đơn điệu, học sinh trả lời những kiến thức đã được ghi sẵn trong sách giáo khoa mà không cần tư duy, cho nên nhiều khi các em đang trả lời mà không biết mình đang nói gì, ý nghĩa và bản chất của nội dung mình đang trả lời ra sao.Theo giáo viên, như thế là chống đọc chép, là đã đổi mới phương pháp dạy học. Lại cũng có giáo viên sự dụng máy tính, máy chiếu đa năng, song lại chẳng hề chú ý xem có cần thiết và phù hợp với bài học không, liều lượng thế nào và nghiễm nhiên cũng coi như mình đã đổi mới phương pháp dạy học mà quên mất rằng, đó chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy.
Vậy đổi mới phương pháp giảng dạy là gì? Câu trả lời phụ thuộc vào từng giáo viên, song nó đều có mục đích là đưa lại hiệu quả học tập cho học sinh, giúp học sinh khám phá, tiếp thu kiến thức một cách chủ động và có chiều sâu
2.Thực trạng
a. Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo nên bộ môn GDQP-AN cũng được coi trọng trong trường phổ thông, được nhà trường tạo điều kiện có phòng học khang trang, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy.
Bản thân được trải qua lớp đào tạo giáo viên viên giáo dục quốc phòng 6 tháng và có trải qua khóa đào tạo tiểu đội trưởng trong quân đội nên có được những kiến thức và nhận thức cơ bản về quốc phòng, an ninh.
Bài 1 của chương trình môn GDQP-AN 10 là bài học hay, có tính lịch sử và nhân văn cao, nên giáo viên dễ thực hiện các phương pháp mới trong công tác giảng dạy. Đối tượng học sinh lớp 10 là lớp đầu cấp, chưa bị chi phối bởi tâm lý thi tốt nghiệp và thi vào các trường đại học, các em còn háo hức khám phá môn học mới.
* Khó khăn:
Trong suy nghĩ của nhiều học sinh, môn GDQP là môn học phụ, không thuộc các môn học thường thi tốt nghiệp, nên phần đa học sinh chưa chú trọng quan tâm, thờ ơ với môn học, chưa có ý thức cố gắng trong học tập.
Giáo viên chưa được đào tạo chính quy, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều.
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy còn hạn chế, như thiếu phòng máy chiếu, tài liệu tham khảo
b. Thành công – hạn chế
* Thành công:
Khi áp dụng “Sử dụng chuyện kể lịch sử để nâng cao hiệu quả giảng dạy trong bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” đã có những dấu hiệu tích cực như: học sinh chú tâm vào môn học hơn, các em luôn theo dõi theo nội dung bài học. Qua đó tiết học cũng sôi nổi, học sinh tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Kết quả thăm dò ý kiến và kết quả kiểm tra điểm 15 phút của những lớp được áp dụng phương pháp mới đạt tỷ lệ hơn so với những lớp chưa áp dụng phương pháp này.
* Hạn chế:
Khi áp dụng phương pháp mới, tuy đã có tác động tích cực với đa số học sinh, nhưng đối với một số em thì phương pháp mới vẫn chưa mang lại hiệu quả thiết thực, do một số học sinh quá thụ động, còn tâm lý lười học lịch sử, thiếu tính tự giác tích cực xây dựng bài học. Mặt khác thời lượng tiết học có hạn, nội dung bài học dài, vì thế chưa thể sử dụng được nhiều câu chuyện kể để làm sinh động bài giảng.
c. Mặt mạnh – mặt yếu
* Mặt mạnh:
Tạo được sự phong phú về mặt kiến thức, giúp học sinh hiểu thêm lịch sử truyền thống đánh giặc, đặc biệt là nghệ thuật quân sự của ông cha ta qua các thời kỳ, từ đó giác ngộ tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.
* Mặt yếu:
Nếu đi sâu vào các câu chuyện kể lịch sử có thể sẽ dẫn đến tình trạng chậm tiến trình môn học.
Sử dụng câu chuyện kể lịch sử không đúng lúc, đúng chỗ sẽ phản tác dụng.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Sự thành công của đề tài còn có sự tác động của nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
* Khách quan: Năng lực học tập, nhận thức ban đầu của học sinh về môn học, sự quan tâm của nhà trường, ngành giáo dục, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị.
* Chủ quan: Năng lực của giáo viên, phương pháp thực hiện sáng kiến
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
Ở bài 1 của chương trình môn học GDQP - AN lớp 10 là bài học đầu tiên, làm nền tảng cho cả chương trình. Bài học mang tính giáo dục cao, mục đích là để HS hiểu được lịch sử, truyền thống hào hùng của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Qua đó giác ngộ được tinh thần yêu nước, nâng cao vai trò, trách nhiệm của công dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Bản thân tôi thấy tâm đắc với bài học rất hay và giàu tính nhân văn này, song trong quá trình giảng dạy chúng tôi gặp không ít khó khăn. Điều tôi trăn trở ở đây là phương pháp giảng dạy là phải làm sao để các em nắm được những mốc lịch sử trong sách giáo khoa được thể hiện khá khô khan, không liền mạch và rất thiếu dẫn chứng sinh động cụ thể. Tuy chúng tôi đã có sự đồng cảm với tác giả viết ra cuốn sách này. Đó là; trong một tiết học thời lượng có hạn, một phân phối chương trình hạn chế về mặt thời gian, mà muốn truyền tải một lượng kiến thức cơ bản cần thiết cho học trò, nếu cắt bớt thì thiếu. Vậy làm sao vừa truyền thụ được những kiến thức cơ bản trong SGK một cách dễ hiểu, có chiều sâu, vừa giúp các em có hứng thú học tập, khám phá cái mới. Đó là vấn đề mà tất cả các giáo viên giảng dạy môn học này đều đặt câu hỏi.
Mỗi giáo viên đều cần có những đổi mới, những sáng kiến, để công tác giảng dạy không ngừng mang lại hiệu quả cao nhất. Vấn đề ở đây là đổi mới như thế nào. Điều đó thật không phải dễ chút nào. Có thể khẳng định phương pháp đọc chép, hoặc hỏi đáp thông thường, xoay quanh trong nội dung bài là không mang lại hiệu quả, vì khô khan, nhàm chán, khó tiếp thu, học sinh không hứng thú. Từ thực trạng đó tôi đã chịu khó tìm tòi, nghiên cứu đưa ra những giải pháp giảng dạy làm mềm mại, phong phú nội dung bài học bằng cách “Sử dụng chuyện kể lịch sử để nâng cao hiệu quả giảng dạy” khi sử dụng phương pháp này thì tôi lại gặp một vấn đề đặt ra là: sử dụng câu chuyện ở đâu, ở phần nào, để thu hút được sự tập trung chú ý của HS mà không lạc đề, chậm tiến độ, tạo được chiều sâu, giúp các em nắm được trọng tâm của bài học. Để làm được điều này tôi đã nghiên cứu bài dạy kỹ lưỡng, xác định trọng tâm từng phần và lựa chọn chuyện kể. Vì theo tôi, chuyện kể sẽ gây được sự chú ý của học sinh, nhưng kể những gì và kể như thế nào để học sinh tập trung lắng nghe là cả một nghệ thuật. 
Như vậy, khi sử dụng phương pháp này tôi đã đạt được ít nhiều về mặt ý tưởng, trong con đường tìm kiếm một cách giảng dạy đạt hiệu quả hơn. Với cách vận dụng này, tôi đã giải quyết được phần nào sự khô khan, khôn liền mạch, thiếu phong phú của bài học, bởi vì qua nhưng câu chuyện kể thì những dẫn chứng, những câu chuyện lịch sử được thể hiện một cách sinh động. Từ đó giúp các em hiểu sâu hơn, hứng thú hơn, tích cực xây dựng bài học, mang lại hiệu quả tốt hơn trong học tập.
III. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP
1. Mục tiêu của giải pháp biện pháp
Đổi mới phương pháp dạy học là cả một đề tài rộng lớn, nó có rất nhiều phương pháp khác nhau, và mỗi người có một cách. Riêng tôi trong sáng kiến này cũng không có tham vọng gì nhiều, chỉ mong góp phần nhỏ trong các phương pháp giảng dạy của bộ môn, giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ, phong phú và có chiều sâu hơn, hiểu biết về nghệ thuật quân sự của ông cha ta, từ đó giác ngộ dược tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.
2. Nội dung thực hiện giải pháp, biện pháp
Phương pháp“Sử dụng chuyện kể lịch sử nâng cao hiệu quả giảng dạy trong bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”.
Được thực hiện theo các bước sau
Bước 1: Giáo viên xác định trọng tâm bài học
Bước 2: Sưu tầm tư liệu lịch sử có liên quan 
Bước 3: Hệ thống thành chuyện kể
Bước 4: Tiến hanh kể chuyện lịch sử để làm rõ trọng tâm
Để sáng kiến có tính thực tiễn tôi đã áp dụng cho từng nội dung. Xin được đưa ra một số ví dụ như sau:
Ví dụ 1: Ở phần I.1 Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.
Để làm rõ chiến thắng oanh liệt của nhân dân dân ta trước quân Tần. Tôi đã sử dụng câu chuyện kể sự hình thành nghệ thuật “vườn không nhà trống”
Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc. Quân Tần đi đến đâu, nhân dân Việt làm “vườn không nhà trống” đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã kiệt sức, vì thiếu lương, thì quân dân Việt, do Thục Phán chỉ huy, mới bắt đầu xuất trận. Đồ Thư đã phải bỏ mạng trong trận này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt – Lạc Việt giành được độc lập.Thục Phán củng cố và xây dựng lại đất nước. Nghệ thuật quân sự này về sau được sử dụng nhiều trong kháng chiến chống ngoại xâm và mang lại hiệu quả cao. (Trích từ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim)
Ví dụ 2: Để làm rõ về sự chủ quan của An dương Vương đã để đất nước rơi vào tay giạc tôi đã sử dụng chuyện kể: “Âm mưu của Triêu Đà”.
Triệu Đà từ quận Nam Hải (Quảng Đông bây giờ) sang đánh Âu Lạc. Nhờ vào chuẩn bị quân sự tốt, An Dương Vương đã chống cự được hiệu quả. Triệu Đà buộc phải dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình, Trọng Thủy, và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương thông qua con trai, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương bỏ chạy và tự tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương. Đất nước rơi vào ách đô hộ một ngàn năm của giặc phương Bắc. (Trích từ Đại Việt sử ký toàn thư của tác giả Ngô Sỹ Liên)
Đây là một bài học đắt giá cho sự chủ quan, lòng tin đặt nhầm chỗ.
Ví dụ 3: Ơ phần I. 3. Để học sinh hiểu thêm nghệ thuật quân sự “tiên phát chế nhân”. Tôi đã sử dụng chuyện kể nghệ thuật quân sự độc đáo của Lý Thường Kiệt.
Lý Thường Kiệt đã có sự lựa chọn thông minh và sáng suốt, thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng. Ông biết rằng nội tình nước Tống không ổn định, cương giới bị một số nước lân bang uy hiếp, trong triều đình mẩu thuẩn giữa tể tướng Vương An Thạch với các thế lực thù địch ngày càng gay gắt, chính điều đó đã thuyết phục Lý Thường Kiệt rằng sự chỉ đạo của nước Tống vào kế hoạch xâm lược này là thiếu tập trung, thiếu quyết đoán. Đây là thời cơ để quân ta có thể thực hiện một cuộc tấn công chớp nhoáng với mục đích dằn mặt quân địch.
Sau khi phân tích, Lý Thường Kiệt cho rằng quân Tống có thể đi vào nước ta theo hai con đường. Trong đó, nhánh đường bộ có thể lấy Ung Châu (Nam Ninh-Quảng Tây) còn nhánh đường thủy có thể lấy Khâm Châu, Liêm Châu (Quảng Đông) làm cứ điểm tập kết binh lương. Vì vậy mục tiêu tấn công mà vị tướng này nhắm tới là ba thành trên với nhiệm vụ đốt phá kho lương và tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
Từ một kẻ chủ động tiến hành xâm lược, quân Tống bổng nhiên bị đẩy vào tình thế thất trận ngay từ khi chuẩn bị kéo quân. Nó đã tác động mạnh mẻ đến cục diện cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt, hay nói cách khác chiến thắng làm người Việt nức lòng, khơi dậy sự tự tin mạnh mẽ của họ vào chiến thắng cuối cùng. Buộc địch phải kéo dài thời gian chuẩn bị và đặc biệt quyền chủ động thuộc về phía ta, ta sẻ có thời gian để chuẩn bị lực lượng, xây dựng phòng tuyến ngăn địch. (Trích từ Đại Việt sử ký toàn thư của tác giả Ngô Sỹ Liên) 
Ví dụ 4: Để làm rõ nghệ thuật quân sự : “Dĩ đoản chế trường”. Tôi đã sử dụng chuyện kể: “Cách dùng binh của Trần Quốc Tuấn”.
Dùng đoản chế trường là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự.Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tuỳ thời tạo thế, có được một đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.
Trần Quốc Tuấn cũng từng dạy: “Phàm đánh trận thì đánh chỗ tĩnh yếu, lánh chỗ tĩnh mạnh; Đánh chỗ nhọc mệt, lánh chỗ nhàn rỗi; Đánh chỗ sợ lớn, lánh chỗ sợ nhỏ; Đó là đạo lý từ xưa nay vậy”... “Phàm hay lấy ít mà thắng nhiều, lấy yếu mà địch mạnh, lấy nhỏ mà chế lớn, thế mới gọi là thiện chiến”.
Theo tinh thần câu nói trên của Trần Quốc Tuấn, ta có thể hiểu:
 Đại quân là quân lớn, quân đông, tức trường trận dùng để đánh những trận lớn.
 Đoản binh là quân nhỏ, quân ít dùng để đánh tập kích và phục kích. (Trích từ Đại Việt sử ký toàn thư của tác giả Ngô Sỹ Liên)
Với cách sử dụng chuyện kể lịch sử như trên tôi đã tạo được sự phong phú trong nội dung bài học, giúp học sinh hứng thú, tiếp thu kiến thức được sâu, rộng hơn.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Áp dụng phương pháp kể chuyện lịch sử để nâng cao hiệu quả giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, không được coi nhẹ môn học, tất cả vì học sinh, vì lợi ích chung của tổ Quốc. Luôn coi người học là trung tâm, tôn trọng người học, với mục đích đưa đến kết quả tốt nhất cho người học. Để làm được điều này, người thầy cần phải tích cực, chịu khó nghiên cứu, tìm tòi kiến thức, không chỉ kiến thức trong sách giáo khoa, mà cả những kiến thức về quốc phòng, an ninh, lịch sử, địa lý cập nhật thông tin thời sự Đồng thời có sự kết hợp tốt với các phương pháp, biện pháp giảng dạy phù hợp khác, có phản ứng nhanh trong các tình huống, biết vận dụng kiến thức linh hoạt, dẫn dắt nêu vấn đề và vận dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng trọng tâm của bài, có dẫn chứng, diễn giải, thuyết trình logic, truyền cảm dễ tiếp thu.
Chỉ áp dụng phương pháp khi có điều kiện thời gian cho phép, không làm chậm tiến độ, lệch trọng tâm của bài học.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Trong bài học, “Kể chuyện lịch sử” có tác dụng mở rộng kiến thức, cũng qua đó làm nổi bật được trọng tâm bài học, đồng thời giúp học sinh nắm kiến thức sâu hơn. Song sử dụng “kể chuyển lịch sử” chỉ có tác dụng khi kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp dạy học thích hợp khác, như phương pháp sử dụng câu hỏi mở rộng, phương pháp trực quan, phương pháp sử dụng công nghệ thông tin, phương pháp thuyết trình giảng giảiTất cả có sự quan hệ biện chứng để mang lại hiệu quả cao nhất cho bài học.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Tiến hành áp dụng phương pháp “Sử dụng chuyện kể lịch sử nâng cao hiệu quả giảng dạy trong bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, môn GDQP – AN 10, trường THPT Quang Trung” trên 3 lớp thực nghiệm 10B3, 10B7, 10B8. Trong quá trình thực hiện sáng kiến, tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ đáng kể về tinh thần học tập, cũng như tiếp thu kiến thức. Cụ thể: các em tích cực phát biểu xây dựng bài, điểm kiểm tra miệng của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp cùng khối. Để chứng minh điều này, ngay sau khi kết thúc bài học, tôi đã tiến hành thực hiện thăm dò ý kiến học sinh trong các lớp mình giảng dạy gồm 3 lớp thực nghiệm 10B3, 10B7, 10B8 và 3 lớp đối chứng 10B2, 10B5, 10B6. Với ba mức độ: yêu thích, bình thường, không yêu thích; đồng thời tổ chức kiểm tra 1 tiết các lớp trên để đánh giá hiệu quả của sáng kiến.
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Cho biết cảm nhận của em đối với môn học GDQP-AN bằng việc đánh dấu (x) vào 1 trong 3 ô sau.
Yêu thích
Bình thường
Không yêu thích
Kết quả thăm dò ý kiến
Các lớp thực nghiệm:
Lớp
Sĩ số
HS yêu thích
môn học
HS thấy bình thường với môn học
HS không thích môn học
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10B3
40
33
82,5%
6
15%
1
2,5%
10B7
40
31
77,5%
7
17,5%
2
5%
10B8
39
30
76,9%
7
17,9%
2
5,1%
Tổng
119
94
79%
20
16,8%
5
4,2%
Các lớp đối chứng:
Lớp
Sĩ số
HS yêu thích
môn học
HS thấy bình thường với môn học
HS không thích môn học
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10B2
40
18
45,0%
13
30,0%
10
25,0%
10B5
41
20
48,8%
12
31,7%
8
19,5%
10B6
40
17
42,5%
11
27,5%
12
30,0%
Tổng
119
55
45,5%
36
29,8%
30
24,8%
Kết quả kiểm tra 1 tiết của các lớp như sau:
Các lớp thực nghiệm:
Lớp
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
Điểm kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10B3
40
13
32,5%
17
42,5%
7
17,5%
3
7,5%
0
0%
10B7
40
12
30%
17
42,5%
9
22,5%
2
5%
0
0%
10B8
39
14
35,9%
16
41%
8
20,5%
1
2,6%
0
0%
Tổng
119
39
32,8%
50
42%
24
20,2%
6
5%
0
0%
 Các lớp đối chứng:
Lớp
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
Điểm kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10B2
40
5
12,5%
13
32,5%
12
30%
10
25%
0
0%
10B5
41
7
17,1%
11
26,8%
11
26,8%
12
29,3%
0
0%
10B6
40
4
10%
13
32,5%
13
32,5%
10
25,0%
0
0%
Tổng
121
16
13,2%
37
30,6%
36
29,8%
32
26,4%
0
0%
3. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
* Kết quả so sánh mức độ yêu thích môn học của học sinh các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng.
(Lớp TN: lớp thực nghiệm.	Lớp ĐC: Lớp đối chứng)
Lớp
Sĩ số
HS yêu thích môn học
HS thấy bình thường với môn học
HS không thích môn học
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Lớp TN
119
94
79%
20
16,8%
5
4,2%
Lớp ĐC
121
55
45,5%
36
29,8%
30
24,8%
Hiệu số so sánh
-2
39
33,5%
-16
-13%
-25
-20,6%
Qua kết quả so sánh cho chúng ta thấy rằng phương pháp “Sử dụng chuyện kể lịch sử để nâng cao hiệu quả giảng dạy” đã dúp học sinh hứng thú và yêu thích môn học hơn.
Kết quả so sánh của kiểm tra điểm 1 tiết của lớp TN và lớp ĐC
 (Lớp TN: lớp thực nghiệm.	Lớp:ĐC: Lớp đối chứng) 
LớpTN/
lớpĐC
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
Điểm kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
LớpTN
119
39
32,5%
50
42,0%
24
20,2%
6
5%
0
0%
Lớp ĐC
121
16
13,2%
37
30,6%
36
29,8%
32
26,4%
0
0%
Hiệu số so sánh
-2
23
19,5%
13
11,4%
12
-9,58%
-2
-21,4%
0
0%
Từ kết quả so sánh điểm tổng kết trên, chúng ta có thể khảng định đề tài đang nghiên cứu đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
IV.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
“Sử dụng chuyện kể lịch sử để nâng cao hiệu quả giảng dạy”là một trong những sáng kiến mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy môn GDQP-AN 10. Thực tế đã mang lại hiệu quả trong việc tạo hứng thú học tập, thu hút được học sinh yêu thích môn học, qua đó cũng nâng cao hiệu quả tiếp thu một cách chủ động có chiều sâu hơn. Thiết nghĩ đây là một đề tài mở, thú

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_chuyen_ke_lich_su_de_nang_cao_hieu_qua_giang_da.docx