Sáng kiến kinh nghiệm Khắc họa sâu sắc nhân vật lịch sử qua bài giảng lịch sử

Sáng kiến kinh nghiệm Khắc họa sâu sắc nhân vật lịch sử qua bài giảng lịch sử

5. Mô tả bản chất sáng kiến:

5.1. Tính mới.

Trong quá trình giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, tôi đã xác định môn lịch sử

là một khoa học có ưu thế về hình thành nhân sinh quan cho học sinh, rèn tư duy sáng

tạo cho các em, đặc biệt giúp cho học sinh từ hiểu biết lịch sử để rút ra bài học quý báu

cho bản thân sau này góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Để đạt được kết quả trên thì việc áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy vào tiết học

lịch sử là rất quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, ngoài các phương pháp thường

dùng tôi chú trọng vào việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, sử dụng bản đồ tư duy, kể2

chuyện lịch sử, cung cấp tư liệu lịch sử, tham quan di tích, ngoại khóa, liên hệ với thực

tế để giáo dục tư tưởng cho học sinh, .

Sẽ là sai lầm nếu chúng ta để cả một thế hệ thanh thiếu niên- chủ nhân tương lai

của đất nước lại không có sự hiểu biết về lịch sử dân tộc, quên đi những vị anh hùng dân

tộc đã xả thân hi sinh cho đất nước.

Theo tôi, nhân vật lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng, nhân vật lịch sử là bằng

chứng cho sự hình thành và phát triển của một quá trình lịch sử. Nếu không có nhân vật

lịch sử thì sự kiện lịch sử trở nên nhàm chán, thiếu sinh động, thiếu tính chân thực. Vì

vậy, là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử có tâm huyết với nghề, tôi nhận thấy cần

phải: “Khắc họa sâu sắc nhân vật lịch sử qua bài giảng lịch sử” để tạo hứng thú học tập

cho học sinh, giúp các em dễ dàng ghi nhớ các sự kiện lịch sử, ngày tháng diễn ra sự

kiện lịch sử., nhằm giáo dục các em hiểu được để có một đất nước độc lập, tự do, hạnh

phúc như ngày hôm nay chúng ta phải trải qua một bề dày lịch sử, phải đánh đổi bằng

biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu của các thế hệ cha anh (họ là những nhân vật lịch sử),

từ đó khơi dậy trong các em tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách

nhiệm chung tay xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

pdf 17 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 930Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khắc họa sâu sắc nhân vật lịch sử qua bài giảng lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long tỉnh Bình Phước. 
Tôi ghi tên dưới đây: 
S 
T 
T 
Họ và Tên 
Ngày, 
tháng, 
năm sinh 
Nơi công 
tác 
Chức 
danh 
Trình độ 
chuyên môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp 
vào việc 
tạo ra 
sáng kiến 
(ghi rõ đối 
với từng 
tác giả nếu 
có) 
1 
NGUYỄN 
THỊ MINH 
01/01/1981 
TH-THCS 
An Phú, 
Bình Long, 
Bình Phước 
GV Đại học Sử 100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Khắc họa sâu sắc nhân vật lịch sử 
qua bài giảng lịch sử”. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: tác giả đồng thời là chủ đầu tư sáng kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo (Lịch sử). 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: từ tháng 9 năm 2020. 
5. Mô tả bản chất sáng kiến: 
5.1. Tính mới. 
 Trong quá trình giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, tôi đã xác định môn lịch sử 
là một khoa học có ưu thế về hình thành nhân sinh quan cho học sinh, rèn tư duy sáng 
tạo cho các em, đặc biệt giúp cho học sinh từ hiểu biết lịch sử để rút ra bài học quý báu 
cho bản thân sau này góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. 
 Để đạt được kết quả trên thì việc áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy vào tiết học 
lịch sử là rất quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, ngoài các phương pháp thường 
dùng tôi chú trọng vào việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, sử dụng bản đồ tư duy, kể 
2 
chuyện lịch sử, cung cấp tư liệu lịch sử, tham quan di tích, ngoại khóa, liên hệ với thực 
tế để giáo dục tư tưởng cho học sinh,. 
 Sẽ là sai lầm nếu chúng ta để cả một thế hệ thanh thiếu niên- chủ nhân tương lai 
của đất nước lại không có sự hiểu biết về lịch sử dân tộc, quên đi những vị anh hùng dân 
tộc đã xả thân hi sinh cho đất nước. 
 Theo tôi, nhân vật lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng, nhân vật lịch sử là bằng 
chứng cho sự hình thành và phát triển của một quá trình lịch sử. Nếu không có nhân vật 
lịch sử thì sự kiện lịch sử trở nên nhàm chán, thiếu sinh động, thiếu tính chân thực. Vì 
vậy, là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử có tâm huyết với nghề, tôi nhận thấy cần 
phải: “Khắc họa sâu sắc nhân vật lịch sử qua bài giảng lịch sử” để tạo hứng thú học tập 
cho học sinh, giúp các em dễ dàng ghi nhớ các sự kiện lịch sử, ngày tháng diễn ra sự 
kiện lịch sử..., nhằm giáo dục các em hiểu được để có một đất nước độc lập, tự do, hạnh 
phúc như ngày hôm nay chúng ta phải trải qua một bề dày lịch sử, phải đánh đổi bằng 
biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu của các thế hệ cha anh (họ là những nhân vật lịch sử), 
từ đó khơi dậy trong các em tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách 
nhiệm chung tay xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. 
 Vậy khắc họa chân dung nhân vật lịch sử là gì? Theo cách hiểu của những nhà 
nghiên cứu lịch sử thì khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử là “Biểu tượng về những 
hình ảnh nhân vật lịch sử, nó vừa mang sắc thái riêng của nhân vật vừa chứa đựng bản 
chất của giai cấp, tập đoàn xã hội mà nhân vật đó đại diện được phản ánh trong đầu 
học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất”. Và khắc họa sâu sắc nhân vật lịch 
sử có tầm quan trọng rất lớn: 
 Việc khắc họa biểu tượng lịch sử trong bài học lịch sử giúp học sinh nhớ lâu, nhớ 
đúng theo trình tự xuất hiện của nhân vật lịch sử gắn với những công lao và chiến công 
của họ. 
 Giáo dục học sinh lòng yêu nước, lòng biết ơn đối với các nhân vật lịch sử đã có 
những cống hiến to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời biết đánh 
3 
giá, so sánh các nhân vật lịch sử, biết yêu ghét phân minh đối với các nhân vật lịch sử. 
Từ đó góp phần xây dựng, phát triển nhân cách cho các em. 
 Mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một giai đoạn lịch sử, họ thường là cá nhân xuất 
sắc của một giai đoạn, một thời kì lịch sử. Vì vậy khi xây dựng biểu tượng nhân vật lịch 
sử thường gắn với chiến công, cống hiến của họ đối với giai đoạn lịch sử, điều đó sẽ 
giúp học sinh nắm chắc các giai đoạn lịch sử và tiến trình lịch sử hơn. 
 Vì vậy, ở những bài học lịch sử cần phải khắc sâu cho học sinh những nhân vật lịch 
sử tiêu biểu gồm cả nhân vật chính diện và phản diện. Qua đó, học sinh sẽ hiểu rõ hơn 
bản chất lịch sử đồng thời giáo dục các em có quan điểm, thái độ, tư tưởng, tình cảm 
đúng đắn đối với người có công lao to lớn với lịch sử và cả thái độ phê phán nghiêm 
khắc với những nhân vật đi ngược lại lợi ích của quần chúng, cản trở sự phát triển của 
lịch sử. Chính vì vậy “Khắc họa sâu sắc nhân vật lịch sử qua bài giảng lịch sử” là rất 
quan trọng, nó góp phần to lớn vào việc giáo dục, giáo dưỡng và phát triển cho học sinh 
đồng thời nâng cao tính tích cực, tự giác của học sinh trong việc học tập môn Lịch sử. 
Giới hạn sáng kiến: 
Trong đề tài này tôi đề cập đến: 
- Lồng ghép các truyện kể lịch sử phù hợp để khắc họa sâu sắc chân dung nhân vật lịch 
sử. 
- Lồng ghép các bài thơ văn trong bài giảng để khắc họa nhân vật lịch sử. 
- Sử dụng nhận định của những người nổi tiếng về các nhận vật lịch sử để khắc họa sâu 
sắc hơn chân dung nhân vật lịch sử. 
- Sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu để khắc họa chân dung nhân vật lịch sử. 
- Tôi có nói thêm về tổ chức hoạt động ngoại khóa. 
Qua đó góp phần giáo dục học sinh tinh thần tự học, tự sáng tạo trong môn học lịch sử. 
5.2. Nội dung của sáng kiến: 
 5.2.1. Lồng ghép các truyện kể lịch sử phù hợp để khắc họa sâu sắc chân dung 
nhân vật lịch sử. 
4 
 Các truyện kể lịch sử không chỉ làm phong phú thêm nội dung, tiết học trở nên sôi 
nổi, sinh động hơn mà còn góp phần đạt mục tiêu bài học, để lại ấn tượng sâu sắc trong 
tâm trí học sinh. 
 Ví dụ: 
- Khi dạy bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (lịch sử 7), tôi sẽ kể cho học sinh nghe câu 
chuyện: “Mối tình hiếm có giữa nữ tướng giả trai và khai quốc công thần nhà Hậu Lê” 
để khắc họa sâu sắc chân dung nhân vật Nguyễn Chích – một vị tướng tài, một nhà quân 
sự có công rất lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và vợ ông là nữ tướng Nguyễn Thị 
Bành – người đã quyết ra trận đánh giặc Minh xâm lược. 
Ảnh minh họa nữ tướng Nguyễn Thị Bành ra trận. 
 Hoặc để khắc sâu hình ảnh của Lê Lai xả thân hi sinh bản thân mình cứu chúa, tôi kể 
học sinh nghe truyện cổ: “Lê Lai cứu chúa”. Từ đó giúp học sinh hiểu hơn về những khó 
khăn mà nghĩa quân Lam Sơn phải đối mặt và cũng ghi nhớ được công lao của Lê Lai 
trong cuộc khởi nghĩa năm đó. 
5 
 Ảnh minh họa Lê Lai tình nguyện giả trang cứu chúa. 
 - Hay khi dạy bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên 
(lịch sử 7) muốn nói về tấm lòng sắt son trung hiếu của Hưng Đạo Vương – Trần Quốc 
Tuấn với dân với nước, tôi sẽ kể cho các em nghe câu chuyện: “Lời trăn trối của cha” để 
khắc họa sâu sắc hình tượng một vị anh hùng dân tộc luôn đặt lợi ích quốc gia lên làm 
đầu. 
- Hay là khi dạy chủ đề: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập, phần 2. Các 
cuộc đấu tranh tiêu biểu (lịch sử 6). Để khắc họa sâu sắc hơn nhân vật Mai Thúc Loan 
6 
cũng như để làm nổi bật nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa tôi kể cho học sinh nghe câu 
chuyện “Cống vải”. 
- Khi dạy bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê (lịch sử 7), mục 2 tôi kể cho 
học sinh nghe về thái hậu Dương Vân Nga. Từ đó học sinh hiểu được công lao to lớn 
của bà khi bà là cầu nối giữa Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, làm cho sự nghiệp thống nhất 
đất nước do Đinh Bộ Lĩnh khởi xướng được Lê Hoàn hoàn tất. 
- Khi dạy bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối TK XIV (lịch sử 7), ở mục II, truyện 
về Hồ Nguyên Trừng tôi sẽ kể cho học sinh để học sinh nắm rõ hơn về tài năng của ông, 
từ đó tăng thêm lòng tự hào dân tộc. 
Hình ảnh minh họa về Hồ Nguyên Trừng và súng thần công. 
7 
- Khi dạy bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập (lịch sử 7). Tôi lấy câu chuyện “Vua cờ lau 
Đinh Bộ Lĩnh” để khắc họa hơn nữa chân dung Đinh Bộ Lĩnh. (Có thể yêu cầu học sinh 
tìm hiểu, sưu tầm trước ở nhà đến lớp cho học sinh kể). 
Hình ảnh minh họa Đinh Bộ Lĩnh lúc nhỏ. 
 Sau mỗi truyện kể lịch sử, tôi đều yêu cầu học sinh rút ra ý nghĩa của truyện hoặc rút 
ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, từ đó giáo dục các em ý thức, tinh thần, trách 
nhiệm với quê hương, đất nước. 
5.2.2. Kết hợp sử dụng văn thơ trong việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử. 
 Điều này đòi hỏi người giáo viên luôn biết tìm tòi, khám phá để có kiến thức về xã 
hội, đặc biệt những bài văn thơ liên quan đến bài học lịch sử nói chung và nhân vật lịch 
sử nói riêng. Hơn nữa giáo viên cũng cần biết sử dụng kiến thức đúng lúc, đúng chỗ, biết 
vận dụng và kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tạo cho học sinh có cái nhìn tổng quát hơn 
về các nhân vật lịch sử. 
 Ví dụ: Lịch sử 6 có chủ đề: Thời kì Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh tiêu biểu của 
dân tộc từ TK I-X. Mục khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) để khắc họa biểu tượng 
nhân vật Hai Bà Trưng chúng ta có thể cho học sinh tìm hiểu và phân tích đoạn trích 
trong “Thiên Nam ngữ lục”: 
8 
 “Một xin rửa sạch nước thù 
 Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng, 
 Ba kẻo oan ức lòng chồng, 
 Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này” 
Từ đó học sinh thấy được khí phách hiên ngang của Hai bà Trưng đồng thời qua đó cũng 
thấy được nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa. 
 Đối với bài Quang Trung xây dựng đất nước (Lịch sử 7), khi đánh giá vai trò 
của vua Quang Trung, giáo viên mượn lời thơ của công chúa Lê Ngọc Hân và phân tích 
cho học sinh biết về công lao to lớn của ông: 
 “Mà nay áo vải cờ đào, 
 Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình” 
Hay khi giảng bài Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc. Cuộc kháng chiến của nhân 
dân ta từ năm 1873 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (lịch sử 8). Khi khắc họa biểu 
tượng nhân vật lịch sử Hoàng Diệu, ngoài việc cho học sinh biết về thân thế, sự nghiệp 
và tính cách tôi lồng ghép vào bài thơ của cụ phó bảng Nguyễn Trọng Tịnh: 
 “Tay đã cầm bút lại cầm binh 
 Muôn dặm giang sơn nặng một mình 
 Thờ chúa, chúa lo, lo với chúa 
 Giữ thành, thành mất, mất theo thành 
 Suối vàng chắc hẳn mài gươm bạc 
 Long đỏ đành đem gửi sử xanh 
 Dư biểu nay còn sôi chính khí 
 Khiến người thêm trọng bút khoa danh” 
9 
Hay khi cho các em các tiết bài tập lịch sử, tôi có thể dùng các câu đố vui về các nhân 
vật lịch sử để một lần nữa giúp các em ghi nhớ sâu hơn về biểu tượng nhân vật lịch sử. 
Sau đây tôi xin trích một số câu đố vui trong số câu đố mà tôi sưu tầm được: 
Đố ai trên Bạch Đằng Giang, 
Làm cho cọc nhọn, dọc ngang sáng ngời 
Phá quân Nam Hán tơi bời, 
Gươm thần độc lập giữa trời vung lên. – Là ai? 
(Ngô Quyền) 
Làm quan Tổng đốc Hà thành, 
Giữa khi vận nước, tơ mành treo chuông, 
Mất thành tự vẫn theo luôn, 
Tấm gương trung liệt còn muôn năm truyền. 
(Hoàng Diệu) 
Tay cầm bút hịch truyền dậy sóng 
Tay cầm gươm sấm động kinh thiên 
Ba lần công lớn binh Nguyên 
Ngàn thu bồn cõi lừng tên anh hào ? 
 (Trần Quốc Tuấn) 
 Chính những vần thơ này sẽ tạo ra ấn tượng cho học sinh, giúp các em hứng thú say 
mê lĩnh hội kiến thức sâu sắc hơn về nhân vật lịch sử. 
5.2.3. Sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu liên quan đến khắc họa biểu tượng nhân vật 
lịch sử. 
 Có thể nói đây là cách hay và hiệu quả nhất giúp học sinh hiểu về nhân vật lịch sử 
thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, bởi đây là những hình ảnh mang tính trực quan 
sinh động, đặc biệt là những thước phim tư liệu. Đây là những bằng chứng sống nên nó 
mang tính thuyết phục cao. Các tranh ảnh, tư liệu có thể có ở ngay trong sách giáo khoa 
hay trong bảo tàng, trên mạng internet,  giá trị khoa học của những bức tranh thước 
10 
phim này là ở chỗ nó không chỉ có ý nghĩa đối với nhân vật mà còn đối với vận mệnh 
của đất nước của dân tộc. 
 Ví dụ: khi dạy bài Khởi nghĩa Yên Thề và phong trào chống Pháp của đồng bào 
dân tộc miền núi cuối TK XIX. (Lịch sử 8). Để khắc họa sâu sắc biểu tưởng nhân vật 
Hoàng Hoa Thám – Hùm thiêng Yên Thế, tôi có thể cho học xem đoạn tư liệu trên 
Youtube: Hoàng Hoa Thám-Bậc thầy của chiến tranh du kích. Khi xem đoạn tư liệu 
này không chỉ khắc họa được tài năng của ông mà còn giúp cho các em hiểu rõ hơn về 
cuộc khởi nghĩa Yên Thế. 
 Từ những hình ảnh trên giúp các em hiểu rõ và sâu sắc hơn, tác động trực tiếp đến 
tâm tư, tình cảm của các em. 
5.2.4. Dùng những lời nhận định về nhân vật lịch sử của những người nổi tiếng 
nhằm tăng tính thuyết phục 
 Có thể nói rằng: nguồn tư liệu càng phong phú thì càng tạo nên tính hấp dẫn và thuyết 
phục cao hơn trong việc khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử. Những lời nhận định đó có 
thể là của đồng chí, đồng đội thậm chí có thể là lời nói của chính kẻ thù. 
 Ví dụ: Khi học bài 24 lịch sử lớp 8 “Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân 
ta từ 1858 Đến 1873”, chúng ta có thể lấy câu nhận định của một giáo sĩ người Pháp vói 
về Nguyễn Tri Phương khi thừa nhận ông dũng cảm chiến đấu đến cùng để bảo vệ thành 
Hà Nội: “Nguyễn Tri Phương là con người xuất sắc nhiều mặt, yêu nước nồng nàn và là 
một chiến binh dũng cảm” 
 Như vậy với việc lấy những lời dẫn của những người nổi tiếng mang tính súc tích 
cao, bao quát được vấn đề giúp học sinh hiểu được về biểu tượng nhân vật lịch sử một 
cách sâu sắc và toàn diện hơn. 
5.2.5. Tổ chức ngoại khóa: 
Có nhiều hình thức ngoại khóa như: 
- Gặp gỡ nhân chứng lịch sử. 
11 
- Thăm khu di tích lịch sử. 
- Thi tìm hiểu và kể chuyện về nhân vật lịch sử. 
5.2.5.a. Gặp gỡ nhân chứng lịch sử: 
 Gặp gỡ nhân chứng lịch sử là một hoạt động thiết thực, đồng thời là một buổi học lịch 
sử sống động mà người “Thầy” chính là những người trực tiếp đi ra từ cuộc chiến. Vì 
vậy, cứ mỗi dịp lễ 30/4 hoặc kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, 
tôi đều tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường mời nhân chứng lịch sử về gặp gỡ, giao 
lưu, nói chuyện với thầy và trò trường TH-THCS An Phú. 
 Qua buổi gặp gỡ, học sinh sẽ hiểu thêm về cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ của 
dân tộc, để các em thêm trân trọng những giá trị mà cha anh đã đánh đổi bằng cả xương 
máu của mình giành lấy độc lập tự do cho Tổ Quốc. 
5.2.5.b. Thăm khu di tích lịch sử: 
 “Du khảo về nguồn” là một việc làm thường xuyên hằng năm, được thầy và trò trường 
TH-THCS An Phú hưởng ứng rất nhiệt tình và đạt hiệu quả cao. 
Học sinh TH-THCS An Phú tại khu di tích lịch sử Tà Thiết 
 Qua các chuyến du khảo đó, học sinh phần nào được trải nghiệm những khó khăn, 
vất vả và thấu hiểu sâu sắc về cuộc đấu tranh giành độc lập của quân, dân ta. Từ đó thôi 
12 
thúc các em phải ra sức học tập, chung tay cùng cộng đồng hỗ trợ để xứng đáng với lớp 
người đi trước. 
5.2.5.c. Thi tìm hiểu và kể chuyện về nhân vật lịch sử: 
- Giáo viên chuẩn bị một số hình ảnh và các thông tin có liên quan đến nhân vật lịch sử. 
- Học sinh tham gia thi 3 vòng: 
+ Vòng 1: Trả lời câu hỏi tìm hiểu về nhân vật lịch sử do giáo viên đặt ra. 
+ Vòng 2: Nhìn hình đoán nhân vật và nêu được tiểu sử của nhân vật. 
+ Vòng 3: Kể chuyện về nhân vật lịch sử. 
- Giáo viên kết luận: Trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, 
có biết bao những nhân vật lịch sử đã hi sinh cho nền độc lập của Tổ Quốc nhưng cũng 
có những nhân vật lịch sử đã đi ngược với lợi ích của quần chúng, cản trở sự phát triển 
của lịch sử. Vì vậy, với trách nhiệm là một công dân Việt Nam nói chung, một học sinh 
trường TH-THCS An Phú nói riêng, các em phải biết lịch sử Việt Nam, phải hiểu cội 
nguồn của dân tộc đúng như mong mỏi của chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người còn sống 
và buổi ngoại khóa ngày hôm nay đã phần nào giúp các em hiểu biết hơn về lịch sử cũng 
như một số nhân vật lịch sử Việt Nam. 
 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Giải pháp nêu trên đã được áp dụng tại Trường TH-THCS An Phú với sự tham gia 
của tất cả các khối lớp tôi giảng dạy. Kết quả cho thấy học sinh rất hứng thú học tập, 
chất lượng bộ môn tăng lên, những hiểu biết của các em về các nhân vật lịch sử tăng lên 
đáng kể, học sinh mạnh dạn trao đổi ý kiến, trình bày, thảo luận. 
6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không. 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. 
 + Áp dụng cho tiết học lịch sử trên lớp với những tiết học liên quan và phối kết hợp 
với các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ hoặc có thể tổ chức các hội thi Kể 
chuyện lịch sử. 
 + Các phương tiện như tivi có nối mạng internet, tranh ảnh phong phú. 
13 
 + Có sự chấp thuận của Ban Giám hiệu nhà trường. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 
theo ý kiến của tác giả: 
8.1. Kết quả: 
Sau khi áp dụng đề tài tôi nhận thấy: 
- Học sinh đã bắt đầu thay đổi tích cực trong suy nghĩ và hành động, chủ động tìm hiểu 
tư liệu về nhân vật lịch sử, có thái độ trân trọng các bậc tiền nhân. 
- Các em đã biết tự giác đến thăm hỏi, động viên các gia đình có công với cách mạng 
trên địa bàn phường. 
- Đồng thời chất lượng đại trà môn Lịch sử tăng lên, tỉ lệ học sinh khá giỏi của bộ môn 
luôn đạt tỉ lệ cao, không có học sinh kém. Cụ thể tôi thống kế kết quả học kì 1 năm học 
2020-2021: 
THỐNG KÊ THEO CẢM XÚC: 
TS HS Rất thích Thích Không quan tâm 
KHỔI 6 
(160) 
Số hs Tỉ lệ Số hs Tỉ lệ Số hs Tỉ lệ 
45 28.1% 82 51.3% 33 20.6% 
KHỔI 7 
(153) 
Số hs Tỉ lệ Số hs Tỉ lệ Số hs Tỉ lệ 
50 32.7% 80 52.3% 33 15% 
KHỔI 8 
(101) 
Số hs Tỉ lệ Số hs Tỉ lệ Số hs Tỉ lệ 
30 29.7% 60 59.4% 11 10.9% 
14 
THÔNG KÊ THEO HỌC LỰC: 
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu 
KHỔI 6 
(160) 
Số hs Tỉ lệ Số hs Tỉ lệ Số hs Tỉ lệ Số hs Tỉ lệ 
65 40.6% 53 33.1% 26 16.3% 16 10% 
KHỐI 7 
(153) 
Số hs Tỉ lệ Số hs Tỉ lệ Số hs Tỉ lệ Số hs Tỉ lệ 
23 15% 50 32.7% 75 49% 5 3.3% 
KHỔI 8 
(101) 
Số hs Tỉ lệ Số hs Tỉ lệ Số hs Tỉ lệ Số hs Tỉ lệ 
40 39.6% 37 36.6% 15 14.9% 9 8.9% 
8.2. Bài học kinh nghiệm: 
 Trong quá trình vận dụng biện pháp trên, tôi rút ra một số bài học sau: 
- Giáo viên cần phải kết hợp hài hòa giữa mục tiêu cần đạt với nội dung cách làm mới, 
có như thế bài học mới đảm bảo nội dung. 
- Khi vận dụng, người giáo viên phải sắp xếp thời gian sao cho hợp lí, nếu không sẽ 
không dủ thời gian cho tiết dạy. 
- Nội dung nào có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị được thì dặn dò học sinh từ tiết học 
trước sau đó đến tiết dạy yêu cầu học sinh trình bày (khuyến khích lấy điểm kiểm tra 
thường xuyên để kích thích sự tìm tòi, học hỏi của học sinh). 
- Giáo viên phải tìm mọi cách để học sinh nêu lên thắc mắc của mình khi nghe câu 
chuyện, khi xem phim, khi nghe nhận định có như vậy mới để lại ấn tượng sâu sắc trong 
trí nhớ của các em. 
15 
- Giáo viên phải thận trọng trong việc lựa chọn nhân vật, sưu tầm tài liệu về nhân vật sao 
cho phù hợp với mục tiêu bài học và nhận thức của học sinh. 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu kể cả áp 
dụng thử. 
______________________________________________________________________ 
_______________________________________________________________________ 
_______________________________________________________________________ 
_______________________________________________________________________ 
 An Lộc, ngày tháng năm 2021 
 TM. Hội đồng 
 Chủ tịch 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn 
chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 An lộc, ngày 21 tháng 2 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Nguyễn Thị Minh 
16 
* Đánh giá lợi ích thu được theo ý kiến của Hội đồng sáng kiến của ngành GD-ĐT 
thị xã Bình Long: 
_______________________________________________________________________ 
_______________________________________________________________________ 
_______________________________________________________________________ 
_______________________________________________________________________
_______________________________________________________________________ 
_______________________________________________________________________ 
_______________________________________________________________________ 
_______________________________________________________________________ 
________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_khac_hoa_sau_sac_nhan_vat_lich_su_qua.pdf