SKKN Xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học phần "Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp" Địa lí 12 - THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

SKKN Xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học phần "Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp" Địa lí 12 - THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Đảm bảo tính sư phạm.

Tư liệu ngoài mục đích cung cấp thông tin, bổ sung tri thức quan trọng còn phải tạo ra được một môi trường sư phạm, kích thích sự hứng thú, tăng tính tự giác, tư duy sáng tạo của học sinh. Cụ thể:

- Tư liệu phải đơn giản, dễ hiểu, có tính hấp dẫn cả về nội dung và hình thức biểu hiện, giúp cho học sinh có thể dễ dàng khai thác các nguồn thông tin phục vụ cho việc học tập và mở rộng kiến thức.

- Tư liệu phải phù hợp với quan điểm sư phạm, về tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục, góp phần giúp GV trong việc đổi mới các phương pháp dạy học tích cực. GV sẽ phát huy được vai trò là người hướng dẫn, khơi mở vấn đề, khuyến khích HS học tập, còn HS sẽ là người chủ động lĩnh hội tri thức, độc lập suy nghĩ và tự kiến tạo nên nguồn tri thức của riêng mình, từ đó phát triển năng lực học tập cho HS như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tư duy, hình thành thái độ và cả niềm say mê đối với môn học.

- Tư liệu phải tương thích với các đặc điểm của quá trình dạy học, giáo dục (đặc biệt là yêu cầu của dạy học phát triển NLPC). Phải đảm bảo HS là trung tâm của quá trình dạy học, không HS nào bị bỏ lại phía sau, đánh giá vì sự tiến bộ của người học, tôn trọng NL PC hiện có của HS và phát triển một cách hiệu quả.

 

docx 65 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học phần "Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp" Địa lí 12 - THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 được xử lí đều phải ghi chú nguồn khai thác, tác giả. 
Bước 4:Thiết kế, sắp xếp tư liệu dạy học thành hệ thống 
- Thiết kế, sắp xếp tư liệu dạy học là một khâu trong quá trình xử lí thông tin, xử lí tư liệu nhằm mục đích xây dựng ngân hàng tư liệu, tổ chức việc tra cứu và sử dụng các tư liệu đó được thuận lợi, dễ dàng hơn trong quá trình dạy học. Dựa trên kết quả biên tập, các tư liệu dạy học được sắp xếp theo hệ thống bài dạy. Hồ sơ tư liệu dạy học gồm các thư mục: 
- “Tư liệu văn bản” như sách, báo chí: Trong thư mục này có các thư mục nhỏ mang tên những loại sách, báo chí có liên quan đến nội dung của từng bài học. 
- “Tranh ảnh”: Trong thư mục này có các thư mục nhỏ mang tên nội dung của từng bài, chứa các file ảnh cần thiết cho mỗi bài. 
- “Bản đồ”: Trong thư mục này có hệ thống các bản đồ phục vụ cho từng bài dạy cụ thể. - “Biểu đồ”: Trong thư mục này có hệ thống các biểu đồ phục vụ cho một số bài học.
18 
-“ Sơ đồ”: Một số sơ đồ phục vụ cho một số bài học. 
- “Video”: Các video liên quan đến một số bài học. 
-“Giáo án điện tử”: Một số giáo án được soạn dựa trên nguồn tư liệu. 2.5.2. Quy trình sử dụng tư liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Quy trình gồm các bước sau: 
Bước 1: HS nhận nhiệm vụ học tập và các tư liệu dạy học liên quan - HS nhận nhiệm vụ, xác định công việc phải thực hiện, từ các tư liệu dạy học giúp HS có nguồn để khai thác, lĩnh hội tri thức. 
- GV nên đặt vấn đề trước khi giao nhiệm vụ học tập cho HS. GV cần phải dựa trên những kiến thức mà HS đã biết để đặt vấn đề nhằm khiến HS xuất hiện nhu cầu tìm hiểu, giải thích hiện tượng. 
Để phát triển năng lực học sinh, khi dạy học kiến thức mới GV có thể giao nhiệm vụ và tư liệu dạy học cho HS từ tiết học trước và yêu cầu HS về tự tìm hiểu ở nhà. Thời gian trên lớp tập trung vào khâu thảo luận và báo cáo kết quả học tập. 
- Cách thức giao nhiệm vụ và tư liệu dạy học: Giao trực tiếp bằng cách phát phiếu hướng dẫn học cho từng HS hoặc cho nhóm HS, hoặc giao gián tiếp bằng cách gửi tệp chứa nội dung nhiệm vụ và tư liệu dạy học thông qua mạng Internet cho các nhóm. Bước 2: HS khai thác thông tin từ tư liệu dạy học để thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS làm việc với tư liệu dạy học để giải quyết nhiệm vụ được giao. Để HS thực hiện tốt bước 2, GV cần chú trọng rèn luyện cho HS kĩ năng khai thác thông tin từ tư liệu dạy học, bao gồm các kĩ năng sau: kĩ năng đọc kênh chữ và tìm ý chính; kĩ năng khai thác thông tin từ tranh ảnh, bản đồ , sơ đồ, bảng số liệu kĩ năng khai thác nội dung, thông tin từ tài liệu kĩ thuật số (phim, video, ); kĩ năng trả lời câu hỏi; kĩ năng ghi chép, tái hiện nội dung. 
GV có thể hướng dẫn HS cách thức tự khai thác thông tin từ các tư liệu dạy học bằng các câu hỏi đàm thoại gợi mở hoặc yêu cầu HS làm việc nhóm/ hợp tác với nhau để hoàn thành sản phẩm nhóm, chuẩn bị báo cáo kết quả. 
GV hướng hướng dẫn HS cách thức chuẩn bị báo cáo kết quả thảo luận. Cách thức thảo luận được GV ghi rõ trong phần yêu cầu của nhiệm vụ học tập. Nếu GV chia nhóm thảo luận, trong một nhóm chỉ rõ chức năng của các thành viên (nhóm trưởng, thư kí, thành viên), các công việc cần thực hiện, kết quả đạt được, cách thức chuẩn bị bài báo cáo kết quả thảo luận (trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao bằng phần mềm Microsoft PowerPoint, hoặc trên giấy A0, hoặc mô hình sản phẩm (nếu có).... Bước 3: HS trao đổi kết quả sử dụng tư liệu dạy học. 
HS báo cáo bằng cách trình bày sản phẩm/câu trả lời ở trước lớp. Nếu là thảo luận nhóm, HS trình bày bài báo cáo kết quả thảo luận bằng phần mềm Microsoft PowerPoint, hoặc trên giấy A0, hoặc mô hình sản phẩm (nếu có).... Các HS khác/nhóm khác nêu ý kiến chỉnh sửa và bổ sung  
Bước 4: Giáo viên và HS cùng đánh giá và kết luận nhiệm vụ 
Cách thức nhận xét kết quả báo cáo: Hướng dẫn HS các ý kiến nhận xét sau không trùng lặp với nhóm trước. Sau khi các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả, GV nhận xét về cách thức báo cáo, kết quả thực hiện nhiệm vụ và cuối cùng sẽ chính xác hóa kiến thức có liên quan đến nhiệm vụ học tập. 
19 
2.6 Xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 
2.6.1 Kế hoạch xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Bài 
Mục/ Hoạt động 
Tư liệu dạy học 
Ghi chú
Bài 22. Vấn đề phát 
triển 
nông 
nghiệp
Khởi động 
Video: Việt Nam- Nông nghiệp bền vững cho năng suất cao hơn và môi trường tốt hơn

Hình thành kiến thức mới: 
1. Ngành trồng trọt 
a) Sản xuất cây lương thực.
- Bảng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 1990-2014 (%). 
- Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2005 và 2016 (%). - Bảng số liệu cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây. - Hình ảnh về vai trò của sản xuất nông nghiệp. 
- Hình ảnh về một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở nước ta. 
- Bảng diện tích và sản lượng, năng suất lúa lúa cả năm của nước ta, giai đoạn 1990 -2020. 
- Bảng sản lượng gạo của Việt Nam từ 2007 đến 2017. 
- Bài viết về các loại giống lúa mới cho năng suất cao. 

b) Sản xuất cây thực phẩm

Giảm tải
c) Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả
- Bảng diện tích các loại cây công nghiệp qua các năm 1990-2020. 
- Cơ cấu diện tích các loại cây công nghiệp qua các năm 1990-2020. 
- Biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005-2020. - Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm. 
- Sản lượng một số cây lâu năm. 
- Tranh ảnh về một số cây công nghiệp và lược đồ trống. 
- Bài viết “10 cây công nghiệp chủ yếu ở nước ta”. 
- Hình ảnh về một số loại cây ăn quả. - Diện tích gieo trồng một số ăn quả.


20 

2. Ngành chăn nuôi
- Hình ảnh về một số trang trại chăn nuôi. 
- Số lượng gia súc và gia cầm. 
- Bảng Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi năm 2021. 
- Bài viết những thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi nước ta.

Luyện tập 
Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm.

Vận dụng 
Video chiến lược phát triên ngành chăn nuôi bền vững.

Bài 23 
Thực 
hành: 
Phân 
tích sự chuyển 
dịch cơ cấu 
ngành 
trồng 
trọt.
Bài tập 1 
- Bảng diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây giai đoạn 1990- 2020. 
- Bảng cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây giai đoạn 1990-2020.

Bài tập 2 
- Bảng diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005-2020. 
- Biểu đồ diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005-2020.

Bài 24. Vấn đề phát 
triển 
ngành 
thuỷ sản và lâm nghiệp
Khởi động 
Tranh ảnh về hải sản

Hình thành kiến thức mới. 
1. Ngành thủy sản 
a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản.
- Bài viết: Những khó khăn còn tồn tại của của ngành khai thác thủy sản

b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản. 
- Bảng số liệu sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng giai đoạn 2005-2020. - Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2005-2020. 
- Sản lượng cá nuôi phân theo vùng giai đoạn 2005-2020. 
- Sản lượng tôm nuôi phân theo vùng giai đoạn 2005-2020. 

2. Ngành lâm nghiệp 
a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và 
Bài viết: vai trò của rừng. 
Tranh ảnh.


21

sinh thái.



b) Tài nguyên rùng của nước ta vốn giàu có nhưng bị suy thoái nhiều. 

Giảm tải

c) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
- Bảng Diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo loại rừng giai đoạn 2005-2015. 
- Kết quả sản xuất lâm nghiệp năm 2021. 
- Hình ảnh một số sản phẩm được làm từ gỗ.

Bài 25. 
Tổ chức lãnh thổ nông 
nghiệp


Giảm tải.

2.6.2 Xây dựng tư liệu dạy học phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong quá trình xây dựng tư liệu dạy hoc cho phần “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp” Địa lí 12 THPT, chúng tôi chỉ tập trung xây dựng một số tư liệu dạy học chủ yếu của môn địa lí là: Tranh ảnh, biểu đồ, bảng số liệu, video clip, bài tập nhận thức. Trong quá trình xây dựng, đố với hệ thống bản đồ- phương tiện dạy học đặc trưng nhất của môn địa lí, chúng tôi quyết định sử dụng hệ thống bản đồ phần nông nghiệp có trong atlat địa lí Việt Nam. Bởi vì atlat địa lí Việt Nam là phương tiên dạy học đặc trưng, HS phải sử dụng và được phép sử dụng trong các bài kiểm tra, các kì thi. Việc sử dụng các trang atlat theo đề thi của Bộ giáo dục là giữ nguyên thông tin, không đòi hỏi dữ liệu, số liệu mới. Mà phần các thông tin, số liệu, dữ liệu mới đã được cập nhật thông qua thệ thống bài viết, bảng số liệu biểu đồ mà nhóm tác giả xây dựng. 
Đối với các bài giảm tải theo công văn hướng dẫn số 4040/BGDĐT-GDTrH V/v: Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022, chúng tôi không xây dựng tư liệu dạy học cho những bài này. 
Trong quá trình xây dựng tư liệu dạy học, chúng tôi đã sử dụng các phần mềm hỗ trợ như powerpoint, camtasia 9, video edictor, paint, . 
Các phương tiện dạy học cơ bản được đưa đến cho HS bằng các dữ liệu số, thông qua các trang mạng như zalo, facebook, google driver, padlet, google biểu mẫu. HS tiếp nhận tư liệu dạy học với sự hỗ trợ của internet và điện thoại thông minh, máy tính phù hợp với hoàn cảnh dạy học trực tiếp, ứng phó với đại dịch Covid 19. 
2.6.2.1 Xây dựng tranh ảnh. 
Bước 1: Căn cứ vào nội dung của bài học, của từng mục, giáo viên quyết định lựa chọn các bưc tranh theo chủ đề, từ đó đưa ra một số từ “chìa khoá” quan trọng.
22 
Bước 2: Mở google, gõ từ chìa khoá, tìm các hình ảnh phù hợp với nội dung bài học, tải hình ảnh về máy. 
Bước 3: Sử dụng phần mềm paint hoặc powerpoint để chỉnh sửa hình ảnh. Bước 4: Lưu hình ảnh vào thư mục mới, đặt tên cho thư mục và file hình ảnh vừa lưu. VD: Sử dụng Paint để chỉnh sửa tranh ảnh, cắt những phần không cần thiết. 
2.6.2.2 Xây dựng bảng số liệu. 
Bước 1: Căn cứ vào kế hoạch sử dụng các tư liệu dạy học của bài học, xác định bảng số liệu cần cập nhật, cần xây dựng. 
Bước 2. Lấy số liệu thô ở các 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_va_su_dung_tu_lieu_day_hoc_phan_mot_so_van_de.docx