SKKN Hướng dẫn thiết kế và sử dụng báo giấy trong dạy học môn Địa lí trung học Phổ thông

SKKN Hướng dẫn thiết kế và sử dụng báo giấy trong dạy học môn Địa lí trung học Phổ thông

Sau khi hoàn thành thiết kế sản phẩm báo giấy bằng phần mền power point với nội dung chủ đề đã chọn. Chúng ta sẽ tiến hành in ấn và ứng dụng vào dạy học sao cho hiệu quả. Trong giải pháp này tác giả sẽ đưa ra một số lưu ý khi GV và HS tiến hành in ấn.

 Các bước tiến hành in ấn.

Bước 1: Kiểm tra và chỉnh sửa lại những sai sót trong sản phẩm báo giấy nếu có (vd hình ảnh nhỏ, mã code không check được, sai chính tả.)

Bước 2: Xuất file power point sang file PDF và file ảnh để tránh bị thay đổi về font chữ, bố cục thiết kế khi in ấn (ra quán in họ thích sử dụng file ảnh hay PDF in sao cho nét thì tùy họ).

Bước 3: Chuẩn bị kinh phí GV tự chuẩn bị hoặc trích trong quỹ môn học của thầy cô do HS đóng.

 Yêu cầu khi in:

- Vì tất cả các nhà in đều không có khổ giấy như nhà xuất bản báo giấy chuyên nghiệp nên GV yêu cầu in khổ A3 gấp đôi lại thành A4.

- In như một tờ báo giấy theo các tờ báo ngoài thị trường, bấm ở giữa và lật mở từng trang được.

- Báo thì nên in màu sẽ bắt mắt hơn (nên in cả báo màu và báo trắng đen vì in màu hết kinh phí không cho phép, nếu có điều kiện thì có thể in màu hết).

- Số lượng in tùy thuộc theo nhóm phân chia hoạt động trên lớp (thường phân thành 8 nhóm nhỏ thì mình in 9 báo màu và 9 báo trắng đen là hợp lí nhất.)

- Lưu ý khi in báo trắng đen thì chữ trên các ô màu, tô màu chuyển tiếp sẽ bị mờ và không đọc được nên chúng ta cần đổi chữ trên các ô chuyển màu thành màu trắng thì khi in trắng đen sẽ đọc được chữ).

 

docx 66 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 64Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn thiết kế và sử dụng báo giấy trong dạy học môn Địa lí trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm học tập và đã giao bài tập đến các em thì việc còn lại của GV rất đơn giản chờ học sinh hoàn thành bài tập và nộp lại cho mình. Quá trình nộp sản phẩm của học sinh có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau chẳng hạn như Google Drive, Email, đường LinkTrong giải pháp này, tác giả hướng dẫn học sinh gửi sản phẩm qua Google Drive
theo cú pháp: “Báo giấy – Nhóm/ Lớp”. Đối với những sản phẩm chưa được hoàn hảo thì GV có thể tải về máy để góp ý và sửa cho các em, để các em rút kinh nghiệm.
Những bài làm tốt mình lưu lại để sau này có thể sử dụng trong mục đích học tập hoặc vào các bài giảng của mình, có thể lấy những sản phẩm này để làm tư liệu, đây thực ra là những sản phẩm mình hướng dẫn các em cho nên GV có quyền sử dụng.
Đánh giá sản phẩm và quá trình làm việc của học sinh
Để có được một sản phẩm ưng ý mà GV ít phải sửa chữa thì HS làm sẽ bám sát vào các tiêu chí đánh giá sản phẩm của GV. Để các em có thể dễ dàng hình dung ra được mình cần phải làm cái gì để đạt được điểm tối đa thì người GV phải xây dựng các tiêu chí đánh giá sản phẩm cụ thể rõ ràng. Dưới đây tác giả đã xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm báo giấy để căn cứ đánh giá sản phẩm của từng nhóm.
Bảng 2.4 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM BÁO GIẤY – LỚP 12
STT
TIÊU CHÍ
ĐIỂM
GHI CHÚ
1
Thực hiện đúng chủ đề, bài học được giao
10

2
Thiết kế đúng chuẩn về kich cỡ tờ báo
5
Bắt buộc A3 in dọc
3
Đảm bảo nội dung bài học trong SGK
40

4
Có phần kiến thức mở rộng, thực tế, ví dụ minh họa
10

5
Có phần cho độc giả thảo luận, check mã code
10

6
Có sử dụng số liệu, biểu đồ, lược đồ,.các icon minh họa.
10

7
Thiết kế bố cục hợp lí, có tính sáng tạo, chữ to rõ.
5

8
Phối hợp hài hòa font chữ và phối màu nền
5

9
Có tên các thành viên nhóm/ lớp/ GV hướng dẫn
5


TỔNG ĐIỂM
100đ


Để nắm rõ các em có làm việc tích cực hay không thì GV phải xây dựng quá trình làm việc nhóm, học sinh điền thông tin và nộp lại cho GV. Khi đó GV có thể biết được trong quá trình làm việc nhóm không phải HS nào cũng tích cực. Chẳng hạn như nhóm đó sản phẩm là 10 điểm mà tất cả các thành viên đều được 10 điểm như vậy không công bằng ,vì trong nhóm sẽ có thành viên làm tốt, thành viên nổi trội hơn và cũng có những thành viên là ỷ lại cho các thành viên khác. Như vậy GV cần xây dựng các tiêu chí đánh giá điểm cá nhân để đảm bảo tính công bằng, khách quan khi cho điểm sản phẩm nhóm. Dưới đây là bảng tiêu chí đánh giá quá trình làm việc của học sinh.
PHIẾU 2.2 TIÊU CHÍ ĐÁNH QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM
I. PHẦN THÔNG TIN 1.NhómLớp:.
2. Các thành viên:
1. Nhóm trưởng:
2
3
4
5....
6
STT
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
1
Tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm
1
2
Thái độ làm việc, phản biện tích cực, hợp tác với các thành viên khác
1,5
3
Hoàn thành công việc đúng hạn
1,5
4
Thành quả cá nhân đạt yêu cầu của nhóm, thực hiện công việc được giao
2
5
Chủ động trong công việc được giao
1
6
Có ý kiến đóng góp quan trọng
2
7
Sáng tạo
1

Tổng điểm
10

GV tiếp tục xây dựng các tiêu chí đánh giá cá nhân. Để từng HS tự cho điểm và ghi nhận xét ưu điểm, nhược điểm của mình trong quá trình làm việc nhóm dựa trên 7 tiêu chí tự đánh giá đã có sẵn ở phiếu 2.2.
III.CÁ NHÂN TRONG NHÓM .TỰ ĐÁNH GIÁ
Nhóm số.Lớp
Tiêu chí cần đạt
Điểm tối đa
Điểm hợp tác của từng cá nhân
VD
Nguyễn Văn A






Tiêu chí 1
1
1






Tiêu chí 2
1.5
1






Tiêu chí 3
1.5
1.5






Tiêu chí 4
2
1.5






Tiêu chí 5
1
1






Tiêu chí 6
2
1.5






Tiêu chí 7
1
0.5






Tổng số
10
8






Tự nhận xét về ưu điểm








Tự nhận xét hạn chế trong quá trình làm việc








Ghi chú: Bảng này các thành viên trong nhóm tự ghi nhận xét và tự đánh giá.
IV: CHẤM TỔNG ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN
STT
Tên thành viên
Điểm nhóm trưởng đánh giá
Tổng điểm
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
Tiêu chí 6
Tiêu chí 7
1









2









3









4









5









6









Ghi chú: Bảng này nhóm trưởng đánh giá cho từng thành viên
Tổng điểm đánh giá này phụ thuộc vào điểm sản phẩm nhóm vừa phụ thuộc vào phần tự đánh giá cá nhân và thêm ý kiến chủ quan góp ý của nhóm trưởng đánh giá. Như vậy, GV sẽ ra được tổng điểm của từng thành viên dựa vào công thức dưới đây.
Lưu ý: Điểm cá nhân = Điểm nhóm x 70% + điểm hợp tác của từng cá nhân x 10 + điểm nhóm trưởng đánh giá x 20%
(Kết quả đánh giá sản phẩm và quá trình làm việc của các em tác giả để ở phần phụ lục.)
In ấn báo giấy.
Sau khi hoàn thành thiết kế sản phẩm báo giấy bằng phần mền power point với nội dung chủ đề đã chọn. Chúng ta sẽ tiến hành in ấn và ứng dụng vào dạy học sao cho hiệu quả. Trong giải pháp này tác giả sẽ đưa ra một số lưu ý khi GV và HS tiến hành in ấn.
Các bước tiến hành in ấn.
Bước 1: Kiểm tra và chỉnh sửa lại những sai sót trong sản phẩm báo giấy nếu có (vd hình ảnh nhỏ, mã code không check được, sai chính tả...)
Bước 2: Xuất file power point sang file PDF và file ảnh để tránh bị thay đổi về font chữ, bố cục thiết kế khi in ấn (ra quán in họ thích sử dụng file ảnh hay PDF in sao cho nét thì tùy họ).
Bước 3: Chuẩn bị kinh phí GV tự chuẩn bị hoặc trích trong quỹ môn học của thầy cô do HS đóng.
Yêu cầu khi in:
Vì tất cả các nhà in đều không có khổ giấy như nhà xuất bản báo giấy chuyên nghiệp nên GV yêu cầu in khổ A3 gấp đôi lại thành A4.
In như một tờ báo giấy theo các tờ báo ngoài thị trường, bấm ở giữa và lật mở từng trang được.
Báo thì nên in màu sẽ bắt mắt hơn (nên in cả báo màu và báo trắng đen vì in màu hết kinh phí không cho phép, nếu có điều kiện thì có thể in màu hết).
Số lượng in tùy thuộc theo nhóm phân chia hoạt động trên lớp (thường phân thành 8 nhóm nhỏ thì mình in 9 báo màu và 9 báo trắng đen là hợp lí nhất.)
Lưu ý khi in báo trắng đen thì chữ trên các ô màu, tô màu chuyển tiếp sẽ bị mờ và không đọc được nên chúng ta cần đổi chữ trên các ô chuyển màu thành màu trắng thì khi in trắng đen sẽ đọc được chữ).
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Mục đích thực nghiệm.
Thực nghiệm là một quá trình rất cần thiết khi chúng ta tiến hành nghiên cứu khoa học. Vì thực nghiệm sẽ xác định tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng báo giấy trong dạy học Địa lí . Kết quả thực nghiệm sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về hiệu quả hơn.
Đối tượng và thời gian thực nghiệm.
Đối tượng: HS trường THPT Quỳnh Lưu 3, tỉnh Nghệ An. Đối tượng thực nghiệm được chia thành 2 nhóm
Nhóm thực nghiệm (TN): Khối 10: 10D5; khối 12 Lớp 12D3 trường THPT Quỳnh Lưu 3.
Nhóm đối chứng ( ĐC): Khối 10: 10D4; khối 12 lớp 12D7 trường THPT Quỳnh Lưu 3
Thời gian thực nghiệm: Năm học 2021 – 2022.
Nội dung thực nghiệm.
Kiểm tra, đối chứng đánh giá hiệu quả của việc thiết kế và tổ chức dạy học theo hình thức báo giấy.
Địa lí 10: Chủ đề: “ Thủy quyển và cuộc sống” bao gồm 2 bài
+ Bài 15: Thủy Quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên trái đất.
+Bài 16: Sóng, Thủy triều, Dòng biển.
Địa lí 12: Bài 17: Lao động và việc làm
Đánh giá sự phát triển năng lực của học sinh sau khi được học theo hình thức báo giấy.
Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm.
Qúa trình thực nghiệm phải đảm bảo tính chính xác, hệ thống các kiến thức khoa học bộ môn.
Đảm bảo chương trình, hế hoạch dạy học do Bộ GD & ĐT quy định. Đảm bảo kiến thức cơ bản của bài giảng trong SGK.
Đảm bảo tính thực tiễn: các giờ dạy thực nghiệm được tiến hành ở các trường có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học. Đặc biệt phải chú trọng tính đa dạng của các trường, của GV và HS, trường thành phố - nông thôn, các GV có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm dạy học,
Tổ chức thực nghiệm.
Chuẩn bị thực nghiệm.
Khối 10 và 12 tác giả đã chọn ra mỗi khối 2 lớp. Một lớp thực nghiệm giảng dạy theo các bài được thiết kế trong SKKN, một lớp đối chứng giảng dạy theo kiểu truyền thống. Ở cả 2 lớp tiến hành thực nghiệm và đối chứng HS phải được chọn có trình độ và khả năng nhận thức ngang nhau.
Bảng 3.1: Danh sách lớp học tham gia thực nghiệm.
STT
Lớp
Kiểu bài giảng
Tên bài
Tổng HS
1
10D5
Sử dụng báo giấy
Chủ đề: Thủy quyển ( bài 15, bài 16)
44
2
10D4
Sử dụng SGK
Chủ đề: Thủy quyển ( bài 15, bài 16)
45
3
12D3
Sử dụng báo giấy
Bài 17: Lao động và việc làm
45
4
12D7
Sử dụng SGK
Bài 17: Lao động và việc làm
41
Để quá trình thực nghiệm tiến hành thuận lợi, ngoài việc chọn lớp, làm việc với tổ chuyên môn về mục đích yêu cầu và các công việc cụ thể, thời gian thực nghiệm được xác định căn cứ vào mục đích, nội dung thực nghiệm và kế hoạch giảng dạy của trường THPT Quỳnh Lưu 3. Thời gian thực nghiệm được báo trước cho GV và HS. Cuối mỗi tiết học, GV cho học sinh làm phiếu khảo sát so sánh sự khác biệt giữa cách tiếp cận nội dung bài học bằng SGK và báo giấy. Nêu cảm nhận của cả nhóm về các tiết học bài mới qua hình thức đọc báo giấy này. Kết quả thực nghiệm
sẽ cho ta cái nhìn tổng quan về hiệu quả khi sử dụng phương tiện trực quan hiện đại này vào dạy học so với phương pháp truyền thống.
3.5.2 Thiết kế một số bài giảng theo hình thức dạy học sử dụng báo giấy
Trong khuôn khổ của một SK tác giả xin giới thiệu kế hoạch bài học chủ đề “Thủy Quyển ” do tác giả tự tay thiết kế để áp dụng vào bài dạy của mình. Các nội dung khác trong chương trình Địa lí THPT thầy/cô hoàn toàn có thể làm tương tự theo sáng kiến này.
a. Giai đoạn 1: Trước giờ lên lớp GV thực hiện nhiệm vụ sau
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài dạy ( kiến thức, kĩ năng)
Bước 2: Thu thập nguồn tài liệu, bổ sung, mở rộng kiến thức.
Ngoài những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, để làm phong phú và cập nhật hơn cho nội dung của bài học tác giả có tham khảo, sử dụng thêm một số hình ảnh, video, liên quan đến nội dung bài học để làm phong phú thêm nguồn tài liệu và nội dung bài dạy tạo nên sự mới mẻ,hứng thú cho học sinh.
Bước 3: Xây dựng kịch bản cho việc thiết kế sản phẩm trên máy tính
* Lên ý tưởng của bản thiết kế:
Sau khi đã thu thập được đầy đủ tài liệu và nắm được nội dung kiến thức cơ bản cần truyền đạt cũng như những kiến thức minh hoạ cần thiết cho bài giảng, tác giả bắt đầu xây dựng kịch bản.
Sản phẩm báo giấy phải kết hợp được một cách tốt nhất các PPDH tích cực nhằm phát huy tính chủ động của HS. Bởi vậy, trong quá trình th

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_thiet_ke_va_su_dung_bao_giay_trong_day_hoc_mo.docx
  • pdfĐặng Thị Thu Thủy - THPT Quỳnh Lưu 3 - Địa lí.pdf