SKKN Xây dựng các chủ đề ngoại khóa góp phần nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp ở trường THPT

SKKN Xây dựng các chủ đề ngoại khóa góp phần nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp ở trường THPT

Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính hiệu quả của đề tài trong công tác chủ nhiệm hiện nay ở trường THPT đảm bảo yêu cầu về tính khoa học, sư phạm, khả thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Quá trình thực nghiệm sư phạm cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Học sinh có thái độ tích cực và hứng thú trong các tiết sinh hoạt không?

Có giúp học sinh phát triển được các phẩm chất, năng lực cần thiết thông qua các chủ đề ngoại khóa hay không?

Thông qua sử dung các chủ đề ngoại khóa trong tiết sinh hoạt lớp có tạo điều kiện để học sinh bộc lộ quan niệm, trao đổi thảo luận với nhau và trao đổi với giáo viên hay không?

Có giúp học đoàn kết trong học tập, tích cực hợp tác nhóm để giải quyết các nhiệm vụ được phân công hay không?

Có góp phần phát triển phẩm chất, nhân cách của học sinh hay không?

Có thể áp dụng các chủ đề ngoại khóa đã xây dựng cho các khối, lớp không ?

 

docx 56 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng các chủ đề ngoại khóa góp phần nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đƣợc các biện pháp sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả.
Về phẩm chất:
Chăm chỉ, trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao và ý thức trách nhiệm trong quá trình sử dụng mạng xã hội.
Bƣớc 2: Chuẩn bị nội dung:
* Về phía giáo viên chủ nhiệm 
Bộ câu hỏi hỗ trợ ngƣời điều khiển dùng trong hoạt động phỏng vấn toàn lớp và thảo luận trong ngoại khóa đƣợc thiết kế trên các slides của powerpoint để thuận tiện theo dõi.
TT
Câu hỏi thảo luận toàn lớp
Phần hỗ trợ nội dung trả lời các câu hỏi của ngƣời điều khiển.

1
Thế nào là mạng xã hội ?
Mạng xã hội là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.
Những ngƣời tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn đƣợc gọi là cƣ dân mạng.

2
Các bạn đã sử dụng mạng xã hội chƣa? Hãy kể các mạng xã hội mà bạn đã và đang sử dụng?
Hƣớng cho học sinh trả lời về những ứng dụng mà học sinh đang sử dụng nhiều nhất hiện nay: facebook, zalo, các trò chơi,)

3
Bạn hiểu thế nào về Facebook?
? Số ngƣời dùng mạng xã hội nào đứng thứ nhất hiện nay?
? Những đối tƣợng nào đƣợc sử dụng facebook?
? Tại sao những bạn
Facebook là một mạng xã hội, cho phép mọi ngƣời kết nối với nhau. Sự kết nối không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý. Facebook là 1 ứng dụng web, App đƣợc cài đặt trên máy tính, điện thoại hoặc tablet. Chỉ cần bạn có thiết bị điện tử nhƣ trên và có kết nối internet, bạn sẽ dùng đƣợc facebook
Trang Facebook đƣợc lập từ ngày 4 tháng 2 năm 2004. Đến thời điểm hiện tại nó là mạng xã hội có số ngƣời dùng nhiều thứ hai hiện nay.
Google là mạng xã hội có số ngƣời dùng mạng xã hội đứng thứ nhất hiện nay
Bất cứ ai trên 13 tuổi đều đƣợc sử dụng facebook.


nhỏ hơn 13 tuổi vẫn đăng ký đƣợc tài khoản trên facebook?

- Do khai gian tuổi những bạn nhỏ hơn 13 tuổi vẫn đăng ký đƣợc tài khoản trên facebook.

4
Bạn	dùng	facebook để làm gì?
Xem tin tức, học tập, tìm và kết bạn, chém gió với bạn bè, xem các video hài, chơi trò chơi, rảnh quá không biết làm gì, hóng hớt Facebook của ngƣời này sang ngƣời nọ, đăng ảnh, STT sống ảo

5
Những tác hại khi đƣa thông tin sai sự thật lên mạng xã hội? Lấy ví dụ ngoài thực tế?
Tình trạng bạo lực học đƣờng:
Một số học sinh đã có những hành động thiếu suy nghĩ: nhƣ đốt trƣờng học, tự cắt tay, tự tử,
Lừa đảo
Tệ nạn xã hội

6
Vậy thế nào là sử dụng mạng xã hội (facebook) lành mạnh và an toàn?
Bảo mật thông tin cá nhân.
Nghiên cứu kỹ bất kì trang mạng xã hội nào trƣớc khi bạn sử dụng.
Cẩn thận trong việc lựa chọn bạn bè trên mạng.
Hãy là một ngƣời bạn thật sự.
Nếu nhƣ không thật sự hiểu rõ một vấn đề nào đó, đừng chia sẻ nó lên mạng.
Không chia sẻ những thông tin cá nhân của bạn bè hoặc của gia đình lên mạng nếu chƣa có sự cho phép của họ.
Nghĩ kỹ trƣớc khi chia sẻ
không chia sẻ quá nhiều.

7
Có quy định nào quy định cho việc sử dụng mạng xã hội hay không?
Điều 5, Nghị định 72 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng: Các hành vi bị cấm:
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
a) Chống lại Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phƣơng hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết
dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây



hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
Tiết lộ bí mật nhà nƣớc, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
Đƣa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.
Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.
Tạo đƣờng dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên Internet.
Bộ câu hỏi tình huống đƣợc thiết kế trên các slides của powerpoint sử dụng trong hoạt động 2: Thảo luận toàn lớp.
Câu 1: Những phát biểu sau đây đúng (Đ) hay sai (S):
Có thể nói xấu về ngƣời khác trên mạng xã hội vì không ai biết bạn là ai ở ngoài đời thực.
Nếu bạn biết một ngƣời nào đó bị lan truyền thông tin xấu trên trang mạng xã hội, bạn không cần quan tâm vì đó không phải chuyện của bạn.
Nếu bạn nói chuyện trực tuyến với ngƣời có nhiều bạn bè chung với bạn, bạn có thể cho họ biết những thông tin cá nhân nhƣ địa chỉ, số điện thoại.
Câu 2: Nếu bạn chia sẻ một hình ảnh lên mạng xã hội, nó sẽ tồn tại trên môi trƣờng trực tuyến trong bao lâu?
3 tháng.
6 tháng.
Đến khi bạn rời bỏ.
Có thể mãi mãi – ngƣời khác có thể lấy về và đăng tải lên bất cứ lúc nào.
Câu 3: Bạn có thể gửi ảnh cho ngƣời khác trên môi trƣờng trực tuyến trong trƣờng hợp nào sau đây:
Ngƣời đó gửi ảnh cho bạn trƣớc
Bạn gửi một bức ảnh đã cũ cho ngƣời đó
Cho tới khi bạn cho họ biết địa chỉ
Chỉ khi nào bố mẹ hoặc ngƣời lớn tin tƣởng đồng ý cho bạn chuyển.
Câu 4: Hãy thảo luận với bạn bè để đƣa ra phƣơng án cho những tình huống sau đây:
Nam và Cƣờng kết bạn trên mạng xã hội và trò chuyện đƣợc vài tháng. Nam rủ Cƣờng gặp mặt ngoài đời để hai bạn cùng đi chơi. Cƣờng nên làm gì?
Thảo và Mai bắt đầu trò chuyện trên mạng xã hội vài ngày. Mai nói cho Thảo biết địa chỉ nhà, tuổi của Mai, trƣờng học và Mai trông nhƣ thế nào. Mai hỏi Thảo địa chỉ trƣờng học, tuổi của Thảo ở đâu. Thảo nên làm gì?
Toàn và Thắng là bạn trên mạng xã hội. Thắng giúp Toàn làm bài tập và hỏi số điện thoại của Toàn. Toàn có nên đồng ý không?
Câu 5: Hãy liệt kê 5 thông tin về bản thân mà bạn nghĩ không nên chia sẻ trực tuyến?
Phân công ngƣời điều khiển, thƣ kí, văn nghệ
Máy tính
* Về phía học sinh:
Các nhóm: Bài tuyên truyền bằng powerpoint về sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả (gồm 3 bài của 3 nhóm) .
Cá nhân: Chuẩn bị các câu hỏi phản biện, chia sẻ quan điểm cá nhân
Bƣớc 3: Tổ chức thực hiện:
Khởi động: Ngƣời điều khiển yêu cầu cả lớp hát bài hát tập thể: “cùng nhảy múa” với những nội dung sôi động để tạo không khí thoải mái, vui tƣơi. (cùng nhảy múa chung quanh vòng, cùng nhảy múa cùng vui, cùng nhảy múa chung quanh vòng, vui cùng vui múa đều. Nắm tay nhau, bắt tay nhau, vui cùng vui múa ca. Nắm tay nhau, bắt tay nhau vui cùng vui múa đều).
Ngƣời điều khiển tuyên bố lí do thực hiện chủ đề ngoại khóa và thông qua chƣơng trình ngoại khóa với 3 hoạt động:
Hoạt động 1: Phỏng vấn và thảo luận bộ câu hỏi toàn lớp. Hoạt động 2: Thảo luận bộ câu hỏi tình huống.
Hoạt động 3: Trình chiếu nội dung tuyên truyền sử dụng mạng an toàn, hiệu quả (bằng powerpoint). Lựa chọn 1 trong 3 nhóm đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện.
Trong quá trình thảo luận, ngƣời điều khiển yêu cầu các cá nhân trả lời ngắn gọn, bám sát yêu cầu của câu hỏi, đồng thời ngƣời điều khiển có thể bổ sung một số nội dung trả lời dẫn dắt thảo luận theo đúng hƣớng của các câu hỏi, tránh thảo luận tràn lan, tốn thời gian.
Bƣớc 4: Tổng kết - Đánh giá
Ngƣời điều khiển nhận xét tinh thần tham gia của các bạn trong buổi thảo luận và kết luận về những bài học cần thiết cho cuộc sống hiện đại khi tham gia mạng xã hội.
GVCN đóng góp ý kiến về quá trình chuẩn bị và thực hiện ngoại khóa, trong đó khen ngợi tinh thần, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể lớp trong việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc phân công, bày tỏ mong muốn tất cả học sinh khắc sâu nội dung truyền tải của tiết ngoại khóa, đó là sử dụng mạng xã hội phải chú ý đến sự an toàn.
Bƣớc 5: Hoạt động nối tiếp
GVCN thông báo chủ đề ngoại khóa tiếp theo và dự kiến nội dung, phân công nhiệm vụ thực hiện cho các cá nhân, các nhóm
Chủ đề 4: Tình bạn và tình yêu tuổi học trò.
Lí do chọn chủ đề: Tình bạn, tình yêu tuổi học trò là những mối quan hệ tình cảm, những yếu tố tâm lí có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình học tập của học sinh. Việc xây dựng chủ đề này giúp các em có thái độ ứng xử thích hợp, thông minh trong các mối quan hệ đó để cân bằng giữa tình cảm tâm lí lứa tuổi và nhiệm vụ
học tập của cá nhân. Qua đó không làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng học tập của cá nhân và tập thể lớp.
Thời gian thực hiện chủ đề: Tiết sinh hoạt lớp tuần 4 tháng 12 năm 2021.
Thời lƣợng thực hiện chủ đề: 45 phút.
Hình thức thực hiện: Làm việc nhóm kết hợp thảo luận.
Cách thức thực hiện chủ đề:
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của chủ đề
1.Về năng lực:
Trình bày đƣợc các khái niệm tình bạn, tình yêu tuổi học trò.
Phân tích ý nghĩa, hạn chế của tình yêu tuổi học trò, những nguyên nhân làm nảy sinh tình yêu tuổi học trò.
Xây dựng đƣợc quan niệm đúng đắn cho cá nhân về tình bạn, tình yêu tuổi học trò và những biện pháp ứng xử thông minh trong các mối quan hệ đó.
2. Về phẩm chất:
- Tôn trọng, giúp đỡ nhau trong tình bạn trong sáng, lành
mạnh. Có thái độ rõ ràng, dứt khoát trƣớc những biểu hiện không lành mạnh trong các quan hệ về tình bạn, tình yêu.

Bƣớc 2: Chuẩn bị nội dung
* Về phía giáo viên chủ nhiệm:
- Phân công nhiệm vụ cho các cá nhân, các nhóm chuẩn bị các nội dung liên quan đến chủ đề ngoại khóa
+ Ngƣời điều khiển, thƣ ký, ban văn nghệ.
+ Bản thuyết trình bằng powerpoint tìm hiểu về tình bạn, tình yêu của 4 nhóm với các nội dung chính: Khái niệm về tình bạn, tình yêu tuổi học trò; Ý nghĩa, hạn chế của tình yêu tuổi học trò
; Tại sao chúng ta lại nảy sinh tình yêu tuổi học trò; Phụ huynh càn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_cac_chu_de_ngoai_khoa_gop_phan_nang_cao_chat_l.docx
  • pdfNguyễn Đức Hiền_Phan Đăng Lưu_Chủ nhiệm.pdf