Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm HS, cụ thể:
+Nhóm 1: Trình bày hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp của vấn đề biến đổi khí hậu . Liên hệ địa phương
+Nhóm 1: Trình bày hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp của vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngọt , Biển và Đại Dương. Liên hệ địa phương
+Nhóm 1: Trình bày hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp của vấn đề suy giảm đa dạng sinh học .Liên hệ địa phương
+Nhóm 4: Thu thập được tranh ảnh, số liệu, video clip,. để tuyên truyền mọi người trong việc bảo vệ môi trường .Liên hệ địa phương
- Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc: xác định mục đích của dự án lựa chọn nội dung, hình thức thực hiện ,địa điểm thực hiện, dự kiến công việc và xác định phương pháp tiến hành.
- Thống nhất tiêu chí đánh giá dự án với học sinh
uy giảm của các tài nguyên ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người như thế nào Nhận xét bảng số liệu thống kê để rút ra nhận xét cần thiết về hiện trạng sử dụng tài nguyên Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: (Đưa ra được nguyên nhân, các giải pháp và hành động cụ thể để bảo vệ môi trường). III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: -Thiết bị: Máy tính, máy chiếu - Học liệu: Atlat Địa lí Việt Nam, giáo án điện tử. - Một số hình ảnh, video về môi trường Việt Nam, tài liệu tham khảo liên quan. 2. Học sinh: Máy tính, giấy A3, A4, bút màu, sưu tầm một số hình ảnh về bài học. VI. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động học tập ở nhà a. Giáo viên 1. Lựa chọn các nội dung của bài học để học sinh tự tìm hiểu ở nhà, không thảo luận trên lớp. Giáo viên thu sản phẩm để chấm điểm: - Hệ thống rừng đặc dụng và vai trò - Vườn quốc gia và vai trò - Tình hình sử dụng các tài nguyên: Nước, Biển, Khí hậu, Khoáng sản. - Các biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương. (Quỳnh Lưu hoặc Nghệ An) 2. Chia các nhóm học tập. 3. Ký kết hợp đồng học tập với nhóm trưởng các nhóm (theo phụ lục 1) 4. Giáo viên thiết kế các phiếu học tập để các nhóm tự tìm hiểu ở nhà. - Tất cả các nhóm cùng nghiên cứu nội dung chủ đề theo hướng dẫn của phiếu học tập (theo phụ lục 2). - Giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm chuyên sâu về một nội dung của dự án thực hiện ở trên lớp. Cụ thể: + Giao nhiện vụ cho nhóm 1: Tìm hiểu về tài nguyên rừng. + Giao nhiện vụ cho nhóm 2: Tìm hiểu về tài nguyên đất. + Giao nhiện vụ cho nhóm 3: Viết bài báo, hoặc đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Giáo viên giúp đỡ học sinh của các nhóm nếu các nhóm có yêu cầu. 5. Chuẩn bị các thiết bị đồ dùng, học liệu, dạy học - Thông tin phản hồi phiếu học tập (theo phụ lục 3). - Máy chiếu. - Giáo án điện tử. b. Học sinh - Sau khi ký kết hợp đồng học tập với giáo viên, các nhóm tiến hành thảo luận các nội dung cần nghiên cứu. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ. - Nghiên cứu sách giáo khoa, tra cứu các tài liệu liên quan trên mạng, sách báo để hoàn thiện phiếu học tập. - Chuẩn bị nội dung chuyên sâu để hoàn thành sản phẩm tiến báo cáo trên lớp. Báo cáo các nhóm có thể trình bày dưới nhiều hình thức: powerpoint, văn bản đánh máy, tiểu phẩm, sơ đồ tư duy, tranh tự họa.... 2. Hoạt động học tập trên lớp * Hoạt động khởi động a. Mục tiêu - Tạo hứng thú học tập, huy động sự hiểu biết thực tiễn của HS - Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để tự đó bổ sung và khắc sâu kiến thức của bài học cho HS. b.Tổ chức thực hiện - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu học sinh xem video về môi trường https://drive.google.com/file/d/1wrM0x3ys8ptGC7zzS1S7DFcwaVshAyfD/view?usp=sharing Trả lời câu hỏi “ Em biết gì về hiện trạng các loại tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay” - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS làm việc cá nhân/ cặp, thực hiện nhiệm vụ + Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về hiện trạng tài nguyên môi trường Bước 3: HS trả lời Bước 4: GV đưa ra kết quả và kết nối vào bài học *Hoạt động hình thành kiến thức mới Nội dung 1: Tìm hiểu sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật a. Mục tiêu - Biết được sự suy thoái tài nguyên rừng, một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. - Biết được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam. b. Tổ chức thực hiện - GV sử dụng phương pháp DHDA Bước 1: Chuẩn bị dự án - Kế hoạch dự án :GV đề xuất dự án học tập: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm HS, cụ thể: + Nhóm 1: Liên hệ, tìm hiểu được hiện trạng, các biện pháp bảo tài nguyên rừng +Nhóm 2: Tìm hiểu hiện trạng, các biện pháp bảo tài nguyên đất, liên hệ ở địa phương. + Nhóm 3: Viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc: xác định mục đích của việc tìm kiếm thông tin ,dự kiến nội dung và hình thức sản phẩm và xác định phương pháp tiến hành. - Thống nhất với các nhóm tiêu chí đánh giá dự án + Tiêu chí 1: Nội dung kiến thức (đánh giá mức độ đảm bảo so với yêu cầu; mức độ phù hợp giữa kiến thức đã học với tình huống thực tiễn vận dụng). +Tiêu chí 2: Hình thức (đánh giá ý tưởng và mức độ sáng tạo của học sinh). Hồ sơ thực hiện dự án (để đánh giá quá trình và hiệu quả thực hiện dự án). +Tiêu chí 3: Quá trình thực hiện của học sinh (đánh giá tính khoa học, hợp tác, ý thức, thái độ trong quá trình thực hiện). +Tiêu chí 4: Kỹ năng trình bày/thực hành và trả lời câu hỏi Các tiêu chí định lượng về điểm theo 4 mức: Tốt (9-10 điểm); Khá (7-8 điểm); Đạt (5-6 điểm); Chưa đạt (< 5 điểm). Bước 2:Thực hiện dự án HS làm việc nhóm theo kế hoạch: +Thu thập, xử lí, phân tích tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau +Thảo luận tìm ,hiểu được về hiện trạng và biện pháp cụ thể các loại tài nguyên ở tại địa phương +Tập hợp dữ liệu để hoàn thành sản phẩm Bước 3:Đánh giá dự án +HS báo cáo sản phẩm trước lớp, GV và các nhóm khác đặt vấn đề trao đổi thêm với nhóm tác giả. +Tổ chức cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm. GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm. IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA CÁC NHÓM GV cho học sinh xem đoạn video 3 phút (https://youtu.be/zlqW5XguxEE) hợp,trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Em có sẵn sàng tham gia vào các tổ chức phi chính phủ về các vấn đề môi trường trên Thế giới hay không? Có Không Câu 2: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? Của mỗi cá nhân Các cơ quan chức năng Các nước phát triển Câu 3: Theo em bảo vệ môi trường được thể hiện bằng những hành động cụ thể nào ? Câu 4: Tại sao nói trong bảo vệ môi trường cần “Tư duy toàn cầu, hành động địa phương” ? . . . . . . Phụ lục 1 HỢP ĐỒNG HỌC TẬP Học sinh tìm hiểu nội dung: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Nhóm:Lớp:12A10 .Trường:THPT Quỳnh Lưu 4 Thông tin thành viên Họ và tên GV Họ và tên HS Chức vụ 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Phụ lục 2 PHIẾU HỌC TẬP Tìm hiểu về vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 1. Dựa vào bảng 14.1 trong sách giáo khoa , kết hợp với biểu đồ diện tích rừng nước ta (Trang bản đồ Lâm Nghiệp – Atlat địa lý Việt Nam) nhận xét sự biến động tài nguyên rừng, tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục. . . . . 2. Phân tích hiện trạng sử dụng đất ở nước ta. Những biểu hiện suy thoái đất ở đồng bằng, ở miền đồi núi. Nêu các biện pháp bảo vệ đất đồi núi và cải tạo đất ở đồng bằng. . . . . . . . . . 3. Dựa vào hiểu biết và sách giáo khoa hoàn thiện bảng sau: Tài nguyên Tình hình sử dụng Các biện pháp bảo vệ Nước Khoáng sản Du lịch Khí hậu Biển Phụ lục 3 THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP Tìm hiểu vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 1. Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật. *Tài nguyên rừng + Sự biến động tài nguyên rừng: - TN rừng nước ta đang bị suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng. - Về số lượng: Từ năm 1943 đến nay, tổng diện tích rừng của nước ta có sự biến động qua các năm. + 1943-1983: tổng diện tích rừng giảm mạnh (DC), kéo theo là sự suy giảm diện tích rừng tự nhiên (DC), và độ che phủ rừng giảm ở mức thấp (DC) + Từ năm 1983 đến 2018: Tổng diện tích rừng đang tăng lên (DC), chủ yếu là sự tăng lên nhanh chóng của diện tích rừng trồng (DC). Độ che phủ rừng tăng (DC) nhưng còn ở mức thấp. -Về chất lượng: Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi. Hiện nay có khoảng 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. * Nguyên nhân - Sự khai thác bừa bãi của con người, đốt rừng làm nương rẫy, - Cháy rừng, chiến tranh,.. * Giải pháp - Nâng cao độ che phủ rừng từ 40% lên 45-50%. - Tăng cường sự quản lý của nhà nước về quy hoạch, bảo vệ và phát triển đối với 3 loại rừng cụ thể: + Đối với rừng phòng hộ: Bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống đồi trọc. + Đối với rừng sản xuất: Đảm bảo duy trì và phát triển diện tích rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng. + Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. - Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng. - Giao đất giao rừng cho nhân dân. 2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất. * Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất: - Theo số liệu thống kê đến năm 2014: cả nước có khoảng 15,8 triệu ha đất có rừng; 10,2 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp; chỉ có 2,4 triệu ha đất chưa sử dụng. - Bình quân đất nông nghiệp: 0,1ha/người. - Trong số 2,4 triệu ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng chỉ còn 224 nghìn ha, còn lại hơn 2 triệu ha đất đồi núi bị hoang hóa nặng. * Biểu hiện suy thoái đất: - Diện tích đất bị suy thoái còn lớn. - 9,3 triệu ha đất có nguy cơ hoang mạc hóa. - Ô nhiễm tài nguyên đất đến mức báo động. * Biện pháp - Đồi núi: + Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lý. + Cải tạo đất hoang đất đồi trọc bằng các biện pháp nông – lâm kết hợp. + Bảo vệ rừng và đất rừng. + Định canh, định cư cho đồng bào dân tộc. - Đồng bằng: + Có biện pháp quản lý chặt chẽ và kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. + Áp dụng các biện pháp thâm canh, nâng cao hệ số sử dụng đất. + Bón phân cải tạo đất. + Hạn chế ô nhiễm môi trường đất. 3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác Tài nguyên Tình hình sử dụng Các biện pháp bảo vệ Nước - Gia tăng các hiện tượng ngập lụt vào mùa mưa; thiếu nước vào mùa khô. - Ô nhiễm môi trường nước - Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước. - phòng chống ô nhiễm nước. Khoáng sản - Khai thác khoáng sản bừa bãi. - Nhiều loại khoáng sản đang dần cạn kiệt - Có biện pháp khai thác hợp lý. - Đảm bảo khai thác với bảo vệ môi trường. Du lịch - Nhiề
Tài liệu đính kèm: