SKKN Vận dụng mô hình 5E và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chủ đề "Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển" Địa Lí 10 – THPT

SKKN Vận dụng mô hình 5E và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chủ đề "Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển" Địa Lí 10 – THPT

Ở trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.

Trong các môn học thì môn Địa lí có tính tổng hợp cao, có khả năng tích hợp tri thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực khác nhau cả về tự nhiên và xã hội; thêm nữa đây là môn học nhấn mạnh đến sự phân bố không gian lãnh thổ, do đó nguồn dữ liệu phục vụ cho việc dạy học là vô cùng phong phú, sẽ là điều kiện lí tưởng để học liệu số phát huy tối đa tác dụng của mình.

Chương trình môn Địa lí THPT xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực của học sinh; chú trọng việc vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù của môn học. Chính vì vậy, GV cần phải tạo điều kiện để HS được trực tiếp sử dụng các thiết bị học tập, đặc biệt là các thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng hiệu quả ngày càng cao hơn của quá trình dạy học. Hơn nữa, môn Địa lí đòi hỏi HS cần có sự chủ động trong học tập nhất là khối lượng tri thức khá lớn, thời lượng rèn kĩ năng khá nhiều, tính mới và cập nhật có thể diễn ra liên tục do những thành tựu của khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, vì vậy người học cần có kĩ năng học tập và khi đó, các thiết bị công nghệ, phần mềm, học liệu số sẽ là những trợ thủ đắc lực cho các em.

 

docx 54 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 252Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng mô hình 5E và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chủ đề "Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển" Địa Lí 10 – THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức độ như sau: Đối với sử dụng thiết bị máy tính đa phần GV sử dụng thành thạo, không có GV nào sử dụng không thành thạo. Trong sử dụng máy chiếu và các phương tiện nghe nhìn cũng đa số GV sử dụng thành thạo, chỉ 1 số GV sử dụng không thành thạo. Đối với thiết bị điện tử như camera, ghi âm, tablet ebook, phòng học đa phương tiện số lượng GV sử dụng thành thạo ít, số GV ít thành thạo và không thành thạo nhiều hơn. Khi được hỏi lí do sử dụng không thành thạo các thiết bị âm thanh đa năng, máy tính bảng, bảng tương tác, thiết bị định vị GPS thì cô giáo Nguyễn Thị Phúc – trường Đô Lương 4 cho biết: “Đây là những thiết bị hiện đại, những thiết bị này chưa có trong danh mục thiết bị của nhà trường, bản thân GV thì không có điều kiện mua để sử dụng”.
Biểu đồ 1.2: Mức độ kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên
- Về mức độ sử dụng phần mềm của thầy cô giáo trong dạy học, giáo dục
Đánh giá về mức độ kĩ năng sử dụng phần mềm trong dạy học và giáo dục của GV ở bảng 1.3 cho thấy:
 Đối với các phần mềm thiết kế, biên tập học liệu số và trình diễn có đến 56,25% GV có kỹ năng sử dụng rất thành thạo và thành thạo, 37,5% GV ít thành thạo, 6,25% GV không thành thạo. Nhìn chung toàn bộ GV đều có thể sử dụng các phần mềm soạn giảng đơn giản như word, powerpoint cho thấy tính khả thi khi triển khai sử dụng mô hình 5e.
Với phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá thì có 43,75% GV có kĩ năng sử dụng rất thành thạo và thành thạo, 43,75% GV ít thành thạo khi sử dụng và có đến 12,5% GV không thành thạo khi sử dụng. Trong cllllll. .
.ác phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá thì Google Forms được GV sử dụng nhiều và thành thạo nhất, còn các phần mềm khác như: Kahoot, Shub classroom, Padlet, Microsoft Teams, OneNote... mức độ sử dụng ít hơn và kĩ năng sử dụng rơi vào mức độ thành thạo và ít thành thạo. Riêng đối với phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá Activlnspire thì đa số GV chưa sử dụng và không thành thạo.
Phần mềm hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ HS có đến 50% GV có kĩ năng ít thành thạo. 18,75% GV không thành thạo, chỉ có 31,25% GV có kĩ năng sử dụng thành thạo. Trong đó phần mềm zalo là được GV sử dụng nhiều nhất, tiếp đến là Padlet, còn các phần mềm khác như Shub classroom, OneNote, Microsoft Teams... đa số mới chỉ biết đến và ít sử dụng. 
Khi được hỏi về trở ngại trong việc chuẩn bị một bài giảng có sử dụng các phần mềm công nghệ vào dạy học thì nhiều giáo viên cho biết: “do chưa nắm được các chức năng của các phần mềm nên việc ứng dụng trong bài giảng còn lúng túng”, một số GV khác thì cho rằng “do điều kiện cơ sở vật chất như: đường truyền mạng, thiết bị tivi, máy chiếu, còn thiếu và một số HS chưa có smart phone kết nối mạng” nên GV ngại đầu tư vào bài giảng ứng dụng CNTT.
Bảng 1.3: Mức độ kĩ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên
TT

Các phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục

Mức độ (%)
Rất thành thạo
Thành thạo
ít thành thạo
Không thành thạo
1
Thiết kế, biên tập học liệu số và trình diễn 
(PowerPoint, Paint, Video Edditor, Activlnspire...)
12,5
43,75

37,5

6,25
2
Hỗ trợ kiểm tra đánh giá (Activlnspire, Google Forms, Kahoot, Shub classroom, Padlet, Microsoft Teams, OneNote...)
6,25
37,5
43,75
12,5
3
Hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ HS (Google Forms, Shub classroom, Padlet, OneNote, Microsoft Teams, zalo...)
6,25
25,0
50,0
18,75
4
Hỗ trợ dạy học trực tuyến ( Google Classroom, Padlet, Microsoft Teams, Google Meets...)
6,25
37,5
43,75
12,5
	1.3.2. Thực trạng học tập và ứng dụng CNTT của học sinh trong môn Địa Lí THPT trên địa bàn huyện Đô lương, tỉnh Nghệ An.
	Để có sự đánh giá khách quan, chúng tôi đã khảo sát 281 học sinh khối 10 thuộc 5 trường THPT (Đô lương 1, Đô lương 2, Đô lương 3, Đô lương 4 và dân lập Duy Tân) bằng hình thức khảo sát trực tuyến kết hợp với phỏng vấn trực tiếp.
Link khảo sát HS: https://forms.gle/GGMFPHz2aPsqme1X7
	1.3.2.1. Kết quả khảo sát ý kiến của học sinh về sử dụng PPDH của giáo viên trong dạy học Địa lí
Biểu đồ 1.3. Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về sử dụng PPDH của giáo viên trong dạy học Địa lí.
Qua kết quả khảo sát HS về sử dụng PPDH của GV lần lượt như sau: Diễn giảng và thuyết trình khi đứng lớp 78,3%, Giảng giải, có sử dụng tranh ảnh và hình vẻ minh hoạ 71,5%, dạy học có sử dụng sơ đồ, bảng biểu 64,8%, dạy học theo nhóm 61,2%, Sử dụng bài giảng điện tử 56,2%, dạy học nêu vấn đề 54,8%, dạy học có sử dụng phiếu học tập chiếm 51,2%, phương pháp khác 39,1%. Từ kết quả trên cho thấy, GV đã đổi mới trong dạy học, đã áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của HS, trong đó GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS. Tuy nhiên ở một số trường GV còn ngại đổi mới, vẫn sử dụng nhiều phương pháp diễn giảng và thuyết trình.
Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy đa số GV nhận thức được sự cần thiết của việc thiết kế bài học vận dụng các PPDH hiện đại để tổ chức các hoạt động học tập của HS. Tuy nhiên, thực tế việc thiết kế và sử dụng bài học vận dụng các phương pháp đó trong dạy học Địa lí chưa được GV chú ý, quan tâm đúng mức. Nguyên nhân của thực trạng này là do cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học còn thiếu, năng lực học tập của HS không đồng đều, kĩ năng thiết kế bài học vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tiên tiến của GV còn bị hạn chế.
1.3.2.2. Kết quả khảo sát ý kiến của học sinh về kĩ năng học tập 
Từ ý kiến khảo sát được ở bảng 1.4, có thể thấy rằng hoạt động học tập của HS rất thụ động, nhiều HS chưa có hoặc yếu kĩ năng học tập, đặc biệt đa số HS chưa có kĩ năng khai thác tài liệu học tập bằng phương tiện CNTT; 71% HS cho rằng mình chưa có kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập; 70% HS chưa có kĩ năng lập kế hoạch học tập. Chỉ có 47% HS nắm được kĩ năng nghe giảng, ghi chép nhưng ở mức độ chưa cao. Có đến 37,8% chưa nắm được kĩ năng trình bày, phát biểu ý kiến trước lớp.
Bảng 1.4: Đánh giá của học sinh về kĩ năng học tập của bản thân
TT
Kĩ năng
Mức độ (%)
Tốt
Khá
Chưa tốt
1
KN nghe giảng và ghi chép
17,0
31,5
41,5
2
KN hoạt động nhóm
15,2
29,3
55,5
3
KN trình bày, phát biểu ý kiến trước lớp
27,0
35,2
37,8
4
Sử dụng CNTT trao đổi với bạn bè và GV
9,3
20,4
70,3
5
KN tự kiểm tra đánh giá trong học tập
7,8
17,8
74,4
6
KN khai thác tài liệu học tập qua CNTT
11,5
11,1
77,4
7
KN lập kế hoạch học tập
10,0
11,9
78,1
	Qua kết quả tự đánh giá của HS về các hoạt động học tập (biểu đồ 1.4) cho thấy: (1) Còn có một số HS không xem bài mới trước khi đến lớp, không chủ động phát biểu ý kiến, không tham gia thực hành, hoạt động nhóm, không nêu các câu hỏi thắc mắc với GV. Bên cạnh đó, đa phần HS thỉnh thoảng mới tham gia các hoạt động nêu trên. Tuy nhiên cũng có nhiều HS thường xuyên xem bài mới, tham gia hoạt động nhóm, chủ động phát biểu ý kiến trong học tập.
Biểu đồ 1.4: Đánh giá các hoạt động học tập của học sinh
	1.3.2.3. Kết quả khảo sát ý kiến của học sinh về mục đích và mức độ sử dụng	 Internet 
Phân tích số liệu (bảng 1.4) cho thấy có 74,5% HS thường xuyên truy cập Internet để đọc tin tức, xem phim ảnh giải trí. Có 76,4% HS thường xuyên trao đổi email, facebook, tán gẫu với bạn bè. HS sử dụng Internet phục vụ cho học tập rất hạn chế: cụ thể chỉ có 9,5% HS thường xuyên tra cứu tài liệu học tập trên Internet; 16% HS tham gia các khóa học trực tuyến; 59% HS chưa bao giờ sử dụng Internet tìm các tài liệu để mở rộng hiểu biết, tìm hiểu những hiện tượng thực tế liên quan đến vấn đề đang học, hầu như giao lưu bạn bè là mục tiêu chính khi HS sử dụng Internet.
Bảng 1.4: Mục đích và mức độ sử dụng Internet của HS
TT
Mục đích và mức độ sử dụng Internet
Mức độ (%)
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Rất ít
Không sử dụng
1
Đọc tin tức giải trí
74,5
18,5
7,0
-
2
Trao đổi mail, Facebook
76,4
12,5
11,1
-
3
Tra cứu tài liệu học tập
9,5
29,1
18,5
42,9
4
Tham gia khóa học trực tuyến
16,0
14,5
21,0
48,5
5
Tìm tài liệu để mở rộng kiến thức hiểu biết
7,1
21,5
12,5
58,9
1.3.3. Kết luận thực trạng
* Về phía giáo viên: 
CNTT ngày càng phát triển, giáo dục đang chuyển mình với công nghệ 4.0. Giáo viên ai cũng biết đến một số công cụ hỗ trợ hoạt động dạy học và khai thác cũng như sử dụng nó trong quá trình dạy học. Với 100% giáo viên đều ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và sử dụng thành thạo công cụ, các thiết bị công nghệ như: Laptop, smartphone, Youtobe, Power-point Tuy nhiên kĩ năng sử dụng các công cụ CNTT và các phần mềm vẫn còn hạn chế. Các tiết học trên lớp gần như tập trung vào hình thành kiến thức và ôn luyện đề, chưa tập trung vào phát triển năng lực, phẩm chất HS. GV chưa được biết hoặc được biết nhưng chưa tìm hiểu về mô hình 5E, không có nhiều thời gian để học tập các công cụ công nghệ mới và việc ứng dụng các công nghệ mới vào dạy học còn rất ít. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ vào dạy học còn gặp nhiều khó khăn do HS chưa quen với PPDH mới, điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở giáo dục chưa đảm bảo.
* Về phía học sinh:
Đa số HS đều có máy tính, điện thoại thông minh tại nhà nhưng không sử dụng cho mục đích học tập mà phần lớn sử dụng để chơi game, nghe nhạc, xem phim, tán gẫu với bạn bè khi không có định hướng của giáo viên (khi học trực tiếp, không học online). HS đã biết các công cụ CNTT nhưng chưa chú trọng hình thành và rèn luyện các kĩ năng trong quá trình học tập, kĩ năng sử dụng các công cụ CNTT và các phần mềm phục vụ cho học tập còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào việc giải trí. Trong năm học 2020 - 2021 và năm học 2021 - 2022 khi dịch bệnh covid 19 diễn ra phức tạp, GV và HS đã quen dần với việc ứng dụng CNTT để học online. Các em đã biết chủ động khai thác các học liệu trên mạng và đang hình thành dần kĩ năng sử dụng CNTT trong học tập.
Môn Địa lí THPT xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực của học sinh; chú trọng việc vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù của môn học. Chính vì vậy, GV cần phải tạo điều kiện để HS được trực tiếp sử dụng các thiết bị học tập, đặc biệt là các thiết bị công nghệ nhằm đáp ứn

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_mo_hinh_5e_va_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_tro.docx