SKKN Ứng dụng yếu tố đại số để giải các bài toán về hình tam giác cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Đồng Tĩnh B

SKKN Ứng dụng yếu tố đại số để giải các bài toán về hình tam giác cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Đồng Tĩnh B

* Tìm hiểu nội dung bài toán

Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc bài toán (dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh hoặc bằng dạng cho hình trực tiếp. Học sinh cần phải đọc kĩ, hiểu rõ đề toán cho biết gì, cho biết điều kiện gì, bài toán hỏi cái gì? yếu tố nào để bắt đầu lời giải. Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào mà học sinh chưa hiểu rõ, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó trong bài toán đang làm.

* Tìm tòi cách giải bài toán

Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ kiện, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp. Hoạt động này thường xuyên xảy ra như sau:

 - Minh họa bài toán bằng hình vẽ cụ thể.

 - Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết, thực hiện các phép tính số học. Có hai hình thức thể hiện: đi từ câu hỏi bài toán đến các số liệu, hoặc đi từ số liệu đến câu hỏi bài toán.

 * Thực hiện cách giải bài toán

Hoạt động này bao gồm việc thực hiện các phép tính đã nêu trong kế hoạch giải bài toán và trình bày bài giải, học sinh có thể trình bày từng phép tính riêng biệt, trình bày dưới dạng biểu thức gồm vài phép tính

* Kiểm tra cách giải bài toán.

-Việc kiểm tra này nhằm phân tích cách giải đúng hay sai, sai ở chỗ nào để sửa chữa, sau đó nếu cách giải đúng thì ghi đáp số. Có các hình thức thể hiện sau đây:

- Thiết lập tương ứng các phép tính giữa các yếu tố về đáy, chiều cao và diện tích với các số đã cho.

- Tạo ra bài toán ngược với các bài toán đã cho rồi giải bài toán ngược đó.

- Giải các bài tập bằng cách khác.

- Xét tính hợp lý của đáp số.

 

docx 13 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 19Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng yếu tố đại số để giải các bài toán về hình tam giác cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Đồng Tĩnh B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó kĩ năng giải toán tốt, kĩ năng ứng dụng thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Trong quá trình dạy học tại trường Tiểu học Đống Tĩnh B, tôi đã từng dạy lớp 5 và bản thân tôi thấy rằng các em học sinh lớp 5 còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ khi bước đầu làm quen với những bài toán hợp, đặc biệt là các dạng bài có liên quan đến sử dụng yếu tố đại số để giải các bài toán về hình học. Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh như vậy, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm" Một số kinh nghiệm ứng dụng yếu tố đại số để giải các bài toán về hình tam giác cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đồng Tĩnh B."
Tên sáng kiến:
 " Một số kinh nghiệm ứng dụng yếu tố đại số để giải các bài toán về hình tam giác cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đồng Tĩnh B."
	3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phạm Đức Hiếu 
- Địa chỉ tác giả sáng kiên: Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B – Tam Dương – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0912. 565. 676 
-Email: phamduchieu.c1dongtinhb@vinhphuc.edu.vn
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Đức Hiếu 
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
	 Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giúp các em nắm chắc được cách giải dạng toán đại số liên quan đến yếu tố hình học một cách sâu sắc và bản chất, tránh không còn bị nhầm lẫn, giúp các em nắm vững bài và yêu thích môn Toán hơn. Tạo cho các em có tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin. 
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/9/2017
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
	- Về nội dung của sáng kiến: Đánh giá thực trạng dạy- học giải toán hình học nói chung và dạy học dạng toán sử dụng yếu tố đại số trong hình học nói riêng. Từ đó phân tích nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bài toán hình học liên quan đến yếu tố đại số. Ứng dụng sáng kiến vào thực tế và hiệu quả đạt được.
	 Các giải pháp:
Ngay từ đầu năm học, giáo viên chú trọng áp dụng những phương pháp dạy học tích cực trong những giờ dạy toán đặc biệt là vận dụng yếu tố đại số khi giải toán hình học để nâng cao hiệu quả giờ dạy, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh.
Tiến hành phân loại được đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt quan tâm đến học sinh yếu kém ( chưa thành thạo về kĩ năng giải toán ), phải làm cho mọi học sinh trong lớp biết dựa vào đề toán để xác định chính xác, tìm được cách giải thích hợp.
	Tạo không khí thoải mái, xây dựng môi trường toán học tự nhiên, gắn liền với thực tế trong giờ học toán.
	Nắm được khả năng của từng học sinh, từ đó giúp học sinh phát triển năng lực, sở trường cá nhân.
	Trong giảng dạy phải lắng nghe, thấu hiểu tâm sinh lí của học sinh, động viên khuyến khích kịp thời, nghiêm khắc kiên quyết phê bình thái độ lơ là đối với nhiệm vụ học tập. 
Thường xuyên tạo ra môi trường thích hợp để động viên khuyến khích học sinh học tập tốt. Giáo viên cần tổ chức và hướng dẫn chu đáo cho học sinh biết và thấy được mối liên quan giữa cái đã biết và cái phải tìm; biết cách giải bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn, các bài toán về phép nhân, phép chia... Luôn tạo cho học sinh sự hứng thú, tính sáng tạo, linh hoạt, tự tin trong làm bài và thường xuyên kiểm tra, chấm bài, sửa bài, biểu dương khen thưởng kịp thời học sinh tiến bộ, theo dõi giúp đỡ những em yếu kém.
Giáo viên cần tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh. Tổ chức tốt hình thức học tập theo nhóm, phân nhóm học sinh có cùng trình độ để theo dõi sát và giúp đỡ các nhóm yếu, chậm.
Giáo viên phải nắm vững mục tiêu của bài, vận dụng phương pháp trực quan sinh động có hiệu quả.
Học sinh phải được hướng dẫn học tập bằng hình thức “học mà chơi, chơi mà học”, thực hành các thao tác qua sơ đồ để phát hiện kiến thức.
	Khi hướng dẫn học sinh giải toán có vận dụng yếu tố đại số vào hình học thì ngay từ đầu phần tóm tắt bài toán, giáo viên nên kết hợp với câu hỏi để hướng dẫn học sinh, từ đó các bài toán sau học sinh có thể tự mình tóm tắt bài toán. Đồng thời khi tóm tắt bài toán xong nên cho học sinh nêu lại đề toán. Học sinh đọc được đề toán và các em xác định được đề toán.
 Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Hình thành kĩ năng sử dụng yếu tố đại số để giải toán hình học
	Ngay từ đầu, giáo viên cần cung cấp cho học sinh các bước tiến hành giải một bài toán bằng SĐĐT thông qua các bài tập cụ thể trong các giờ dạy. Giải bài toán có lời văn thường được tiến hành theo 4 bước:
	- Tìm hiểu nội dung bài toán.
	- Tìm cách giải bài toán.
	- Thực hiện cách giải bài toán.
	- Kiểm tra cách giải bài toán
* Tìm hiểu nội dung bài toán
Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc bài toán (dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh hoặc bằng dạng cho hình trực tiếp. Học sinh cần phải đọc kĩ, hiểu rõ đề toán cho biết gì, cho biết điều kiện gì, bài toán hỏi cái gì? yếu tố nào để bắt đầu lời giải. Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào mà học sinh chưa hiểu rõ, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó trong bài toán đang làm.
* Tìm tòi cách giải bài toán
Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ kiện, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp. Hoạt động này thường xuyên xảy ra như sau:
	- Minh họa bài toán bằng hình vẽ cụ thể.
	- Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết, thực hiện các phép tính số học. Có hai hình thức thể hiện: đi từ câu hỏi bài toán đến các số liệu, hoặc đi từ số liệu đến câu hỏi bài toán. 
 * Thực hiện cách giải bài toán
Hoạt động này bao gồm việc thực hiện các phép tính đã nêu trong kế hoạch giải bài toán và trình bày bài giải, học sinh có thể trình bày từng phép tính riêng biệt, trình bày dưới dạng biểu thức gồm vài phép tính 
* Kiểm tra cách giải bài toán.
-Việc kiểm tra này nhằm phân tích cách giải đúng hay sai, sai ở chỗ nào để sửa chữa, sau đó nếu cách giải đúng thì ghi đáp số. Có các hình thức thể hiện sau đây:
- Thiết lập tương ứng các phép tính giữa các yếu tố về đáy, chiều cao và diện tích với các số đã cho.
- Tạo ra bài toán ngược với các bài toán đã cho rồi giải bài toán ngược đó.
- Giải các bài tập bằng cách khác.
- Xét tính hợp lý của đáp số.
	Vận dụng phương pháp sử dụng yếu tố đại số để giải một số bài toán về hình tam giác ở lớp 5
Nội dung môn toán ở tiểu học là số học. Bởi vậy khi học giải các loại toán bằng số học: dùng sơ đồ đoạn thẳng, hình vẽ, Đây là phương pháp giải quen thuộc, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học, dần dần luyện tư duy toán học cho học sinh và chuẩn bị cho các em tiếp cận với đại số ở trung học.
Đối với các loại toán này, trước khi hướng dẫn học sinh giải toán cần giúp các em tóm tắt bài toán bằng cách cộng, trừ diện tích học sinh thấy được mối quan hệ liên kết trong mỗi loại toán khi phân tích các bài toán phong phú, đa dạng, gắn liền với thực tế. Cụ thể ta đi vào các dạng toán sau: 
	Dạng 1:Các bài toán không sử dụng hình
	Bài toán: Hai hình tam giác có tổng chu vi là 108m. Biết vi tam giác thứ nhất bằng 2/7 tam giác thứ hai. Tìm chu vi của mỗi hình.
Bước 1: Đọc kĩ đề bài và tóm tắt.
Tổng chu vi hai hình tam giác :108m.
Tỉ số chu vi giữa hai hình : 2/7	
Bước 2: Lập kế hoạch giải:
	- Xác định yếu tố đã biết, các yếu tố phải tìm.
	- Cách tìm chu vi mỗi hình.
	- Từ đề bài để suy ra được cách tìm chu vi mỗi hình.
	Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải:
	Tỉ số chu vi của tam giác thứ nhất với tổng chu vi hai hình là:
 2: (2+7) = 2/9(tổng chu vi)	
Chu vi tam giác th	ứ nhất là:
2/9 x108 = 24(m)
Chu vi tam giác th	ứ hai là:
108 – 24 = 84 (m)
	 Đáp số: 24 m; 84m
Bước 4: Kiểm tra kết quả:
	24m + 84m = 108	m ; 24/84 = 2/7
* Sai lầm HS có thể mắc phải:
	- HS vẽ hình.
	- Có những HS đã biết bài toán giải dạng tổng và tỉ số của hai số nhưng lại biểu thị bằng sơ đồ đoạn thẳng.
	* Cách khắc phục:
	- Tóm tắt bài toán để nhìn thấy kết quả: Mặc dù bài toán hình nhưng chứa đựng yếu tố đại số.
	- Nhấn mạnh cho HS thấy đây là dạng toán tổng tỉ và đưa về dạng toán tìm phân số của một số để giải ngắn gọn hơn.
	Dạng 2: Các bài toán có hình vẽ.
	Bài toán: Cho hình chữ nhật ABCD, điểm E nằm trên AB. Nối E với D, E với C.Tính diện tích tam giác EDC . Biết AE = 1/3 AB, và BC = 18cm, AE = 6cm.
 A E B
 D H C
Bước 1: Tóm tắt bài toán.
Biết AE = 1/3 AB; BC = 18cm; AE = 6cm.
ABCD là hình chữ nhật.	
Bước 2: Lập kế hoạch giải:
	Xác định yêu cầu của bài: cái đã cho, cái phải tìm. Muốn tìm diện tích tam giác EDC ta phải tìm đáy và chiều cao tương ứng của tam giác.
	Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải:
 Độ dài AB là: 6 : 1/4 =24 (cm)
Vì ABCD là hình chữ nhật nên CD = AB = 24 (cm);BC = AD =18 (cm).
 Từ E hạ đường cao EH. Suy ra EH = AD = 18 (cm)
Diện tích tam giác EDC là: 24 x 18 : 2 = 216 (cm2)
 Đáp số: 216 (cm2)
	Bước 4: Kiểm tra kết quả:ta thấy diện tích tam giác EDC bằng 1/2 diện tích hình chữ nhật ABCD.
	* Dự kiến sai lầm có thể mắc phải:
	HS không biết suy luận và dùng các yếu tố đại số để tìm các đại lượng liên quan
	* Cách khắc phục:
	HS phải tóm tắt được bài toán và dựa vào đó hướng dẫn HS lập kế hoạch giải từ đó rút ra cách làm.
	8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
	Ngay từ khi bước vào học kỳ I của năm học 2016 – 2017 này, tôi đã tiến hành triển khai chuyên đề Toán lớp 5 để các giáo viên trong khối nắm được giải pháp mới để tiếp cận dạng toán. Cho nên khi dạy đến dạng bài toán này, phương pháp dạy theo chuyên đề đã được áp dụng với tất cả học sinh các lớp ở khối 5. Chính vì vậy, các em đã nhanh chóng nắm được cách giải của dạng toán này, các em biết phân tích để thấy được sự giống nhau, khác nhau khi thực hiện bài giải, đặc biệt là các em biết nhận dạng toán này một cách thành thục, có kĩ năng, kĩ xảo tốt. Các em học sinh nhận thức trung bình thì làm khá tốt. 
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Đánh giá thực trạng dạy học dạng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_yeu_to_dai_so_de_giai_cac_bai_toan_ve_hinh_tam.docx