Sáng kiến kinh nghiệm dạy “Đại lượng và đo đại lượng” lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm dạy “Đại lượng và đo đại lượng” lớp 5

3,Trò chơi thứ 3: HÁI HOA HỌC TẬP.

a, Mục đích chơi: Giúp học sinh nhớ lâu các công thức tính diện tích, chu vi, diện tích hình tam giác, diện tích hình tròn từ đó vận dụng linh hoạt kết hợp với kỹ năng tính nhẩm để tính chu vi, diện tích với số đo của các cạnh cho trước.

Phát triển kỹ năng diễn đạt rõ ràng mạch lạc, phát triển tư duy trừu tượng cho các em.

b. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị cành cây được cắm trong chậu, treo sẵn trên cây các bông hoa được cắm bằng giấy, trong đó có ghi các nội dung câu hỏi ( tuỳ theo bài học).

 

doc 15 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 4048Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm dạy “Đại lượng và đo đại lượng” lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời chủ tương lai của Đất nước vào những năm đầu của thế kỷ 21. Nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, cao về chất lượng để tham gia một cách tích cực, độc lập, sáng tạo vào sự nghiệp CNH, HĐH Đất nước. Xác định được tầm quan trọng đó. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục tiểu học thể hiện ở nghị quyết của ban chấp hành TW Đảng “ Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học” và luật giáo dục tiểu học. Với chiến lược là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Để đạt được điều này thì việc phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhân tài phải hình thành và phát triển ngay từ cấp học tiểu học. Năng lực được hình thành và phát triển ngay từ nhỏ đó là nền tảng vững chắc để các em tiếp cận với trí thức của nhân loại.
Trong 9 môn học, môn toán đặc biệt quan trọng, thời gian dành cho môn toán chiếm 1 phần lớn trong mối quan hệ với các môn học khác của chương trình trong suốt 5 năm học từ lớp 1 đến lớp 5. Chương trình soạn thảo SGK phần mạch kiến thức “ Đại lượng và đo đại lượng” có mặt ở tất cả các lớp theo cấu tạo đồng tâm, lớp sau cao hơn lớp trước.
Trong mạch kiến thức “ Đại lượng và đo đại lượng ” có giá trị đặc biệt quan trọng gắn liền với cuộc sống thực tiễn. Vì vậy trong quá trình dạy học toán ở tiểu học hình thành khái niệm đơn vị đo ứng dụng thực tiễn cách ước lượng, đong, đo, đếm, các bài toán về chu vi, diện tích, thể tích .. các bài toán về thời gian, chuyển động .. rõ ràng qua sự phân bố của chương trình ta thấy rõ các bài toán về đại lượng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình môn toán ở tiểu học.
II. Thực trạng của việc dạy học mạch kiến thức.
Thực trạng:
Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy các hình thức dạy học nói chung và mạch kiến thức “Đại lượng - đo đại lượng” nói riêng về việc sử dụng trò chơi toán học còn nghèo nàn , chưa chú trọng, có những đồng chí giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng trò chơi trong giờ học toán. Như chúng ta biết lớp 5 là lớp cuối cấp tiểu học thuộc vào giai đoạn tập sâu thời gian, chủ yếu củng cố hoàn thiện đủ các kiến thức trong đó có mạch kiến thức về “ Đại lượng và đo đại lượng”. Học xong lớp 5 nếu các em có hoàn cảnh khó khăn không thể theo học được thì các em cũng biết tính toán , biết tính thời gian, khối lượng độ dài, diện tích, thể tích, dung tích một cách hoàn thiện. Nhưng trong thực tế thực trạng dạy học mạch kiến thức này học sinh hiểu nhưng chưa sâu, hay nhầm lẫn vì mối quan hệ giữa các đại lượng lại khác nhau. Chính vì vậy cần phải cho học sinh tiếp nhận mạch kiến thức này một cách nhẹ nhàng nhất và đạt hiệu quả cao nhất thông qua trò chơi toán học.
Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
Trò chơi toán học đáp ứng sự hiếu động ham chơi, ham hiểu biết, thích cái mới lạ, kích thích tính tò mò, muốn tìm hiểu khám phá. Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập phù hợp với nhà trường tiểu học. Trong dạy học toán đặc biệt là dạy học về “Đại lượng và đo đại lượng”, cần có các trò chơi có tác dụng như: Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động làm cho giờ học bớt căng thẳng tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, học sinh tiếp thu một cách nhẹ nhàng, hứng thú trong học tập, tạo cơ hội để học sinh được thể hiện mình, học sinh có cách ứng xử tốt nhất, thích nghi với điều kiện đổi mới của xã hội.
 Qua thời gian đầu dạy và tìm hiểu ở lớp 5 trong một số giờ toán tôi có đưa một số trò chơi vào dạy học thì thấy học sinh có hứng thú học. Khảo sát chất lượng trong một số giờ học toán có trò chơi và gìơ học toán không có trò chơi ( năm học 2005 – 2006 ) tôi thấy: 
Lớp
Sĩ số
Giờ học không có thiết kế trò chơi
Giờ học có thiết kế trò chơi
5
Số học sinh thích học toán
Số học sinh không thích học toán
Số học sinh thích học toán
Số học sinh không thích học toán
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
100
0
 Dẫn đến kết quả học tập của học sinh đạt:( trong thời gian không có sử dụng trò chơi)
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5
Từ nhu cầu thực tế đặt ra tôi nhận thấy việc thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng dạy học môn toán nói chung và toán lớp 5 nói riêng và đặc biệt là mạch kiến thức “ Đại lượng và đo đại lượng” là rất cần thiết.
b. Giải quyết vấn đề.
I.các giải pháp thực hiện
a.Dựa vào mục đích trò chơi
Củng cố những kiến thức cơ bản về mạch kiến thức “ Đại lượng và đo đại lượng” đọc và viết các đơn vị đại lượng dưới các đơn vị nhỏ hơn và lớn hơn, đặc biệt là viết đúng dưới dạng số thập phân, cách tính thể tích, diện tích các hình, làm 4 phép tính với số đo thời gian, cách tính quãng đường, thời gian, vận tốc..
Rèn luyện kỹ năng đọc, viết, đo, tính một cách thành thạo.
- Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt, khéo tay khi chơi để dành phần thắng.
- Yêu thích môn toán đặc biệt là mạch kiến thức “ Đại lượng và đo đại lượng” biết áp dụng vào thực tế cuộc sống.
*Yêu cầu của trò chơi.
- Thiết thực với nội dung tiết học vừa sức với các đối tượng học sinh 
- Trò chơi không quá dễ cũng không quá cầu kỳ , giúp học sinh ôn tập và ứng dụng các kiến thức toán đã học, người chơi nắm vững kiến thức cơ bản về mạch kiến thức “Đại lượng và đo đại lượng” vận dụng linh hoạt các kiến thức ngày một sáng tạo.
b. Dựa vào nguyên tắc thiết kế
Nguyên tác vừa sức dễ thực hiện.
Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học cụ thể trong chương trình. Mạch kiến thức “ Đại lượng và đo đại lượng” ở lớp 5 chia thành các nội dung:
- Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Bảng đơn vị đo diện tích , viết các số do diện tích dưới dạng số thập phân.
- Tính diện tích một số hình tam giác, hình thang, hình tròn
- Thể tích, bảng đơn vị đo thể tích, viết các số đo thể tích dưới dạng số thập phân
- Bốn phép tính với các số đo thời gian.
- Các bài toán về chuyển động đều.
Vì vậy các trò chơi được xây dựng từ các bài tập có chọn lọc các tiết học có trong nội dung của mạch kiến thức, nội dung trò chơi gây được sự hứng thú , củng cố mạch kiến thức.
Các trò chơi phải phải giúp học sinh rèn luyện , kỹ năng tính toán , phát huy trí óc phân tích, tư duy, sáng tạo.
Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian, thích hợp với môi trường học tập.
2.Nguyên tắc khai thác và thực hành.
 Sử dụng triệt để yêu cầu nội dung kiến thức cơ bản cũng như đồ dùng của giáo viên, học sinh.
Các đồ dùng giáo viên tự làm được khai thác từ những vật liệu gần gũi có ở xung quanh ta như: gậy, thùng, tre, gỗ, chai lọ, vỏ hộp bánh kẹo sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém.
Từ các nguyên tắc trên tôi căn cứ vào thời gian mục đích, yêu cầu ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh, môi trường học tập của các em để thiết kế trò chơi.
II biện pháp thực hiện
Trò chơi 1: Về đúng nhà mình
a.Mục đích trò chơi: Giúp học sinh củng cố cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại.
Rèn luyện nhanh nhẹn, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm.
b. Đối tượng chơi: Học sinh lớp 5 mỗi nhóm 5 em.
Thời gian chơi 5 – 7 phút.
c. Chuẩn bị: Các mảnh bìa cotton được ghi các đại lượng cho sẵn ( bảng 1)
Các mảnh bìa có ghi các đại lượng tương ứng cân đối ( bảng 2)
Hai bảng cài , kích thước các mảnh bìa 12 x 6 cm.
Ví dụ: Tiết luyện tập của bài ( viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân)
Bài tập 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Giáo viên chuẩn bị sẵn các mảnh bìa có ghi số cài sẵn các ở bảng cài. 
( Bảng 1)
Nhóm 1
Nhóm 2
8.691 m
=.....................cm
2.1km
=.....................m
5.032m
=.....................mm
0.350km
=.....................cm
9.12dm
=.....................mm
9.8m
=.....................cm
12.36m
=.....................dm
0.5m
=.....................mm
 	Và các mảnh bìa có ghi các số tương ứng ( Bảng 2)
Nhóm 1
896.1
5032
912
123.6
Nhóm 2
2100
305
980
500
d. Luật chơi: Chọn hai đội chơi ( chọn các nhóm có đối tượng tương ứng) mỗi đội 4 em đứng thành từng nhóm đếm từ 1 đến 4
Học sinh còn lại là cổ động viên cho các bạn tham gia chơi.
Mỗi nhóm được cô giáo treo bảng cài với các thẻ đã ghi số và đơn vị đo cân đối ( bảng 1) sau đó phát cho mỗi em trong một nhóm thẻ tương ứng với các đề bài cô giáo treo trên bảng.
Các nhóm quan sát yêu cầu của nhóm mình và quan sát tấm bìa của mình có trong tay để định hình. Khi cô giáo hô trò chơi bắt đầu thì 2 bạn số 1 của hai nhóm lên cài nhanh tấm bìa của mình sao cho thẻ cài bằng số tương ứng của mình cài. Yêu cầu các em làm nhanh, phát hiện đúng số mình cần cài. Thời gian kết thúc nhóm nào xong trước đúng hết thì thắng cuộc. Nếu xong trước nhưng sai 1 bìa thì vẫn bị thua. Kết thúc trò chơi giáo viên tuyên dương các em hoàn thành nhanh , đúng, tuyên dương nhóm bằng những tràng vỗ tay của các bạn, hoặc thưởng cho các bạn vở, bút chì thước kẻ
2, Trò chơi thứ 2: Tiếp sức.
a. Mục đích: Giúp học sinh củng cố về đơn vị đo, mối quan hệ giữa các dơn vị, viết các đơn vị đo đại lượng dưới dạng thập phân với đơn vị lớn hơn hoặc nhỏ hơn rèn luyện cho học sinh tư duy tốt, tác phong nhanh nhẹn, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm, rèn luyện tình cảm thân thiện sạch sẽ trong mỗi học sinh.
b. Đối tượng chơi: Học sinh lớp 5, mỗi nhóm 4 – 5 học sinh chơi thời gian chơi 5 – 7 phút cuối tiết học.
c. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 tờ giấy có vẽ hình tượng trưng một bông hoa 5 cánh. Trên các cánh hoa được ghi tên đơn vị đó, giữa nhụy hoa và cánh hoa được nối với nhau bởi dấu bằng
 Minh họa bằng hình vẽ:
d. Luật chơi: Chọn 2 nhóm chơi, mỗi nhóm 4 em, các bạn còn lại trong lớp làm ban giám khảo 2 nhóm được xếp hàng trước lớp theo vị trí của mình. Các em đặt tên nhóm, giáo viên ghi tên nhóm của các em, các em điểm số từ 1 – 4. Khi làm xong chạy nhanh về đứng ở cuối hàng, bạn có số thứ tự 2 phải thật nhanh lên điền vào 1 trong 3 cánh hoa còn lại cứ lần lượt như thế cho đến hết.
Khi cô giáo hô thời gian đã hết nếu các bạn chưa làm xong thì phải dừng lại, nếu bạn nào còn tiếp tục thì kết quả đó không được tính điểm ban giám khảo đánh giá nhận xét điểm của từng nhóm theo qui định.
Điểm nhanh
Điểm đúng
Điểm đẹp
Tổng:
( Trò chơi này có thể sử dụng ở 1 số tiết: viết số đo độ dài, đo khối lượng dưới dạng số TP trang 67 - 70, các tiết luyện tập... )
3,Trò chơi thứ 3: hái hoa học tập.
a, Mục đích chơi: Giúp học sinh nhớ lâu các công thức tính diện tích, chu vi, diện tích hình tam giác, diện tích hình tròn từ đó vận dụng linh hoạt kết hợp với kỹ năng tính nhẩm để tính chu vi, diện tích với số đo của các cạnh cho trước.
Phát triển kỹ năng diễn đạt rõ ràng mạch lạc, phát triển tư duy trừu tượng cho các em.
b. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị cành cây được cắm trong chậu, treo sẵn trên cây các bông hoa được cắm bằng giấy, trong đó có ghi các nội dung câu hỏi ( tuỳ theo bài học).
ví dụ: Khi dạy bài “ Luyện tập chung” trong SGK toán 5 trang 139 phần kết thúc chương giáo viên có thể chọn trong các nội dung sau:
Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác
Tính diện tích hình tam giác có cạnh đáy là 4cm và chiều cao là 3cm
Nêu quy tắc tính diện tích hình thang, ngoài quy tắc này em còn biết quy tắc truyền miệng nào dễ nhớ không?
Hình bên tên gọi hình thang chu vi diện tích em mang điền vào:
 3cm 
 3.5cm S =?
 P = ?
 5cm
Một hình tròn có bán kính bằng 5 cm. Hãy tính chu vi, diện tích hình tròn
Một hình chữ nhật có chu vi 20 cm, vậy khi chiều rộng, chiều dài bằng bao nhiêu thì hình đó có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất ( số đo của các cạnh là số tự nhiên khác 0)
d. Luật chơi: Chơi thi đua giữa các cá nhân học sinh xung phong ( được cô giáo chỉ định) lên hái hoa và khi hái hoa cần đọc to rõ ràng nội dung câu hỏi cho cả lớp nghe, sau đó bạn hải hoa trả lời chính xác diễn đạt trôi chảy thì được thưởng một tràng pháo tay và kèm theo một điểm tốt.
Nếu bạn nào trả lời chưa to, chưa rõ ràng nhưng đúng thì cũng được hoan hô khuyến khích bạn.
Nếu bạn nào trả lời chưa đầy đủ, cô giáo có thể gợi ý , hoặc bạn khác xung phong bổ sung, còn bạn nào không trả lời được có thể phạt bằng hình thức lặc cò cò về chỗ .
Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét đánh giá.
4.Trò chơi 4: Nhanh mắt nhanh tay.
Mục đích chơi:
Củng cố kiến thức kỹ năng tính diện tích, thể tích, thể tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình chữ nhật, hình lập phương 
Rèn học sinh nhanh mắt nhanh tay.
Đối tượng chơi: Học sinh lớp 5
Thời gian chơi: 5 – 7 phút
Chuẩn bị: Một ti vi bằng gỗ hoặc bằng bìa cát tông , 3 xắc xô các băng giấy có ghi câu hỏi đáp án để chiếu lên màn.
Ví dụ: Cuối tiết “Luyện tập chung” hình hộp chữ nhật, giáo viên chọn nội dung được ghi trong băng giấy ( băng giấy được cắt rộng 20cm, dài phụ thuộc vào nội dung câu hỏi , câu trả lời)
Giáo viên chuẩn bị sẵn: các lời giải
Bài tập: cho hình hộp có các kích thước là :30cm; 20 cm; 15cm 
Câu 1: Tính chu vi, diện tích mặt đáy
Giải: Chu vi mặt đáy là: ( 30 + 20 ) x 2 = 100 ( cm ) 
 Diện tích mặt đáy là: 30 x 20 = 600( cm2 ) 
 Câu 2: Diện tích xung quanh hình hộp 
Giải :Diện tích xung quanh là : 100 x 15 = 1500 ( cm2 )
Câu 3: Diện tích toàn phần hình hộp 
Diện tích toàn phân hình hộp là: 150 x 20 x 600 = 2700 ( cm2 )
Câu 4 : Tính thể tích hình hộp chữ nhật .
Giải: Thể tích hình hộp là: 30 x20 x15 =900 ( cm3 )
Câu 5: Hỏi hộp đó chứa bao nhiêu không khí biết rằng 1 dm3 nặng 1, 3 g 
Giải: Đổi 9000 cm 3 = 9 dm3
Hộp đó chứa số không khí là: 9 x 1.3 = 11.7 (g) 
Hình minh hoạ cho cuộn băng là:
Câu hỏi
Lời giải
Câu hỏi
Lời giải
Câu hỏi
Lời giải
d. Luật chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội từ 3 đến 5 em cho các em ngồi vào bàn đầu của lớp, mỗi đội cử ra một nhóm trưởng, một thư ký, mỗi nhóm có giấy nháp, bút, cô giáo chuẩn bị cho mỗi đội một con xắc xô. Các bạn còn lại cùng cô giáo làm ban giám khảo, cô giáo là người điều khiển ti vi. 
Giáo viên quy định thời gian cho từng bài, 1 phút làm xong thì được 20 điểm, sang phút thứ 2 thì được 15 điểm, nếu hết thời gian thì không được điểm nào. 
Khi cô giáo cho xuất hiện trên màn hình nội dung câu hỏi, các nhóm quan sát đọc tìm nội dung câu hỏi, giáo viên dùng xắc xô rung lớn tín hiệu làm bài. Các nhóm bắt đầu làm, nhóm nào xong trước thì rung tín hiệu trả lời, đúng thì được điểm, nếu trả lời sai thì đội khác có quyền trả lời sau đó cô giáo cho đáp án, trò chơi cứ tiếp tục như thế cho đến lúc hết dữ kiện và thời gian quy định.
5 . Trò chơi thứ 5: vượt chướng ngại vật 
a, Mục đích chơi : Rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ ,nhân ,chia số đo thời gian.
Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
b, Đối tượng chơi: Học sinh lớp 5 Thời gian: 5 – 7 phút 
c. Chuẩn bị: Chuẩn bị bảng phụ hoặc tờ giấy rô ki có vẽ hay cắt dán tượng trưng đề gắn hoa, một số bông hoa như hình vẽ.
Đội sóc nâu Đội ong vàng
( Có thể sử dụng sau tiết dạy bài luyện tập trang 168 )
Đội sóc nâu: Đề 1 : 2 giờ 36 phút x 8 
 Đề 2: ( 2 phút 40 giây – 16 phút 59 giây ) :5 
Đội ong vàng Đề 1 : 3 giờ 27 phút x6 
 Đề 2: ( 4 giờ 36 phút + 5 giờ 20 phút ) :4 
 Đề 3 : Chung cho cả 2 đội:
Bác An đóng 3 cái ghế mất 4 giờ 6 phút. Bác Bình đóng 3 ghế cùng loại mất 3 giờ 54 phút. Hỏi trung bình Bác An đóng một cái ghế cùng loại lâu hơn bác Bình bao nhiêu phút.
Học sinh chuẩn bị 3 tờ giấy ô li, bút, keo gián.
d.Luật chơi: Giáo viên chọn hai đội chơi mỗi đội 3 em, các bạn đặt tên cho đội của mình khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, mỗi đội chơi lần lượt rút đề đọc hội ý , giải, ghi kết qủa nhanh vào giấy các đội bắt đầu giải từ đề 1. Giải xong đề 1 thì dán kết quả lên đỉnh núi số 1 sau đó tiếp tục giải đề thứ 2, đội nào xong trước thì có quyền giải đề số 3, nếu cả hai đội xong cùng một lúc thì giáo viên có thể cho cả hai đội giải cùng lúc bằng cách đọc đề hoặc treo đề cho cả hai đội quan sát để giải, đội nào giải đúng cả 3 đề thì là đội chinh phục đỉnh cao. Đội nào thắng cuộc được thưởng nhiều hơn đội thua.
Phần thưởng: Nhãn vở, bút chì phấn.
6.Trò chơi thứ 6: Nhanh trí
a .Mục đích chơi: Giúp học sinh củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong từng bảng đo. Rèn luyện khả năng quan sát diễn đạt mạch lạc
b .Chuẩn bị: Các băng giấy có ghi đơn vị đo
Học sinh chuẩn bị các thẻ màu đỏ, màu xanh.
c. Đối tượng chơi: học sinh lớp 5 Thời gian 5 – 7 phút
d .Luật chơi: Giáo viên chọn 3 đội chơi, chọn bạn thư ký, giám khảo, các bạn còn lại làm cổ động viên chơi thi đua giữa các đội.
Giáo viên lần lượt cho xuất hiện các băng số 
Ví dụ: Sau tiết “ Luyện tập chung” trang 78 sách giáo khoa lớp 5.
Giáo viên ghi băng số :
7.254 km = 7254m
7.254 km2 = 7254m2
9.25m2 = 925cm2
9.25m2 = 925000cm2
Mỗi lần xuất hiện một băng giấy các đội quan sát nội dung khi có tín hiệu các em giơ thẻ lên, nếu đúng giơ thẻ đỏ, nếu sai giơ thẻ xanh.
Giáo viên có thể gọi một em bất kỳ trong nhóm trả lời đúng giải thích tại sao nó đúng, tại sao nó sai ( nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng đo) Giáo viên cùng đưa ra đáp án bằng cách dùng thẻ... Sau mỗi lần đúng thì thư ký tổng hợp điểm, mỗi lần đúng thì 10 điểm nếu sai trừ 2 điểm. Đội nào đạt điểm cao thì thắng , đội nào thắng thì sẽ được nhận quà: phấn, bút chì, nhãn vở.
Trò chơi thứ 7: Hãy sửa sai
a. Mục đích : Củng cố kiến thức vể đổi đơn vị thời gian, đơn vị đo diện tích.
 Rèn luyện học sinh nhanh mắt nhanh tay
 b. Đối tượng: học sinh lớp 5. Thời gian: 5 – 7 phút 
 c .Chuẩn bị: Bảng phụ hoặc giấy roky đã viết được kẻ sẵn nội dung sau
1 giờ 15 phút = 1.15 giờ
3 giờ 42 phút = 222 phút
270 mm = 2.7 m
2m 2mm = 1002mm
3600m2 = 3.6 km2
1m2 = 0.0001ha
Đổi lại cho đúng phần sai
d.Luật chơi: Chơi theo kiểu tiếp sức , mỗi đội 3 em, mỗi em phải giải quyết 2 ý trong 6 ý đã cho rồi chạy về chỗ cho các bạn khác lên chơi.
Khi cô giáo hô hết thời gian các bạn chưa làm xong cũng phải dừng lại, nếu tiếp tục thì không được tính điểm ( cách đánh giá tương tự trò chơi thứ 2)
IV. kết quả đối chứng.
Sau gần một năm nghiên cứu áp dụng vào thực tế giảng dạy chất lượng học sinh học môn toán được nâng lên rõ rệt.
Lớp
Sĩ số
Giờ học có thiết kế trò chơi
5
Số học sinh thích học toán
Số học sinh không thích học toán
SL
%
SL
%
100
0
 Và đạt được kết quả cụ thể là:
Lớp
Sĩ số 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5
0
 c. phần kết luận
Kết luận chung về đề tài
Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu đề tài bản thân tôi nhận thấy đưa hình thức trò chơi vào dạy học toán ở tiểu học nói chung và dạy toán 5 mạch kiến thức 
“ Đại lượng và đo đại lượng” nói riêng là rất cần thiết, bởi vì sử dụng trò chơi không chỉ giúp học sinh nắm được và củng cố nội dung kiến thức toán một cách nhẹ nhàng và còn giúp học sinh phát triển tư duy, phát triển trí tưởng tượng, diễn đạt mạch lạc và nhất là có hứng thú trong học tập,tạo niềm vui, lòng say mê học tập từ đó rèn luyện đức tính chăm chỉ ,tự tin, năng động, sáng tạo, góp phần rèn luyện phẩm chất, phong cách làm việc của người lao động mới.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn chế nên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ xây dựng được một số trò chơi trong một mạch kiến thức nhằm góp phần đổi mới phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học. Và đây cũng là việc làm thiết thực giúp tôi nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân để tham gia công tác giảng dạy được tốt hơn. Rất mong được sự góp ý của ban giám hiệu nhà trường, của bạn bè đồng nghiệp để rút kinh nghiệm lần sau nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
ý kiến đề xuất
Đổi mới hình thức dạy học là một trong những giải pháp quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học.
 Trò chơi học tập là một hình thức dạy học hữu ích đối với học sinh tiểu học. Vì vậy người giáo viên tiểu học tự bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả giảng dạy giáo viên phải biết khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, vận dụng linh hoạt những vật liệu vốn có của địa phương những vật liệu đơn giản để tạo ra đồ dùng trực quan, đạo cụ thích hợp sử dụng trong trò chơi để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Đề nghị ban soạn thảo chương trình tiểu học cần biên soạn các tài liệu hướng dẫn thiết kế trò chơi trong giờ học phổ biến rộng rãi để giáo viên tham khảo. 
- Đề nghị các cấp lãnh đạo cầ

Tài liệu đính kèm:

  • docSK toan.doc