SKKN Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy của bộ môn hóa học trường THCS Trần Quang Diệu

SKKN Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy của bộ môn hóa học trường THCS Trần Quang Diệu

- Nhăm thực hiện tốt việc đổi mới Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học và tinh thần đánh giá, xếp loại giờ dạy mới của công văn Số: 1471/SGDĐT-GDTrH ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Lăk

- Xây dựng một tiết dạy dựa theo các tiêu chí đánh giá nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho giờ dạy.

- Truyền tải thông điệp mạnh mẽ tới các đ/c giáo viên nhằm giúp giáo viên tiếp cận nhanh chóng với phương pháp dạy học mới cũng như cách thức đánh giá, xếp lợi một giờ dạy mới, từ đó tạo nên phong trào mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục.

 

docx 13 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 243Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy của bộ môn hóa học trường THCS Trần Quang Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:
TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH; HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIỜ DẠY CỦA BỘ MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG DIỆU
Thành phần tham dự: Toàn thể giáo viên trong tổ Hóa – Sinh – Thể.
Người được đánh giá giờ dạy: Nguyễn Thị Huyền Thương.
Địa điểm: Phòng máy chiếu.
Lớp dạy: 9D - Trường THCS Trần Quang Diệu - Tiết 1 – Thứ 6 ngày 09/03/2018.
 Chuẩn bị: 
* Người được đánh giá: Soạn Giáo án tiết 54 - Bài 44: RƯỢU ETYLIC - môn Hóa học 9, đồ dùng dạy học.
* Người đánh giá: Phiếu đánh giá mới, hướng dẫn phân tích các tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy của sở giáo dục Đăk Lăk.
Nội dung:
	1. Cơ sở của chuyên đề:
	Căn cứ Công văn số 141/BGDĐT-GDTrH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên;
Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng;
Hướng dẫn số 1471/SGDĐT-GDTrH về hướng dẫn xếp loại giờ dạy của giáo viên trung học.
	Căn cứ vào nhiệm vụ của năm học 2017 – 2018, tổ Sinh – hóa – thể tổ chức chuyên đề: tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy của bộ môn hóa học. 
	2. Mục tiêu tổ chức chuyên đề:
- Nhăm thực hiện tốt việc đổi mới Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học và tinh thần đánh giá, xếp loại giờ dạy mới của công văn Số: 1471/SGDĐT-GDTrH ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Lăk
- Xây dựng một tiết dạy dựa theo các tiêu chí đánh giá nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho giờ dạy.
- Truyền tải thông điệp mạnh mẽ tới các đ/c giáo viên nhằm giúp giáo viên tiếp cận nhanh chóng với phương pháp dạy học mới cũng như cách thức đánh giá, xếp lợi một giờ dạy mới, từ đó tạo nên phong trào mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục.
	3. Phương pháp thực hiện chuyên đề:
	- Dự giờ thao giảng 1 tiết thuộc môn Hóa họ 9.
	- Tổ chức góp ý, hướng dẫn phân tích đánh giá xếp loại giờ dạy của tiết dự theo phiếu đánh giá mới.
	4. Quy trình tổ chức chuyên đề: 
	- Dự giờ vào tiết 1, sáng thứ 6, ngày 09/03/2018, lớp 9d, môn Hóa học .
	- Họp tổ vào tiết 4 và tiết 5 để góp ý cho tiết dạy và hướng dẫn phân tích đánh giá xếp loại giờ dạy của tiết dự theo phiếu đánh giá mới.
	5. Quá trình thực hiện:
	a. Giáo án tiết thao giảng:
Tuần :	28	Ngày Soạn :6/3/2018
Tiết :	54	 Ngày dạy :8/3/2018
Chương 5 : DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON - POLIME
BÀI : 44 _ RƯỢU ETYLIC 
CTPT : C2H6O ; PTK : 46
I. Mục tiêu dạy học: Bài học phải đảm bảo các yêu cầu về:
1. Kiến thức: HS biết được
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo.
- Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
- Khái niệm độ rượu.
- Tính chất hóa học: Phản ứng với Na, với axit axetic, phản ứng cháy. 
- Ứng dụng: Làm nguyên liệu, dung môi trong công nghiệp.
- Phương pháp điều chế ancol etylic từ tinh bột, đường hoặc từ etilen.
 	2. Kĩ năng:
- Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học.
- Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn.
- Phân biệt ancol etylic với benzen.
- Kĩ năng giải các bài tập có liên quan.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng của một số môn để làm nổi bật nội dung bài học.
3. Thái độ:
- Phân biệt được lợi ích và tác hại của rượu.
- Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học, có thái độ học tập tích cực.
- Tư duy: Thu thập, phân tích và xử lí thông tin. 
- Đảm nhận trách nhiệm. 
- Thể hiện sự tự tin.
- Trình bày suy nghĩ ý tưởng, lắng nghe phản hồi tích cực, hợp tác khi làm việc theo nhóm.
4. Trọng tâm
- Công thức cấu tạo của ancol etylic và đặc điểm cấu tạo.
- Khái niệm độ rượu.
- Hóa tính và cách điều chế ancol etylic.
II . Chuẩn bị .
Giáo viên.
Dụng cụ: Ống nghiệm , đèn cồn,đĩa sứ, Panh, bộ lắp ghép mô hình phân tử C2H5OH
Hóa chất: Rượu , natri , iốt, nước cất, cồn 90o 
Khác: Phiếu học tập
Học sinh: Đọc trước bài học ở nhà, bảng phụ nhóm
III. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
- Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới (1’)
a. Mở bài 
Hợp chất hữu cơ (HCHC) được chia làm mấy loại? Dẫn xuất hidrocacbon gọi là HCHC có chứa O, N. Chúng ta vừa học xong phần hidrocacbon, tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu HCHC có chứa O, N.
Trên tay cô có một lọ cồn y tế rất quen thuộc với các em, trong hóa học cồn có tên gọi là rượu êtylic, vậy rượu etylic có công thức cấu tạo như thế nào? Nó có những tính chất và ứng dụng gì? Để trả lời cho những câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay Tiết 54 - Bài 44: Rượu Etylic.
GV giới thiệu CTPT của rượu etylic: C2H6O.
Từ CTPT giáo viên yêu cầu HS tính phân tử khối của rượu etylic: 46
b. Phát triển bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tính chất vật lí (8’)
GV chia học sinh thành 4 nhóm (ở tiết học trước đã phân công nhiệm vụ) yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập trong 2 phút.
Gv phát phiếu học tập số 1
Gv hướng dẫn Hs quan sát mẫu rượu etylic và nhận xét.
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm thử tính tan trong nước của rượu. 
+ Cho một mẫu iot vào ống nghiệm (1) có chứa rượu etylic.
+ Rót từ từ dung dịch rượu ở ống nghiệm (1) vào ống nghiệm (2) có chứa nước cất, lắc nhẹ. 
Sau 2 phút GV yêu cầu các nhóm trao đổi chéo bài làm cho nhau ( nhóm 1 – nhóm 2; nhóm 3 - nhóm 4). Nhận xét bài làm của nhau.
GV đưa ra đáp án chính xác
GV đưa ra một chai rượu và chỉ cho HS thấy trên nhãn chai có ghi 40o và yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của kí hiệu này?
?: Độ của rượu là gì ?
GV yêu cầu 4 nhóm tiếp tục thực hiện phiếu hoc tập số 2 trong 3 phút.
GV phát phiếu học tập số 2.
GV:Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức toán học để tóm tắt bài toán, tìm ra dữ kiện đề cho và tính giá trị cần tìm.
Ä Trong 150ml dung dịch rượu có 45ml rượu etylic. Hãy cho biết dung dịch rượu này bao nhiêu độ? Từ đó đưa ra công thức tính độ rượu.
Sau 3 phút GV yêu cầu các nhóm trao đổi chéo bài làm cho nhau ( nhóm 1 – nhóm 2; nhóm 3 - nhóm 4). Nhận xét tự chấm bài cho nhau.
GV đưa ra đáp án chính xác
GV chiếu cách pha chế rượu etylic 30o cho HS quan sát.
GV: Để đo độ rượu một cách nhanh chóng trong kĩ thuật người ta dùng dụng cụ đơn giản gọi là ‘rượu kế’. (GV chiếu hình ảnh ‘rượu kế’ )
GV: Liên môn môn Vật lí: Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích nguyên tắc hoạt động của ‘rượu kế’ ?
GV: Trong môn vật lí 8 em đã biết, dựa vào nguyên tắc trọng lực và lực đẩy của chất lỏng. Khi thả ‘rượu kế’ vào trong dung dịch rượu, độ rượu càng cao,‘rượu kế’ càng chìm sâu mà người ta đo được độ rượu. 
Hs quan sát lọ đựng rượu etylic, nhận xét trạng thái, màu sắc, mùi vị của rượu.
ÆRượu là chất lỏng, không màu, mùi thơm.
Hs làm thí nghiệm theo nhóm.
Nhận xét về khả năng hòa tan iot của rượu và khả năng hòa tan trong nước của rượu.
ÆTinh thể iốt tan trong rượu Š dung môi. Tan vô hạn trong nước.
&. Rượu etylic là chất lỏng không màu,có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước ,sôi ở 78,3oC,nóng chảy -110,5oC, là dung môi hòa tan nhiều chất vô cơ và hữu cơ.
Æ Đó là độ của rượu
Æ Số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước gọi là độ rượu . 
” HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.
 Trong 150 ml dd rượu có 45 ml rượu 
Vậy trong 100 ml dd rượu có ? x ml rượu
Vậy độ rượu là 300
 Vrượu
Độ rượu = x 100 
 Vdd rượu
HS quan sát cách pha chế rượu etylic 30o
Cồn kế thường được cấu tạo bởi một ống thủy tinh  Phía trên của bầu là vạch chia độ và phía dưới đáy của bầu là các hạt chì.
HS: suy nghĩ, vận dụng kiến thức vật lí đã học để trả lời câu hỏi.
HS: Chú ý lắng nghe
Hoạt động 2: Công thức cấu tạo của rượu etylic (7’)
Yêu cầu HS hoạt động nhóm lắp ghép mô hình công thức cấu tạo của hợp chất C2H6O trong thời gian 3 phút.
?: Chọn công thức cấu tạo đúng của rượu etylic?
?: Em hãy cho biết nguyên tử H ở vị trí thứ 6 có điểm gì khác so với 5 nguyên tử H còn lại?
GV yêu cầu HS viết công thức cấu tạo rút gọn.
GV: Trong phân tử rượu etylic 6 nguyên tử H không cùng nằm trên một mặt phẳng, một nguyên tử H không liên kết với nguyên tử C tạo ra nhóm (- OH). Nhóm (- OH) này quyết định tính chất hóa học của rượu. Người ta gọi đây là nhóm định chức của rượu. Đây là dấu hiệu quan trọng chung cho mọi loại rượu.
HS hoạt động nhóm lắp mô hình 
” Lắp mô hình phân tử của C2H6O
 H H H H
 | | | |
H – C – C – O – H H – C – O – C – H 
 | | | |
 H H	 H H
(2)
HS dựa vào thông tin bài học ( đã nghiên cứu ở nhà) lựa chọn công thức (1) đúng.
ÆNguyên tử H liên kết với nguyên tử H tạo thành nhóm -OH.
Thu gọn : CH3 – CH2 – OH . 
 (Hoặc C2H5-OH)
Dạng rỗng	Dạng đặc
Hoạt động 3: Tính chất hóa học của rượu etylic(10’)
?: Yêu cầu HS nêu những tính chất hóa học của rượu đã tự tìm hiểu trước ở nhà.
* Gv hướng dẫn HS các nhóm làm thí nghiệm đốt cháy C2H5OH trong chén sứ, rót rượu etylic vào lỗ lớn trên đế sứ rồi đốt.
GV yêu cầu các nhóm trong thời gian 3 phút làm thí nghiệm, sau đó nêu hiện tượng quan sát được. Viết phương trình phản ứng trên bảng phụ.
GV tổng kết và đưa đáp án chuẩn.
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế ứng dụng của rượu êtylic (cồn) .
# Khi các em đốt hoá chất trong PTN , dung dịch trong đèn cồn chính là rượu etylic.
?: Tại sao không dùng xăng hay dầu hỏa mà người ta lại dùng cồn để làm nhiên liệu trong phòng thí nghiệm và bệnh viện?
Tích hợp giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
GV: Chiếu hình ảnh về Lê Thị Công Luận (26 tuổi, quê ở xã Hoàng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
GV: Vụ tai nạn xảy ra vào cuối năm 2014 khiến cô gái xinh đẹp Lê Thị Công Luận tử vong đặc biệt được dư luận quan tâm.
Cụ thể, tối ngày 18/10, chị Luận vào bếp nướng mực, không may làm đổ chai cồn vào người, gần đó lửa đang cháy khiến cồn bén rồi cháy lan lên khắp cơ thể khiến chị Luận bị bỏng tới hơn 80%, bỏng sâu 40%, hoại tử 11%..., hôn mê suốt 20 ngày và tử vong sau đó.
GV: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống: Cồn là chất dễ cháy nên sử dụng và bảo quản chúng ta cần cẩn thận. Cần phải đậy kín trước và sau khi sử dụng.
GV: Liên môn môn vật lí: Tại sao chúng ta cần phải đậy kín lọ đựng cồn (rượu) trước và sau khi sử dụng ?
GV yêu cầu các nhóm trong thời gian 3 phút làm thí nghiệm, sau đó nêu hiện tượng quan sát được trên bảng phụ.
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm rượu etylic với Natri
+ Lấy 1 mẩu Na (bằng ½ hạt đậu xanh) thấm khô dầu cho vào ống nghiệm chứa 3-4 ml rượu etylic.
+ Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và cho biết:
?: Có xảy ra phản ứng không ? Nêu hiện tượng xảy ra (nếu có).
GV tổng kết và đưa đáp án chuẩn.
?: Dự đoán bọt khí sinh ra là khí gì?
?: Dự đoán nguyên tử H ở vị trí nào bị đẩy ra tạo thành khí H2?
GV chiếu video cơ chế phản ứng.
GV yêu cầu HS viết PTPƯ.
?: C2H5ONa là 1 muối. Vậy tên gọi của nó là gì? 
?: Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
# Phản ứng của rượu với Na xảy ra kém mãnh liệt hơn so với phản ứng của H2O với Na. Vì vậy khi cho Na vào rượu có lẫn một lượng nhỏ H2O thì tại thời điểm tiếp xúc, Na sẽ phản ứng với H2O trước, sau đó phản ứng tiếp với rượu .
C2H5ONa phản ứng dễ dàng với H2O theo PTHH sau:
C2H5ONa + H2O→ C2H5OH + NaOH
-Ngoài khả năng phản ứng với Na, rượu etylic còn có khả năng phản ứng với K.
?: Viết PTPƯ của rượu etylic với K
Gvtb khi đun nóng rượu etylic với axit axetic có xúc tác H2SO4 ta thu được este. Chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài 45 
HS trả lời.
1. Rượu etylic có cháy không?
Hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
Các nhóm báo cáo kết quả
Æ Rượu etylic cháy với ngọn lửa xanh ,đồng thời toả nhiều nhiệt, sản phẩm tạo thành là khí CO2 & H2O
PTPƯ :
C2H6O + 3O2 2CO2 + 3H2O
Æ Dùng làm nhiên liệu.
HS trả lời
Æ Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt, ít khói nên người ta dùng làm nhiên liệu , sạch với môi trường.
Chị Luận khi còn là cô gái trẻ đẹp, đầy hoài bão (trái) và hình ảnh của chị sau khi bị bỏng nặng (phải).
HS: Rượu nằm trong chai sẽ có hai hiện tượng xảy ra là bay hơi và ngưng tụ. Rượu bay hơi và cũng ngưng tụ như nhau nhưng do chai rượu đậy kín nên rượu không cạn dần. Còn nếu không đậy nút thì sự bay hơi sẽ xảy ra nhiều hơn ngưng tụ nên rượu cạn dần.
. Rượu có phản ứng với natri không ?
-Hs làm thí nghiệm theo nhóm.
Các nhóm báo cáo kết quả trên bảng phụ.
Æ Na có PƯ với C2H5OH . Khi cho Na vào C2H5OH , xuất hiện bọt khí, Natri dần tan ra.
Æ H2
Æ nguyên tử H trong nhóm -OH của rượu etylic
2CH3 – CH2 – OH + 2Na Š 2CH3 – CH2 – ONa + H2
Hay
2C2H5OH + 2Na Š 2C2H5ONa + H2
Æ Natri etylat
Æ Phản ứng thế
2C2H5OH + 2K Š 2C2H5OK + H2
3. Phản ứng với axit axetic(Axit hữu cơ)
Hs nghe ghi nhận
Hoạt động 4: Ứng dụng (6’)
Gv yêu cầu 1 nhóm trình bày về ứng dụng của rượu. ( đã tìm hiểu ở nhà)
GV yêu cầu HS các nhóm trình bày câu trả lời mà nhóm mình đã được phân công tìm hiểu ở tiết học trước.
+ Nhóm 1: Theo em việc uống rượu bia có lợi – hại, tốt – xấu như thế nào?
+ Nhóm 2: Tại sao người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiêu, đi đứng loạng chạng không giữ được thăng bằng đã gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc khi tham gia giao thông? (Liên môn môn sinh học)
+ Nhóm 3: Rượu có phải là chất gây nghiện không? Là học sinh chúng ta có nên tập uống rượu bia không? Vì sao?
+ Nhóm 4: Theo em nên sử dụng rượu bia như thế nào cho hợp lí? Là học sinh bản thân em nhận thấy cần phải làm gì để hạn chế tình trạng lạm dụng rượu bia như hiện nay? 
Tích hợp giáo dục phòng chất gây nghiện, an toàn giao thông, quy định của nhà nước về việc sử dụng rượu bia.
GV: Chiếu hình ảnh thông tin về hệ lụy của việc lạm dụng rượu bia
Hằng ngày, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về những hậu quả tiêu cực của việc sử dụng rượu bia: Những vụ ngộ độc rượu gây chết người, những vụ án hình sự thương tâm vì say rượu và đáng sợ hơn cả là con số người chết và bị thương trong các vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ rượu bia ngày một gia tăng. Bia, rượu đã trở thành “kẻ sát nhân” giấu mặt!
Theo thống kê, hiện có 60% số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ sử dụng rượu bia, 68% vụ bạo lực gia đình có nguyên nhân do sử dụng rượu bia, tội phạm 38% số vụ gây rối trật tự an toàn xã hội có nguyên nhân từ sử dụng rượu bia. Hiện có khoảng 20,8% nam vị thành niên đã lái xe sau khi uống rượu bia và bị các chấn thương phải nghỉ học/lao động 1 tuần trở lên.
GV: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống: Việc lạm dụng rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà còn ảnh hưởng đến gia đình và toàn xã hội. 
GV: Giáo dục học sinh không sử dụng rượu bia.
HS trả lời
HS các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi và bổ sung.
ÆDùng làm dược phẩm , tổng hợp cao su, sản suất axit, dung môi, làm rượu bia
Đại diện các nhóm lên thuyết trình nội dung nhiệm vụ được giao.
HS: Rượu để làm thức uống trong các dịp lễ, tết, hội, hè, ma chay, cưới hỏi? Khoa học đã chứng minh rượu cũng có một số lợi ích cho sức khỏe nhất định nếu uống rượu một cách điều độ, chừng mực sẽ giúp ăn ngon, ngủ sâu, tim khỏe mạnh hơn, phòng ngừa đột quỵ
Tuy nhiên, uống rượu nhiều và thường xuyên sẽ có hại cho sức khỏe, tốn thời gian, tiền bạc, không tự chủ được bản thân gây ra các tệ nạn xã hội
HS: Người say rượu mất thăng bằng, chân nam đá chân chiêu do rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền xináp giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng. Vì vậy chúng ta không nên lái xe khi đã uống rượu bia.
HS: Rượu cũng là chất gây nghiện nếu như chúng ta sử dụng thường xuyên. Là HS chúng ta không nên tập uống rượu bia vì như vậy là vi phạm nội quy trường lớp, ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân, không tự chủ được hành vi cua mình sẽ gây ra nhiều hậu quả
HS: Trong các buổi tiệc, liên hoan mọi người nên sử dụng với liều lượng hợp lí (phải uống có chừng mực, đúng lúc, đúng nơi). Là HS chúng ta nên tuyên truyền cho người thân và mọi người xung quanh sử dụng rượu bia 1 cách hợp lí tránh tình trạng lạm dụng rượu bia gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Hoạt động 5: Điều chế (6’)
?: Yêu cầu các nhóm trình bày quy trình làm rượu ( bằng hình ảnh, video được chuẩn bị trước). 
Tích hợp môn tin học 9 tìm kiếm và khai thác thông tin trên mạng internet.
GV thông báo: Trong công nghiệp có thể đi từ etylen bằng phương pháp cộng nước.
?: Viết phương trình phản ứng.
GV yêu cầu HS giới thiệu cách làm rượu đơn giản tại nhà từ gạo nếp, hoa quả.
GV chiếu hình ảnh về ba cậu học trò Khang, Thông và Luân là học sinh lớp 12A2, Trường THPT Lê Hữu Trác (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) sáng tạo với sản phẩm đậm chất Tây Nguyên (rượu hương cà phê)
GV: Có chung niềm đam mê tìm tòi, sáng tạo, ba cậu học trò đã hợp tác sáng chế ra nhiều sản phẩm có ích. Trong đó, sản phẩm “chưng cất rượu hương cà phê” đã đoạt giải quốc gia cuộc thi Khoa học-Kỹ thuật. 
GV: Khơi dậy sự tò mò, hứng thú trong học tập, động viên HS biết tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo.
GV nêu vấn đề: Tại sao rượu giả có thể gây chết người ?
Để thu được nhiều rượu (rượu etylic) người ta thêm nước vào pha loãng ra nhưng vì vậy rượu nhạt đi người uống không thích. Nên họ pha thêm một ít rượu metylic làm nồng độ rượu tăng lên. Chính rượu metylic gây ngộ độc, nó tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự nhiễm độc.
Đại diên một nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 axit
 C2H4 + H2O C2H5OH 
Khang,Thông và Luân (từ trái sang) là học sinh lớp 12A2,Trường THPT Lê Hữu Trác (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) bên máy "chưng cất rượu hương cà phê".
HS nghe giảng tiếp nhận thông tin.
4.Củng cố, đánh giá. (5’)
- Hướng dẫn học sinh tổng kết nội dung tiết học bằng bản đồ tư duy, yêu cầu học sinh điền thông tin vào các ô số.
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Tổng kết nội dung.
 HS: Chú ý lắng nghe.
5. Dặn dò (1’)
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành các bài tập SGK/tr139.
- GV yêu cầu HS sử dụng bản đồ tư duy ghi lại những nội dung chính để khắc sâu kiến thức.
- Sưu tầm thêm các bài tập để làm:
+ Bài tập lí thuyết: Viết các phương trình có liên quan đến tính chất của rượu.
+ Bài tập tự luận: Bài tập liên quan đến độ rượu, tính chất hóa học của rượu, tự tìm ra cách giải hoặc nghĩ những cách giải nhanh nhất cho loại bài toán này.
- Liên hệ thực tế tìm hiểu những tính chất hóa học của axit axetic mà em biết trong đời sống hàng ngày, mối liên hệ giữa rượu etylic và axit axetic.
- Tìm hiểu những ứng dụng của axit axetic ( bằng hình ảnh, đoạn phim).
- Tìm hiểu cách làm giấm ăn ( bằng hình ảnh, đoạn phim).
b. Tổ chức họp tổ:
	- Giáo viên dạy tự nhận xét: Thành công, hạn chế của giờ dạy (Nội dung, kế hoạch và tài liệu dạy học, tổ chức hoạt động học cho học sinh, hoạt động học của học sinh,...).
	- Giáo viên đánh giá: Trên cơ sở bảng mô tả các mức độ đánh giá, giám khảo phân tích ưu điểm, tồn tại của tiết dạy; đánh giá, xếp loại và tư vấn các phương án khắc phục tồn tại của tiết dạy. Rút kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá, xếp loại.	
	Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy của bộ môn Hóa trường THCS Trần Quang Diệu. Hi vọng chuyên đề giúp ích cho quý thầy cô trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và đánh giá xếp loại giờ dạy theo phiếu đánh giá mới.
	Eakueh, ngày 30 tháng 01 năm 2018
Duyệt của BGH	Người thực hiện
	 Nguyễn Quốc Kiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_sinh_hoat_chuyen_mon_ve_doi_moi_phuong_phap_va.docx