SKKN Tổ chức dạy học chủ đề “Các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường Trung học phổ thông

SKKN Tổ chức dạy học chủ đề “Các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường Trung học phổ thông

2. Điểm mới, đóng góp của sáng kiến.

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và tổ chức dạy

học theo chủ đề trong môn Lịch sử ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu của đổi

mới phương pháp dạy học chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ

thông môn Lịch sử năm 2018.

- Sắp xếp, xây dựng cấu trúc nội dung chủ đề bài giảng mới thông qua việc xâu

chuỗi những vấn đề theo chiều sâu các giai đoạn lịch sử của các nước TBCN từ

năm 1918 đến năm 1945

- Đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề nói chung và chủ đề “các

nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945" nhằm phát triển năng lực và phẩm

chất học sinh ở trường THPT.

- Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập đi sâu vào chủ đề các nước tư bản chủ nghĩa

giai đoạn 1918-1945 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

- Làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn dạy học bộ môn Lịch sử ở trường

THPT, đặc biệt là thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề đáp ứng yêu cầu đổi

mới chương trình giáo dục hiện hành và CTGDPT môn Lịch sử năm 2018.

- Kết quả này giúp tôi và đồng nghiệp vận dụng trong quá trình dạy học thực

tiễn, đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho HS, GV trong quá trình dạy và

học.

pdf 92 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học chủ đề “Các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1918-1945” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xô đã 
tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. 
Câu 5: Nêu kết cục cuộc chiến tranh thế giới thứ hai? 
Hướng dẫn trả lời 
Mức độ đầy đủ: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn 
của các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân 
tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống CNPX. Trong cuộc chiến đấu ấy, 
ba cường quốc Liên xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong 
việc tiêu diệt CNPX. Hậu quả nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 
1700 triệu người bị cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu 
người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá. 
 Giai đoạn đầu khi Liên Xô chưa tham chiến CTTG II mang tính chất là 
các cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa. Khi Liên Xô tham chiến đã 
làm cho tính chất của cuộc chiến tranh thay đổi, từ cuộc chiến tranh đế quốc trở 
thành cuộc chiến tranh của các lực lượng dân chủ, tiến bộ chống chủ nghĩa phát 
xít. Chiến tranh thứ hai kết thúc dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình 
thế giới. 
 Trang 30 
* Câu hỏi, bài tập mức độ thông hiểu: 
Câu 1. Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản thắng trận 
đã tổ chức hội nghị hòa bình để nhằm mục đích gì? 
A. Hợp tác kinh tế. C. Bàn về cách giải quyết hậu quả của chiến tranh 
B. Hợp tác về quân sự D. Kí hòa ước và hiệp ước nhằm phân chia quyền lợi. 
Hướng dẫn trả lời : Mức độ chính xác: đáp án D 
Câu 2:Tháng 1-1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích 
A. chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở Châu Âu. 
B. trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mĩ. 
C. đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên toàn thế giới để tiêu diệt CNPX. 
D. liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô. 
Hướng dẫn trả lời : Mức độ chính xác: đáp án C 
Câu 3: Trong CTTG thứ hai, chiến thắng nào của quân Đồng minh tạo nên bước 
ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh? 
A. Chiến thắng Xta-lin-grát ( 2/1943). 
B. Chiến thắng Liên quân Anh, Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp(6/6/1944). 
C. Chiến thắng của Hồng quân Liên xô trong chiến dịch công phá Béc-lin 
(9/5/1945). 
D. Mĩ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản ( ngày 6 và ngày 9/8/1945). 
Hướng dẫn trả lời : Mức độ chính xác: Đáp án A 
Câu 4: Chiến thắng nào đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” 
của Hít le : 
A. Chiến thắng Mát-xcơ-va B. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat. 
C. Chiến thắng En A-la-men D. Chiến thắng Gu-a-đan-ca-nan 
Hướng dẫn trả lời: Mức độ chính xác: Đáp án A 
Câu 5: Từ tháng 3  5/1945, quân đội nước nào đã quét sạch liên quân Đức –
Italia khỏi lục địa châu Phi: 
A. Liên quân Mỹ -Liên xô B.Liên quân Anh-Mỹ . 
C. Liên quân Anh-Liên xô. D.Liên quân Liên xô-Mỹ- Anh 
Hướng dẫn trả lời:Mức độ chính xác: đáp án B 
Câu6: Em hãy điền vào chỗ trống trong các câu sau: 
 Trang 31 
Đức, Ý,(1)...là những nước không có hoặc có ít.(.2)..,ngày càng thiếu vốn, thiếu 
nguyên liệu và thị trường, đã đi theo con đường.(3)....chế độ chính trị để cứu vãn 
tình trạng khủng hoảng. 
- Hƣớng dẫn trả lời: Mức độ đầy đủ: 1- Nhật: 2- thuộc địa; 3- Phát xít hóa 
Câu hỏi Tự luận 
Câu 1: so sánh về sự thay đổi của bản đồ chính trị châu Âu trước và sau chiến 
tranh thế giới thứ nhất. 
Hướng dẫn trả lời 
Mức độ đầy đủ: - Qua lược đồ, các quốc gia không có trên bản đồ chính trị 
Châu Âu: Áo-Hung. Các quốc gia mới ra đời: Áo, Hung, Tiệp Khắc, Nam Tư và 
Ba Lan. Các quốc gia có thay đổi về lãnh thổ:Đức bị mất 1/8 đất đai, 1/12 dân 
số;Áo chỉ còn 6 triệu dân là người Đức; Hung-ga-ri chỉ còn giữ được 1/3 lãnh 
thổ Ru-ma-ni được sát nhập vào Áo và Hung-ga-ri, Các quốc gia khác như: I-ta-
li-a, Ba lan, Bun-ga-ri cũng có những thay đổi đáng kể về lãnh thổ. 
 Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới ra đời ( Liên Xô) 
Câu 2: - Rút ra đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ? Phân 
tích hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 ? Theo em hậu quả nào 
là nghiêm trọng nhất đối với nhân loại? Tại sao? 
Hướng dẫn trả lời : Mức độ dầy đủ 
1. Đặc điểm: Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế thừa, kéo dài, phạm vi rộng lớn, 
tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. 
2. Hậu quả: 
+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản. Phá hủy nghiêm 
trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp nước Mĩ. 
Năm 1932, khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất: sản lượng công nghiệp 
chỉ còn 53,8% (so với năm 1929), 11,5 vạn công ti thương nghiệp, 58 công ti 
đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (chiếm 40% tổng số ngân hàng) phải 
đóng cửa, 75% dân trại phá sảnCuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã giáng 
đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so 
với những năm trước cuộc khủng hoảng. Hàng năm nhà máy xí nghiệp đóng 
cửa. Năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế thừa đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản 
giảm sút trầm trọng. Sản xuất công nghiệp đình đốn. Khủng hoảng xẩy ra 
nghiêm trọng trong nông nghiệp, do lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành 
này. So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, nông 
phẩm giảm 1,7 tỉ yên, ngoại thương giảm 80%. Đồng yên sụt giá nghiêm trọng 
+ Về chính trị - xã hội: hàng triệu người thất nghiệp. Số người thất nghiệp ở Mĩ 
lên tới hàng chục triệu, Nhật Bản số công nhân thất nghiệp 3 triệu, ở Đức hơn 5 
triệu người. Nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẩn. 
 Trang 32 
Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra 
ở khắp các nước 
+ Về quan hệ quốc tế: 
Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 
2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, 
Nhật Bản => Chủ nghĩa phát xít xuất hiện. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 
2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. 
- Hậu quả nghiêm trọng nhất là: Chủ nghĩa phát xít xuất hiện. 
- Giải thích: Khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện => Cuộc chạy đua vũ trang ngày 
càng ráo riết, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới... 
Câu 3: Vì sao chủ nghĩa phát xít lại thắng thế ở Đức ? 
- Hƣớng dẫn trả lời: 
 Mức độ dầy đủ: 
 Đức là quê hương của chủ nghĩa quân phiệt, là nước bại trận bị thiệt hại 
nặng bởi chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 
-1933) làm cho nền kinh tế Đức bị tàn phá nghiêm trọng. Năm 1932, sản xuất 
công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng. Hàng nghìn nhà 
máy xí nghiệp phải đóng cửa. Số người thất nghiệp lên đến 5 triệu người. Mâu 
thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của quần chúng lao động đã dẫn tới cuộc khủng 
hoảng chính trị trầm trọng. Giai cấp tư sản cầm quyền không đủ mạnh để duy trì 
chế độ cộng hòa tư sản, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng đó. 
 Giới đại tư bản ngày càng ủng hộ lực lượng phát xít. Đảng xã hội dân chủ 
từ chối hợp tác với những người cộng sản. Điều đó đã tạo điều kiện cho các thế 
lực phát xít lên cầm quyền ở Đức. Ngày 30-1-1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ 
định Hít –le làm thủ tướng và thành lập chính phủ mới, mở ra một thời kì đen tối 
trong lịch sử nước Đức . 
Câu 4: Giải pháp các nước tư bản giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng?vì sao 
các nước có sự lựa chọn như vậy? 
Hướng dẫn trả lời 
Mức độ đầy đủ: Anh, Pháp, Mĩ lựa chọn con đường cải cách vì:đó là những 
nước có hệ thống thuộc địa rộng lớn, giàu tài nguyên, thỏa mãn với hệ thống 
Vecsxai-Osinhtơn, có truyền thống dân chủ, thị trường tiêu thụ rộng lớn. 
Đức, Nhật, Italia: lựa chon con đường phát xít hóa vì: đó là những nước bất mãn 
với hệ thống Vecsxai- Osinhtơn, ít thuộc địa, nghèo tài nguyên, có thuyền thống 
quân phiệt hiếu chiến, thị trường tiêu thụ hẹp. 
Câu 5: So sánh quá trình quân phiệt hoá Nhật với quá trình phát xít hóa ở Đức 
Hướng dẫn trả lời 
 Trang 33 
Mức độ đầy đủ: Ở Đức quá trình quân phiệt hoá diễn ra thông qua sự chuyển 
đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít. Ở Nhật, do có 
sẵn chế độ Thiên hoàng nên quá trình này diễn ra thông qua quân phiệt hóa bộ 
máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. Quá trình quân phiệt 
hóa bộ máy nhà nước ở Nhật kéo dài trong suốt thập niên 30 
Câu 6: Phân tích thái độ, hành động, trách nhiệm của các nước TBCN đối với 
cuộc chiến tranh thế giới thứ hai 
Hƣớng dẫn trả lời 
Mức độ đầy đủ: - Thái độ của Anh, Pháp, Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai: 
+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo "chủ nghĩa biệt lập" ở Tây bán cầu, 
không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài 
châu Mĩ, muốn mượn tay phát xít tiêu diệt Liên Xô 
+ Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa 
cộng sản, nên không liên kết với Liên Xô để chống phát xít, mà thực hiện chính 
sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hoà bình, đồng thời đẩy chiến tranh về phía 
Liên Xô. 
+ Tại Hội nghị Muyních (9-1938), Anh và Phápđã kí một hiệp định trao vùng 
Xuy - đét của Tiệp Khắc cho Đức, để đổi lấy sự cam kết của Hítle về việc chấm 
dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. 
- Thái độ của Đức, Nhật Bản, Italia 
+ Liên kết với nhau thành lập phe trục Béc-lin-Rô-ma-Tô-ki-ô 
+ Tăng cường hoạt dộng quân sự và gây chiến tranh ở nhiều khu vực trên thế 
giới. 
- Trách nhiệm: Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa 
phát xít, nhưng các nước Mĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự 
bùng nổ cuộc chiến tranh. 
- Thái độ của Liên xô:Trước hành động bành trướng của CNPX, Liên Xô chủ 
trương hợp tác với các nước để chống phát xít, chống chiến tranh, đứng về phái 
các dân tộc bị CNPX chiếm đóng, đã ra sức ngăn chặn sự bùng nổ của chiến 
tranh 
- Thái độ các nước trong chiến tranh thế giới thứ hai: 
+ Liên xô: kiên quyết chống CNPT, chống chiến tranh, kêu gọi các nước thành 
lập phe đồng minh chống phát xít. 
+Anh, Pháp, Mĩ: thay đổi dần thái độ, từ chính sách nhượng bộ phát xít, hòng 
đẩy chiến tranh về phía Liên Xô đến bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến tranh 
chống phát xít. 
 Trang 34 
+ Đức, Nhật Bản, Italia: Kích động, tạo nên các mâu lớn. Trực tiếp gây cuộc 
chiến tranh đẫm máu đối với nhân loại. 
* Câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng cơ bản: 
Câu 1: Kết cục cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất gợi cho em suy nghĩ gì? 
Hướng dẫn trả lời 
Mức độ đầy đủ: Suy nghĩ về kết cục: chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến 
tranh đế quốc phi nghĩa, để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Vì thế 
chúng ta cần yêu hòa bình, giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế bằng con 
đường hòa bình, ngăn chặn sự bùng phát chiến tranh. Khi chiến tranh diễn ra cần 
liên kết các lực lượng dân chủ chống chiến tranh. 
Câu 2: Hít –le lên nắm quyền thủ tướng đã tác động như thế nào đến nước Đức 
và tình hình thế giới? 
Hƣớng dẫn trả lời 
Mức độ đầy đủ: Hít le lên nắm quyền thủ tướng với những chính sách phản 
động đã đưa nước Đức vào thời kì lịch sử đen tối. Với chính sách phản động 
hiếu chiến, Hítle ra sức chạy đua vũ trang, đặt thế giới đứng trước nguy cơ cuộc 
chiến tranh và thực tế cuộc chiến tranh thế giới đã diễn ra để lại hậu quả nghiêm 
trọng cho nhân loại, mà thủ phạm chính là phát xít Đức. 
Câu 3: Việc Liên Xô tham gia chiến tranh đã tác động như thế nào đến cuộc 
chiến tranh thế giới thứ hai? 
Hướng dẫn trả lời 
Mức độ đầy đủ: Việc Liên xô tham gia chiến tranh thế giới thứ hai đã làm thay 
đổi tính chất cuộc chiến tranh. Chuyển cuộc chiến tranh từ phi nghĩa giữa các 
nước đế quốc tranh giành thuộc địa sang cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại, cuộc 
đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình. 
* Câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng cao: 
Trắc nghiệm 
Câu 1.Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã 
A. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản. 
B. xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới. 
C. giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa. 
D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề 
quyền lợi. 
Gợi ý trả lời: Mức độ chính xác: Đáp án D 
 Trang 35 
Câu hỏi tự luận 
Câu 1. Từ kết cục cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất em rút ra được bài học gì 
cho bản thân? 
Gợi ý trả lời 
Mức độ đầy đủ: 
 Chiến tranh thế giới thứkết thúc đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề 
đối với nhân loại. Từ đó, nhân loại cần tránh những cuộc xung đột quân sự , đấu 
tranh để bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay. Cố gắng giải quyết các tranh bằng 
giải pháp hoà bình, trách xa bạo lực  
Câu 2: Nêu quan điểm của em về các nhận định sau khi nói về hòa ước Vecsxai- 
Osinhtơn: 
Nguyên soái Phốc - Nguyên Tổng tư lệnh quân Đồng minh ở châu Âu đã nói: 
“Đây không phải là hòa bình. Đây là cuộc lưu chiến trong 20 năm” 
Uyliam Bulit - cộng tác viên đắc lực của Uyn-xton khẳng định: Hội nghị hòa 
bình chỉ làm được một việc là chuẩn bị những xung đột quốc tế trong tương 
lai...” 
Theo Lê nin nhận định “trật tự thiết lập trên miệng núi lửa” 
Hướng dẫn trả lời 
Mức độ đầy đủ: 
 Đồng ý với các nhận định trên. Bởi vì hòa ước Vec-xai -Oa-sinh –tơn được 
thiết lập đã phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước tư bản chủ nghĩaCác 
nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản, giành được nhiều quyền 
lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận, đặc biệt la 
các dân tộc thuộc địa va phụ thuộc. Đồng thời ngay giữa các nước thắng trận 
cũng nãy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. chính vì thế quan hệ 
hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mỏng 
manh. 
Câu 3: Em có nhận xét gì về tính chất của hệ thống hòa ước Vescxai – 
Osinhtơn? 
Gợi ý trả lời 
Mức độ đầy đủ: 
 Rõ ràng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, 
nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước Anh, Pháp, Mĩ xâm phạm chủ 
quyền và lãnh thổ của nhiều quốc gia, dân tộc, gây nên những mâu thuẫn sâu sắc 
trong nội bộ các nước đế quốc. Chính vì thế, quan hệ hòa bình giữa các nước tư 
bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mong manh. 
 Trang 36 
Câu 4: Quan sát bức hình châm biếm này em liên tưởng đến sự kiện nào sau 
chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc? Hiểu biết của em về sự kiện lịch sử đó? 
Hướng dẫn trả lời 
- Mức độ đầy đủ: Bức hình châm biếm trên nói đến sự kiện Hội nghị Véc-xai. 
Tại Hội nghị này đã đưa người Đức lên máy chém vì: Với hòa ước Vec-xai -Oa-
sinh -tơn, Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/2 dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 
sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện tích trồng trọt Đức bị 
mất 1/8 đất đai, và bồi thường chiến phí nặng nề. 
Câu 5: Trât tự thế giới mới theo theo hệ thồng Vescxai- Osinhtơn đã tác động 
như thế nào đến quan hệ quốc tế ? 
Hướng dẫn trả lời 
Mức độ đầy đủ: Trật tự hòa ước Vescxai- Osinhtơn đã phản ánh tương quan lực 
lượng giữa các nước tư bản. Do mâu thuẫn về quyền lợi, gây nên những mâu 
thuẫn vốn của các nước đế quốc càng thêm gay gắt, đồng thời xuất hiện thêm 
những mâu thuẫn mới. Chính vì thế quan hệ hòa bình giữa các nước TBCN 
trong thời gian này chỉ là tạm thời và mỏng manh. Trât tự thế giới mới theo hệ 
thồng Vescxai- Osinhtơn là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến 
tranh thế giới thứ hai. 
Câu 6: Hội nghị Vescxai gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử nào trên hành trình 
tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc? Sự kiện lịch sử đó có ý nghĩa lịch sử 
như thế nào? 
Hướng dẫn trả lời 
Mức độ đầy đủ: Tại hội nghị Vécxai, Nguyễn Tất Thành gửi đến cho các đại 
biểu tham dự hội nghị Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An nam. Sự kiên này 
tạo tiếng vang lớn đến các nhà yêu nước của các nước trên thế giới đang hoạt 
động ở Paris cũng như trong dư luận ở Pháp và ở Đông Dương.Sau sự kiện này 
đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thức một điều sâu sắc đó là: muốn được giải 
 Trang 37 
phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng bản 
thân mình”. 
Câu 7: Bức tranh này nói đến sự kiện lịch sử nào của nước Đức? Quan điểm 
của em về sự kiện đó? 
Hƣớng dẫn trả lời 
Mức độ đầy đủ: Nói đến sự kiện ngày30-1-1933, tổng thống Hin đen bua trao 
quyền Thủ tướng cho Hít –le. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức. 
+ Việc chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức không chỉ đã đưa nước Đức vào 
thời kì lịch sử đen tối mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nhân loại, đó 
là nguy cơ cuộc chiến tranh quy mô lớn đang đến gần, đe dọa nền hòa bình thế 
giới... 
Câu 8: Qua bức tranh “ Ngƣời khổng lồ” đương thời mô tả chính sách mới của 
tổng thống Ru-dơ-ven em có suy nghĩ gì? 
Hƣớng dẫn trả lời 
Mức độ đầy đủ: -Tranh “Người khổng lồ”: tượng trưng cho nhà nước hai tay 
nắm tất cả các ngành, các đầu mối, mạch máu kinh tế kéo lên, nhằm khôi phục 
và phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội. 
 Trang 38 
- Nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để 
điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Đưa nước Mĩ 
thoát khỏi cuộc khủng hoảng 
Câu 9: Sự lựa chọn con đường giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh 
tế thừa 1929-1933 của các nước tư bản chủ nghĩa đã tác động như thế nào đến 
quan hệ quốc tế 
Hướng dẫn trả lời: 
Mức độ đầy đủ: Sự lựa chọn con đường thoát khỏi hậu quả cuộc khủng hoảng 
của các nước tư bản chủ nghĩa có tác động rất lớn đến quan hệ quốc tế. Trong 
khi Anh, Pháp, Mĩ tiến hành cải cách để khắc phục hậu quả của cuộc khủng 
hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất thì các nước Đức, Italia, 
Nhật Bản lại tìm lối thoát bằng con đường phát xít hóa – nền chuyên chính 
khủng bố công khai của các thế lực phản động, hiếu chiến nhất. 
Quan hệ các cường quốc tư bản chuyển biến phức tạp. Sự hình thành hai 
khối đối lập: Anh, Pháp, Mĩ với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy 
dua vũ trang ráo riết báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. 
Câu 10: Em hãy phân tích vai trò của các cường quốc trong việc tiêu diệt 
CNPX? 
 Hướng dẫn trả lời 
Mức độ dầy đủ: Vai trò các nước trong việc tiêu diệt CNPX: 
- Liên xô: 
+ Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít. 
+ Giúp đỡ các nước bị phát xít chiếm đóng, 
+ Đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho phát xít Đức suy yếu và giải 
phóng các nước ở Đông Âu. 
+ Góp phần tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện. 
+ Là một trong ba trụ cột chính cùng với Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định trong 
việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. 
+ Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh. 
- Vai trò Anh, Mĩ: 
+ Là lực lượng chủ yếu ở mặt trận Bắc Phi và Châu Á Thái Bình Dương, góp 
phần tiêu diệt phát xít Italia và quân phiệt Nhật. 
+ Cùng Liên Xô buộc Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu 
+ Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh. 
 Trang 39 
Câu 11: Em hãy quan sát bức tranh biếm họa ở châu Âu năm 1939, để làm rõ 
mối quan hệ giữa Đức với các nước TBCN khác trước CTTG II 
Hướng dẫn trả lời 
Mức độ đầy đủ: 
 Bức tranh biếm hoạ do một hoạ sĩ người Thuỵ Sĩ vẽ và được đăng trên các 
tờ báo lớn ở châu Âu năm 1939. Trong bức ảnh. Hít-le được ví như người khổng 
lồ Giu-li-vơ trong truyện Du-li-vơ du kí, xung quanh là các nhà lãnh đạo các 
nước châu Âu (Anh, Pháp) được xem như những người tí hon bị Hít-le điều 
khiển. 
Câu 12: Em đánh giá như thế nào về quan hệ quốc tế giữa các cường quốc giai 
đoạn 1939-1945? 
Hướng dẫn trả lời 
Mức độ đầy đủ: 
 Quan hệ quốc tế giai đoạn 1939-1945 là mối quan hệ mâu thuẫn chồng 
chéo, phức tạp giữa các cường quốc lớn: 
+ Anh, pháp, mĩ mâu thuẩn với các nước phát xít Đức, Nhật Bản, Italia về vấn 
đề thuộc địa, thị trường gay gắt.Anh, Pháp, Mĩ muốn giữ nguyên hòa ước 
Vecsxai-Osinhtơn còn Đức muốn xé bỏ hòa ước Vécxai- Osinhtơn. Mặc dù hai 
khối này có mâu thuẫn với nhau nhưng lại có chung mục tiêu là muốn tiêu diệt 
Liên Xô. 
+ Liên xô kiên quyết chống CNPX, chủ trương bắt tay với Anh, Pháp, Mĩ chống 
p

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_day_hoc_chu_de_cac_nuoc_tu_ban_chu_nghia_giai_d.pdf