Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giáo dục văn hóa giao thông cho học sinh ở trường Tiểu học Lê Qúy Đôn

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giáo dục văn hóa giao thông cho học sinh ở trường Tiểu học Lê Qúy Đôn

Phương pháp thảo luận nhóm

Khi nhắc các em lựa chọn chiếc xe đạp an toàn trước khi đi ra đường. Học sinh các nhóm cùng trao đổi, nhận xét, phát hiện, bày tỏ ý kiến của mình về an toàn giao thông, cách tham gia giao thông thế nào là đúng và an toàn, phù hợp với mình, sau đó giáo viên mới chốt lại những ý đúng, từ đó các em nhớ rất lâu những điều đã học.

Phương pháp hồi tưởng

Khi dạy phần: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi ngoài đường. Cho học sinh kể lại những hành vi ngoài đường mà em cho là không an toàn (tức là vi phạm những điều cấm). Sau đó học sinh trình bày những điều mà mình nhìn thấy. Giáo viên có nhiệm vụ liệt kê trên bảng, giáo viên nhắc lại những điều cấm để học sinh khắc sâu và thực hiện cho đúng, nhất là những em nào còn vi phạm thì sửa ngay.

Phương pháp thực hành

Cho các em thực hành ngay trên sân trường lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tập thể. Đường đi là từ sân trường ra tới cổng, hướng dẫn các em cần phải đi cho đúng theo lề phải, khi sang đường, khi rẽ phải, rẽ trái phải giơ tay xin đường sau đó cho học sinh nhận xét, và cuối cùng là đánh giá của giáo viên. Từ đó các em được nhắc lại những quy định đối với những người tham gia giao thông.

Phương pháp trò chơi

Tôi hay áp dụng lồng ghép trong những buổi sinh hoạt như trò chơi đi xe đạp an toàn, đi bộ an toàn,. cho các em giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về những cách đi xe đạp khác nhau, đi bộ khác nhau trong những tình huống khác nhau trên mô hình như:

- Khi vượt xe đỗ bên đường.

- Khi đi từ trong ngõ, cổng trường ra.

- Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng.

 

doc 22 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 971Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giáo dục văn hóa giao thông cho học sinh ở trường Tiểu học Lê Qúy Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm cho các em, quán xuyến con em mình chấp hành và thực hiện An toàn giao thông.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
	a. Mục tiêu của giải pháp
Giáo dục học sinh kiến thức để thực hiện tốt luật giao thông đường bộ trên địa bàn, hình thành kỹ năng tốt khi tham gia giao thông cho các em.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 
Giải pháp 1 
*Đối với phụ huynh học sinh:
Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy... thì xe đạp là phương tiện giao thông rất phổ biến, xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nên ở lứa tuổi tiểu học một số các em đã tự đi xe đạp đến trường. Tuy vậy, đa số các em được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường đều là xe đạp của người lớn chưa đúng quy định và phù hợp với lứa tuổi của các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì chân của các em không chống được xuống đất khi xe quá cao. 
Qua trao đổi nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng vì hoàn cảnh gia đình nên các em vẫn có thể đi xe được của người lớn như các em vẫn thường đi đến trường. Vấn đề này được đặt ra tôi đã giải thích để phụ huynh hiểu được nếu các em đi xe như vậy thì thật không an toàn vì xe quá cao mà chân các em không chống được xuống đất rất dễ xảy ra tai nạn và tôi có đề nghị như sau để phụ huynh tự khắc phục: Các em vẫn có thể đi xe đạp của người lớn nhưng phụ huynh cần:
+ Nên sử dụng xe đạp nữ. 
+ Hạ yên thấp xuống để các em khi ngồi lên xe có thể chống chân xuống đất được. 
+ Hạ tay lái xuống thấp và phải là tay lái cong để các em không phải nhoài người mới với được tay lái. 
Với yêu cầu này được đa số phụ huynh tán thành nhất trí nhất là với những gia đình phụ huynh còn khó khăn vì đảm bảo an toàn tính mạng cho các em là quan trọng nhất. Vấn đề này tôi còn trực tiếp nhờ ban chấp hành cha mẹ học sinh của lớp tuyên truyền, vận động, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn khi cho các em đi xe đạp chưa đúng quy định đến trường. 
* Đối với học sinh:
Các em được khắc sâu về một chiếc xe đạp an toàn qua bài học: Đi xe đạp an toàn. Các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không đúng quy định nên các em chỉ được đi ra đường với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và phải còn tốt đồng thời khi đã đi vững xe đạp mới được đi đến trường không nên đi xe đạp ở đường phố quá đông người. Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra. 
Giải pháp 2
- Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông. 
Ngoài việc giáo dục các em đi xe đạp cỡ nhỏ phù hợp với trẻ em, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ. 
Giải pháp này các em đã được học trong những buổi sinh hoạt tập thể vào những chiều thứ sáu hàng tuần. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau:
+ Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới (ô tô, xe máy). 
+ Đi đúng hướng đường, phần đường của mình. 
+ Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải giơ tay xin đường. 
+ Khi đi từ đường ngõ, trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ. 
- Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau:
+ Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường. 
+ Không đèo nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang ( từ 3 xe trở lên). 
+ Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật. 
+ Dừng xe giữa đường nói chuyện. 
+ Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều. 
+ Rẽ đột ngột qua đầu xe. 
+ Không đùa nghịch, chạy nhảy trên đường.
(Theo điều 28 – Khoản 1, 2, 3 ; Điều 29 – Khoản 1, 2 Luật giao thông đường bộ)
Tôi thường cho các em theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn còn phạm vào những điều cấm trên vào những buổi sinh hoạt thứ sáu hàng tuần. Nhắc nhở các em thường xuyên, nhấn mạnh những tác hại của việc không tuân thủ luật giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt, đúng khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh tiểu học mà cả về sau này. 
Giải pháp 3
Là môn học còn mới, tài liệu giảng dạy còn ít, nhưng bản thân tôi nhận thức rất rõ mục đích của việc dạy an toàn giao thông cho học sinh tiểu học. Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề an toàn giao thông được mọi người quan tâm và chú ý nhất. Mỗi một phương tiện nghe nhìn đều có một mục để nói về an toàn giao thông. Vậy không có lí do gì để mỗi giáo viên chúng ta không nhiệt tình khi dạy an toàn giao thông, chúng ta phải bắt đầu xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông. Để làm được điều này bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, thu thập các thông tin ở các tài liệu nghe, đọc được đăng tải thường xuyên trên các báo, đài, mạng Internet ... để nắm được các nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên truyền để học sinh nắm được luật giao thông nhất là với học sinh. Từ đó tôi đã áp dụng được cách thức tuyên truyền an toàn giao thông cho phụ huynh trong trường, đồng thới áp dụng phương pháp dạy an toàn giao thông cho các em học sinh để làm sao đạt hiệu quả nhất. Thường thì những bài học về an toàn giao thông có nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, vì vậy cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Tránh áp đặt bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ, rồi thực hiện cho đúng. Cũng như những môn học khác khi dạy an toàn giao thông để cho sinh động yêu cầu giáo viên sử dụng phương pháp dạy tích cực là cho phép học sinh chủ động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm dưới sự chỉ dẫn của giáo viên cụ thể:
Phương pháp thảo luận nhóm 
Khi nhắc các em lựa chọn chiếc xe đạp an toàn trước khi đi ra đường. Học sinh các nhóm cùng trao đổi, nhận xét, phát hiện, bày tỏ ý kiến của mình về an toàn giao thông, cách tham gia giao thông thế nào là đúng và an toàn, phù hợp với mình, sau đó giáo viên mới chốt lại những ý đúng, từ đó các em nhớ rất lâu những điều đã học. 
Phương pháp hồi tưởng 
Khi dạy phần: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi ngoài đường. Cho học sinh kể lại những hành vi ngoài đường mà em cho là không an toàn (tức là vi phạm những điều cấm). Sau đó học sinh trình bày những điều mà mình nhìn thấy. Giáo viên có nhiệm vụ liệt kê trên bảng, giáo viên nhắc lại những điều cấm để học sinh khắc sâu và thực hiện cho đúng, nhất là những em nào còn vi phạm thì sửa ngay. 
Phương pháp thực hành 
Cho các em thực hành ngay trên sân trường lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tập thể. Đường đi là từ sân trường ra tới cổng, hướng dẫn các em cần phải đi cho đúng theo lề phải, khi sang đường, khi rẽ phải, rẽ trái phải giơ tay xin đường sau đó cho học sinh nhận xét, và cuối cùng là đánh giá của giáo viên. Từ đó các em được nhắc lại những quy định đối với những người tham gia giao thông. 
Phương pháp trò chơi 
Tôi hay áp dụng lồng ghép trong những buổi sinh hoạt như trò chơi đi xe đạp an toàn, đi bộ an toàn,.. cho các em giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về những cách đi xe đạp khác nhau, đi bộ khác nhau trong những tình huống khác nhau trên mô hình như:
- Khi vượt xe đỗ bên đường. 
- Khi đi từ trong ngõ, cổng trường ra. 
- Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng. 
Phương pháp trắc nghiệm 
Cũng như những môn học khác trong một giờ học phải tạo cho các em hứng thú học tập, nên các hoạt động dạy an toàn giao thông cũng phải phong phú đa dạng, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, các em có kỹ năng an toàn phải hình thành từ thụ động đến chủ động, hướng dẫn các em từ từ không nên ép buộc các em phải nhớ ngay mà các em sẽ có kỹ năng dần theo những giờ thực hành, trò chơi hay từ những tình huống thật mà các em đã gặp phải. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức dạy học nào tôi đều phải chú ý: Từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế. 
 	 * Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 
 	Để thực hiện đề tài của mình, tôi tìm hiểu, nghiên cứu để thực hiện hai nội dung cơ bản “ Giáo dục học sinh kiến thức cần thiết để thực hiện tốt luật giao thông đường bộ trên địa bàn” và “ Tổ chức giáo dục đội viên hoàn thành chuyên hiệu An toàn giao thông hạng ba”.
Sau đây là nội dung và biện pháp cụ thể.
Nội dung
Giáo dục học sinh kiến thức để thực hiện tốt luật giao thông đường bộ trên địa bàn.
Hình thức tiến hành.
Công tác tổ chức giáo dục ý thức.
 	Ngay từ đầu năm học, tôi nghiên cứu tài liệu có liên quan để nâng cao hiểu biết. Trong bản 
“ Phương hướng nhiệm vụ công tác chuyên môn năm học 2018 - 2019”, tôi đề ra nhiệm vụ An toàn giao thông cho từng đối tượng học sinh được đặt lên hàng đầu
 Tôi luôn luôn tuyên truyền về An toàn giao thông đến tất cả học sinh. Các em đi bộ thì đi đúng phần đường dành cho người đi bộ, qua đường phải chấp hành đúng luật; Các em nhà xa nếu đi xe đạp thì chỉ những HS lớp 4, 5 mới được đi và đi xe đạp phải an toàn như trong bài học lớp 4; Những em được bố mẹ chở đi xe máy thì phải đội mũ bảo hiểm. Tuyên truyền giờ chào cờ, lồng ghép tuyên truyền Măng Non vào tháng 9 “ Tháng An toàn giao thông”
Trong mỗi tuần, mỗi tháng, đặc biệt trong mỗi cuộc họp Hội đồng nhà trường tôi lập ra kế hoạch công tác. Trong đó có nội dung giáo dục An toàn giao thông cho từng đối tượng học sinh. Thông qua đó, tôi có sự công tác thực hiện công tác An toàn giao thông cho tháng tới. Trong các buổi chào cờ, tôi đều tổng kết và triển khai công tác này, đưa việc thực hiện An toàn giao thông vào công tác thi đua giữa các lớp. Đặc biệt trong các buổi chào cờ có em nào vi phạm An toàn giao thông sẽ bị trừ điểm thi đua. Việc làm đó đã giúp các em tham gia giao thông ngày càng nghiêm túc hơn.
Chính vì vậy, trong mỗi buổi học, đội “hướng dẫn An toàn giao thông” hoạt động một cách tích cực. Sau mỗi buổi học các em trong đội đều có mặt kịp thời ở cổng trường để hướng dẫn các bạn qua đường an toàn, đi bên phải đường. Tôi giáo dục mỗi lớp khi tan học phải xếp thành một hàng dài ra cổng, không được chen lấn nhau, em nào đi xe đạp thì đi sau cùng mỗi em phải thực hiện theo hướng dẫn của đội “ hướng dẫn An toàn giao thông”. Bên cạnh đó, đội “Tuyên truyền măng non” hoạt động cũng rất tích cực. Trong mỗi buổi tuyên truyền, tôi đều giúp các em xây dựng nội dung chương trình và luôn có nội dung tuyên truyền An toàn giao thông cho các lớp. Ngoài ra, chương trình phát thanh măng non cũng thường xuyên đưa tin giáo dục An toàn giao thông. Do vậy công tác giáo dục việc thực hiện tốt luật giao thông đường bộ của các em học sinh ngày được nâng cao hiệu quả.
Vì đường giao thông trên địa bàn phường còn nhỏ hẹp và dốc, có nhiều đường phụ bị khuất tầm nhìn nên tôi thường xuyên giáo dục học sinh làm sao khi tham gia giao thông phải đảm bảo an toàn như; đi bộ phải đi dưới lề đường (phần đường đất ở hai bên) về phía bên phải. Không đi xe đạp từ hàng hai trở lên, trên đường đi không được đùa giỡn, chú ý nhường đường phụ đi ra đường chính, khi qua đường phải nhìn trước nhìn sau và xin đường để đảm bảo an toàn.
 Công tác tổ chức thi “ Chúng em với An toàn giao thông”.
 Ngoài việc tổ chức giáo dục cho học sinh ý thức thực hiện tốt luật giao thông đường bộ nhất là trên địa bàn, tôi còn triển khai cuộc thi “ Chúng em với An toàn giao thông” nhằm cung cấp cho các em những hiểu biết cần thiết về luật giao thông đường bộ và một số biển báo giao thông quy định. Để thực hiện được cuộc thi này tôi lập kế hoạch và nội dung để triển khai đến từng giáo viên chủ nhiệm triển khai đến từng học sinh, sau đó chọn lựa các em đảm bảo chất lượng để tham gia cuộc thi (mỗi cuộc thi gồm 3 em). Trong vòng hơn một tháng triển khai cuộc thi đã diễn ra và được các chi đội tham gia nghiêm túc, đầy đủ
 Nội dung tôi đã triển khai gồm có:
- Những quy định về An toàn giao thông dành cho người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy.
- Trách nhiệm của mỗi người khi tham gia giao thông.
 - Xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm An toàn giao thông.
Tôi đã chắt lọc nội dung và triển khai cuộc thi gồm hai phần.
 * Phần 1: Thi hiểu biết về luật “giao thông đường bộ” (Dành cho học sinh khối 4 và 5)
 Bao gồm 15 câu hỏi, với hình thức câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Ban giám khảo nêu câu hỏi, các em trong đội thảo luận và đưa ra đáp án trả lời đúng bằng chữ cái a, b, c. Sau đây là hệ thống các câu hỏi mà tôi đã soạn thảo để phục vụ cho cuộc thi; Sau mỗi câu hỏi có 1 đáp án. Sau mỗi đáp án tôi có thể đưa tranh minh hoạ. 
 Câu 1: Đảm bảo trách nhiệm An toàn giao thông là của ai?
 A. Là trách nhiệm của ngành giao thông - vận tải.
 B. Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông và cơ quan.
 C. Là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội chứ không phải riêng ai.
Trả lời: Câu C.
 Câu 2: Trên đường khi gặp đèn đỏ thì người điều khiển phương tiện giao thông phải làm gì?
 A. Cho xe dừng lại ở vạch kẻ sơn thứ nhất. 
 B. Cho xe chạy tiếp.
 C. Cho xe giảm tốc độ.
Trả lời: Câu A.
 Câu 3: Trong các đèn báo sau đây, tín hiệu nào cho phép người điều khiển phương tiện giao thông tiếp tục chạy nhưng giảm tốc độ.
 A. Đèn đỏ bật B. Đèn vàng nhấp nháy C. Đèn xanh bật
Trả lời: Câu B.
 Câu 4: Người điều khiển phương tiện giao thông khi đi không đi đường phụ
(đường không ưu tiên) ra đường chính (đường ưu tiên) phải tuân thủ những quy định nào sau đây:
 A. Nhường đường cho tất cả các loại xe đi bên phải mình.
 B. Nhường đường cho tất cả các loại xe đi bên trái mình.
 C. Cả a và b đúng.
 Trả lời: Câu A và B.
 Câu 5: Người đi bộ phải tuân thủ những quy định nào sau đây ?
 A. Phải đi trên vỉa hè hoặc lề đường ( nếu không có vỉa hè thì đi bên phải).
 B. Có thể đi trên lòng đường nhưng phải sát mép đường.
 C. Cả hai đáp án trên.
 Trả lời: Câu A.
Câu 6: Luật giao thông đường bộ cấm người đi bộ ở những hành vi nào sau đây:
A. Nhảy lên, nhảy xuống tàu, xe đang chạy.
B. Bám vào tàu xe đang chạy.
 C. Cả hai đáp án trên.
 Trả lời: Câu C.
 Câu 7: Người đi bộ khi đi qua đường ngang phải nhanh chóng vượt qua, nếu đường ngang mà có cổng chắn đã đóng thì phải dừng lại cách xa cổng chắn ít nhất là:
 A. 1m B. 2m C. 3m
 Trả lời: Câu C
 Câu 8: Đối với đường giao thông của ta hiện nay, người đi bộ phải đi như thế nào để đảm bảo An toàn giao thông nhất.
 A. Đi trên lòng đường nhưng phải sát mép đường về phía bên phải.
 B. Đi dưới lề đường ( phần đường đất ở dưới hai bên) về bên phải.
 C. Cứ đi bên phải là được.
 Trả lời: Câu B.
 Câu 9: Tại các đường giao nhau có đèn báo hiệu hoặc có người chỉ huy giao thông thì người đi bộ muốn sang đường thì phải:
 A. Sử dụng lối đi dành riêng.
 B. Theo báo hiệu bằng đèn màu hay hiệu lệnh của người chỉ huy giao thông.
 C. Cả hai đáp án trên.
 Trả lời: Câu B.
 Câu 10: Luật giao thông đường bộ cấm người đi xe đạp.
 A. Đi trên hè phố, vườn hoa, công viên.
 B. Đi vào những nơi có biển báo cấm xe đạp
 C. Cả hai đáp án trên.
 Trả lời: Câu C.
 Câu 11: Không kể trường hợp đặc biệt, xe đạp không được chở (kể cả người lái).
 A. 1 người B. 2 người C. 3 người
 Trả lời: Câu A.
 Câu 12: Những đáp án nào sau đây là đúng?.Cấm người đi xe đạp (người chở cũng như người ngồi).
 A. Mang vác vật cồng kềnh nhưng không nặng.
 B. Đùa giỡn trên đường hay kéo vật gì hoặc xúc vật chạy theo.
 C. Người chở cầm tay lái, người được chở thì đạp xe.
 D. Cả 3 đáp án trên.
 Trả lời: Câu D. 
Câu 13: Thiếu nhi dưới bao nhiêu tuổi không được đi loại xe đạp người lớn?
 A. Dưới 12 tuổi B. Dưới 13 tuổi C. Dưới 14 tuổi
 Trả lời: Câu A. 
 Câu 14: Khi điều khiển xe đạp trên được:
 A. Rẽ phải, rẽ trái.
 B. Phóng nhanh, vượt ẩu hoặc buông cả hai tay.
 C. Cả hai đáp án trên.
 Trả lời: Câu C.
 Câu 15: Đối với đường giao thông của ta hiện nay, người đi xe đạp phải đi như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông.?
 A. Đi một hàng B. Đi hai hàng C. Đi hàng ba
 Trả lời: Câu A.
 Qua phần thi cung cấp cho các em những hiểu biết về luật giao thông đường bộ, về những tín hiệu đèn báo khi tham gia giao thông.
 * Phần 2: Thi “ Biểu diễn tiểu phẩm”.
 Mỗi lớp tham gia biểu diễn một tiểu phẩm (thời gian từ 7 đến 10 phút), trình bày một số vấn đề thường gặp trong cuộc sống như, vi phạm giao thông, lái xe chở hai,ba người, chạy xe đạp lạng lách..
 Cuộc thi “ Chúng em với an toàn giao thông”, là một sân chơi lành mạnh, bổ ích nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục An toàn giao thông cho học sinh bậc tiểu học , trong các trường phổ thông. Thông qua cuộc thi, không những giúp các em hiểu biết về An toàn giao thông cho bản thân mà còn giúp cho các em có trách nhiệm tuyên truyền An toàn giao thông cho bạn bè và người thân.
* Kết quả cuộc thi
01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba, 05 giải khuyến khích.
* Biện pháp thực hiện
Tổ chức giáo dục học sinh ý thức chấp hành “An Toàn giao thông” 
- Hình thức tiến hành:
- Công tác tổ chức và triển khai thực hiện chuyên hiệu.
Song song với việc giáo dục học sinh ý thức thực hiện “An toàn giao thông” thì công tác tổ chức giáo dục “An toàn giao thông” cũng hết sức quan trọng. Vì hoàn thành chuyên hiệu An toàn giao thông hạng ba là quyền trách nhiệm của mỗi em có những kiến thức nhất định nhằm phục vụ cho công tác An toàn giao thông trong học đường. Trước tiên tôi lập kế hoạch, chuẩn bị nội dung. Sau đó tôi triển khai đến từng khối. Hệ thống câu hỏi gồm 10 câu (bao gồm câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận). Trong đó có 5 câu hỏi gồm các nội dung về An toàn giao thông và nêu ý nghĩa của 5 biển báo giao thông thường gặp (tổng cộng 10 điểm).
 Bài kiểm tra gồm các nội dung, như giúp các em hiểu biết trách nhiệm của người công dân khi tham gia giao thông (chủ yếu là đi xe đạp và đi bộ), biết ý nghĩa, nội dung của các đèn báo thường gặp; biết một số biển báo cấm, biển báo chỉ dẫn, biển báo nguy hiểm. Đặc biệt giúp các em tham gia giao thông đúng luật thích hợp địa bàn mình sinh sống Tất cả các em trong toàn trường đều hứng khởi tham gia làm bài kiểm tra một cách đầy đủ.
Họ và tên  Thứ  ngày . tháng  năm ......
Lớp :  
BÀI KIỂM TRA AN TOÀN GIAO THÔNG.
Phần I: Trắc nghiệm
Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng
Câu 1: Đèn tín hiệu nào cho biết người điều khiển xe đạp, xe máy,xe ô tô được phép đi ?
	A. Đèn đỏ 
	 B. Đèn xanh
 	C. Đèn vàng
Câu 2: Đèn tín hiệu nào cho biết người điều khiển xe đạp, xe máy,xe ô tô phải dừng lại ?
A. Đèn đỏ
	 B. Đèn xanh
 	C. Đèn vàng
Câu 3: Khi đi bộ, đi xe đạp em cần đi phía bên nào?
 A. Bên phải B. Bên trái
Câu 4: Khi đi bộ, muốn qua đường em cần làm gì ?
 	A. Chạy vù qua đường.
 	B. Nhìn trước, nhìn sau, vẫy tay xin và đi chậm qua đường.
 	C. Thích thì chạy qua không cần xin đường.
Câu 5: Khi đi trên đường phố, muốn qua đường em sẽ ?
  	A. Thích thì chạy qua.
B. Có vạch trắng, biển báo chỉ dẫn cho phép qua đường thì 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giao_duc_van_hoa_giao_thon.doc