SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lý nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông

SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lý nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông

Quy trình thực hiện khi đóng vai tình huống:

- Bước 1: Lựa chọn tình huống. Giáo viên tạo tình huống ngay khi vào bài học, hoặc trong quá trình dạy bài mới giáo viên lựa chọn tình huống và tạo tình huống có vấn đề

- Bước 2: Giáo viên chia nhóm, các nhóm tự bàn bạc và lựa chọn người diễn xuất

- Bước 3: Sau khi phân vai các nhóm bàn bạc cách giải quyết tình huống mà giáo viên đưa ra

- Bước 4: Thể hiện vai diễn để giải quyết tình huống

- Bước 5: Đánh giá xem nhóm nào giải quyết tình huống tốt hơn. Giáo viên chốt kiến thức

Giáo viên phải dự kiến phân bố thời gian hợp lý cho từng hoạt động nghiên cứu tình huống kết hợp với đóng vai thể hiện tình huống. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tiến trình lên lớp. Nếu kéo dài thời gian đóng vai, giờ học sẽ trở thành “diễn kịch” và nội dung của tình huống cần giải quyết có thể bị lan man, giờ dạy học sẽ kém hiệu quả. Cần lưu ý rằng phần đóng vai không phải là nội dung chính

của bài học mà giáo viên phải phân bố hợp lý để có sự xâu chuỗi, từ tìm hiểu tình huống, thể hiện qua đóng vai, thông qua hệ thống câu hỏi để rút ra nội dung cơ bản của bài học. Việc diễn không phải là phần chính mà quan trọng là thảo luận sau phần diễn ấy. HS thường làm theo tổ nhóm để giải quyết tình huống. Học sinh không có sự chuẩn bị trước ở nhà như đóng vai nhân vật mà được giáo viên thông báo tình huống và yêu cầu giải quyết tình huống ngay tại lớp. Vì vậy, giáo viên phải luôn chủ động về mặt thời gian, đảm bảo đúng yêu cầu về lý luận dạy học, tuân thủ lôgic của quá trình dạy học.

 

docx 61 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lý nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu hỗ trợ.

học Mỏ - địa chất Hà Nội để tìm hiểu về tiềm năng, hiện trạng khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện của vùng.
(Sản phẩm báo cáo: PHỤ LỤC 3)
Sau khi học sinh thể hiện GV yêu cầu HS khác nhận xét, sau đó GV sẽ nhận xét: Kịch bản, nội dung và bình chọn vai diễn thể hiện tốt nhất
Trên cơ sở trình bày của HS ở các nhóm GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, lập bảng:
+ Khoáng sản chủ yếu, tên các mỏ chính, sản lượng khai thác, khó khăn trong khai thác.
+ Các sông chính, các nhà máy điện, công suất, khó khăn trong khai thác.
- GV chốt ý: Đây là vùng giàu khoáng sản và có trữ năng thủy điện lớn nhất nước ta. Giúp vùng hình thành cơ cấu công nghiệp đa dạng.

- Thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ví dụ 2: Khi dạy chủ đề Địa lí dân cư ( Địa lí 12 – Cơ bản), GV tổ chức HS đóng vai phiên tòa giả định để tranh luận về vấn đề: Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Với chủ đề này GV tổ chức dạy 3 tiết, phần tổ chức tranh luận được tiến hành ở tiết 3.
Chuẩn bị: Sau khi học xong 2 tiết của chủ đề, để chuẩn bị cho chủ đề 3, GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu tác động tích cực và hạn chế của quá trình đô thị hóa ở nước ta. GV chia lớp thành 3 nhóm ( nhóm được lựa chọn theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên). Các nhóm bầu nhóm trưởng làm luật sư đại diện (2 người) và thẩm phán ( 1 người), thư kí Toà án ( 1 người) .
Nhóm 1: Ghi nhận tác động tích cực của đô thị hóa.
Nhóm 3: Hội đồng xét xử phiên tòa
Nhóm 1: Đô thị hóa tạo ra nhiều thuận lợi.
Nhóm 2: Đô thị hóa có nhiều tác động tiêu cực.
Nhiệm vụ cụ thể của các nhóm

Nhóm 2: Phê phán những hệ lụy về kinh tế, xã hội, môi trường của đô thị hóa. Nhóm 3: Đóng vai là Hội đồng của phiên tòa xét xử.
Nhóm 1: đưa ra các luận điểm để bảo về quan điểm của mình.
Nhóm 2: đưa ra các luận điểm bảo vệ quan điểm của nhóm mình.
Nhóm 1: phản biện các luận điểm của nhóm 2.
Nhóm 2: phản biện các luận điểm của nhóm 1.
Nhóm 3: Hội đồng xét xử của Phiên tòa đưa ra các luận điểm dựa trên các tiêu chí đánh giá về đô thị hóa.
Trong quá trình chuẩn bị, GV kiểm tra việc thực hiện của các nhóm, chỉnh sửa nội dung, thống nhất kịch bản.
Tiến hành dạy trên lớp:
Đại diện hội đồng phiên toà đọc vấn đề tranh luận“ Đô thị hóa ở nước ta diễn ra từ rất sớm. Từ thế kỉ III trước Công nguyên nước ta đã có đô thị đầu tiên. Từ năm 1975 đến nay, đô thị hóa nước ta có những chuyển biến tích cực, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Xét về vai trò của đô thị hóa có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Ý kiến nhóm 1: Đô thị hóa rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ý kiến nhóm 2: Đô thị hóa gây ra nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường nan giải.
Các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút sau đó đại diện các nhóm trình bày quan điểm, luận chứng để bảo vệ quan điểm của nhóm mình( mỗi nhóm có 3 phút để trình bày)
Chủ tọa phiên tòa sẽ đọc kết luận cuối cùng.
GV nhận xét về các hoạt động trong buổi tranh luận và phần đóng vai của nhóm 3: phong thái, nội dung kết luận của phiên tòa, góp ý, biểu dương
Áp dụng PPĐV cho phần tìm tòi, mở rộng (hoạt động ở nhà)
Ví dụ 1:
Sau khi học xong chủ đề: Môi trường và phát triển bền vững (Địa lí 10), GV yêu cầu HS đóng vai là Bí thư Đoàn trường. Nhiệm vụ: Với vai trò là 1 bí thư Đoàn trường, em hãy tổ chức 1 cuộc thi Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường ở địa phương. Với nhiệm vụ này, HS cần phải vừa tìm hiểu cách thức 1 cán bộ Đoàn triển khai một hoạt động, vừa phát triển kĩ năng viết, vẽ, thiết kế, sáng tạo các content về môi trường cho các thành viên trong lớp. Thiết kế các content về môi trường hiện nay được nhiều tổ chức, đoàn thể triển khai nhằm phát triển kĩ năng mềm cho học sinh, sinh viên. Với hoạt động vận dụng gắn với 1 chủ đề học tập đã tạo sự hứng thú rất lớn và ý nghĩa thiết thực cho HS.
Ví dụ 2:
Sau khi học xong bài 31: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch ( Địa lí 12
), GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về tài nguyên du lịch 3 vùng (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ) nhằm quảng bá du lịch Việt Nam đến du khách trong nước và quốc tế. Sản phẩm của HS sẽ được thực hiện vào cuối tiết học.
Với cách tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hiện đóng vai như trên, tôi thấy đây là chuyển biến mạnh mẽ trong đổi mới PPDH, GV là người hướng dẫn, quan sát, chỉ đạo quá trình học của học sinh còn học sinh là người trực tiếp tham gia vào quá trình học, tự học, khám phá kiến thức.
Đóng vai tình huống
Trong quá trình dạy học có nhiều phương pháp dạy học tích cực được áp dụng mang lại hiệu quả cao. Trong đó việc GV tạo tình huống và học sinh giải quyết tình huống bằng phương pháp đóng vai có ý nghĩa quan trọng. Tình huống là những sự kiện, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết.
Khi giáo viên tổ chức đóng vai giải quyết tình huống sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung bài học, nắm vững kĩ năng, tạo điều kiện cho học sinh vào vị trí trung tâm của hoạt động, phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo cho học sinh. Khi áp dụng phương pháp này sẽ hạn chế lối học thụ động, học sinh chủ động tư duy sáng tạo, tăng sự hứng thú, giờ học sôi nổi.
Khi dạy kiến thức mới HS sẽ tự tưởng tượng về nhân vật thông qua dữ liệu tình huống. GV đưa ra tình huống mà học sinh chưa biết và sẽ biết khi học xong bài học. GV là người xây dựng tình huống còn HS đảm nhận vai trò là người giải quyết tình huống.
Quy trình thực hiện khi đóng vai tình huống:
Bước 1: Lựa chọn tình huống. Giáo viên tạo tình huống ngay khi vào bài học, hoặc trong quá trình dạy bài mới giáo viên lựa chọn tình huống và tạo tình huống có vấn đề
Bước 2: Giáo viên chia nhóm, các nhóm tự bàn bạc và lựa chọn người diễn xuất
Bước 3: Sau khi phân vai các nhóm bàn bạc cách giải quyết tình huống mà giáo viên đưa ra
Bước 4: Thể hiện vai diễn để giải quyết tình huống
Bước 5: Đánh giá xem nhóm nào giải quyết tình huống tốt hơn. Giáo viên chốt kiến thức
Giáo viên phải dự kiến phân bố thời gian hợp lý cho từng hoạt động nghiên cứu tình huống kết hợp với đóng vai thể hiện tình huống. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tiến trình lên lớp. Nếu kéo dài thời gian đóng vai, giờ học sẽ trở thành “diễn kịch” và nội dung của tình huống cần giải quyết có thể bị lan man, giờ dạy học sẽ kém hiệu quả. Cần lưu ý rằng phần đóng vai không phải là nội dung chính
của bài học mà giáo viên phải phân bố hợp lý để có sự xâu chuỗi, từ tìm hiểu tình huống, thể hiện qua đóng vai, thông qua hệ thống câu hỏi để rút ra nội dung cơ bản của bài học. Việc diễn không phải là phần chính mà quan trọng là thảo luận sau phần diễn ấy. HS thường làm theo tổ nhóm để giải quyết tình huống. Học sinh không có sự chuẩn bị trước ở nhà như đóng vai nhân vật mà được giáo viên thông báo tình huống và yêu cầu giải quyết tình huống ngay tại lớp. Vì vậy, giáo viên phải luôn chủ động về mặt thời gian, đảm bảo đúng yêu cầu về lý luận dạy học, tuân thủ lôgic của quá trình dạy học.
Ví dụ: Khi dạy bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất (Địa lý 10). Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về biểu hiện của quá trình bóc mòn và liên hệ địa phương về hậu quả của nó, giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai cán bộ địa chính huyện, đại diện đoàn thanh niên họp bàn và thống nhất giải pháp khắc phục và phòng chống tác hại của bóc mònKhi học sinh nhập vai các tổ chức,cá nhân liên quan để bàn cách phòng chống thiên tai sẽ tạo sự hứng thú trong quá trình tìm hiểu kiến thức, kích thích khả năng sáng tạo, trình bày được quan điểm cá nhân về một vấn đề môi trường địa phương.
Đối với hình thức này GV có thể áp dụng trong nhiều bài dạy về cả địa lý tự nhiên và cả địa lí kinh tế xã hội các khu vực, các nước và cả ở Việt Nam. Chẳng hạn tìm hiểu phần Địa lí vùng kinh tế lớp 12, sau khi tìm hiểu tiềm năng, thực trạng các vấn đề phát triển kinh tế các vùng, GV tổ chức HS đóng vai đề xuất giải pháp để kinh tế các vùng phát triển hơn nữa.
Hoặc áp dụng khi dạy phần Địa lý khu vực và quốc gia ( Địa lí 11), khi dạy về đặc điểm kinh tế các nước, GV tổ chức HS đóng vai chính các ngành kinh tế, tranh luận về thực trạng, hướng phát triển 
Sử dụng đóng vai tình huống trong phần khởi động bài học
Ví dụ : Thiết kế hoạt động khởi động bằng phương pháp đóng vai khi dạy Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại (Địa lí 11- Ban cơ bản)
Hoạt động khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Nhằm tạo mâu thuẫn nhận thức giữa kiến thức đã biết và chưa biết có liên quan đến bài học, yêu cầu học sinh xác định nhiệm vụ học tập của bài và giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
Cách thức: Tổ chức đóng vai cặp đôi ăn ý.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giáo viên nêu vấn đề
- Giáo viên chọn 2 cặp đôi nam – nữ tham gia đóng vai “Cặp đôi hoàn hảo”.

- Học sinh xung phong tham gia đóng vai

Nhiệm vụ :
Các cặp đôi nghe bài hát “Ông bà anh” của tác giả Lê Thiện Hiếu.
Đóng vai thể hiện tình yêu của ông bà ngày xưa và tình yêu của đôi bạn trẻ ngày nay trên nền nhạc bài hát để minh họa cho lời bài hát.
Thời gian trình bày : 1 phút 30 giây.
Sau khi các cặp đôi biểu diễn xong, giáo viên đánh giá và tuyên bố cặp đôi hoàn hảo chung cuộc và phát vấn:
Sau khi nghe bài hát và quan sát các bạn biểu diễn em hãy cho biết chủ đề của bài hát là gì?
Giáo viên đưa ra thông tin phản
hồi và giới thiệu vào nội dung bài học:
Đây là bài hát về tình yêu nhưng trong đó đã đề cập đến những tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đối với đời sống của con người. Với sự phát triển của khoa học - công nghệ đã đưa con người đến gần nhau hơn nhưng cũng đẩy con người xa nhau hơn. Bài hát chỉ mới thể hiện một khía cạnh nhỏ những tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kì hội nhập hiện nay. Vậy cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã diễn ra như thế nào? Nguyên nhân, đặc điểm và tác động của nó là gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Tất cả học sinh hứng khởi nghe bài hát và quan sát các cặp đôi biểu diễn.
Các thành viên tham gia đóng vai thực hiện theo đúng luật chơi giáo viên đã

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_day_hoc_dia_ly_nham.docx
  • pdfCao Thị Thương- Phan Thúc Trực- Địa lý.pdf