SKKN Quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học

SKKN Quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học

Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên

 Để làm nên một sự chuyển biến, thay đổi ở mỗi con người thì điều đầu tiên là phải làm thay đổi nếp nghĩ của từng người. Như vậy muốn sự chuyển biến về mọi mặt (phẩm chất, kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp) thì trước hết phải làm cho giáo viên đó nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sự cần thiết phải phấn đấu tự hoàn thiện mình, phải làm sao để chính bản thân thấy đó là nhu cầu bức thiết của chính bản thân họ chứ không phải là của riêng một ai đó.

 Để làm được điều đó, trước hết chúng tôi phải cho giáo viên hiểu được vị trí, vai trò của người giáo viên nói chung và người giáo viên Tiểu học nói riêng ở nhà trường trong thời kì hiện nay. Đồng thời cũng phải cho họ thấy yêu cầu của xã hội, của ngành, các tầng lớp nhân dân, phụ huynh và học sinh đòi hỏi người thầy giáo trong giai đoạn hiện nay phải hội tụ được những phẩm chất, kiến thức, năng lực như thế nào mới đáp ứng được yêu cầu chung của thời đại. Trong thực tế cho thấy do yêu cầu cũng như lịch sử để lại, giáo viên Tiểu học nước ta được đào tạo từ nhiều thế hệ khác nhau, nhiều trình độ khác nhau. Đến thời điểm hiện nay, sự phát triển của giáo dục đã đi vào ổn định, không còn thiếu giáo viên giảng dạy văn hóa. Công cuộc đổi mới chương trình giáo dục Tiểu học đang đặt ra yêu cầu mới về phẩm chất năng lực đối với người giáo viên Tiểu học. Đã đến lúc phải “chuẩn hóa” giáo viên Tiểu học tức là phải thể hóa các yêu cầu đó thành “chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học”. Nếu một ai đó không đáp ứng được yêu cầu, không đạt được “chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học” thì tự mình sẽ phải đào thải mình. Vì vậy nếu là giáo viên Tiểu học còn có tâm huyết với nghề dạy học, còn yêu nghề, mếm trẻ thì họ sẽ biết mình phải làm gì để để đạt được “chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học” ở mức cao nhất có thể.

Giải pháp 2. Rà soát, bố trí đội ngũ giáo viên hợp lý

 Đây là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết với người cán bộ quản lý. Vì vậy người quản lý phải nắm bắt được điều kiện, hoàn cảnh, năng lực, sở trường của từng giáo viên để có sự phân công, bố trí công việc cho phù hợp giúp họ phát huy hết năng lực sở trường cũng như khắc phục những hạn chế yếu kém của bản thân để đạt được hiệu quả cao hơn.

 Ngay từ khối chuyên môn chung tô đều xác định đây là nòng cốt chính trong nhà trường nên khi phân công bố trí tổ trưởng, tổ phó thì đồng chí đó phải là giáo viên giỏi, có uy tín trong tổ, từ đó chỉ đạo công việc của tổ, ngoài thực hiện chương trình, qui chế chuyên môn còn giúp đỡ, kèm cặp giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn.

 Bên cạnh đó việc bố trí giáo viên phải vừa có tình, vừa có lý. Cái lý là đặt lên trên, đó là yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường. Song bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua cái tình. Bác Hồ nói: “Nguyên tắc quá nhiều khi hỏng việc”. Cái tình đó là điều kiện, hoàn cảnh gia đình của từng giáo viên. Nếu bố trí công việc của giáo viên thuận với điều kiện hoàn cảnh của họ, cũng như khả năng của từng người, họ sẽ có điều kiện tập trung cho nhiệm vụ chuyên môn và hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.

 Ví dụ: Một giáo viên con còn nhỏ, chồng bộ đội công tác xa, nhà ở xa trường nên bố trí họ dạy từ tiết hai vì buổi sáng họ rất vội, việc đảm bảo lên lớp đúng giờ theo quy định là rất khó khăn.

 Hay giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cần có nhiều thời gian để dạy, để nghiên cứu bài chúng tôi chọn giáo viên có con lớn, gặp gỡ trao đổi với gia đình (chồng của giáo viên) chia sẻ tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên yên tâm, toàn tâm, toàn lực cho công việc.

 Phân công giáo viên dạy từng lớp cũng phù hợp với trình độ của họ. “Con người với công việc” có giáo viên chỉ dạy được lớp 1, lớp 2 , không phân công dạy ở lớp 3, 4, 5 nhưng trong khi giảng dạy yêu cầu họ phải tự bồi dưỡng bằng cách phân công họ chấm bài ở các lớp trên (hàng tháng trường khảo sát chất lượng đại trà phân công những giáo viên đó chấm bài ở lớp 4, 5, bắt buộc họ phải đọc và rà soát kiến thức của mình), tăng cường dự giờ thăm lớp đồng nghiệp.

 Việc tạo điều kiện cho giáo vên như trên không những giúp họ có điều kiện, thời gian để chuyên tâm cho việc trường mà còn tạo còn tạo tình cảm tốt đẹp giữa quản lí với giáo viên. Từ đó bản thân họ tự thấy trách nhiệm của mình để hoàn thành tốt công việc.

 

doc 14 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 8Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh độ năng lực còn hạn chế, khả năng tiếp thu kiến thức mới cũng như áp dụng phương pháp dạy học mới còn gặp nhiều khó khăn luôn bằng lòng với hiện tại.
d. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tinh thần kỉ luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kết quả công tác
	Kết quả năm 2018 – 2019:
	- LĐTT: 21 đồng chí;
	- Giấy khen: 01 đ/c;
- CSTĐCS: 03 đồng chí;
- Bằng khen tỉnh: 01 đ/c;
- Tập thể: LĐXS.
	100% giáo viên – cán bộ - nhân viên nhà trường luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, quy ước của địa phương. Có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sáng, mô phạm, phấn đấu xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình nhà giáo văn hóa, thực hiện tốt pháp lệnh dân số, tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội.
	Giáo viên trong nhà trường hết lòng thương yêu quan tâm học sinh, yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề. Giữ mối quan hệ tốt với phụ huynh, các tầng lớp nhân dân ở địa phương, nơi cư trú, tạo niềm tin yêu, kính trọng của quần chúng nhân dân. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để giáo dục học sinh. Đặc biệt quan tâm học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật nặng đồng thời họ cũng là những đồng nghiệp chân tình cởi mở của nhau, luôn giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi.
	Đại đa số giáo viên nhà trường thực hiện tốt quy chế của ngành, của nhà trường, nề nếp, kỷ cương, quy chế chuyên môn. Không vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm, thực hiện tốt các cuộc vận động, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chủ tịch”.
	Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại và hạn chế nhất định ở một vài nhà giáo ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường. Đó là một số giáo viên con còn nhỏ, gia đình khó khăn về kinh tế, chuyên môn chưa vững vàng, chưa thực sự say sưa, tâm huyết với nghề, nhà ở xa trường, ít nhiều ảnh hưởng đến công việc chất lượng giáo dục của trường. Mục tiêu, yêu cầu giáo dục đặt ra ngày một cao, sức ép công việc, thời gian ít nên giáo viên không có thời gian học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu tài liệu, bài vở, đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại còn hạn chế, chưa năng động sáng tạo trong công tác, chưa có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng học sinh đại trà, học sinh giỏi hai môn (Toán, Tiếng Việt) nên chất lượng giảng dạy, giáo dục còn thấp.
	Mặt khác, trình độ lý luận chính trị của cán bộ, giáo viên còn hạn chế. Toàn trường chưa có giáo viên nào có bằng Trung cấp lý luận chính trị (hiện tại mới có 2 đồng chí trong ban giám hiệu có bằng trung cấp chính trị). Đây cũng là khó khăn hạn chế về nhận thức của đội ngũ giáo viên nhà trường.
	Là một cán bộ quản lý khi được giao trọng trách hiệu trưởng nhà trường, tôi xác định rõ trách nhiệm và xác định nhiệm vụ đầu tiên, liên tục, lâu dài là phải tìm bằng được giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường nhằm tạo ra bước chuyển biến trong nhà trường những năm trước mắt, lâu dài và mãi về sau.
	 6.1.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học
Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên
	Để làm nên một sự chuyển biến, thay đổi ở mỗi con người thì điều đầu tiên là phải làm thay đổi nếp nghĩ của từng người. Như vậy muốn sự chuyển biến về mọi mặt (phẩm chất, kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp) thì trước hết phải làm cho giáo viên đó nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sự cần thiết phải phấn đấu tự hoàn thiện mình, phải làm sao để chính bản thân thấy đó là nhu cầu bức thiết của chính bản thân họ chứ không phải là của riêng một ai đó.
	Để làm được điều đó, trước hết chúng tôi phải cho giáo viên hiểu được vị trí, vai trò của người giáo viên nói chung và người giáo viên Tiểu học nói riêng ở nhà trường trong thời kì hiện nay. Đồng thời cũng phải cho họ thấy yêu cầu của xã hội, của ngành, các tầng lớp nhân dân, phụ huynh và học sinh đòi hỏi người thầy giáo trong giai đoạn hiện nay phải hội tụ được những phẩm chất, kiến thức, năng lực như thế nào mới đáp ứng được yêu cầu chung của thời đại. Trong thực tế cho thấy do yêu cầu cũng như lịch sử để lại, giáo viên Tiểu học nước ta được đào tạo từ nhiều thế hệ khác nhau, nhiều trình độ khác nhau. Đến thời điểm hiện nay, sự phát triển của giáo dục đã đi vào ổn định, không còn thiếu giáo viên giảng dạy văn hóa. Công cuộc đổi mới chương trình giáo dục Tiểu học đang đặt ra yêu cầu mới về phẩm chất năng lực đối với người giáo viên Tiểu học. Đã đến lúc phải “chuẩn hóa” giáo viên Tiểu học tức là phải thể hóa các yêu cầu đó thành “chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học”. Nếu một ai đó không đáp ứng được yêu cầu, không đạt được “chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học” thì tự mình sẽ phải đào thải mình. Vì vậy nếu là giáo viên Tiểu học còn có tâm huyết với nghề dạy học, còn yêu nghề, mếm trẻ thì họ sẽ biết mình phải làm gì để để đạt được “chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học” ở mức cao nhất có thể.
Giải pháp 2. Rà soát, bố trí đội ngũ giáo viên hợp lý
	Đây là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết với người cán bộ quản lý. Vì vậy người quản lý phải nắm bắt được điều kiện, hoàn cảnh, năng lực, sở trường của từng giáo viên để có sự phân công, bố trí công việc cho phù hợp giúp họ phát huy hết năng lực sở trường cũng như khắc phục những hạn chế yếu kém của bản thân để đạt được hiệu quả cao hơn.
	Ngay từ khối chuyên môn chung tô đều xác định đây là nòng cốt chính trong nhà trường nên khi phân công bố trí tổ trưởng, tổ phó thì đồng chí đó phải là giáo viên giỏi, có uy tín trong tổ, từ đó chỉ đạo công việc của tổ, ngoài thực hiện chương trình, qui chế chuyên môn còn giúp đỡ, kèm cặp giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn.
	Bên cạnh đó việc bố trí giáo viên phải vừa có tình, vừa có lý. Cái lý là đặt lên trên, đó là yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường. Song bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua cái tình. Bác Hồ nói: “Nguyên tắc quá nhiều khi hỏng việc”. Cái tình đó là điều kiện, hoàn cảnh gia đình của từng giáo viên. Nếu bố trí công việc của giáo viên thuận với điều kiện hoàn cảnh của họ, cũng như khả năng của từng người, họ sẽ có điều kiện tập trung cho nhiệm vụ chuyên môn và hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.
	Ví dụ: Một giáo viên con còn nhỏ, chồng bộ đội công tác xa, nhà ở xa trường nên bố trí họ dạy từ tiết hai vì buổi sáng họ rất vội, việc đảm bảo lên lớp đúng giờ theo quy định là rất khó khăn.
	Hay giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cần có nhiều thời gian để dạy, để nghiên cứu bài chúng tôi chọn giáo viên có con lớn, gặp gỡ trao đổi với gia đình (chồng của giáo viên) chia sẻ tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên yên tâm, toàn tâm, toàn lực cho công việc.
	Phân công giáo viên dạy từng lớp cũng phù hợp với trình độ của họ. “Con người với công việc” có giáo viên chỉ dạy được lớp 1, lớp 2 , không phân công dạy ở lớp 3, 4, 5 nhưng trong khi giảng dạy yêu cầu họ phải tự bồi dưỡng bằng cách phân công họ chấm bài ở các lớp trên (hàng tháng trường khảo sát chất lượng đại trà phân công những giáo viên đó chấm bài ở lớp 4, 5, bắt buộc họ phải đọc và rà soát kiến thức của mình), tăng cường dự giờ thăm lớp đồng nghiệp...
	Việc tạo điều kiện cho giáo vên như trên không những giúp họ có điều kiện, thời gian để chuyên tâm cho việc trường mà còn tạo còn tạo tình cảm tốt đẹp giữa quản lí với giáo viên. Từ đó bản thân họ tự thấy trách nhiệm của mình để hoàn thành tốt công việc.
Giải pháp 3. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học đào tạo và bồi dưỡng
	Qua các lớp học đào tạo và bồi dưỡng giúp cho giáo viên từng bước đảm bảo đủ ba yếu tố cơ bản: phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, kiến thức và kĩ năng sư phạm. Hội tụ của ba yếu tố trên là: “chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học”, chuẩn này sẽ là chiếc gương soi của từng giáo viên, bức tranh phản ánh chất lượng thực của đội ngũ giáo viên Tiểu học hiện nay và tương lai.
	Văn kiện hội nghị Trung ương 2 khóa VIII nêu rõ: “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược giao dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lí cả về chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ”. Theo dự án phát triển giáo viên Tiểu học của Bộ giáo dục và đào tạo trình độ chuẩn của giáo viên Tiểu học phải là Cao đằng sư phạm. Chính vì vậy chúng tôi đã bố trí sắp xếp để cán bộ gáo viên được tham gia các lớp học nâng cao trình độ cũng như các chương trình bồi dưỡng.
a. Tạo điều kiện cho giáo viên học các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuẩn
	Học tập nâng cao trình độ chuẩn là biện pháp tích cực nhất góp phần giúp giáo viên đạt được các yêu cầu cả về ba lĩnh vực: phẩm chất, đạo đức, kiến thức và kĩ năng sư phạm. Mặt khác trình độ đào tạo nâng lên còn cải thiện chế độ tiền lương của giáo viên góp phần nâng cao đời sống vật chất cho giáo viên (từ 1/7/2005 giáo viên hưởng lương theo bằng cấp chuyên môn). Để đạt được mục tiêu đề ra, chúng tôi đã vận động, tạo điều kiện về thời gian cho giao viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuẩn, cụ thể kết quả như sau:
	Năm 2019 có: 05 đồng chí đang theo học Đại học sư phạm Tiểu học.
b. Tổ chức cho giáo viên tham gia các nội dung, chương trình bồi dưỡng
Tổ chức tốt cho giáo viên học tập luật giáo dục, điều lệ trường Tiểu học, qui chế cơ quan, qui định ở nơi công sở với cán bộ công chức thường xuyên liên tục. Tham gia học tập và thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Từ đó từng bước bồi dưỡng cho giáo viên long yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định của ngành, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học, bồi dưỡng lòng yêu nghề, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, ý thức tổ chức kỉ luật cao, có đạo đức lối sống lành mạnh, tinh thần hợp tác.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ , đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học dưới nhiều hình thức
- Bồi dưỡng ở trường theo đơn vị tổ, khối chu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien_o_tr.doc