SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh giỏi giải bài tập điện học

SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh giỏi giải bài tập điện học

Các bài tập điện học thường chiếm khoảng gần 1/2 tổng số điểm trong một đề thi các cấp. Do vậy việc hướng dẫn cho các em có phương pháp giải được đa dạng các bài tập là điều vô cùng quan trong đối với người dạy.

Trước tiên giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu rõ, ngoài việc nắm vững các công thức cơ bản cũng như công thức suy diễn thì cần hiểu rõ một số nội dung sau:

* Vai trò của các dụng cụ đo, khóa K và các dây nối trong mạch điện:

+ Đối với am pe kế cần lưu ý:

Am pe kế là lý tưởng, nghĩa là RA ta bỏ qua điện trở của nó trong khi giải. Lúc này coi rằng am pe kế không ảnh hưởng đến mạch điện, ta có thể chập các điểm ở hai đầu của am pe kế thành điểm chung , thuận lợi cho việc vẽ lại mạch điện khi giải.

Am pe kế không lý tưởng , nghĩa là RA khi đó ta coi điện trở của am pe kế như điện trở thông thường trong mạch điện,trường hợp này ta không được chập hai điểm ở hai cực của am pe kế lại để giải.

 

docx 18 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1631Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh giỏi giải bài tập điện học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây là một trong số nội dung đặc biệt quan trọng trong tổng quan chương trình Vật lí THCS (cơ,nhiệt,điện-điện từ ,quang và âm học). Do thời gian còn chưa cho phép nên trong khuôn khổ đề tài, tôi chỉ trình bày một nội dung trên , mong các đồng nghiệp góp ý để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
2) Mục tiêu, nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng:
-Vạch ra cho học sinh biết phân dạng được các bài tập điện học, từ đó có phương pháp ôn luyện phù hợp.
-Hình thành cho học sinh kỹ năng nhận biết các dạng bài tập và vận dụng một cách linh hoạt vào tình huống mới liên quan.
-Có kỹ năng phân tích , tổng hợp các dạng bài tập phức tạp để đưa về dạng căn bản đã học.
-Góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội tuyển cũng như chất lượng bộ môn nói chung.
-Tạo được sự say mê hứng thú trong học tập bộ môn.
-Góp phần cùng đồng nghiệp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG.
-Bổ sung và hoàn thiện kiến thức cho bản thân.
3) Đối tượng nghiên cứu:
- Các dạng bài tập đện học trong chương trình học liên quan đến công tác bồi dưỡng.
-Học sinh giỏi bộ môn Vật lí cấp THCS.
- Các tài liệu liên quan đến phương pháp gải bài tập điện học.
4) Phạm vi nghiêm cứu:
- Chương trình cơ bản và nâng cao phần điện học dành cho học sinh giỏi vật lí THCS.
- Học sinh giỏi bộ môn Vật lí THCS. 
5) Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
Phương pháp phân tích ,so sánh ,tổng hợp hóa
Phương pháp thảo luận cùng đồng nghiệp
Phương pháp thống kê 
Qua trải nghiệm thực tiễn giảng dạy.
II. PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận: 
Trong sự phát triển không ngừng của nhân loại hôm nay,yếu tố giáo dục được hầu hết các quốc gia coi là nhiệm vụ hàng đầu. Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách, trong nhiệm vụ chung đó đã xác định rõ“hiền tài là nguyên khí quốc gia”.Bản thân là một giáo viên , tôi nhận thấy cần đóng góp vào mục tiêu chung của Ngành. Do vậy trong thời gian qua được các cấp lãnh đạo tin tưởng giao nhiệm vụ lựa chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi cùng các đồng nghiệp khác.Qua trải nghiệm thực tiễn cũng đã rút ra được một số bài học cho riêng mình. Do vậy mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm nhỏ trong đề tài này để không ngừng mang lại hiệu quả tốt hơn trong công tác được giao.
2) Thực trạng:
a/ Thuận lợi – khó khăn: 
* Thuận lợi:
- Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành then chốt, đặc biệt là ngành Giáo dục và Đào tạo. Chính nhờ điều đó thầy cô giáo và các em học sinh có rất nhiều thuận lợi trong việc thu thập tài liệu học tập và tham khảo nói chung, môn Vật lý nói riêng.
- Vật lí là môn khoa học tự nhiên, nó là cơ sở, là nền tảng của nhiều lĩnh vực khoa học. Nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức và say mê khám phá khoa học của học sinh ngày càng nâng cao. Vì vậy, môn Vật lý ngày càng được nhiều em học sinh quan tâm, lựa chọn là môn học ưa thích và cần thiết cho mình. 
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, cũng như sự quan tâm của từng địa phương nên đời sống của nhân dân trong huyện đặc biệt là xã Eana, thị trấn ngày càng nâng cao. Đa số các gia đình đã có điều kiện để đầu tư cho con em mình học tập tốt hơn.
- Phần lớn phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các trường luôn quan tâm, chú trọng đến chất lượng giáo dục và đặc biệt chú trọng đến đội ngũ học sinh giỏi .
- Giáo viên tham gia bồi dưỡng cũng đã có nhiều kinh nghiệm, nhiều năm tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, có nhiều học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
* Khó khăn: 
- Đời sống của một bộ phận không nhỏ nhân dân còn khó khăn, nên việc quan tâm đến sự học của các em còn chưa tốt.
- Việc hỗ trợ kinh phí để bồ dưỡng cho giáo viên dạy học sinh giỏi ở một số trường chưa được thỏa đáng..
- Các tài liệu nghiên cứu sâu thuộc lĩnh vực nghiên cứu còn thiếu
- Nhiều trường chưa có phòng chức năng môn Vật lí.
- Một số em gia đình còn ở xa trường nên việc bố trí thời gian để hướng dẫn, ôn tập cho các em còn ít.
- Đa số các em còn thụ động trong học tập. Kỹ năng phân tích ,tổng hợp khái quát hóa còn hạn chế.
b/ Thành công – Hạn chế:
Qua thực tiễn hướng dẫn các em “phương pháp giải các bài tập điện học” tôi nhận thấy bước đầu đã có được một số thành công như:
- Khơi dậy niềm say mê hứng thú học tập bộ môn trong các em.
-Đa số các em được hướng dẫn đã phân loại tốt bài tập và di chuyển thành công những điều đã học vào tình hống mới.
- Học sinh tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi bộ môn ngày càng nhiều .
- Kết quả đạt được trong các kì thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh ngày một thành công hơn. 
Kết quả của đội tuyển học sinh giỏi bộ môn những năm học trước 2011-2012 trở về trước, số em dự thi ít , số lượng gải đạt được cấp huyện có không đáng kể . Đặc biết cấp tỉnh rất ít năm đoạt giải. Song với việc hướng dẫn học sinh giỏi giải bài tập đện học đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Góp thành công chung của Ngành trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Mặc dù đã có kế hoạch cụ thể, có sự chuẩn bị chu đáo, có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, song trong quá trình tổ thực hiện và căn cứ vào kết quả đạt được, chúng ta cần rút những kinh nghiệm:
+ Việc bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Vật lí, cần được các trường quan tâm thực hiện ngay từ những lớp đầu của cấp học
+ Một số trường cần chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn. Cần quan tâm, động viên kịp thời hơn kết quả mà học sinh và giáo viên đạt được.
+ Qua nhiều năm ôn tập hướng dẫn cho các em tôi nhận thấy, việc hướng dẫn cho các em phương pháp học là điều cốt lõi để các em có những định hướng tốt trong học tập và có cách học tập khoa học.Tránh việc học tủ, học bài nào biết bài đó, không có hệ thống và khái quát hóa .
3) Giải pháp – Biện pháp:
a/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
-Vạch ra được phương pháp học tối ưu nhất 
- Nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học bộ môn Vật lí nói riêng.
- Là động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập ở học sinh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có sáng tạo trong học tập bộ môn.
- Lựa chọn được đội tuyển dự thi học sinh giỏi các cấp và giúp các em định hướng tốt trong học tập.
 b/ Nội dung và cách thực hiện các giải pháp: 
Các bài tập điện học thường chiếm khoảng gần 1/2 tổng số điểm trong một đề thi các cấp. Do vậy việc hướng dẫn cho các em có phương pháp giải được đa dạng các bài tập là điều vô cùng quan trong đối với người dạy.
Trước tiên giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu rõ, ngoài việc nắm vững các công thức cơ bản cũng như công thức suy diễn thì cần hiểu rõ một số nội dung sau:
* Vai trò của các dụng cụ đo, khóa K và các dây nối trong mạch điện:
+ Đối với am pe kế cần lưu ý:
Am pe kế là lý tưởng, nghĩa là RA ta bỏ qua điện trở của nó trong khi giải. Lúc này coi rằng am pe kế không ảnh hưởng đến mạch điện, ta có thể chập các điểm ở hai đầu của am pe kế thành điểm chung , thuận lợi cho việc vẽ lại mạch điện khi giải.
Am pe kế không lý tưởng , nghĩa là RA khi đó ta coi điện trở của am pe kế như điện trở thông thường trong mạch điện,trường hợp này ta không được chập hai điểm ở hai cực của am pe kế lại để giải.
+ Đối với vôn kế cần lưu ý:
Vôn kế là lý tưởng nghĩa là RV . Lúc này coi rằng dòng không đi qua vôn kế.
Vôn kế không lý tưởng, nghĩa là tồn tại RV ta coi đện trở của nó như điện trở thông thường khi giải.
+ Đối với khóa K điều khiển mạch điện:
Khi K mở mạch hở, dòng không qua phần đoạn mạch có nó nên ta có thể bỏ đi các điện trở nối tiếp với nó trong khi giải(Lúc này nó có ý nghĩa tương tự như khi vôn kế là lý tưởng).
Khi K đóng, dòng đi qua đoạn mạch có khóa K . Nếu trên đoạn mạch này có điện trở thì ta coi như một phần của mạch điện để có cách giải phù hợp. Nếu không có điện trở thì ta có thể chập hai điểm ở hai đầu khóa K để vẽ lại mạch (tương tự như khi am pe kế là lý tưởng).
+ Đối với dây nối mạch điện:
Nếu các dây nối có đện trở, ta phải xác định điện trở của nó trong mạch điện, trường hợp bỏ qua điện trở dây nối, khi gải ta cũng chập các điểm tương ứng lại thành điểm chung . Nếu phia dưới dây dẫn có điện trở nào đó mắc song song với nó thì ta có thể coi điện trở đó không có tác dụng trong mạch vì bị nối tắt.
*Tiếp đến giáo viên phải hướng dẫn để học sinh thấy được tầm quan trọng của việc vẽ lại sơ đồ mạch điện trước khi giải. Công việc này giúp các em đưa được các bài toán phức tạp về dạng thông thường đã học. Kỹ thuật vẽ lại thường dùng là: Đặt các điểm có cùng điện thế vào một điểm, các điểm khác điện thế khác nhau sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Sau đó thực hiện nối các đầu dây điện trở vào các điểm tương ứng so với mạch gốc.
Để tránh thiếu xót ta nên kiểm tra kỹ các đầu dây nối sau khi đã vẽ lại mạch điện.
+ Dạng bài tập có liên quan đến am pe kế . Ngoài việc đã phân tích ở trên cần giúp học sinh hiểu được:
Khi tìm dòng điện có liên quan đến am pe kế và các điện trở phải dựa vào sơ đồ gốc không nên nhìn vào sơ đồ được vẽ lại.Vì trong sơ đồ vẽ lại thường không thể hiện lại am pe kế trong mạch (với trường hợp am pe kế lý tưởng), làm như vậy sẽ gây rối mạch khi tính toán. Đặc biệt cần lưu ý lựa chọn các nút điện thế liên quan trong việc tính dòng và xác định chiều của dòng qua nó .Trường hợp am pe kế không lý tưởng phải thể hiện được trong sơ đồ vẽ lại.
+ Dạng bài tập liên quan đến vôn kế, khóa K, dây nối cũng phải chú ý theo những phân tích ở trên cho mỗi trường hợp để vẽ lại mạch điện cho phù hợp.
*Sau khi đã vẽ lại mạch điện, nếu các mạch điện đã cho không thuộc các dạng mạch tổng hợp thông thường thì sẽ trở về một số mạch điện đặc biệt sau:
-Mạch cầu cân bằng: có dạng
R3
R1
R2
R4
R5
A
B
Nếu I5 = 0, U5 = 0 thì các điện trở nhánh lập thành hệ thức
 (1) mạch không phụ thuộc R5, lúc này có thể bỏ qua R5 để tính điện trở tương đương. Ngược lại nếu có hệ thức (1) thì ta có I5 = 0, U5 = 0, mạch cầu lúc này cân bằng.
-Với loại mạch cầu có một trong năm điện trở bằng không ta luôn đưa được về mạch thông thường để giải.
-Loại mạch cầu tổng quát không cân bằng muốn tính điện trở tương đương ta phải thực hiện chuyển mạch để áp dụng công thức thông thường của các đoạn mạch trong khi tìm điện trở tương đương, nhưng làm cho điện trở tương đương của đoạn mạch không thay đổi.Muốn sử dụng phương pháp này trước hết phải nắm được công thức chuyển mạch(hình sao thành hình tam giác và ngược lại từ tam giác sang hình sao).Công thức chuyển mạch áp dụng Định lí Ken nơli.
R/3
 R/1 
 R/2
 B / B
A/
 C/
 A
Cho hai sơ đồ mạch điện( h-a:tam giác );(h-b:sao) ta có thể chuyển từ mạch này thành mạch kia với các điện trở .
R3
R1
R2
 C
 B
+ Biến đổi mạch tam giác R1 ,R2 ,R3 thành mạch sao R/1,R/2,R/3 ,ta có:
 (1) ; (2);(3)
Ở đây các giá trị điện trở của hai mạch được bố trí trên hai hình vẽ trên.
+Biến đổi từ sao R/1,R/2,R/3, thành tam giác R1 ,R2 ,R3 ta có:
(4); (5)
-Ta cũng có thể dùng phương pháp điện thế nút để giải, thực hiện các bước sau:
viết phương trình cường độ tại các nút.
Dùng định luật Ôm đưa phương trình dòng về phương trình điện thế.
-Cũng có thể dùng phương trình có ẩn số là dòng điện bằng cách:
Viết phương trình về cường độ tại các nút: I = I1 +I2 ++ In.
Viết hệ thức liên hệ giữa hiệu diện thế của các đoạn mạch liên tiếp: UMN = UMP + UPN. Sau đó biến đổi hệ thức liên hệ giữa các hiệu điện thế qua hệ thức liên hệ giữa các dòng điện tương ứng.Cuối cùng giải hệ phương trình theo cường độ dòng điện của các đoạn mạch.
*Dạng bài tập về mạch tuần hoàn:
A
B
Là dạng mạch điện được lặp đi ,lặp lại một cách tuần hoàn thì khi ta thêm hoặc bớt một số điện trở vào một trong hai bên của mạch thì điện trở tương đương của mạch vẫn không thay đổi.
A
B
Phần đoạn mạch cần thêm vào có dạng sau :
Gọi x là điện trở tương đương của đoạn mạch ban đầu, điện trở tương đương sau khi đã thêm một mắt bên trái là:.Do đó
R4
R2
R1
A2
R3
R5
A
B
A1
K
+
·
-
·
* Ví dụ 1: Cho mạch điện như hình vẽ bên. Hiệu điện thế 
của nguồn là U = 6V không đổi. Các ampe kế 
là lí tưởng. Các dây nối và khóa K có điện trở 
không đáng kể. Biết R1 = 6W, R2 = 4W, R4 = 3W
 và R5 = 6W.
a) Khi khóa K mở, ampe kế A1 chỉ 0,5A. Tìm độ 
lớn điện trở R3.
b) Tìm số chỉ của các ampe kế khi khóa K đóng.
(trích đề thi HSG PGD Thanh Oai- Hà Nội)
+Hướng dẫn : như đã phân tích ở phần trên . Đây là bài toán có RA lý tưởng , dây nối và khóa K không có điện trở mạch được quy về dạng sau khi vẽ lại cho mỗi trường hợp lần lượt là :
a. Khi K mở: R4 nt [ (R1 nt R3) // R2 ] nt R5
Rtd = R4+ R5 + = 3+6 + = 9 + (1)
Mặt khác Rtd = (2)
Từ (1) và (2) 9 + = 12 Þ R3 = 6 (W)
b. Khi K đóng: { [ ( R1 // R4 ) nt R2 ] // R3 nt R5
Khi K đóng: { [ ( R1 // R4 ) nt R2 ] // R3 nt R5 Þ R’tđ = 9 (W)
CĐDĐ qua mạch chính: Ic = => Số chỉ của A1 là (A)
UAB = Ic . RAB = .3 = 2 (V)
IACB = IAC = I2 = Þ IAC = (A)
UAC = IAC . RAC = .2 = (V) Þ U4 = (V)
I4 = 
Số chỉ của A2 là IA2 = Ic – I4 = 
 hoặc IA2 = I1 + I3 = 
 *Ví dụ 2:
B
A
R2
R1
R3
R4
C
D
A
Hình 1
Cho mạch điện có sơ đồ như Hình 1. Biết: 
UAB = 10V, R1 = 2, R2 = 9, R3 = 3, R4 = 7. 
 a/ Ampe kế có điện trở không đáng kể, tính 
số chỉ của ampe kế.
 b/ Thay ampe kế bằng vôn kế có điện trở 
RV = 150Ω. Tìm số chỉ của vôn kế.	
(trích đề thi HSG cấp tỉnh –Sở GD Phú Thọ)
+Hướng dẫn : trong câu hỏi a, am pe kế lý tưởng nên ta chập điểm C với điểm D với nhau .Mạch gồm :
a/ (R1//R3)nt(R2//R4)
R13 = 1,2Ω; R24 = 3,94Ω => R = 5,14Ω.
I = 1,95A; UAC = 2,33V; UCB = 7,67V.
I1 = 1,17A; I2 = 0,85A 
=> IA = I1 - I2 = 0,32A.
b/ Trong câu này vôn kế là không lý tưởng nên ta coi như một điện trở để giải . Lúc này ta nhận thấy đây là mạch cầu không cân bằng nên có thể giải bằng một trong các phương pháp nêu trên. Sau đây tôi trình bày quy tắc đưa phương trình điện thế về phương trình dòng.
Giả sử chiều dòng điện qua vôn kế từ C đến D
I2
B
A
R2
R1
R3
R4
C
D
V
I
I1
I-I1
I1-I2
I-I1+I2
- Ta có các phương trình:
 (1)
 (2) 
 (3) 
- Giải hệ 3 phương trình trên ta có: 
 I1 0,915A; I2 0,008A; I 1,910A.
- Số chỉ của vôn kế: 
 .
*Ví dụ 3:
Cho mạch điện như vẽ, trong đó U = 24 V, R1= 12, R2 = 9 , R4 = 6 , R3 là một biến trở, ampe kế có điện trở không đáng kể.
a. Cho R3 = 6 . Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở R1, R3và số chỉ của ampe kế. b. Thay ampe kế bằng vôn kế có điện trở rất lớn. Tìm R3 để số chỉ của vôn kế là 16 V. Nếu điện trở của R3 tăng thì số chỉ của vôn kế thay đổi thế nào?
(trích đề thi HGG cấp tỉnh –Sở GD Thanh Hóa)
●
●
R1
R2
R4
R3
A
U
A
M
N
C
+Hướng dẫn: Ta nhận xét thấy ,đây là một bài toán lúc đầu RAlà lý tưởng, tới trường hợp câu b, am pe kế được thay bằng vôn kế có điện trở rất lớn (nghĩa là vôn kế lý tưởng). Cũng theo phân tích vai trò của vôn kế, am pe kế và kết hợp quy tắc nút điểm đã nêu ở phần trên ta hướng dẫn học sinh giải cho mỗi ý của bài như sau:
a. Cường độ dòng điện qua các điện trở R1, R3 và số chỉ am pe kế:
●
●
R1
R2
R4
R3
U
I2
I
I3
I4
I1
 * Do ampe kế có điện trở không đáng kể, mạch 
 điện có dạng như hình vẽ:
I1 = 2 A, + R234 = R2 + = 12 , + I3 = I4 = = 1 A.
●
●
R1
R2
R4
R3
V
U
I1
I2
I
I4
M
N
A
C
Quay về sơ đồ gốc để tìm số chỉ của âm pe kế : IA = I1 + I3 = 3 A, Vậy ampe kế chỉ 3 A.
b. Tìm R3 và nhận xét về số chỉ Vôn kế.
Thay ampe kế bằng vôn kế: Mạch có dạng: nt R4.
+ Ta có UAM = U1 = U – UMN = 24 – 16 = 8 V
+ I1 = A
 + Mặt khác: I1 = 
+ Lại có: UMN = UMC + UCN = I1R3 + IR4 
Thay số: 16 = Suy ra: R3 = 6 
* Điện trở tương đương toàn mạch 
 RAB = 
Do vậy khi R3 tăng điện trở toàn mạch tăng cường độ dòng điện mạch chính 
I = I4 = giảm U4 = I.R4 giảm U2 = U – U4 tăng I2 = tăng 
I1 = I – I2 giảm U1 = I1R1 giảm. Vậy UMN = U – U1 sẽ tăng lên, tức là số chỉ của vôn kế tăng.
K1
K2
R1
R2
R3
E
R4
A
B
C
_
+
D
A
Ví dụ 4:
 Cho mạch điện như hình bên. Biết R1 = 40W, R2 = 30W, R3 = 20W, R4 = 10W, UAB = 12V. Bỏ qua điện trở của ampe kế, các khóa K và dây nối. Tính số chỉ của ampe kế khi:
K1 mở, K2 đóng.
K1 đóng, K2 mở.
Khi K1, K2 đều đóng.
(Trích đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh-SGD Thái Nguyên)
+ Hướng dẫn giải:
Ta nhận thấy đây là bài toán có liên quan đến sự đóng, mở mạch của khóa K(điện trở của khóa K và dây nối được bỏ qua ). vậy theo nội dung đã phân tích ở trên . Trong mỗi trường hợp ta sẽ vẽ lại sơ đồ mạch điện tương ứng để đưa mạch đã cho về dạng thường gặp sau đó mới thực hiện giải.
a.Khi K1 mở, K2 đóng.
Sau khi vẽ lại mạch ta có:
	R1nt [R3//(R2nt R4)]; Ampe kế đo dòng điện qua R2.	
	R24= R2+ R4 = 40W; R324 = Ω; R = R1 + R324 = W.
 U234 = I.R234 = 3V; ampe kế chỉ 0,075A.	
b.Khi K1 đóng, K2 mở. 
	R1nt [R2//(R3nt R4)]; R34 = R3 + R4 = 30W; R234 = = 15W; R = R1+ R234 = 55W.
 U234 = I.R234 = V; ampe kế chỉ 0,109A.
c.Khi K1, K2 đều đóng.
	I4 = 0
	R1nt (R2//R3); 	12W; R = R1 + R23 = 52W.
 U23 = I.R23 = V; ampe kế chỉ 0,092A.
Tóm lại:Qua thu thập, khảo sát đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh trong cả nước .Tôi thấy bài tập phần điện học chiếm một phần rất quan trọng trong nội dung của đề thi.Vì vậy hướng dẫn các em trong đội tuyển giải thành công các bài tập này sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng HSG.Do thời gian không cho phép nên trong khuôn khổ đề tài tôi chỉ đưa ra một vài dạng đặc trưng, tuy nhiên trong quá trình bồi dưỡng giáo viên cần tìm tòi nhiều hơn nữa các dạng bài tập khác , để đa dạng hóa các bài tập, giúp các em được cọ sát nhiều hơn các dạng toán khi ôn luyện.
c) Điều kiện để thực hiện giải pháp – biện pháp:
* Đối với giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi:
- Phải có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với công việc. Tạo được niềm tin cho học sinh và cần phải gần gũi với học sinh.
- Chọn đúng đối tượng học sinh giỏi cho bộ môn Vật lí
- Lập được kế hoạch bồi dưỡng.
- Ngoài nghiên cứu những bộ đề, những sách nâng cao, mỗi giáo viên chúng ta cần lên mạng để tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến bộ môn Vật lí, để có kế hoạch bồi dưỡng đạt kết quả tốt nhất.
- Giáo viên chỉ định hướng cho học sinh giải và kiểm tra lại cách giải của học sinh. Giúp học sinh thấy được những sai sót của bản thân và tự tìm cách khắc phục.
- Mỗi giáo viên phải tự xây dựng bộ đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Vật lí.
* Đối với học sinh:
- Yêu thích bộ môn mình lựa chọn.
- Say mê tìm tòi, sáng tạo, có tư duy lôgíc.
- Biết xây dựng cho bản thân kế hoạch ôn tập.
- Không thụ động trong quá trình tiếp thu kiến thức.
- Tự mình tìm ra cách giải trên sự gợi ý của giáo viên
d/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiêm cứu:
Với việc ứng dụng đề tài này vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi cùng các đồng nghiệp đã khảo nghiệm ở học sinh , kết quả các em ngày càng yêu thích bộ môn vật lí hơn, tham gia vào độ tuyển học sinh giỏi ngày càng nhiều hơn và kết quả đội tuyển dự thi các cấp ngày càng cao hơn. Kết quả đội tuyển bộ môn của huyện dự thi cấp tỉnh đã ngày một được nâng lên kể cả về số lượng, chất lượng. Trong những năm gần đây cùng với các bộ môn khác ,đội tuyển học sinh giỏi của huyện nhà luôn đứng tốp đầu trong toàn ngành giáo dục của tỉnh.
4) Kết quả: 
	Qua so sánh kết quả học sinh giỏi của trường nói riêng cũng như của Phòng giáo dục huyện trong những năm gần đây và những năm trước, chúng tôi thấy đội tuyển học sinh giỏi đã tăng cả lượng và chất 
Kết quả cụ thể của đội tuyển bản thân đã trực tiếp ôn tập, hướng dẫn cùng đồng nghiệp trong một số năm gần đây như sau:
STT
Năm học
Số giải
1
2011-2012
10em HSG cấp huyện;có 03 cấp tỉnh
2
2012-2013
10em HSG cấp huyện; có 03giải cấp tỉnh
3
2013-2014
10em HSG cấp huyện;01 giải ba và 02 giải nhì cấp tỉnh.
4
2014-2015
11em HSG cấp huyện;có 06 em chuẩn bi dự thi cấp tỉnh.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1) Kết luận: 
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút ra qua nhiều năm làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn. Xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp, rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp trong nghành, để việc ôn tập ,bồi dưỡng HSG ngày càng mang lại hiệu quả tốt hơn.
 2) Những kiến nghị đề xuất:
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
-Tiếp tục lựa chọn đội ngũ giáo viên giàu lòng nhiệt huyết ,có tinh thần trách nhiệm cao để bồi dưỡng học sinh giỏi .
-

Tài liệu đính kèm:

  • docxSKKN - VAT LY - HƯNG - NGUYEN TRAI.docx