SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Thể dục 8 tại trường THCS Lê Quý Đôn

SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Thể dục 8 tại trường THCS Lê Quý Đôn

Trải qua một quá trình thử nghiệm tập luyện trong mỗi tiết học, các tiết học sẽ có mối quan hệ mắt xích với nhau về mức độ phát triển kĩ thuật động tác, cũng như việc bố trí nội dung hướng dẫn bài tập về nhà cho thực sự thiết thực, phù hợp với từng nhóm đối tượng, được tập đi tập lại nhiều lần và học sinh hình thành động tác bền vững hơn, chính xác hơn. Từng nhóm đối tượng đều có những bài tập phù hợp cho mình và làm kích thích được sự ham mê, hăng say, thích thú cho tất cả các đối tượng dẫn đến hiệu quả việc giảng dạy kĩ thuật động tác được nâng cao hơn, các em học sinh tham gia tập luyện có sự tiến bộ rõ rệt về thể lực, kỹ thuật động tác, chất lượng mỗi buổi tập, các em tập luyện nghiêm túc và hưng phấn hơn nhờ đó thành tích được nâng cao.

Điều đó chứng tỏ các bài tập nói trên đã có đóng góp quan trọng trong sự tiến bộ của các em và khẳng định một điều rằng việc sử dụng hợp lý các bài tập ở trên là có cơ sở khoa học đúng đắn. tạo cho các em sự tự tin vào bản thân, có tâm lý tốt để đạt được thành tích cao, giúp học sinh yêu thích bộ môn, nắm vững kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế, có hứng thú học tập bộ môn, đây là điều kiện quan trọng để các em có thể nâng cao thành tích trong học tập, là tiền đề cho việc chọn lựa những học sinh có năng khiếu cho đội tuyển của trường.

 

doc 27 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1856Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Thể dục 8 tại trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược giảng dạy theo chuỗi chương trình, kĩ thuật động tác được bố trí theo mức độ tăng tiến từng tiết, nếu giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự luyện tập ở nhà mà không chú trọng các mối quan hệ bài vừa học và bài sắp học thì hiệu quả tiết học này sẽ không hỗ trợ để giải quyết nhiệm vụ tiết học sau, từng tiết học sẽ có mối quan hệ mắt xích với nhau về mức độ phát triển kĩ thuật động tác, việc giáo viên bố trí sắp xếp các bài tập không khoa học, lượng vận động không phù hợp, tổ chức nhàm chán, yêu cầu bài tập không rõ ràng cũng là nguyên nhân làm cho học sinh không tự giác tập luyện. Do vậy, giáo viên phải nghiên cứu nghiêm túc, chính xác thời lượng tiết dạy để cho khâu hướng dẫn tập luyện ở nhà hiệu quả cả bài vừa học lẫn bài sắp học. 
Do đó việc phát huy tính tích cực của học sinh trong từng tiết học để giải quyết một cách có hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể mà nội dung chương trình đề ra, là mục tiêu yêu cầu hết sức cần thiết trong việc giảng dạy.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 
Phương pháp mới hiện nay giờ học được thể hiện phong phú, đa dạng về nội dung, cấu trúc và đặc trưng của giờ Thể dục. Vì vậy, để mang lại hiệu quả cao giúp cho học sinh hứng thú, tìm tòi, sáng tạo, tiếp cận động tác cho mọi đối tượng, từ đó làm cho học sinh tự định hình được động tác và nhớ lâu hơn, hoàn thiện động tác chắc chắn trên cơ sở tự luyện tập, giáo viên phải chú trọng nhiều đến việc bố trí nội dung hướng dẫn cho học sinh tự học một cách khoa học trong từng nội dung và phải được kiểm tra đánh giá nghiêm túc, kịp thời.
* Ví dụ: Tiết dạy 3 nội dung: (Nhảy xa, chạy nhanh, chạy bền) của học sinh lớp 8
Trong quá trình phân nhóm giảng dạy kĩ thuật động tác giáo viên phải có sự sắp xếp định trước phần hướng dẫn học sinh tự học trong từng động tác của mỗi nội dung (ở đây có thể là hướng dẫn tự tập luyện một động tác hoàn chỉnh hoặc một bài tập bỗ trợ để hình thành một then chốt kĩ thuật động tác chính). Sau quá trình học sinh luyện tập giáo viên có kế hoạch kiểm tra đánh giá, từ đó học sinh có được động cơ tự luyện tập để hoàn thiện động tác và động tác được hình thành một cách chắc chắn.
Vì vậy, giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung tiết học, bố trí cách tập, nhóm tập, thời lượng trong tiết học sao cho học sinh nắm được kiến thức một cách nhiều nhất. Ngoài ra, qua từng nội dung giáo án giáo viên cần bố trí nội dung hướng dẫn bài tập về nhà cho thực sự thiết thực, bài tập về nhà phải phù hợp với từng nhóm đối tượng, được tập đi tập lại nhiều lần (động tác được lặp đi lặp lại) và học sinh hình thành động tác bền vững hơn, chính xác hơn. Từng nhóm đối tượng đều có những bài tập phù hợp cho mình và làm kích thích được sự ham mê, hăng say, thích thú cho tất cả các đối tượng dẫn đến hiệu quả việc giảng dạy kĩ thuật động tác được nâng cao hơn. Lựa chọn bài tập có ý nghĩa (đặc biệt các bài tập có liên quan đến thực tiễn, bài tập sáng tạo trong cách tập luyện), bài tập có yêu cầu phù hợp với đối tượng học sinh, sao cho đối tượng yếu kém nếu thực sự cố gắng cũng hoàn thành được yêu cầu giáo viên giao. Bài tập được nâng dần theo chất lượng và mức độ yêu cầu.
Xuất phát từ kinh nghiệm giảng dạy và công tác huấn luyện trong suốt hai năm qua, bản thân tôi nhận thấy phát huy tính tích cực của học sinh trong từng tiết học cần có các phương pháp dạy học cụ thể cho từng nội dung trong chương trình.
Trong chương trình môn học Thể dục 8 có các nội dung sau: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, chạy ngắn, chạy bền, nhảy cao, nhảy xa, thể thao tự chọn (Bóng chuyền) trong hai năm tôi mới nghiên cứu được 3 nội dung đó là đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung và nội dung nhảy xa, bởi ba nội dùng này yêu cầu kỹ thuật còn đơn giản, lượng vận động chưa cao nên bài tập còn đơn điệu chính vì thế tôi nghiên cứu thêm trò chơi vận động để tăng hứng thú tập luyện cho học sinh và đang cố gắng để hoàn thiện các nội dung còn lại của chương trình.
1. Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học đội hình đội ngũ (ĐHĐN).
+ Một số phương pháp dạy học để học sinh dễ tiếp thu, tập luyện tích cực có hiệu quả.
- Phương pháp làm mẫu kết hợp với dạy học. 
- Phương pháp phân đoạn và hoàn chỉnh.
- Phương pháp bắt chước. 
- Phương pháp lặp lại.
- Phương pháp tập luyện nâng cao dần yêu cầu.
- Phương pháp trò chơi và thi đấu.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp sửa sai. 
- Phương pháp giúp đỡ.
- Phương pháp tập theo nhóm.
1. 1. Một số sơ đồ về hình thức lớp khi học nội dung ĐHĐN 
- Đội hình tập luyện nghỉ nghiêm, quay phải, quay trái, quay đằng sau, dồn và dàn hàng ngang – hàng dọc. 
 Hình 1
 (Đội hình hàng ngang một bên) 
 Hình 2
 (Đội hình hàng ngang hai bên)
 Hình 3
 (Đội hình chữ U)
 Hình 4
 (Đội hình chữ V)
 Hình 5
 (Đội hình hai hàng đối diện (khi chia nhóm hoạt động)
 Khi áp dụng một số phương pháp tổ chức hợp lý nào đó, nên lưu ý một số điểm sau: 
+ Phương pháp tổ chức lớp học đó đã mới lạ, hấp dẫn người học chưa?
+ Cơ sở vật chất của trường có đáp ứng được như mong muốn của bạn đưa ra chưa?
+ Người học là một yếu tố vô cùng quan trọng để lựa chọn hình thức tổ chức lớp học khi tập luyện cho hợp lý.
+ Những lần thử nghiệm dạy trên lớp là một lần có thể rút ra được những gì cần có trong quá trình dạy học.
+ Lớp học tập càng sôi nổi bao nhiêu thì buổi lên lớp càng thành công.
1.2. Các bước dạy học động tác mới:
- Bước 1: Hãy giới thiệu tên và khẩu lệnh của động tác chạy đều - chạy.
- Bước 2: Hãy làm mẫu động tác chạy đều - chạy và bạn nhớ hô khẩu lệnh to, rõ ràng, nhấn mạnh được những điểm cần thiết.
- Bước 3: Phân tích yếu lĩnh kỹ thuật của động tác chạy đều - chạy.
+ Trước hết nên nêu khẩu lệnh của chạy đều - chạy.
+ Tiếp theo nên làm mẫu lại kỹ thuật chạy đều - chạy.
- Bước 4: Bây giờ đã đến lúc chỉ huy cho học sinh của mình tập luyện.
+ Trước hết nên điều chỉnh đội hình tập luyện cho thật ngay ngắn và đúng cự ly.
+ Sau đó sẽ hô khẩu lệnh : “chạy đều - chạy” .
+ Đội hình chạy đều, chỉ chạy trên một đường thẳng không có vòng nên giáo viên phải chọn địa hình sao cho độ dài đủ để học sinh hình thành động tác.
+ Kết thúc phải có khẩu lệnh : “Đứng lại – Đứng”.
+ Sau khi cả lớp tập luyện một vài lần, giáo viên chia lớp thành các nhóm 4 bạn tập luyện.
- Bước 5: Bạn cần ghi nhớ là sau khi chỉ huy cho học sinh tập xong, bao giờ bạn cũng phải có nhận xét.
Tóm lại : Cần tiến hành các bước dạy học động tác mới như sau : 
- Bước 1: Giới thiệu tên động tác.
- Bước 2: Làm mẫu động tác.
- Bước 3: Phân tích kỹ thuật của động tác.
- Bước 4: Làm mẫu lại kỹ thuật đó.
- Bước 5: Tổ chức học sinh thực hiện kỹ thuật của động tác, sau đó cho học sinh nhận xét cho nhau.
Về phương pháp dạy học động tác mới: Khi dạy một động tác mới, giáo viên có thể làm mẫu hoàn chỉnh động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa phân tích động tác, đồng thời cho học sinh tập luyện theo kiểu bắt chước, như vậy sẽ dành được thời gian cho các em tập luyện. Việc cho học sinh xem tranh kỹ thuật, giáo viên cũng nên chọn thời điểm hợp lý, tránh làm mẫu, giải thích, xem tranh vào cùng một thời điểm làm mất quá nhiều thời gian, trong khi đó học sinnh chưa được tập, chưa có cảm giác động tác, việc tiếp thu có nhiều hạn chế. Nên sau một số lần học sinh tập, giáo viên cho xem tranh, các em sẽ hiểu sâu hơn đồng thời cũng là cách để các em nghỉ xen kẽ giữa các lần tập.
Khi cần giáo viên có thể làm mẫu theo kiểu soi gương. Nên làm mẫu theo chiều chính diện, cùng chiều và theo chiều nghiêng, nhưng nên xen kẽ giữa các lần tập để tránh học sinh phải chờ đợi lâu quá. Cần chọn vị trí làm mẫu sao cho tất cả học sinh đều nhìn thấy rõ. 
Trước khi dạy học động tác mới, giáo viên cho học sinh ôn lại một số hoặc toàn bộ các động tác đã học theo hình thức ôn cũ, học mới, ôn cũ và mới.
Trước khi tập từng động tác giáo viên nên nêu tên động tác, sau đó hô: “Nghiêm, dậm chân dậm” hoặc “ Nghiêm, bên trái ( phải ) quay, chạy đều - chạy” nghĩa là cần có lệnh rõ ràng để học sinh đồng loạt thực hiện.
Sau khi học sinh tập một số lần hoặc một số động tác giáo viên nên chia tổ tập luyện để tổ trưởng điều khiển. Sau đó, cho các tổ báo cáo kết quả dưới hình thức trình diễn để giáo viên và học sinh đánh giá.
Giáo viên nên chú ý phát huy vai trò của cán sự, bằng cách sau khi giáo viên làm mẫu hô nhịp một lần sau đó chuyển cho cán sự điều khiển. Cũng có thể giáo viên hô nhịp, cán sự làm mẫu (cùng chiều).
Trong quá trình hướng dẫn cho học sinh tập sẽ xuất hiện một số hoặc nhiều học sinh thực hiện sai ở một động tác hay một nhịp nào đó. Giáo viên cần xử lý tình huống một cách linh hoạt, nhưng tránh để mất nhiều thời gian và đừng để giờ học căng thẳng.
1.3. Kết luận 
Các bài tập đội hình đội ngũ là một trong những nội dung quan trọng của thể dục cơ bản, để giúp học tập tích cực, không nhàm chán bạn nên lựa chọn cho mình một phương pháp dạy học phù hợp thông qua bài dạy các nội dung đội hình đội ngũ với mục đích: 
- Kích thích học sinh tham gia học tập tích cực.
- Kích thích học sinh tiếp thu tốt kiến thức và kỹ năng thông qua các hoạt động.
- Tạo lập ở học sinh một số tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
Để dạy học các nội dung đội hình đội ngũ theo hướng tích cực giáo viên phải nỗ lực tìm tòi những phương pháp tổ chức lớp học sao cho học sinh được thực hiện một cách hứng thú, thoải mái, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, kích thích được tính sáng tạo của học sinh.
 2. Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong bài thể dục phát triển chung ( TD PTC ). 
 2.1. Để dạy học thể dục phát triển chung được tốt nhất có thể tham khảo một số kiến thức sau:
- Trước hết cần xác định được phân công dạy bài thể dục phát triển chung lớp 8.
- Hãy tiến hành dạy động tác lẻ (nhóm nhịp theo từng nội dung tiết học) theo các bước như sau:
+ Giới thiệu tên động tác.
+ Làm mẫu động tác thật đẹp và chính xác.
+ Hãy phân tích chậm từng chi tiết kỹ thuật động tác rồi nhấn mạnh yêu cầu từng nhịp của động tác đó.
+ Cho học sinh tập kỹ thuật động tác từ đơn giản đến phức tạp.
+ Bước tiếp theo nên tiến hành tổ chức cho học sinh tập luyện động tác đó với các hình thức: Cả lớp, chia nhóm, cá nhân 
2.2. Một số hình thức tổ chức giờ học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh :
Sau đây tôi xin đưa ra một số hình thức tổ chức giờ học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài thể dục phát triển chung:
Các đội hình tổ chức lớp trong một giờ học như sau: 
Trước hết giáo viên nhận lớp:
	 Hình 6
 (Đội hình hàng ngang) 
Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh khởi động theo một trong các đội hình sau ( Hình 7,8).
 Hình 7
 ( Đội hình hàng ngang cự ly dãn cách một sải tay )
 Hình 8
 (Đội hình vòng tròn mỗi học sinh cách nhau một sải tay) 
 Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn học sinh nội dung bài thể dục phát triển chung với 1 trong các đội hình sau
( Hình 9,10,11)
 Hình 9
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tập theo đội hình hàng ngang một bên 
Hoặc đội hình hàng ngang hai bên
Hình 10
Hoặc đội hình thước thợ ( Chữ L )
 Hình 11
Hoặc đội hình chữ U 	 
 Hình 12 
Bước tiếp theo giáo viên cho học sinh tập luyện theo nhóm.
Giáo viên chia thành nhóm, tổ và triển khai theo từng nhóm do giáo viên chỉ định tập luyện. Khi tập luyện giáo viên có thể quy định từng nhóm đứng theo các đội hình sau :
- Đội hình các hàng ngang theo thứ tự 
 Hình 13
- Đội hình hàng ngang theo nhóm, trong một nhóm hai bạn đứng đối diện cùng tập theo nhịp hô hoặc một người tập một người vừa hô vừa chỉnh sửa. 
 Hình 14
3. Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nhảy xa 
3.1. Những nội dung và biện pháp dạy học bật nhảy và nhảy xa cho học sinh THCS 
Nhảy xa là một trong những môn thi đấu điền kinh. Để tạo cho giờ học sinh động, hấp dẫn và tăng cường hoạt động cho học sinh. Do vậy cần phải lựa chọn những kiến thức và kỹ thuật cần thiết đối với học sinh. Về phương pháp cần tích cực hóa học tập của hs bằng những phương pháp dạy học phù hợp, dễ tiếp thu và đặc biệt tạo điều kiện cho học sinh được luyện tập nhiều hơn.
3.1.1. Nội dung dạy học nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh lớp 8 
- Một số trò chơi rèn luyện sức bật và sức mạnh của chân .
+ Nhảy ô tiếp sức.
+ Bật xa tiếp sức.
+ Nhảy cừu.
+ Lò cò tiếp sức .
+ Trò chơi khéo vướng chân.
+ Nhảy vào vòng tròn tiếp sức.
+ Nhảy vượt rào tiếp sức.
- Các động tác bổ trợ nhảy xa 
+ Chạy đà ba bước giậm nhảy.	 + Chạy đà ( tự do ) nhảy xa.
+ Chạy đà giậm nhảy giữ tư thế “Bước bộ trên không”.
+ Bật nhảy bằng hai chân, tay với vào vật trên cao.
- Kỹ thuật các giai đoạn nhảy xa kiểu ngồi.
+ Chạy đà.
+ Giậm nhảy.
+ Trên không. 
+ Tiếp đất.
- Tập kỹ thuật.
+ Xác định chân giậm nhảy.
+ Cách đo đà và điều chỉnh đà.
+ Một bước đặt chân giậm nhảy vào ván.
+ Mô phỏng chân lăng giai đoạn trên không ( 1 bước giậm nhảy ).
+ Mô phỏng động tác của chân giậm giai đoạn trên không ( kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi ). 
+ Chạy đà.
+ Phối hợp chạy đà và giậm nhảy.
+Trên không kiểu ngồi.
+ Phối hợp 3 giai đoạn kỹ thuật.
+ Tiếp đất.
+ Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật.
3.1.2. Các biện pháp tập luyện cho học sinh.
Những yêu cầu chính về kỹ thuật nhảy xa cho học sinh.
* Giai đoạn chạy đà.
- Học sinh cần biết cách đo đà, chỉnh đà để giậm nhảy đúng ván.
- Chạy đà nhanh đạt tốc độ cao nhất của mình trước khi giậm nhảy.
- Chạy đà không sắp bước hoặc kéo dài để giậm đúng ván.
* Giai đoạn giậm nhảy.
- Giậm nhảy tích cực.
- Chân giậm cần duỗi hết các khớp hông, gối, cổ chân.
- Phối hợp được động tác đánh tay trong giậm nhảy.
* Giai đoạn trên không.
- Có tư thế bước bộ trên không.
- Thu chân giậm nhanh tạo được tư thế ngồi xổm trên không.
- Có ý thức với dài chân trước khi chạm hố cát.
* Giai đoạn chạm hố cát.
- Với dài chân về trước.
- Không bị bệt mông hoặc ngã về phía sau ảnh hưởng đến thành tích.
 3. 2. . Những biện pháp thường dùng để dạy học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi ở trường THCS Lê Quý Đôn.
STT
Tên biện pháp
Mục đích
Yêu cầu cần đạt
1
1
Chạy đà tự do giậm nhảy nhiều lần 
Xác định chân giậm nhảy 
Chân nào giậm nhiều thì lấy chân đó làm chân giậm 
2
2
Một bước giậm nhảy
Xây dựng cảm giác phối hợp giữa chân giậm, chân lăng và đánh tay trong giậm nhảy 
Chân giậm thẳng , đùi chân lăng vuông góc với thân người, tay đánh đúng.
3
3
Đi đà ba bước giậm nhảy 
Bước đầu làm quen với việc đi bộ thực hiện giậm nhảy 
Phối hợp tốt giữa đi và giậm nhảy 
4
4
Chạy ba bước giậm nhảy 
Nâng cao kỹ thuật giậm nhảy 
Bước chạy tự nhiên, giậm nhảy mạnh đúng kỹ thuật 
5
5
Chạy bốn bước giậm nhảy liên tục 
Nâng cao kỹ thuật bốn bước cuối với chân giậm nhảy 
Chạy có nhịp điệu, giậm nhảy có hiệu lực 
6
6
Chạy đà giậm nhảy bước bộ 
Hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật chạy đà giậm nhảy 
Tốc độ chạy đà tăng dần, giậm nhảy mạnh, giữ đúng tư thế bước bộ trên không 
7
7
Làm mẫu kết hợp với phân tích kỹ thuật trên không nhảy xa kiểu ngồi 
Giáo viên cần thể hiện được kỹ thuật trên không nhảy xa kiểu ngồi 
Giáo viên làm mẫu chính xác, nêu yêu cầu rõ ràng 
8
8
Đà ngắn thực hiện kỹ thuật trên không 
Bước đầu làm quen với kỹ thuật nhảy xa 
Thu gọn 2 chân thành tư thế ngồi xổm trên không trước khi chạm hố cát. 
9
9
Nhảy bật tại chỗ với cẳng chân ra xa chạm hố cát
Tập nâng cao chân trước khi chạm hố cát 
Cẳng chân với ra xa 
110
Hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi 
Nâng cao dần độ khó 
Tốc độ chạy đà nhanh, giậm nhảy chính xác
111
Hướng dẫn về luật thi đấu nhảy xa 
Giới thiệu những điều luật cơ bản nhất 
Thực hiện theo luật thi đấu 
112
Làm quen với tổ chức trọng tài và luật thi đấu 
Làm quen với thi đấu, kiểm tra 
Cảm giác tập luyện như thi đấu 
113
Kiểm tra đánh giá 
Đánh giá kỹ thuật và thành tich 
Thể hiện đúng kỹ thuật, đạt thành tích cao nhất của mình 
(vì có sử dụng số bước đà cả lẻ và chẵn nên lưu ý khi bố trí bài tập phải nhắc học sinh khi số bước đà lẻ chân giậm đặt sau, khi số bước đà chẵn thì chân giậm đạt trước)
3.2.1. Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập nhảy xa.
Dạy nhảy xa cũng như dạy học những môn điền kinh khác, các phương pháp thường là:
- Làm mẫu kết hợp với giảng giải.
- Phân đoạn và hoàn chỉnh.
- Luyện tập bắt chước.
- Luyện tập lặp lại.
- Luyện tập nâng cao dần yêu cầu.
- Trò chơi thi đấu.
- Trực quan gián tiếp ( tranh ảnh ,băng hình ) 
- Sửa sai và giúp đỡ.
Tùy từng giai đoạn kỹ thuật, từng biện pháp tập luyện mà giáo viên có thể vận dụng để dẫn dắt học sinh một cách sinh động các phương pháp dạy học trên. Ngoài ra với mức độ tiếp thu của học sinh mà phương pháp dạy học cần được vận dụng một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất. 
3.2.2. Những yêu cầu chính về kỹ thuật nhảy xa cho học sinh .
- Cần xác định mục đích yêu cầu và xây dựng động cơ học tập cho học sinh bằng việc giới thiệu môn học, tác dụng của việc luyện tập cũng như các tấm gương của các VĐV trong nước.
- Các biện pháp tập luyện cần được lựa chọn, phong phú, hấp dẫn đối với hs nhất là việc sử dụng trò chơi.
- Dạy học 1 tiết hai nội dung cũng góp phần tăng hưng phấn tập luyện.
- Sự chuẩn bị chu đáo sân tập, đồ dùng dạy học, dụng cụ tập luyện góp phần đáng kể đến chất lượng học tập của học sinh.
- Cần tổ chức lớp học hợp lý.
- Tăng cường việc phân nhóm tập luyện và luyện tập theo hình thức phân nhóm quay vòng.
3.2.3. Những vấn đề cần quan tâm để đảm bảo an toàn trong dạy học bật nhảy và nhảy xa trong điều kiện hiện nay.
- Vấn đề chuẩn bị sân tập.
- Giảm bớt và đưa ra yêu cầu phù hợp với một số động tác, biện pháp tập luyện.
- Chú ý giảm bớt yêu cầu và lượng vận động cho học sinh yếu sức khỏe.
3.2.4. Tăng cường kỹ năng làm mẫu của người giáo viên trong dạy học nhảy xa.
Học sinh tiếp thu động tác bằng trực quan khá nhanh, các động tác làm mẫu của giáo viên không những có tác dụng để học sinh nắm bắt chính xác mà động tác đẹp, có hiệu quả còn có tính thuyết phục cao đối với học sinh.
3.2.5. Một số cách khắc phục.
- Bồi dưỡng cán sự: Giáo viên có thể dạy trước cho cán sự hoặc dùng 1-2 hs khá thực hiện động tác thay cho mình.
- Dùng băng hình để thay thế động tác mẫu.
- Dùng các tranh kỹ thuật hoặc 

Tài liệu đính kèm:

  • docTrần Đặng Ngọc Hiếu.doc