Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải - Ninh Hòa - Khánh Hòa

Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải - Ninh Hòa - Khánh Hòa

3. Đặc điểm phát triển tố chất thể lực lứa tuổi 13-14:

* Tố chất mạnh :

Là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng nỗ lực của cơ bắp, nói cách

khác là khả năng sức mạnh khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại

nó bằng nổ lực của cơ bắp.

Cơ chế sinh lý của việc điều hoà sức mạnh cơ : Lực tối đa mà con người có

thể sản sinh ra một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh cơ của động tác. Mặt khác, phụ

thuộc vào mức độ hoạt động của từng nhóm cơ riêng biệt và sự phối hợp giữa

chúng. Cơ chế sinh lý của các động tác được thực hiện với lực đối kháng khác nhau

(trọng lượng). Đặc điểm cơ chế sinh lý của các bài tập so với lực đối kháng khác

nhau cho thấy : Muốn phát triển sức mạnh, thì nhất định phải tạo được sự căng cơ

tối đa. Nếu không thường xuyên tập luyện với mức căng cơ tương đối cao, thì sức- 5 -

mạnh sẽ không được phát triển. Nếu tập luyện với mức căng cơ quá nhỏ, sẽ làm

giảm sút sức mạnh. Đối với những người không phải là vận động viên, sự giảm sút

sức mạnh xảy ra khi mức hoạt động của cơ bắp trong tập luyện nhỏ hơn sức mạnh

tối đa 20%. Mức căng cơ càng nhỏ, thì quá trình giảm sút sức mạnh và hiện tượng

teo cơ diễn ra càng nhanh

pdf 31 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 966Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải - Ninh Hòa - Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 người trưởng thành đạt 134 – 146 lần/phút. Từ đó, ta thấy 
rằng : sự phản ứng của chức năng tim mạch tăng theo tuổi, mạch ngày càng nhỏ còn 
huyết áp thay đổi không rõ lắm, sau 16 tuổi thì giống người lớn. Cho nên đối với học 
sinh phổ thông các bài tập sức bền với thời gian hoạt động vừa phải và cường độ 
trung bình có tác dụng tích cực đến sự phát triển của hệ tim mạch. Căn cứ vào đặc 
điểm chức năng của hệ tuần hoàn thanh thiếu niên, khi tập luyện cần chú ý cơ thể các 
em chịu đựng lượng vận động, nhưng lượng vận động không nên quá lớn, chỉ cần 
sắp xếp hợp lý, tức là không nên để cho tim mạch chịu đựng trạng thái nín thở. 
* Hệ hô hấp: 
Lồng ngực của học sinh phổ thông còn hẹp, lực cơ hô hấp tương đối yếu, hô 
hấp còn nông, dung tích sống nhỏ, song sự trao đổi chất lại mãnh liệt, nhu cầu oxy 
tương đối nhiều. Do vậy tần số hô hấp nhanh, khả năng thở sâu của các em tăng 
theo lứa tuổi, nhịp thở giảm theo lứa tuổi và dung tích sống lại tăng theo lứa tuổi. 
Nhu cầu oxy ở tuổi 13 – 14 tăng rõ rệt vì vậy nhu cầu tiêu thụ oxy tối đa và 
khả năng nợ oxy đều thấp, cho nên năng lực yếm khí và hiếu khí thấp hơn người 
- 10 - 
trưởng thành. Khi luyện tập; các bài tập phát triển khả năng hiếu khí được sử dụng 
nhiều, không nên dùng các bài tập kéo dài, cường độ lớn, tăng cường hướng dẫn sự 
phối hợp thở cho thanh thiếu niên, khi thực hiện động tác gập thân thì thở ra, khi 
ưởn ngực thì hít vào, phải có ý thức thở sâu có ý nghĩa rất quan trọng phát triển tính 
nhịp điệu chức năng cơ quan hô hấp. 
* Hệ vận động: 
Xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển, các xương nhỏ như xương cổ tay, 
bàn tay đã phát triển hoàn thiện. Cột sống đã ổn định hình dáng, tuy nhiên vẫn phải 
tiếp tục chú ý các bài tập rèn luyện tư thế, xương chậu của nữ to hơn nam. 
Cơ: Ở lứa tuổi này cơ vẫn còn tương đối yếu, các bắp cơ lớn phát triển tương đối 
nhanh (như cơ đùi, cơ cánh tay) còn các cơ nhỏ như các cơ bàn tay, ngón tay, các 
cơ xoay ngoài, xoay trong phát triển chậm hơn. Các cơ co phát triển hơn các cơ 
duỗi do đó phần nào ảnh hưởng đến sức mạnh cơ thể. 
 Giáo viên cần phải lựa chọn các bài tập phù hợp đặc điểm phát triển tố chất 
thể lực, tâm sinh lí lứa tuổi để nâng cao thành tích và áp dụng các bài tập bổ trợ vào 
thực tế giảng dạy môn Điền kinh và nội dung nhảy cao là hết sức quan trọng, rất có 
giá trị và cần thiết trong giai đoạn hiện nay đó là một công việc hết sức khó khăn vì 
theo thực tế thành tích nội dung này của học sinh nam khối 8 trường THCS Trần 
Quang Khải - Ninh Hòa – Khánh Hòa chưa cao. 
 Tố chất thể lực tăng trưởng đều đặn cùng với sự tăng của lứa tuổi. Sự tăng 
trưởng này gọi là tăng trưởng tự nhiên, khuynh hướng của sự tăng trưởng này có tốc 
độ nhanh, biên độ lớn trong thời kỳ dậy thì: Nam vào khoảng 14 tuổi, nữ vào khoảng 
12 tuổi. Giữa nam và nữ trước 12 tuổi, sự khác biệt các tố chất thể lực không lớn 
lắm, nhưng từ 13 -14 tuổi sự khác biệt này tăng lên, sau 18 tuổi thì có xu hướng ổn 
định. Giai đoạn lứa tuổi khác nhau, tốc độ phát triển tố chất thể lực khác nhau, tức là 
trong cùng một lứa tuổi tố chất thể lực khác nhau phát triển thay đổi cũng không 
giống nhau. Sự phát triển tố chất thể lực tự nhiên bao gồm 2 giai đoạn: 
 Giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn tố chất thể lực tăng liên tục, trong đó có 
giai đoạn tăng nhanh và tăng chậm. 
 Giai đoạn ổn định là giai đoạn tố chất thể lực tăng chậm rõ ràng hoặc dừng lại 
hoặc giảm xuống. 
 Qua các khái niệm ở các phần trên cho ta biết tố chất thể lực bao gồm : 
(nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo và khéo léo), như ta biết trong quá trình phát triển tự 
nhiên các tố chất thể lực tăng theo lứa tuổi. Ở lứa tuổi 13 -14 tuổi quá trình phát triển 
theo 3 giai đoạn : giai đoạn tăng nhanh, giai đoạn tăng chậm và giai đoạn ổn định. Tố 
chất thể lực từ giai đoạn tăng trưởng chuyển sang giai đoạn ổn định theo thứ tự phát 
triển như sau : Tố chất nhanh phát triển đầu tiên, sau đó là tố chất bền và tố chất 
mạnh. Quy luật này ở nam và nữ đều giống nhau. Ở lứa tuổi này cơ thể học sinh 
nam đang phát triển tương đối cao vì đây là lứa tuổi dậy thì các bộ phận lớn nhanh 
dần, chức năng sinh lý chưa ổn định. Khả năng hoạt động của các bộ phận cơ thể 
- 11 - 
được nâng cao hơn. Giai đoạn này các em phát triển theo chiều cao nhiều hơn so 
với chiều ngang. Hệ thần kinh trung ương đã hoàn thiện, hoạt động phân tích trên 
võ não về tri giác có định hướng sâu sắc hơn, khả năng nhận hiểu cấu trúc động tác 
và tái hiện chính xác hoạt động vận động được nâng cao, đặc biệt các cảm giác 
trong điều khiển động tác, khả năng phân biệt chính xác về không gian của nam đạt 
ở mức cao. Nam – nữ phát triển theo hai hướng hoạt động sinh lý khác nhau rõ rệt 
về tầm vóc, sức chịu đựng và tâm lý. Vì vậy giáo dục thể chất cần phân biệt tính 
chất, cường độ, khối lượng tập luyện sao cho hợp lý giữa nam và nữ học sinh. 
Đồng thời cũng chưa nắm được hết các hiểu biết cần thiết, một số nguyên tắc và 
phương pháp tập luyện đơn giản có hiệu quả cao giúp các em tập luyện phát triển, 
nâng cao thành tích nhảy cao bước qua của học sinh nam khối 8. Đa số học sinh chỉ 
thực hiện theo các bài tập của giáo viên một cách máy móc mà chưa thực sự hứng 
thú trong giờ học nhảy cao. 
 Điền kinh là một môn có lịch sử phát triển lâu đời so với nhiều môn thể thao 
khác. Đi bộ, chạy, nhảy và ném đẩy là những hoạt động tự nhiên của con người. Từ 
những hoạt động di chuyển với mục đích tìm kiếm thức ăn, tự vệ và phòng chống 
thiên tai, vượt chướng ngại vật, hoạt động này ngày càng được hoàn thiện cùng với 
sự phát triển của xã hội loài người dần dần trở thành một phương tiện giáo dục thể 
chất, một môn thể thao có vị trí xứng đáng thu hút nhiều người tham gia tập luyện. 
 Các bài tập điền kinh đã được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Song 
lịch sử phát triển của nó được ghi nhận trong cuộc thi đấu chính thức vào năm 776 
trước công nguyên. 
 Năm 1837 tại thành phố Legbi ( Anh) cuộc thi đấu 2km lần đầu tiên được tổ 
chức. Từ năm 1851 các môn chạy tốc độ, chạy vượt chướng ngại vật, nhảy xa, nhảy 
cao, ném vật nặng bắt đầu được đưa vào thi đấu tại các trường đại học nước Anh. 
 Năm 1880, liên đoàn điền kinh nghiệp dư nước Anh ra đời. Đây là liên đoàn 
điền kinh nghiệp dư đầu tiên trên thế giới. Từ năm 1880 đến năm 1990, môn điền 
kinh phát triển ở nhiều nước như Phát, Mỹ, Đức, Na Uy, Thuỵ Điển . . . và các liên 
đoàn điền kinh quốc gia được thành lập ở hầu hết các châu lục. 
 Đặc biệt từ năm 1986, việc khôi phục các cuộc thi đấu truyền thống của Đại 
hội thể thao Olympic đã đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong việc phát triển môn 
điền kinh. Từ Đại hội Olympic Aten ( Hy Lạp 1896), Điền kinh trở thành nội dung 
chủ yếu trong chương trình thi đấu của các đại hội Olympic ( 4 năm được tổ chức 
một lần). 
Năm 1912, liên đoàn điền kinh nghiệp dư thế giới ra đời, với tên gọi tắt là 
IAAF ( International Amateur Athletic Federation). Đây là tổ chức cao nhất lãnh 
đạo phong trào điền kinh thế giới. IAAF hiện có 170 thành viên là các liên đoàn 
điền kinh quốc gia và các vùng lãnh thổ ở các châu lục, trong đó có liên đoàn điền 
kinh Việt Nam, trụ sở hiện nay của IAAF đặt tại Monaco. 
Trong Điền kinh, nhảy cao là một môn có lịch sử phát triển lâu đời. Từ cách 
thức vượt qua các chướng ngại vật thẳng đứng của người xưa, nhảy cao dần trở 
thành một phương tiện giáo dục thể chất. Cách đây 2 thế kỷ, Ph. Gutxmut và F.L. 
- 12 - 
Gian đã đưa nhảy cao và trường học và coi đó như một biện pháp rèn luyện thể lực 
để phát triển sức mạnh – tốc độ ( sức bật ), khả năng khéo léo, mềm dẻo và biết 
định hướng khi ở trên không. 
 Năm 1886, lần đầu tiên trên thế giới, một cuộc thi nhảy cao chính thức được 
tổ chức tại Anh và sau đó được lan rộng sang nhiều nước khác. 
 Năm 1896, tại Đại hội Olympic đầu tiên ở Aten ( Hy Lạp), nhảy cao là một 
trong 12 môn Điền Kinh được tổ chức thi đấu đầu tiên và kỷ lục Olympic là của E. 
Clac với thành tích 1,81m bằng kiểu tương tự như kiểu bước qua. 
 Qua hơn một thế kỷ phát triển, cùng với sự thay đổi đáng kể về kỹ thuật 
(bước qua, cắt kéo (làn sóng), nằm nghiêng, úp bụng và lưng qua xà) và áp dụng 
các phương pháp huấn luyện hiện đại, hiệu quả, thành tích nhảy cao đã không 
ngừng được nâng lên. 
 Ngày 18. 5. 1912, Đ. Horin (Mỹ) là người đầu tiên vượt qua mức xà 2m 
bằng kiểu nhảy nằm nghiêng. 
 Ngày 13. 7. 1957, Iu. Xtêpanốp ( Liên Xô cũ) đã vượt mức xà 2,16m bằng 
kiểu nhảy úp bụng ( kiểu này do Vdôlốp ( Liên Xô cũ) thực hiện lần đầu năm 
1924). 
 Từ năm 1960 – 1963, V.Brumen, bằng cách chạy đà với tốc độ cao ( gần 
8m/giây) đã ghi tên mình trên 6 nấc thang kỷ lục và đưa thành tích nhảy cao lên 
2,28m. 
 Năm 1968, tại Đại hội Olympic lần thứ 19 tổ chức tại Mêhicô, một kỹ thuật 
nhảy cao mới được ra đời – kiểu lưng qua xà và chẳng lâu sau đó kiểu nhảy tưởng 
như khó khăn này đã được các vận dộng viên tiếp thu rất nhanh và thực hiện có 
hiệu quả để rồi trở thành “ kỹ thuật nhảy của các nhà vô địch ”. 
 Năm 1988, 1989, 1993, J. Xôtômayo ( Cu Ba) đã ba lần liên tiếp phá kỷ lục 
thế giới và đưa thành tích nhảy cao mức 2,45m. 
 * Với các cơ sở nêu trên việc lựa chọn và ứng dụng các bài tập bổ trợ nhằm 
nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho hoïc sinh nam khối 8 Tröôøng 
THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa tôi thống nhất đề ra và giải quyết 
các mục tiêu sau: 
 Mục tiêu 1: Lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao 
kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – 
Ninh Hòa – Khánh Hòa”. 
 Mục tiêu 2: Ứng dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao 
kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – 
Ninh Hòa – Khánh Hòa. 
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 
- Với giáo viên: 
 + Đa số giáo viên chưa chú trọng nhiều đến việc lựa chọn bài tập bổ trợ nhằm 
nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho hoïc sinh nam khối 8 cấp THCS. 
- 13 - 
 + Việc tổ chức giảng dạy còn nhiều hạn chế do giáo viên chưa có thời gian 
ứng dụng bài tập. 
+ Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. 
Cụ thể: Ngày nay, việc nâng cao thành tích thể thao trong điền kinh cần phải đi 
theo hướng tìm tòi các phương tiện và phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu 
quả bài tập mà không làm tăng đáng kể khối lượng và cường độ tập luyện. Để 
giải quyết nhiệm vụ trên, trong quá trình tập luyện có thể áp dụng các bài tập 
chuyên môn và các thiết bị tập luyện. Mục đích chủ yếu là tạo khả năng tác động 
có mục tiêu rõ rệt đến từng cơ hoặc các nhóm cơ, song cơ thể người gồm khoảng 
500 cơ, những cơ nào là cơ chủ yếu, những nhóm cơ bắp nào cần phát triển 
trước, cơ nào phát triển sau, chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng “cần căn 
cứ vào tố chất và tính đặc trưng của môn thể thao để xác định và phân loại các 
nhóm cơ”. 
- Theo các tác giả Nguyễn Đình Cách - Ngô Thị Thì - Cao Thanh Vân trong 
đề tài “ Đánh giá khối lượng tập luyện của các vận đông viên nhảy cao nữ đội 
tuyển trẻ quốc gia năm 2000”, 4 test thể lực (trong đó có 3 test liên quan tới sức 
mạnh cơ chân) cần được coi trọng trong khi đánh giá khả năng phát triển thành tích 
của vận động viên nhảy xa, đó là: Chạy 60m (s), bật xa tại chỗ (cm), giật tạ lên 
ngực (số lần), thành tích nhảy cao (cm). 
- Cũng theo Lê Bửu – Nguyễn Thế Truyền trong sách “ Lý luận và phương 
pháp thể thao trẻ”, tuy có những test khác nhau, nhưng 2 ông cũng đã giới thiệu 7 chỉ 
tiêu mà hầu như chỉ để kiểm tra các mặt khác nhau của sức mạnh cơ chân với mục 
đích tuyển chọn vận động viên nhảy xa trẻ 11 – 14 tuổi vào trường năng khiếu thể 
thao bao gồm: Nhảy 3 bước tại chỗ (cm), bật xa tại chỗ (cm), chạy 30m xuất phát 
thấp (s), chạy 30m xuất phát từ xa (s), chạy 60m xuất phát thấp (s), nhảy cao có chạy 
đà (cm), nhảy xa có chạy đà (cm). 
Theo Dương Nghiệp Chí, Võ Đức Hùng, Phạm Văn Thụ trong sách “ Điền 
kinh” nhà xuất bản TDTT Hà Nội năm 1976 đã đưa ra một số bài tập kiểm tra 
chuyên môn và một số bài tập phụ trong nhảy cao nhằm nâng cao thành tích trong 
nhảy cao như: Nhảy qua xà chính diện giữ thăng bằng, chạy đà dài giậm nảy đá 
chân lăng, tay hoặc đầu chạm vật cao, nhảy ba bước tại chỗ hoặc bật cao bằng 2 
chân, chạy xuất phát thấp 30m, nâng và giật tạ, gánh tạ đứng lên, ném tạ (4 kg – 
7,257 kg) hai tay từ dưới qua đầu ra sau, thành tích nhảy cao, chạy 100m, chạy 30m 
có xuất phát, chạy 20m tốc độ cao, nâng tạ. 
 Một số bài tập phụ: Chạy nhẹ 2 – 3 phút, nhảy cò cò, bật nhảy, giậm nhảy liên 
tục 3 – 5 bước đà. 
Cũng theo P.N.GôiKhơMan – Ô.N.TơRôPhimMôp trong sách “ Điền kinh 
trong trường phổ thông” Nhà xuất bản TDTT Hà Nội năm 2003 đã đưa ra một số 
bài tập trong huấn luyện môn nhảy cao như: Nhảy bật tại chỗ, nhảy bật về trước, 
nhảy từ trên dụng cụ xuống, nhảy lên dụng cụ, chạy 2 – 3 bước đà giậm nhảy, tại 
chỗ đá lăng bật cao, tại chỗ bật nhảy một chân, ngồi trên chân giậm, tập bật thẳng 
- 14 - 
lên tại chỗ với tạ, bật nhảy đổi chân, bật nhảy ôm gối, chạy đà 3 bước giậm nhảy đá 
lăng lên cao. chạy đà 5 – 7 bước giậm nhảy đá lăng lên cao, chạy 40m – 60m. 
 Theo nhà nghiên cứu Quang Hưng trong sách “ Bài tập chuyên môn trong 
Điền kinh” Nhà xuất bản TDTT đã đưa ra một số bài tập nâng cao thành tích từng 
giai đoạn trong nhảy cao như: 
 * Các bài tập bổ trợ chạy đà: Chạy đà trên đường chạy, chạy qua phần đầu 
tiên của đà bằng 6 bước chạy có đàn tính, chạy qua bình thường có giậm nhảy 5 – 6 
lần. 
* Các bài tập bổ trợ giậm nhảy: Gánh tạ 20 – 40 kg đi bước dài, chạy đà bật 
lên bằng hai chân giậm, chạy đà 4 – 6 bước giậm nhảy và rơi xuống trên chân 
lăng, chạy đà 4 – 6 bước giậm nhảy bước bộ bay qua rào, chạy đà 4 – 8 bước nhảy 
cao chạm tay vào vật được treo trên cao. 
* Các bài tập bổ trợ động tác trên không: Chạy đà 4 – 6 bước giậm nhảy 
bay qua xà 60 – 80 cm rơi xuống bằng chân lăng và chân giậm. 
* Các bài tập bổ trợ giai đoạn rơi xuống đất: Chạy 4 – 6 bước làm động tác 
nhảy qua xà thực hiện phối hợp chống tay xoay thân rơi xuống nệm. 
Từ những nghiên cứu và các chỉ dẫn của các tác giả ở trên, tôi đã tổng hợp lại 
các chỉ tiêu đánh giá thể lực và một số bài tập ảnh hưởng đến thành tích nhảy cao của 
học sinh trong đó hầu hết là các chỉ tiêu đánh giá các mặt khác nhau của sức mạnh 
cơ chân và các bài tập liên quan đến sức mạnh của chân bao gồm: Chạy 30m có xuất 
phát, chạy 20m tốc độ cao, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ, chạy đà 3 – 5 bước, chạy 
đà 3 – 5 bước có giậm nhảy. 
Khảo sát các bài tập ứng dụng trong giảng dạy, huấn luyện môn nhảy cao 
tại một số trường THCS ở Thị xã Ninh Hòa. Qua tham khảo tập luyện, quan sát 
trực tiếp các buổi học, tập luyện, trao đổi với các giáo viên các trường THCS 
trong Thị xã cho thấy, việc tập luyện các bài tập kỹ thuật chiếm vị trí quan trọng 
trong thời gian tập luyện, khoảng 50% thời gian tập luyện. Yêu cầu chung về 
học sinh là không được coi nhẹ việc rèn luyện để nắm vững kỹ thuật động tác 
cũng như phối hợp động tác. 
Qua điều tra công tác giảng dạy, huấn luyện môn nhảy cao cho học sinh 
các trường THCS ở Thị xã Ninh Hòa cho thấy để ứng dụng các bài tập chuyên 
môn trong giảng dạy, huấn luyện nhảy cao, hầu hết các giáo viên giảng dạy, 
huấn luyện các trường đều sử dụng các bài tập bổ trợ sau đây: 
* Các bài tập bổ trợ động tác chạy đà: 
1 Chạy 30m xuất phát cao. 
2 Chạy đà với tốc độ cao. 
3 Chạy 30m tốc độ cao. 
4 Chạy đà bình thường giậm nhảy đá lăng. 
5 Chạy qua phần đầu tiên của đà bằng 6 bước chạy có đàn tính. 
* Các bài tập bổ trợ động tác giậm nhảy 
1 Nhảy bật về trước. 
2 Lò cò bằng chân giậm nhảy. 
- 15 - 
3 Nhảy dây. 
4 Tại chỗ bật nhảy hai chân qua dây. 
5 Chạy đà giậm nhảy đá lăng và rơi xuống bằng chân giậm. 
6 Bật cao tại chỗ. 
7 Chạy đà giậm nhảy tay chạm vật cao. 
 * Các bài tập bổ trợ động tác trên không 
1 Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy đá lăng xoay hông rơi xuống bằng chân lăng 
và chân giậm. 
2 Chạy đà 3 – 5 bước nhảy cao chạm tay vào vật được treo trên cao. 
3 Chạy đà 5 – 7 bước, giậm nhảy qua xà cao 60 – 80 cm. 
4 Gánh tạ 20 – 30 kg đi bước dài. 
5 Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy và rơi xuống trên chân lăng. 
* Các bài tập bổ trợ động tác rơi xuống đất. 
1. Chân lăng rơi xuống và phối hợp với chân giậm kết hợp đánh tay. 
2. Giậm nhảy, đá lăng qua xà thấp phối hợp tay, xoay thân rơi xuống nệm. 
Kết quả thu được cho thấy, các giáo viên thể dục sử dụng các bài tập bổ trợ 
trong giảng dạy, huấn luyện nhảy cao tương đối gần giống nhau, chủ yếu các bài 
tập chuyên về kỹ thuật. 
Thực trạng việc sử dụng các bài tập trong giảng dạy, huấn luyện nhảy cao 
kiểu bước qua ở học sinh nam khối 8 Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa 
– Khánh Hòa chưa cụ thể. 
Giáo dục thể chất là môn học chính khoá nằm trong kế hoạch học tập, giảng 
dạy môn thể dục. Yêu cầu đối với học sinh khi kết thúc môn học là phải nắm vững 
cơ bản hệ thống lý thuyết và thực hiện kỹ thuật cơ bản, phương pháp trọng tài. Môn 
học thể dục có tổng thời gian là 70 tiết, được giảng dạy trong hai học kỳ và chương 
trình giảng dạy nội dung nhảy cao có 10 tiết. 
Căn cứ vào chương trình giảng dạy thực tiễn giảng dạy môn nhảy cao các 
giáo viên đều sử dụng các bài tập chuyên môn trong giảng dạy nhảy cao kiểu bước 
qua, thuộc hai nhóm sau: 
 Nhóm các bài tập kỹ thuật: 
 + Chạy đà tự do giậm nhảy. 
 + Thực hiện động tác đá lăng qua xà thấp . 
 + Chạy đà đặt chân giậm và đá lăng qua xà 25 – 35cm. 
 Nhóm các bài tập thể lực chuyên môn: 
+ Bật xa tại chỗ. 
+ Bật cao tại chỗ. 
+ Chạy 30m tốc độ cao. 
+ Nhảy bước bộ 6 – 8 bước liên tục. 
+ Lò cò bằng chân giậm nhảy. 
+ Nhảy dây. 
- 16 - 
+ Tại chỗ bật nhảy hai chân qua dây. 
Qua quá trình tìm hiểu, thu thập tổng hợp, phân tích các bài tập bổ trợ nâng cao 
thành tích nhảy cao kiểu bước qua của các tác giả trong và ngoài nước mà tôi đã 
trình bày ở trên cho thấy nhiều tác giả sử dụng nhiều bài tập khác nhau để kiểm tra, 
đánh giá, bổ trợ nâng cao thành tích cho vận động viên. Tuy nhiên, giữa các tác giả ở 
một số bài tập còn chưa thống nhất. 
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ chủ yếu của chương trình giảng dạy, căn cứ 
vào đặc điểm phát triển thể chất và sinh lý lứa tuổi, căn cứ vào đặc điểm công tác 
giảng dạy và tình hình thực tế dạy nhảy cao kiểu bước qua ở học sinh nam khối 8 
Trường THCS Trần Quang Khải – Ninh Hòa – Khánh Hòa và tham khảo kinh 
nghiệm của các đồng nghiệp, tôi đã loại bớt các bài tập không phù hợp, tuyển chọn 
lại một số bài tập đặc trưng như sau: 
* Các bài tập bổ trợ động tác chạy đà: 
1. Chạy 30m xuất phát cao. 
2. Chạy đà bình thường có giậm nhảy. 
3. Chạy nâng cao đùi tại chổ 10 giây. 
4. Chạy đà bình thường giậm nhảy đá lăng. 
5. Chạy qua phần đầu tiên của đà bằng 6 bước chạy có đàn tính. 
* Các bài tập bổ trợ động tác giậm nhảy: 
1. Nhảy bật về trước. 
2. Lò cò bằng chân giậm nhảy. 
3. Nhảy dây. 
4. Bật hố cát . 
5. Chạy đà có giậm nhảy. 
6. Bật cóc. 
7. Bật cao chạm vật chuẩn. 
* Các bài tập bổ trợ động tác trên không: 
1. Chạy đà 3 – 5 bước bật cao chạm tay vào vật được treo trên cao. 
2. Chạy đà 5 – 7 bước, giậm nhảy đá lăng . 
 3. Chạy đà 5 – 7 bước giậm nhảy đá lăng xoay hông qua xà 60 – 100 cm rơi 
xuống bằng chân lăng kết hợp với chân giậm. 
4. Gánh tạ 15-20 kg đi bước dài. 
5. Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy và rơi xuống trên chân lăng và chân giậm. 
 6. Chạy đà 4 – 6 bước giậm nhảy bước bộ bay qua giới hạn giữa 2 đường 
cách nhau 180 – 220 cm rơi xuống bằng chân lăng. 
* Các bài tập bổ trợ động tác rơi xuống đất: 
1. Chân lăng rơi xuống và phối hợp với đánh tay. 
2. Chạy 4 – 6 bước làm động tác nhảy qua xà thực hiện phối hợp đánh tay 
xoay hông rơi xuống nệm. 
3. Chạy đà 4 – 6 bước giậm nhảy trên cầu bật và thực hiện động tác trên 
không. 
- 17 - 
4. Chạy đà 4 -6 bước làm động tác nhảy qua xà, thực hiện phối hợp đánh tay 
xoay hông rơi xuống nệm. 
 * Các bài tập phối hợp: 
1. Chạy đà tự do giậm nhảy. 
2. Thực hiện động tác đá lăng qua xà thấp. 
3. Chạy đà đặt chân giậm và đá lăng qua xà 25 – 35 cm. 
4. Thực hiện nhảy cao kiểu bước qua (kết hợp chạy đà – giậm nhảy – trên 
không – rơi xuố

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_thanh_tich_nhay_cao_kieu.pdf