Sáng kiến kinh nghiệm Để dạy tốt bài thể dục phát triển chung Lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Để dạy tốt bài thể dục phát triển chung Lớp 8

I. Lí do chọn đề tài

1. Cơ sở lí luận

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã tập trung toàn lực cho đổi mới

giáo dục, coi đó là động lực để chuẩn bị một lực lượng mới có chất lượng cao

đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng

với các môn học khác, chương trình học của môn Thể dục ở bậc THCS đã có sự

đổi mới cơ bản về mục tiêu, nội dung và thời lượng đào tạo. Chương trình đổi

mới vừa là tiền đề, vừa là yêu cầu đòi hỏi ứng dụng một cách linh hoạt phương

pháp dạy học tích cực. Sự ra đời của phương pháp dạy học tích cực đã kéo theo

sự đổi mới toàn diện của quá trình dạy và học, tạo ra một cuộc cách mạng về

phươnga pháp, đem lại, một bộ mặt mới nhằm phù hợp với xu thế thời đại. Vấn

đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải đổi mới cách

dạy: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển học sinh đi tìm kiến

thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Học sinh phải là người tự

giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện những kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng

tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự dẫn dắt, điều khiển của giáo viên trong

tiết dạy. Do vậy, việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu

bài và phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề quan trọng, đó cũng chính

là một thủ thuật sư phạm của người giáo viên.

2. Cơ sở thực tiễn

Bài thể dục phát triển chung là một trong những nội dung của thể dục cơ bản.

Động tác của nó đơn giản, khối lượng vận động nhỏ, dễ tập, nhưng nó có tác

động đến toàn bộ cơ thể học sinh THCS. Kích thích sự phát triển bình thường và

toàn diện của cơ thể, uốn nắn tư thế cơ bản chính xác cho học sinh. Luyện tập

thường xuyên nó sẽ làm cho các em phát triển cân đối, hạn chế được những cố

tật do thiếu ý thức gây lên như lệch vai, vẹo đầu, cong vẹo cột sống, . . . Bài thể

dục phát triển chung được tiến hành luyện tập cho cả lớp, khi tập luyện yêu cầu

học sinh phải phục tùng tổ chức, hành động thống nhất, động tác làm theo một

nhịp, tiết tấu nhất định. Vì vậy bài thể dục phát triển chung giáo dục cho học

sinh được nhiều phẩm chất đạo đức tốt như tinh thần tập thể, ý thức kỉ luật,.

Chính vì những cơ sở lí luận và thực tiễn trên mà bản thân tôi suy nghĩ giảng

dạy làm sao để học sinh tiếp thu và thực hành kĩ năng các động tác trong bài thể

dục phát triển chung một cách chính xác, có hiệu quả. Đó chính là đề tài tôi luôn

trăn trở và muốn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp

pdf 20 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1451Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Để dạy tốt bài thể dục phát triển chung Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung. Khi biên
soạn bài thể dục phát triển chung cần chú ý những nguyên tắc sau:
- Bài tập phải phù hợp với đối tượng, đặc điểm tâm sinh lí, trình độ tập
luyện của học sinh, để đại đa số học sinh có thể tiếp thu, luyện tập được.
- Bài tập phải có tác dụng phát triển toàn diện đến hệ thống cơ, dây chằng,
hệ xương. Chọn các động tác phối hợp tay, chân, toàn thân nhịp nhàng. Các
khớp, cơ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, được luân phiên nhau thay đổi làm việc.
- Chú ý đến tiết tấu động tác và sự phối hợp với kĩ thuật nhịp thở.
- Số lần lặp lại động tác trong mỗi nhịp tập không nên quá nhiều. Thời gian
chuyển tiếp giữa các động tác cần dài hơn.
- Chú ý đến biên độ và phương hướng động tác. Biên độ động tác rộng,
thoáng, đẹp, phương hướng di chuyển chính xác, hợp lí.
- Khối lượng vận động các động tác tăng dần từ thấp lên cao, từ nhỏ tới lớn,
động tác làm từ chậm tới nhanh dần để cơ thể dần dần thích ứng với điều kiện
5/19
hoạt động mới. Tránh hiện tượng cơ và dây chằng do luyện tập với cường độ
lớn dẫn tới tổn thương.
- Sau khi luyện tập với cường độ thích ứng, cần phải có động tác thả lỏng
(điều hòa) để các nhóm cơ được nghỉ ngơi, hồi phục.
- Thuật ngữ, tên gọi các động tác cần chính xác, dễ hiểu.
 b) Đảm bảo và nâng cao chất lượng giờ luyện tập
b1. Để giờ luyện tập đạt chất lượng cao, người giáo viên cần xác định được
nhiệm vụ, yêu cầu của giờ học, xác định được nội dung trọng tâm chủ yếu, từ đó
phân chia thời gian hợp lí giữa các phần (Phần học động tác mới và phần ôn
động tác cũ). Đặc biệt phải linh hoạt trong việc sử dụng đội hình tập luyện
tránh di chuyển nhiều đội hình làm lãng phí thời gian tập luyện.
Ví dụ: Ngay từ đội hình khởi động, tôi cho học sinh sắp xếp theo đội hình
hàng ngang so le nhau (theo tổ, nhóm học tập) cự li một sải tay và từ đội hình
này tôi có thể sử dụng luôn làm đội hình tập luyện bài thể dục phát triển chung.
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
V
Đồng thời cũng từ đội hình trên tôi lại sử dụng làm đội hình cho trò chơi như:
trò chơi “Tìm bạn mất tích”,  
b2. Vận dụng sáng tạo các nguyên tắc và phương pháp cơ bản trong tập
luyện
Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của giờ học để xây dựng phương pháp phù hợp.
Ví dụ: Giờ học động tác mới, nhiệm vụ chủ yếu là lấy việc truyền thụ kiến
thức mới làm trọng tâm. Khi tiến hành cần lưu ý sử dụng có chọn lọc và sáng
tạo tổ chức sư phạm, phương pháp giảng dạy để truyền thụ kĩ thuật động tác mới
giúp học sinh hình thành kĩ năng một cách chính xác. 
Cụ thể: 
 Chú ý tới phương pháp giảng và làm mẫu
- Giảng dạy một cách ngắn gọn, có trọng tâm, lời nói sinh động, hấp dẫn,
dễ hiểu có sức thu hút sự chú ý của học sinh. Khẩu lệnh rõ ràng, dứt khoát, có
sức truyền lệnh, truyền cảm, khi giảng giải cần dùng đúng thuật ngữ chuyên
môn.
- Làm mẫu: Giáo viên hoặc học sinh được bồi dưỡng làm mẫu: Hoạt động
giáo dục thể chất là hình thức và nội dung giáo dục chuyên biệt. Trong giảng
dạy TDTT ngoài yêu cầu người giáo viên không chỉ có hệ thống tri thức liên
quan để truyền thụ cho học sinh mà còn phải biết thực hành đúng, chính xác các
động tác, kĩ thuật.
Khi làm mẫu giáo viên cần chú ý:
6/19
- Động tác mẫu phải chính xác hoàn chỉnh, giúp học sinh nắm được những yếu
lĩnh cơ bản của kĩ thuật, động tác, biểu hiện được những điểm mấu chốt. Khi
giảng dạy động tác mới, phức tạp giáo viên cần làm mẫu 2 – 3 lần : 
- Làm từng nhịp.
- Làm hoàn chỉnh động tác.
Lần 1: Thực hiện động tác hoàn chỉnh, với tốc độ chuyển động bình thường,
đúng nhịp độ và yêu cầu (quay mặt lại với học sinh). Học sinh quan sát, hình
thành trong trí nhớ hình ảnh sơ bộ của động tác, gây cảm giác hứng thú, thích
bắt chước, làm theo.
Lần 2: Giáo viên thực hiện động tác chậm ở những điểm mấu chốt, kĩ thuật.
Giáo viên cần kết hợp với giảng giải và thực hiện động tác để các em nhớ lại
những điểm chính.
Lần 3: Vừa làm mẫu, vừa hướng dẫn học sinh tập, khi thấy có sai xót phải dừng
lại sửa chữa và uốn nắn ngay.
Khi hô theo nhịp đếm 1234 chú ý nhắc học sinh tư thế đúng của động tác và
nhịp hít vào thở ra. Khi học sinh đã tập đúng động tác, giáo viên không cần làm
mẫu nữa, mà khi hô nhịp để học sinh tự tập.
Động tác mẫu còn áp dụng nhiều hình thức khác nhau, có thể làm mẫu theo kiểu
“soi gương” hay thực hiện động tác nên bước đầu làm chậm để học sinh bắt
chước thực hiện theo. Động tác mẫu tự nhiên và đảm bảo tính phối hợp nhịp
nhàng.
Giáo viên cần chọn vị trí đứng thích hợp để khi làm mẫu tất cả học sinh đều
nhìn thấy các chi tiết chuyển động của động tác.
Chú ý: Hướng gió, hướng có ánh nắng và hướng có những người đang hoạt
động.
Ví dụ: Tôi thường hay sử dụng một số đội hình để làm mẫu sau:
x x x x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x x x x
x x
x x
x x
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
x x
 Làm mẫu kết hợp với giảng giải một cách chặt chẽ giúp học sinh hiểu và 
nắm được kĩ thuật động tác một cách chính xác. Đồng thời phải căn cứ vào trình
độ tiếp thu, đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh, mức độ phức tạp của các động 
tác mà tăng hoặc giảm thời gian làm mẫu.
Ví dụ: Trong bài thể dục phát triển chung (35 nhịp) có nhịp 10, 12, 19, mức
độ phức tạp của động tác nhiều hơn so với các động tác khác nên thời gian làm
mẫu nhiều hơn. Giả sử như nhịp 1, 2, 3 mức độ phức tạp của động tác ít hơn
nhiều nên thời gian làm mẫu ít.
Tóm lại: Để giảng giải và làm mẫu có hiệu quả giáo viên cần chú ý:
- Làm mẫu động tác cần chính xác và hoàn chỉnh.
7/19
- Cần chọn vị trí làm mẫu sao cho học sinh dễ quan sát.
- Nên làm mẫu từ 2 lần trở lên và phải làm mẫu đúng thời điểm.
- Giáo viên nên nói ngắn gọn, nhấn mạnh vào những nội dung mà học sinh
cần phải thực hiện, việc giải thích càng ngắn gọn bao nhiêu thì học sinh càng dễ
hiểu bấy nhiêu và tiết kiệm được thời gian cho học sinh tập luyện được nhiều
hơn.
- Đội hình làm mẫu và giảng giải nên sử dụng hàng ngang để học sinh dễ
quan sát và nghe được rõ. Không nên làm mẫu sau đó giảng giải kĩ thuật động
tác quá lâu, mà nên cho học sinh vừa tập, vừa kết hợp giải thích động tác bằng
các thông tin ngắn gọn, chú ý vào những điểm khó, điểm trọng tâm, chủ yếu.
- Dùng thuật ngữ thể thao đúng, nâng cao khả năng diễn đạt, phân tích và
tổng hợp.
- Phát huy vai trò nhiệt tình và gương mẫu của giáo viên.
 Chú ý tới phương pháp sửa chữa động tác sai
Trong quá trình tập luyện học sinh không tránh khỏi việc thực hiện động tác
kĩ thuật có sai xót. Nên việc áp dụng phương pháp sủa chữa động tác là rất quan
trọng và cần thiết, góp phần kịp thời hướng cho học sinh thực hiện động tác kĩ
thuật đúng, chính xác. Để sửa sai có hiệu quả trước hết giáo viên cần:
1. Phát hiện ra cái sai (vị trí đứng của giáo viên phải thích hợp).
2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới cái sai.
3. Lựa chọn biện pháp sửa sai.
Khi tiến hành sửa sai, giáo viên phải phát hiện cái sai chung và riêng, phải
tiến hành sửa sai chung trước. Trong quá trình sửa phải sửa nguyên nhân chủ
yếu trước, vì có thể sau khi sửa được nguyên nhân chủ yếu thì những cái sai
khác sẽ được sửa theo.
Phương pháp sửa sai rất phức tạp, muôn hình, muôn vẻ. Nếu là sai chung cho
dừng lại (giáo viên phân tích,...) nếu là sai riêng thì sửa chữa riêng cho từng em
mà không được dừng lại cả lớp.
Ví dụ 1: Nếu học sinh chưa nắm được yêu cầu kĩ thuật động tác (không chịu
nghe hoặc không quan sát) giáo viên giảng giải và làm mẫu lại.
Ví dụ 2: Nếu học sinh trí thông kém, trình độ tập luyện thấp, giáo viên làm lại
động tác sai của học sinh để chỉ dẫn cho các em biết thế nào là sai, sau đó làm
mẫu đúng cho các em tập nhiều lần ở những nhịp học sinh tập luyện sai, cho đến
khi các em thực hiện đúng mới chuyển sang các nhịp tiếp theo.
Ví dụ 3: Nếu gặp học sinh quá hiếu động thì cần có biên pháp kỉ luật để học sinh
tập trung và làm tốt kĩ thuật động tác.
Giáo viên có thể kiểm điểm xem phương pháp giảng dạy của mình có tốt không,
có phù hợp với đối tượng học sinh không, nếu không thì thay đổi phương pháp
giảng dạy.
 Tóm lại: 
 Để sửa chữa sai lầm trước tiên cần quan sát, nghiên cứu để sớm phát hiện
những nguyên nhân đưa tới những thiếu sót (chung hoặc từng học sinh) cần điều
chỉnh lại nội dung bài học, vận dụng các phương pháp sửa chữa sai lầm cho kịp
thời và phù hợp. Phương pháp sửa chữa sai lầm trong tập luyện TDTT cho học
sinh THCS cần áp dụng các hình thức phong phú. Những thiếu sót về tư thế, kĩ
8/19
thuật, ý thức, cần nhắc nhở nhẹ nhàng bằng lời nói. Trong quá trình cho học
sinh tập, nếu có sai sót đồng loạt nên ngùng tập luyện để học sinh xem lại động
tác mẫu của giáo viên hoặc 1 – 2 học sinh có kĩ thuật động tác tốt (làm mẫu kết
hợp giảng giải chậm) có thể thực hiện lại động tác của học sinh, sau đó cùng cả
lớp phân tích sai ở điểm nào? Để các em thấy được những thiếu sót của mình,
rồi giáo viên làm mẫu đúng, học sinh thực hiện theo.
Giáo viên có thể sử dụng tiếng hô, vỗ tay để nhắc nhở các em thời điểm chủ yếu
cần thay đổi kĩ thuật động tác, giúp các em nhớ và nắm vững thời điểm dùng
sức, xây dựng cảm giác chính xác, sử dụng sức mạnh cơ bắp trong quá trình
thực hiện hoàn thành bài tập.
 Phương pháp trực quan
Để tác động trực tiếp vào học sinh trong quá trình tiếp thu động tác, việc trực
quan có ý nghĩa rất quan trọng. Nó tận dụng được mọi giác quan, giúp học sinh
nắm bài một cách chắc chắn. Có 2 phương pháp trực quan:
- Trực tiếp: giáo viên hoặc học sinh làm mẫu.
- Gián tiếp: dùng hình ảnh, quay phim, mô hình tranh ảnh.
Phương pháp của tôi là:
- Nếu động tác đơn giản, quĩ thời gian ít thì dùng trực quan trực tiếp: giáo
viên hoặc học sinh làm mẫu.
Ví dụ 1: Tiết học từ nhịp 1- 8
Căn cứ vào mức độ kĩ thuật của động tác, tôi thấy đây là các động tác có kĩ
thuật tương đối đơn giản. Vì vậy đối với nội dung học các nhịp này, tôi sử dụng
phương pháp trực quan trực tiếp mà không cần đến trực quan gián tiếp.
- Nếu động tác phức tạp, quĩ thời gian nhiều thì dùng phương pháp trực
quan gián tiếp (mô hình, tranh ảnh bài thể dục phát triển chung).
Ví dụ 2: Tiết học từ nhịp 9 - 17
Căn cứ vào mức độ kĩ thuật của động tác, trong các động tác trên có một số nhịp
động tác kĩ thuật phức tạp hơn các động tác khác. Đối với nội dung này, tôi lại
sử dụng cả 2 phương pháp trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp (tranh minh
họa các động tác) và được tiến hành theo các bước sau: 
Bước 1: Xác định đối tượng làm mẫu: Giáo viên hoặc một nhóm học sinh.
 Xác định đối tượng quan sát: 1 nhóm học sinh hay toàn lớp.
Bước 2: Nêu tên động tác 
Bước 3: Chọn vị trí thích hợp sao cho đảm bảo an toàn và dễ quan sát
Bước 4: Thực hiện toàn bộ động tác với tốc độ trung bình
Bước 5: Vừa thực hiện chậm từng chi tiết kĩ thuật động tác vừa giải thích và
nhắc nhở học sinh quan sát điểm mấu chốt của kĩ thuật
Bước 6: Thực hiện hoàn chỉnh toàn bộ động tác
 Trực quan gián tiếp
Bước 1: Xác định vị trí để giáo cụ trực quan cho hợp lí và dễ quan sát
Bước 2: Nêu nội dung và nhiệm vụ khi quan sát
Bước 3: Giới thiệu chậm từng chi tiết của động tác
Bước 4: Giải đáp thắc mắc hoặc nhấn mạnh cụ thể tùng chi tiết cần lưu ý của
động tác
Sử dụng các phương pháp trên có ưu điểm và hạn chế:
9/19
Ưu điểm
- Bước đầu làm quen và xây dựng cảm giác động tác và cách thực hiện
động tác.
- Nắm được những yêu cầu cơ bản của kĩ thuật.
- Tác động đến quá trình giáo dục, đạo đức, thẩm mĩ, cho người học.
Hạn chế
- Khi sử dụng phương pháp này giáo viên thường hay tham giảng giải
nhiều. 
- Nếu sử dụng tranh ảnh không hợp lí sẽ dẫn đến mất thời gian mà hiệu quả
học không cao. 
Do vậy áp dụng phương pháp này giáo viên cần chú ý:
+ Lựa chọn tranh ảnh tốt, trình bày đúng lúc.
+ Tạo vị trí quan sát tốt (Dùng đội hình để tạo khả năng quan sát).
+ Trực quan phải kết hợp giảng giải và đàm thoại, vừa cho học sinh quan sát,
vừa giải thích thêm giúp học sinh tìm hiểu nhanh chóng, hình thành khái niệm
chính xác.
+ Trong quá trình giảng dạy thể dục tránh bệnh hình thức, cố ý bày vẽ làm mất
thời gian. Biện pháp chủ yếu là lựa chọn cách nào mất ít thời gian mà học sinh
vẫn tiếp thu được tốt, có tính hấp dẫn.
c. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
c1. Việc nêu yêu cầu, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể làm cho học sinh hiểu được mục
đích, yêu cầu, tác dụng của bài tập, động viên sự chú ý để học sinh tích cực, tự
giác, phấn khởi tập luyện.
Ví dụ: Tiết ôn hoàn thiện bài thể dục phát triển chung (chuẩn bị giờ sau kiểm
tra). Sau khi giáo viên nêu nhiệm vụ, yêu cầu của bài xong, nêu luôn nội dung,
phương pháp, biểu điểm cụ thể cho giờ sau kiểm tra. Giúp học sinh phấn đấu
trong tập luyện.
Cụ thể: 
- Mục tiêu: Ôn và hoàn thiện bài thể dục .
- Yêu cầu: Học sinh thực hiện thành thạo các động tác, tư thế chính xác,
đẹp, động tác nhịp nhàng và liên tục.
- Nội dung giờ sau kiểm tra:
Mỗi học sinh phải thực hiện từ nhịp 1 đến nhịp 35 của bài thể dục phát triển
chung.
Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra làm nhiều đợt, mỗi đợt 2 đến 3 học
sinh. Mỗi học sinh tham gia kiểm tra 1 lần. 
- Cách cho điểm: 
 Điểm kiểm tra cho theo mức độ thực hiện động tác của từng học sinh .
Điểm 9 – 10: Thuộc toàn bài, động tác chính xác, nhịp nhàng, đẹp.
Điểm 7 – 8: Thuộc toàn bài, nhưng còn 2 - 3 nhịp bị sai sót nhỏ.
Điểm 5 – 6: Có 2 – 3 nhịp thực hiện sai.
Điểm 3 – 4: Có 4 – 6 nhịp sai trở lên.
Tóm lại :
 Việc nêu nhiệm vụ, yêu cầu của bài tập luyện một cách rõ ràng, cụ thể ngay từ
đầu giờ học nhằm giúp học sinh hưng phấn trong tập luyện .
10/19
c2. Tăng cường sử dụng các phương pháp thi đua tập luyện giữa các tổ nhóm
tạo tình huống cho học sinh tự quản, năng lực chỉ huy và cơ hội tham gia đánh
giá, cho điểm để học sinh chú ý tập luyện .
 Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bài: như bài ôn tập hoặc bài dạy động tác
mới.
Ví dụ : 
 Tiết 2 (Theo phân phối chương trình)
Học từ nhịp 1 – 8 trong bài thể dục phát triển chung.
 Tiết 3: Ôn từ nhịp 1- 8 bài thể dục phát triển chung.
Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của nội dung bài học trên, bài dạy động tác mới
như tiết 2 và bài ôn tập tiết 3. Nếu bài dạy động tác mới, sau khi giáo viên
hướng dẫn học sinh nắm cơ bản được kĩ thuật động tác. Còn bài ôn tập thì khi
giáo viên đã củng cố lại kiến thức động tác bằng phương pháp phân tích, giảng
giải kết hợp thị phạm lại động tác, sửa chữa động tác sai cho học sinh thì tiến
hành cho học sinh tập theo tổ (nhóm) và để học sinh tự ôn tập, sửa động tác sai
cho nhau và đề ra yêu cầu các thành viên trong tổ (nhóm) phải thay nhau lên chỉ
huy. Giáo viên giúp đỡ các tổ ổn định tổ chức, sửa động tác sai. Sau khoảng thời
gan nhất định, tập hợp lớp lại, cho từng tổ (nhóm) lên trình diễn, báo cáo kết
quả. Kết thúc, cả lớp cùng giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả (biểu dương tổ
tập tốt, động viên tổ tập chưa tốt).
 Cụ thể: Trong giảng dạy bài thể dục phát triển chung tôi đi theo các bước sau
Bước 1: Nêu nhiêm vụ, nội dung tâp luyện, yêu cầu thực hiện cho các nhóm.
Bước 2: Chia nhóm.
Bước 3: Đặt tên nhóm, cử nhóm trưởng, phân công việc cho các thành viên, vị
trí tập luyện của nhóm.
Bước 4: Triển khai các nhóm về vị trí đã phân công.
Bước 5: Tập trung toàn lớp, từng nhóm lên trình diễn kết quả tập luyện của
nhóm mình, học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét bổ xung và tổng kết đối với
từng nội dung hoặc toàn bài. Biểu dương nhóm tập luyện tốt
Ví dụ: Tiết ôn các nhịp đã học và học nhịp mới
Để học sinh có điều kiện tập luyện được nhiều, bộc lộ ý kiến, tăng khả năng hợp
tác và năng lực làm việc cá nhân. Tôi thường cho học sinh tập luyện 1 trong 2
hình thức (tập luyện theo nhóm có quay vòng và tập luyện theo nhóm không
quay vòng).
- Tập luyện theo nhóm có quay vòng thứ tự các bước như sau:
Bước 1: Giới thiệu mục tiêu bài học (ôn tập các nhịp đã học và học nhịp mới).
Bước 2: Chia lớp thành 2 nhóm. 
Bước 3: Giáo viên phân công: nhóm 1 do giáo viên điều khiển học các nhịp mới,
nhóm 2 cán sự điều khiển ôn các nhịp đã học, sau đó đổi ngược lại .
Bước 4: Giáo viên triển khai 2 nhóm về vị trí tập luyện trong 5-7 phút: nhóm 1
do giáo viên điều khiển học nhịp mới, nhóm 2 do cán sự điều khiển ôn các nhịp
đã học. Sau một khoảng thời gian nhất định đổi nhóm 2 giáo viên điều khiển học
nhịp mới, nhóm 1 cán sự điều khiển ôn các nhịp đã học.
11/19
Đội hình tập:
x x x x x x x x o o o o o o o o
x x x x x x x x o o o o o o o o
O
Nhóm 1 : Giáo
viên điều khiển
Nhóm 2: Cán
sự điều khiển
Bước 5: Tập trung lớp, từng nhóm lên tập toàn bài. Học sinh nhận xét, giáo viên
nhận xét bổ xung và tổng kết đối với từng nội dung hoặc toàn bài. Biểu dương
nhóm hoặc cá nhân thật tốt.
- Tập luyện theo nhóm không quay vòng.
Bước 1: Giới thiệu mục tiêu bài học (ôn các nhịp đã học, học nhịp mới)
Bước 2: Học nhịp mới, giáo viên phân tích, thị phạm mẫu và hướng dẫn lớp tập
luyện, khi học sinh nắm được cơ bản động tác kĩ thuật thì kết hợp luyện tập với
các nhịp đã học. Trước khi tập luyện giáo viên nêu động tác sai thường mắc và
cách sửa. Đồng thời ôn khoảng 2 lần thì chia lớp thành 4 nhóm tập luyện.
Bước 3: Cử các tổ trưởng là các nhóm trưởng trực tiếp điều hành nhóm mình tập
luyện (trong quá trình tập, nhóm trưởng, cử các thành viên trong nhóm thay
nhau lên chỉ huy cho nhóm mình tập luyện).
Bước 4: Cho các nhóm tập luyện theo vị trí phân công. Giáo viên theo dõi
chung, quan sát các nhóm, sửa cách chỉ huy cho học sinh và sửa cho những học
sinh tập chưa đúng động tác.
Đội hình tập: 
x x x x x x x x x x x x x x x x
Nhóm 1 Nhóm 2
x x x x x x x x x x x x x x x x
Nhóm 3 Nhóm 4
Bước 5: Tập trung lớp, từng nhóm lên tập toàn bài. Học sinh nhận xét, giáo viên
nhận xét bổ xung và tổng kết đối với từng nội dung hoặc toàn bài. Biểu dương
nhóm hoặc cá nhân tập luyện tốt.
Tóm lại: Việc phân chia theo tổ (nhóm) có nhiều ưu điểm:
- Tăng khả năng tự quản, thi đua giữa các tổ.
- Các em có điều kiện giúp đỡ nhau, sửa chữa động tác sai.
- Nâng cao và đảm bảo mức độ bài tập.
- Khắc phục được tình trạng thiếu sân bãi.
- Nâng cao tổ chức, lãnh đạo của giáo viên.
- Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh.
- Giúp học sinh tăng khả năng biểu đạt trước đám đông.
- Xây dựng cơ sở cho việc tiến hành tập ngoài giờ.
12/19
- Giáo viên nhiều thời gian quan sát, sửa sai và nắm được khả năng tập luyện
của từng học sinh.
Bên cạnh những ưu điểm, việc chia nhóm cũng có những hạn chế nhất định như:
- Những học sinh chưa tự giác học tập có cơ hội trốn tránh nhiệm vụ tập luyện,
ỷ lại vào các bạn.
- Có thể dẫn đến tranh luận, mất trật tự.
- Mục tiêu của bài học có thể trở nên không rõ ràng. Qua quá trình trải nghiệm
thực tế giảng dạy, tôi đã nhận thấy được những mặt hạn chế trên. Do vậy, khi
phân chia nhóm tập luyện, giáo viên cần có một số chú ý sau:
+ Đề ra mục tiêu thật rõ ràng và giao nhiệm vụ cụ thể đến từng nhóm.
+ Khuyến khích học sinh tham gia với thái độ đúng đắn.
+ Động viên, khích lệ các học sinh cùng tham gia.
+ Giáo viên cần có kinh nghiệm, kĩ năng điều hành dạy học theo nhóm.
+ Tóm tắt các kết quả làm việc của nhóm, nhận xét xác đáng không chung
chung, trên tinh thần động viên khích lệ học sinh là chính.
+ Nhận xét một học sinh hoặc một tổ nhóm hoc sinh nào đó giáo viên cần đánh
giá sự tiến bộ của học sinh hoặc một tổ (nhóm) đó. Chỉ rõ điểm tiến bộ điểm yếu
để em đó hoặc tổ (nhóm) đó có hướng phấn đấu và sửa chữa. Tránh nhận xét 1
chiều.
c3. Sử dụng một số câu hỏi để trao đổi với học sinh.
Đối với phương pháp này, tôi sử dụng vào thời gian chuyển giao giữa hình thức
tập luyện này với hình thức tập luyện kia như là: Từ hình thức tập luyện đồng
loạt sang hình thức tập luyện theo tổ, nhóm. Trước khi phân chia theo tổ (nhóm)
tập luyện, giáo viên có thể cho học sinh vừa nghỉ ngơi (một ít thời gian) vừa trả
lời một số câu hỏi, nhằm mục đích thư giãn cơ thể và tự kiển tra việc nắm vững
kiến thức kĩ năng động tác đến đâu.
Ví dụ 1: Thực hiện từ nhịp 8 – 13 và cho biết nhịp 10 nghiêng lườn về bên nào?
Trọng tâm dồn vào chân trái hay chân phải?
Ví dụ 2: Thực hiên từ nhịp 13 – 17 và cho biết tư thế của chân ở các nhịp 14,15,
16?
Ví dụ 3: Thực hiện từ nhịp 17 – 24 và cho biết từ nhịp 17 sang nhịp 18 thân
người quay bao nhiêu độ và về bên nào?
Với những câu 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_de_day_tot_bai_the_duc_phat_trien_chun.pdf