Trước khi thực nghiệm sư phạm, hầu hết HS trong lớp thụ động, không thực sự hào hứng trong các hoạt động giáo dục của công tác chủ nhiệm và học tập không tích cực phát biểu, chỉ những HS khá, giỏi hào hứng, chú ý học và phát biểu. Sau khi thực nghiệm sử dụng phần mềm Classdojo trong công tác chủ nhiệm HS đã hào hứng, tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, hơn rất nhiều trong học tập và rèn luyện. Do vậy, các giáo viên dạy học tại hai lớp K54C3 và K55A4 có đều thống nhất cao và đồng thuận ý kiến tiếp tục sử dụng và nhân rộng phần mềm Classdojo trong công tác chủ nhiệm. Cụ thể:
Cô giáo Nguyễn Thị Hảo (Tổ trưởng tổ khoa học xã hội – giáo viên dạy bộ môn Lịch sử của lớp K54C3) đã phát biểu:
“Tôi dạy lớp K54C3 từ năm các em còn là học sinh lớp 10 đến nay. Qua quá trình dạy và theo dõi tôi thấy các em tiến bộ rất nhiều về mọi mặt, từ học tập đến tất cả các phong trào cũng như ý thực rèn luyện của từng cá nhân trong lớp. Về ý thức định hướng và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, tôi thấy các em đều đã có định hướng riêng cho mình sau khi tốt nghiệp THPT khá phù hợp với năng lực bản thân và điều kiện của các em. Mong rằng tất cả học sinh THPT nói chung cũng sẽ có ý thức định hướng nghề nghiệp sớm, xác định được mục tiêu, ước mơ của bản thân và nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu mà bản thân mình đề ra như các em K53B9 Đô Lương 2.”
Cô giáo Chu Thị Hồng (Giáo viên bộ môn Lý của lớp K54C3) đã phát biểu:
“Tôi thấy tập thể K54C3 tiến bộ rất nhiều, nhất là đội ngũ tự quản của lớp làm việc rất hiệu quả. Mặc dù môn Lý không phải là môn thi tốt nghiệp nhưng khi giao nhiệm vụ học tập thì các em trong Ban cán sự lớp lên kế hoạch, sắp xếp và phân chia công việc cho các bạn tổ viên đồng thời nhắc nhở, đôn đốc và kiểm tra các bạn thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra. Nên hầu như tất các nhiệm vụ học tập mà tôi giao cho các em khi ở lớp cũng như ở nhà, các em đều thực hiện tốt.”
n. Vì vậy GVCN dễ dàng nắm bắt một cách nhanh chóng và kịp thời tình hình của từng học sinh của cả lớp. Đặc biệt hơn nữa mọi hoạt động của GV và ban cán sự lớp cũng như các thành viên và cả phụ huynh đều được lưu lại giúp cho việc quản lí rất chính xác, minh bạch. (Xem nội quy lớp ở phụ lục – P1) Theo dõi điểm danh học sinh Việc điểm danh sĩ số lớp chủ nhiệm mỗi ngày, nếu như trước đây, thầy cô chủ nhiệm phải gọi tên từng trò trong giờ dạy của mình hoặc lớp trưởng điểm danh báo cáo sĩ số để viết lên góc bảng. Những giờ khác mình không trực tiếp dạy tại lớp thì không thể cập nhật ngay sĩ số lớp mình chủ nhiệm. Tuy nhiên, nhờ có phần mềm Classdojo giáo viên ở bất cứ đâu cũng có thể nắm bắt sĩ số lớp tức thì. Bởi công việc này đã có cán sự lớp báo trong phần điểm danh mỗi tiết học. GVCN chỉ cần vào xem là biết ngay những ai có mặt, ai vắng mặt, ai chậm trong tiết học. Ứng dụng tính năng này đã hỗ trợ rất hiệu quả cho giáo viên chủ nhiệm mà không cần mất nhiều thời gian để quản lí lớp, ổn định trật tự lớp học, gọi tên từng học sinh để nắm được sĩ số của lớp hôm đó. Công cụ điểm danh trên Classdojo là mục Số lượng người tham gia rồi bấm vào tên học sinh để thay đổi tình trạng hiện diện của họ! Các lựa chọn bao gồm: Đánh dấu tất cả những người tham dự (Có mặt hiện màu xanh), Đánh dấu tất cả những người vắng mặt (Vắng mặt hiện màu đỏ), Đến muộn (), hoặc Rời đi sớm (.). Có thể ấn đồng thời tất cả nếu đầy đủ hoặc Hủy bỏ nếu muốn làm lại. Cuối cùng ấn vào Lưu số lượng người tham gia 20 Xếp chỗ ngồi và điều hành công việc của lớp theo nhóm Ứng dụng phần mềm Classdojo phân nhóm ngẫu nhiên sẽ là trải nghiệm thú vị, mới mẻ và yêu thích cho học sinh. Trước đây GVCN thường xếp tổ ngay khi nhận lớp và để nguyên như thế cả năm học có khi cả ba năm THPT, chỉ có những trường hợp đột xuất mới điều chỉnh. Nhưng với phần mềm classdojo GVCN sẽ có thể xếp tổ theo tháng cũng như luân phiên giữ vai trò tổ trưởng theo ứng dụng xếp nhóm ngẫu nhiên. Trong đó GVCN vào phần cài đặt cho những học sinh không được cùng chung một nhóm. Tổ trưởng là người đầu nhóm. Cách thức này luôn tạo hứng thú, bất ngờ cho học sinh khi hồi hộp chờ đợi kết quả tự động của phần mềm. Đồng thời việc luân phiên thay vị trí tổ trưởng giúp các em hiểu rõ công việc vị trí này để thấu hiểu cho công việc của cán sự lớp cũng như có cơ hội làm lãnh đạo rèn luyện bản lĩnh tự tin trước đám đông. Việc xếp chỗ ngồi cũng như tất cả các hoạt động trong công tác chủ nhiệm cũng vận dụng theo cách này. Hiệu quả lớn nhất là xóa bỏ hoàn toàn việc kéo bè kéo cánh, phân chia phe phái, tổ này tổ khác đem lại sự gắn bó đoàn kết, thấu hiểu yêu thương trong lớp. Tạo động lực học tập và rèn luyện cho lớp học. Tạo động lực và hứng thú trong học tập và rèn luyện là mục đích quan trọng của phần mềm Classdojo. Một lời khích lệ hay phần thưởng đơn giản cũng có thể là nguồn động lực tuyệt vời. Classdojo đã tạo ra những phần thưởng cho những hành vi tốt, cho những học sinh tuân thủ kỷ luật và chăm chỉ. Các phần thưởng này cũng là lời thúc đẩy cải thiện hành vi rất hiệu quả. Đó là hệ thống sticker hết sức ngộ nghĩnh sinh động được làm ảnh đại diện cho học sinh, các em có thể lựa chọn sticker. Giáo viên có thể phân loại sticker và sáng tạo thêm những sticker đặc biệt để làm phần thưởng cho HS, khi các em đạt được thành tích sẽ có quyền lựa chọn hoặc được nhận những sticker đặc biệt đó. Và khi học sinh vi phạm thì cũng bị trừ một số điểm nhất định. Như vậy sau 1 tuần, một tháng,.. giáo viên sẽ tổng hợp lại xem em nào có điểm số cao nhất. Từ đó sẽ có cách khen thưởng phù hợp như được vinh danh, tặng một món quà,.. Hoặc có thể quy đổi điểm số classdojo thành một loại tiền để học sinh có thể sử dụng số tiền đó trao đổi trong lớp học: mua đồ, thuê trực nhật, đổi chỗ, Đánh giá quá trình học tập và rèn luyện. Để kiểm soát cũng như thống kê đươc chất lương hoc tâp, chúng ta có thể sư dung chứ c năng xem báo cáo có sẵn trong ClassDojo. Để truy câp̣ , tai màn hiǹ h chính các baṇ ấn vào nút Tùy chon tai góc trên bên phải màn hinh,̀ sau đó chon Xem báo cáo. Trao đổi liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh . Thêm môt tinh́ năng thú vi khác của ClassDojo đó là viêc các ban có thể trao đổi trưc tiếp vớ i phu ̣ huynh của hoc sinh. Để mở tin nhắn, các ban nhấn vào Tin nhắn nằm trên thanh điều hướ ng. Sau đó các ban chỉ cần chon phu ̣huynh để nhắn tin như bình thườ ng. Có thể nhắn tin cho tất cả phụ huynh cùng một lúc hoặc nhắn riêng từng phụ huynh để trao đổi trực tiếp, kịp thời vì tin nhắn sẽ được thông báo trên máy điện thoại của phụ huynh vừa đảm bảo tính chất riêng tư và không mất phí. Chia sẻ và lưu giữ những sự kiện và kỷ niệm của lớp học. ClassDojo còn tic h hơp tính năng tao môt “tườ ng nhà chung” giống như trên Facebook. Tai đây moi ngườ i đều có thể đăng bài, thảo luân và thông báo các công viêc cần làm. Để truy câp vào muc này, các ban nhấn vào Câu chuyên lớ p trên thanh điều hướ ng. Mỗi bài đăng không giới hạn số từ nhưng chỉ được chọn một ảnh hoặc video nên có phần hạn chế nhưng lại tạo cho chúng ta thói quen chọn lọc, chú ý đến sự tinh giản, cốt lõi trong việc chia sẻ thông tin. Điều này có hiệu quả đối với người đăng bài 23 không cần chụp nhiều, quay nhiều video và người xem cũng đỡ mất thời gian chọn lựa thông tin. Điều đó rất có ý nghĩa trong thời đại loạn thông tin, thiếu thời gian như bây giờ. Điều đặc biệt quan trọng, những gì được đăng trong câu chuyện của lớp thì tất cả các thành viên của lớp cùng phụ huynh và cả giáo viên bộ môn đều được tiếp cận, có thể bày tỏ cảm xúc, chia sẻ cảm nhận và phần like và bình luận. Các bậc phụ huynh sẽ tiếp, chia sẻ kịp thời mọi hoạt động của lớp theo từng ngày. Tổ chức các hoạt động giáo dục theo chuyên đề trong giờ sinh hoạt lớp hoặc ngoại khóa. Trong quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác chủ nhiệm được tính 4 tiết/tuần. Trong đó có 1 tiết chính khóa, đó là giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, thông qua các giờ sinh hoạt cuối tuần các em được bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự nhận xét, đánh giá nhau thẳng thắn, tích cực. Đây cũng là dịp để các em làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Bên cạnh đó, GVCN có thể tổ chức thêm các buổi ngoại khóa có quy mô lớn hơn, nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, sinh động. Muốn có hiệu quả cao, trước hết GVCN phải lên kế hoạch lựa chọn, xây dựng các chủ đề cho phù hợp. Việc lựa chọn chủ đề thì cần gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với những ngày kỉ niệm lớn, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diến ra ở địa phương, trong nước và thế giới. Một số chủ đề mà GVCN có thể lựa chọn đưa vào giáo dục cho HS: Văn hóa ăn mặc, Tôn trọng kỷ luật, Quy tắc ứng xử văn hóa, Kế hoạch đường đời, Giỗ Tổ Hùng Vương - Uống nước nhớ nguồn, Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, Tuổi trẻ khởi nghiệp Dựa vào nội dung chủ đề mà giáo viên lựa chọn, định hướng các hình thức tổ chức khác nhau như: Tổ chức các cuộc thi (thi hùng biện, tìm kiếm tài năng MC, thi rung chuông vàng); tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi: Sức khỏe sinh sản vị thành niên; Bạo lực học, Lựa chọn nghề; tổ chức xem 24 phim: các thông điệp về cuộc sống như: Chiếc lọ cuộc sống, Bốn ngọn nến, chiếc bình nứt; tổ chức các trò chơi: “Đếm số chiến lược"... Với các hoạt động này, việc ứng dụng công phần mềm Classdojo thực sự rất hiệu quả khi vận dụng tất cả các chức năng: Lớp học, Bộ sưu tập, Chuyện của lớp, Tin nhắn vào từng khâu trong quá trình lên ý tưởng, chuẩn bị, tổ chức thực hiện, đánh giá, tổng kết, lưu giữ kỷ niệm Đặc biệt là tám công cụ trong Bộ công cụ của lớp học gồm: Bộ đếm thời gian, Ngẫu nhiên, Tạo nhóm, Bộ đo tiếng ồn, Chỉ hướng, Suy nghĩ – Bắt cặp – Chia sẻ, Hôm nay, và Âm nhạc. * Tổ chức hoạt động ngoại khóa theo chủ đề: Giỗ Tổ Hùng Vương – Uống nước nhớ nguồn: Cách thức vận dụng phần mềm Classdojo: Dùng công cụ phân nhóm ngẫu nhiên để lập các nhóm thi, người đứng đầu nhóm là trưởng nhóm Dùng Câu chuyện của lớp để dăng bài thông báo kế hoạch Dùng Bộ sưu tập để giao nhiệm vụ Hoạt động 1. Mỗi thành viên đánh bài trực tiếp lên Classdojo để chấm. Điểm của nhóm là điểm bình quân của tất cả các thành viên. Sau đó GV sẽ chấm và nhận xét trên phần mềm. Dùng Bộ sưu tập để giao nhiệm vụ Hoạt động 2. Nộp lên Classdojo để chấm và bình chọn. Nhóm nào có số like và bình luận nhiều nhất sẽ được một phần quà. Trong quá trình tiến hành tổ chức tiết ngoại khóa dùng công cụ đồng hồ, đo tiếng ồn, ngẫu nhiên để hỗ trợ. Sau khi thực hiện, đăng lên Câu chuyện của lớp ảnh, video lưu kỷ niệm và cùng chia sẻ cảm xúc (GVCN, HS và cả phụ huynh) 25 (Xem một số hình ảnh vận dụng phần mêm Classdojo ở phụ lục – P2) Thực nghiệm các phương pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua phần mềm Classdojo Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm Mục đích Qua thực nghiệm kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng các phương pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua phần mềm Classdojo ở trường THPT Đô Lương 2. Yêu cầu thực nghiệm Thực nghiệm cần có sự chuẩn bị, đầu tư chu đáo Thực nghiệm để kiểm chứng tính hiệu quả và khả năng thực thi của các phương pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua phần mềm Classdojo ở trường THPT Đô Lương 2. - Rút ra được những bài học trong việc vận dụng phần mềm Classdojo vào công tác chủ nhiệm được tiến hành theo đúng chức trách và vai trò của giáo viên chủ nhiệm. - Đảm bảo tính khách quan, trung thực trong nhận xét, đánh giá. Đối tượng, thời gian, quy trình thực nghiệm Đối tượng thực nghiệm Chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở trường mình công tác, đối tượng là học sinh khối 11 và 12 Lớp thực nghiệm Lớp Sĩ số 11 A4 41 12C3 41 Các bước tiến hành + Bước 1: Xây dựng kế hoạch thực nghiệm + Bước 2: Trao đổi với BGH để đề xuất ứng dụng phần mềm Classsdojo vào công tác chủ nhiệm. + Bước 3: Triển khai thực hiện việc ứng dụng phần mềm Classsdojo vào công tác chủ nhiệm. + B
Tài liệu đính kèm: