Sáng kiến kinh nghiệm Công tác nữ công ở trường Trung học Phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác nữ công ở trường Trung học Phổ thông

2.1.2. Khó khăn

- Hầu hết chị em là những người có tuổi đời khá cao (trên dưới 50 chiếm gần 70%)

nên sức khỏe có phần hạn chế. Một số chị em mắc bệnh hiểm nghèo (02 nữ giáo

viên đã mất du bệnh ung thư) và hiện tại một số bị bệnh nan y (ung thư, tai biến)

- Một số chị em ngoài nhiệm vụ chuyên môn còn có thêm nghề tay trái để tăng thu

nhập gia đình nên quĩ thời gian khá eo hẹp, rất khó tham gia vào các hoạt động

phong trào của tập thể.

- Một số chị em có hoàn cảnh gia đình khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần (con

cái mắc bệnh; vợ chồng không hạnh phúc dẫn đến việc li hôn .)

2.2. Thành công và hạn chế

Người viết sáng kiến kinh nghiệm có những thành công nhất định khi thực

hiện đề tài bằng những việc làm cụ thể. Trong suốt hơn 20 năm tham gia tổ chức

hoạt động công đoàn ở hai đơn vị, bản thân tôi từng đảm nhận chức vụ Ủy viên

ban chấp hành công đoàn, trực tiếp điều hành hoạt động của Ban nữ công trong vai

trò Trưởng ban nữ công , và cũng đã đạt được nhiều thành tích cá nhân và tập thể

được công đoàn cấp trên đánh giá cao.

Tuy nhiên bên cạnh những thành công, bản thân tôi vẫn còn không ít những7

hạn chế về kinh nghiệm lãnh đạo. Do đây là công tác kiêm nhiệm, tôi còn là một

Tổ trưởng chuyên môn nên quĩ thời gian dành cho hoạt động công đoàn còn eo

hẹp; chưa được đầu tư đúng mức. Vấn đề giao lưu, tham quan học tập kinh nghiệm

với các đơn vị khác chưa được thường xuyên Điều này cũng ảnh hưởng không

nhỏ đến kết quả hoạt động Nữ công của đơn vị.

pdf 19 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 727Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác nữ công ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đẳng giới, vì sự phát triển của phụ nữ. 
 Thực hiện Nghị quyết 4C/TLĐ ngày 5/1/1996 của Ban chấp hành Tổng Liên 
Đoàn Lao động Việt Nam về công tác “ Vận động nữ CNLĐ trong tình hình 
mới”, gần 20 năm qua, các cấp công đoàn đã đã quan tâm, chỉ đạo triển khai và 
thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao 
trình độ mọi mặt cho nữ CNVCLĐ được đẩy mạnh, đa dạng về hình thức, 
phong phú về nội dung, mở rộng về đối tượng, tích cực tham gia xây dựng và 
kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, bảo vệ quyền và lợi ích 
hợp pháp, chính đáng cho nữ CNVCLĐ. Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, 
đảm việc nhà” đã thu hút đông đảo Nữ CNVCLĐ tham gia và ngày càng phát 
triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Qua thực tiễn hoạt động, phong trào đã xây dựng 
được đội ngũ cán bộ nữ công luôn tận tụy, tâm huyết, phương thức hoạt động 
nữ công ngày càng được đổi mới. Việc ban hành Nghị quyết của Ban chấp hành 
tổng Liên đoàn về công tác nữ công đã góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức, 
5 
trách nhiệm của tổ chức công đoàn đối với vai trò của lực lượng nữ CNVCLĐ 
và góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. 
 Tuy nhiên, trước yêu cầu của thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội 
nhập quốc tế, công tác vận động nữ CNVCLĐ vẫn còn nhiều thách thức. Trình 
độ năng lực, chuyên môn, năng lực quản lí, kĩ năng nghề nghiệp của một bộ 
phận lao động nữ còn hạn chế; điều kiện lao động, điều kiện sống, chính sách 
tiền lương, bảo hiểm xã hội và đời sống tinh thần của Nữ CNVCLĐ vẫn còn 
nhiều bức xúc; chưa thực sự được quan tâm đúng mứcVì vậy chưa thu hút 
được đông đảo nữ CNVCLĐ vào tổ chức công đoàn. 
Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do : 
-Nhận thức về bình đẳng giới còn hạn chế; sự kiểm tra đôn đốc việc thực hiện 
các chủ trương, chính sách với nữ CNVCLĐ chưa đồng bộ, chưa quyết liệt, còn 
có biểu hiện khoán trắng cho cán bộ nữ công. 
-Việc qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ chưa được quan tâm đúng mức; 
đội ngũ cán bộ nữ công vừa kiêm nhiệm lại thiếu ổn định. 
- Lồng ghép trong hoạch định và thực thi chính sách nói chung và hoạt động 
công đoàn nói riêng còn nhiều lúng túng. 
Nhằm tiếp tục phát huy vai trò và tiềm năng của nữ CNVCLĐ, Đảng và Nhà 
nước đã quán triệt trong thời gian tới công tác nữ công cần được chú ý và quan 
tâm nhiều hơn nữa trơng các tổ chức công đoàn. Tập trung thực hiện các nhiệm 
vụ bằng những giải pháp cụ thể nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ, 
kiện toàn ban nữ công các cấp cả về số lượng lẫn chất lượng. 
1.2. Mục tiêu 
- Xây dựng đội ngũ nữ CNVCLĐ ngày càng lớn mạnh, nâng cao trình độ về 
mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kì mới; góp phần nâng cao vị thế của phụ 
nữ trong gia đình và xã hội; thực hiện bình đẳng giới, xây dựng gia đình ấm no, 
hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ. 
- Coi trọng việc chăm lo, bảo vệ quyền lời và lợi ích hợp pháp, chính đáng, 
góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nữ CNVCLĐ. 
- Tập hợp đông đảo nữ CNVCLĐ vaò tổ chức công đoàn. 
6 
2. Thực tiễn 
2.1. Những thuận lợi và khó khăn 
2.1.1. Thuận lợi 
- Hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở nói chung và hoạt động của Ban nữ công nói 
riêng luôn nhân được sự chỉ đạo quan tâm kịp thời của Cấp ủy và BGH nhà trường. 
- Đội ngũ nữ CNVCLĐ ở đơn vị hầu hết là những người có trình độ, năng lực 
trong chuyên môn cũng như trong các hoạt động phong trào như văn nghệ, TDTT, 
nội trợ, . 
- Điều kiện kinh tế của đa số chị em tương đối ổn định, gia đình hạnh phúc, con cái 
ngoan ngoãn, học giỏi, thành đạt. 
- Chị em hầu hết là những người lớn tuổi, giàu kinh nghiệm sống; giàu tình cảm, 
hòa đồng, thân thiên; luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người trong khả năng có thể; 
nhiệt tình trong công tác, hết mình trong sinh hoạt tập thể. 
2.1.2. Khó khăn 
- Hầu hết chị em là những người có tuổi đời khá cao (trên dưới 50 chiếm gần 70%) 
nên sức khỏe có phần hạn chế. Một số chị em mắc bệnh hiểm nghèo (02 nữ giáo 
viên đã mất du bệnh ung thư) và hiện tại một số bị bệnh nan y (ung thư, tai biến) 
- Một số chị em ngoài nhiệm vụ chuyên môn còn có thêm nghề tay trái để tăng thu 
nhập gia đình nên quĩ thời gian khá eo hẹp, rất khó tham gia vào các hoạt động 
phong trào của tập thể. 
- Một số chị em có hoàn cảnh gia đình khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần (con 
cái mắc bệnh; vợ chồng không hạnh phúc dẫn đến việc li hôn.) 
2.2. Thành công và hạn chế 
Người viết sáng kiến kinh nghiệm có những thành công nhất định khi thực 
hiện đề tài bằng những việc làm cụ thể. Trong suốt hơn 20 năm tham gia tổ chức 
hoạt động công đoàn ở hai đơn vị, bản thân tôi từng đảm nhận chức vụ Ủy viên 
ban chấp hành công đoàn, trực tiếp điều hành hoạt động của Ban nữ công trong vai 
trò Trưởng ban nữ công , và cũng đã đạt được nhiều thành tích cá nhân và tập thể 
được công đoàn cấp trên đánh giá cao. 
Tuy nhiên bên cạnh những thành công, bản thân tôi vẫn còn không ít những 
7 
hạn chế về kinh nghiệm lãnh đạo. Do đây là công tác kiêm nhiệm, tôi còn là một 
Tổ trưởng chuyên môn nên quĩ thời gian dành cho hoạt động công đoàn còn eo 
hẹp; chưa được đầu tư đúng mức. Vấn đề giao lưu, tham quan học tập kinh nghiệm 
với các đơn vị khác chưa được thường xuyênĐiều này cũng ảnh hưởng không 
nhỏ đến kết quả hoạt động Nữ công của đơn vị. 
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu 
 Thế mạnh của đề tài là có thể áp dụng ở nhiều đối tượng, nhiều tổ chức công 
đoàn trong phạm vi rộng (có thể trong ngành Giáo dục thuộc nhiều cấp, cũng có 
thể áp dụng ở các ngành khác như Y tế, Ngân hàng, Bưu điệntrừ lĩnh vực chuyên 
môn). Tuy nhiên, mặt yếu của SKKN là có một số hoạt động phong trào của đơn 
vị mà tôi đề cập trong phần giải pháp thực hiện chưa thực sự dễ thực hiện đối với 
những cơ sở giáo dục thuộc vùng sâu vùng xa, điều kiện sống còn khó khăn. 
2.4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động đến quá trình nghiên cứu 
- Hoạt động phong trào của nữ công hiện nay đang được Đảng, Nhà nước và chính 
quyền các cấp quan tâm. 
- Ở một số đơn vị công tác nữ công chưa thực sự được quan tâm đúng mức.; chưa 
thực sự thu hút đông đảo nữ CNVCLĐ tham gia dù đây là hoạt động thiết thực liên 
quan đến lợi ích của nữ CNVCLĐ 
- Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm này hầu như ít người quan tâm và thực hiện trong 
ngành giáo dục, bởi họ cho rằng đây không phải là vấn đề quan trọng. 
3. Giải pháp khi thực hiện đề tài. 
3.1. Mục tiêu của giải pháp 
Công tác nữ công ở trường THPT là một vấn đề tương đối rộng. Vì vậy 
trong đề tài này, chúng tôi chỉ thể hiện những giải pháp cụ thể đã làm và có kết quả 
trong hoạt động của tổ chức công đoàn ở đơn vị. 
3.2. Giải pháp thực hiện 
3.2.1.Hình thành kế hoạch hoạt động dựa theo chương trình hoạt động chung 
của Tổ chức công đoàn cơ sở 
Vào đầu mỗi năm học, Cấp ủy và BGH yêu cầu các tổ chức đoàn thể lên kế 
hoạch hoạt động của cả năm học trong đó có bao gồm các Tổ chuyên môn, Công 
8 
đoàn và Đoàn thanh niên. Sau Đại hội, BCH công đoàn sẽ họp và kiện toàn tổ 
chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BCH, sau đó mỗi 
thành viên sẽ lên kế hoạch cụ thể cho lĩnh vực hoạt động của mình nhưng không 
được tách rời kế hoạch chung của tổ chức công đoàn. 
Trong vai trò Trưởng ban Nữ công, căn cứ vào kế hoạch của Chủ tịch Công 
đoàn cơ sở kết hợp với sự chỉ đạo của Công đoàn ngành, chúng tôi đã lên kế hoạch 
cụ thể theo từng tháng, từng kì, đặc biệt chú ý đến chủ điểm trong quí, tháng. 
 Ví dụ như : 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NỮ CÔNG 
QUÍ I- năm 2013 ( Tháng 1+2+3) 
A.CHỦ ĐỀ : 
- Chào mừng ngày Thành lập Đảng 3/2 
- Quốc tế phụ nữ 8-3 
- Ngày Giải phóng Buôn Ma Thuột 10/3. 
B. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH 
 I/ Đánh giá hoạt động của ban nữ công quí IV/2012 
- Nữ công nhân viên chức đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (coi thi, 
chấm thi, vào điểm đúng thời hạn) 
- Chị em luôn đoàn kết, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Thăm hỏi và động 
viên kịp thời khi gặp khó khăn (cô Ngô Hương- tổ Văn) 
 II/ Kế hoạch hoạt động của Quí I/ 2013 
- Nghỉ tết đúng theo qui định của Nhà nước, đón tết vui vẻ lành mạnh, tiết kiệm. 
- Thăm những nữ công nhân viên đau ốm và nghỉ hưu (kết hợp tổ nữ công 
và ban nữ công). 
- Thao giảng chào mừng ngày 8-3. 
- Tọa đàm mít ting kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ ngày 8/3. 
- Chia tay với cô Trương Thị Hà (nghỉ hưu). 
- Kiện toàn các thành viên cho các tổ nữ công năm học 2012-2013), bầu bổ 
sung thành viên cho ban nữ công (cô Huỳnh Thị Ánh Hồng- tổ Ngoại ngữ). 
9 
- Phân công nhiệm vụ chuẩn bị đón tất niên cho cac tổ nữ công (chuẩn bị 
chén dĩa, mua thức ăn). 
 TB nữ công 
 Nguyễn Thị Nhân 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NỮ CÔNG 
QUÍ II- năm 2013 ( Tháng 4+5+6) 
A.CHỦ ĐỀ : 
 - Chào mừng ngày sinh nhật Bác 19/5 
- Chuẩn bị cho các cháu ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Chuẩn bị tốt cho tổng kết năm học 
2012-2013 
B. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH 
I/ Đánh giá hoạt động của ban nữ công quí I/2013 
- Nữ công nhân viên chức đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 
- Đón tết vui vẻ, lành mạnh, tiết kiệm và ý nghĩa. 
- Thăm và động viên 2 cô bị ốm nặng kịp thời bằng vật chất và cả tinh 
thần (Cô Chung Và cô Hương) 
 II/ Kế hoạch hoạt động của quí II/ 2013 
- Dạy học đúng tiến độ chương trình, có kế hoạch dạy bù nếu chưa kịp 
chương trình 
- Coi và chấm thi, vào điểm đúng qui định 
- Đi coi và chấm thi tốt nghiệp theo Q Đ của Sở ( đ/c nào xin nghỉ phải có 
lí do cụ thể trình lên hiệu trưởng). Chuẩn bị tốt hồ sơ để phúc tra thi đua 
- Tập huấn nghiệp vụ chuẩn bị coi thi tốt nghiệp 
- Chuẩn bị tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi cho các cháu.( Thống kê danh 
sách các cháu trong độ tuổi thiếu nhi; lên danh sách các cháu có thành 
tích cao trong học tập để có phần thưởng kịp thời) 
 TB nữ công 
 Nguyễn Thị Nhân 
10 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NỮ CÔNG 
QUÍ III- năm 2013 ( Tháng 7+8+9) 
A. CHỦ ĐỀ : 
- Chào mừng Quốc khánh 2/9 
- Chuẩn bị cho năm học mới năm học 2012-2013 
B. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH 
 I/ Đánh giá hoạt động của ban nữ công quí II/2013 
- Nữ công nhân viên chức đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ( coi thi, 
chấm thi, nghỉ phép đúng thời hạn) 
- Tham gia tuyển sinh vào lớp 10 
 II/ Kế hoạch hoạt động của Quí III/ 2013 
- Tổ chức đón Trung thu cho các cháu 
- Chuẩn bị nhận nhiệm vụ cho năm học mới 
- Kiện toàn các thành viên cho các tổ nữ công năm học 2012-2013 
 TB nữ công 
 Nguyễn Thị Nhân 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NỮ CÔNG 
QUÍ IV- năm 2013 ( Tháng 10+11+12) 
A. CHỦ ĐỀ : 
- Chào mừng Thành lập Hội Lên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20-10 
- Chào mừng ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam 20-11 
- Chào mừng ngày Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22-12 
B. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH 
 I/ Đánh giá hoạt động của ban nữ công quí III/2013 
 - Nữ công nhân viên chức đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
 II/ Kế hoạch hoạt động của quí IV/ 2013 
 - Nữ công đoàn viên đăng kí thao giảng (đăng kí ở bảng tin) 
11 
 - Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao (công tác chủ nhiệm, công tác chuyên 
môn, công tác kiêm nhiệm.) 
 - Triển khai thu quĩ nữ công năm học 2011-2012 (Tổ trưởng tổ nữ công thu 
và sau đó bàn giao lại cho Trưởng ban nữ công). 
 - Tổ chức cho chị em đi tham quan học tập ở Đại Nam (Bình Dương) vào 
dịp 20-10 (2 ngày). 
- Chuẩn bị tham gia các hoạt động phong trào chào mừng ngày 20-11 
- Chào mừng ngày 22/12 : động viên các chị em thuộc thành viên của tổ 
Quốc phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
 TB nữ công 
 Nguyễn Thị Nhân 
 Lưu ý 
Trên đây chỉ là một số kế hoạch hoạt động của ban nữ công theo từng quí, 
chúng tôi còn triển khai kế hoạch theo thàng và năm đến các tổ nữ công (có 9 tổ 
nữ công sinh hoạt theo tổ chuyên môn). 
3.2.2.Họp định kì của Ban nữ công 
Căn cứ theo kế hoạch chung của BCH Công đoàn, Ban nữ công lên kế 
hoạch họp để triển khai nội dung cuộc họp ít nhất 1 lần/ tháng. Tuy nhiên thỉnh 
thoảng vẫn có những cuộc hop đột xuất do công việc như bàn kế hoạch quyên góp 
ủng hộ những chị em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc gia định gặp khó khăn cần sự hỗ 
trợ của tập thể. 
Thành viên họp sẽ bao gồm BCH Công đoàn, TB nữ công và các tổ trưởng 
tổ nữ công. 
3.2.3.Triển khai kế hoạch bằng những hoạt động cụ thể 
 Đầu mỗi năm học, Ban nữ công kết hợp với BCH công đoàn phát động 
phong trào thi đua “ Giỏi việc trường, đảm việc nhà” cho nữ CNVCLĐ. Đây là 
hoạt động có tình thường xuyên, liên tục nhằm phát huy năng lưc, vai trò của chị 
em phụ nữ ở cơ quan cũng như ở địa phương và gia đình. Để đánh giá một cách 
chính xác thành tích sau mỗi đợt phát động thi đua, chúng tôi đã đưa ra những tiêu 
chí với từng thang điểm cụ thể cho mỗi hoạt động, trong đó có cả hoạt động 
12 
chuyên môn và hoạt động phong trào do Ngành và trường phát động. Tùy theo khả 
năng và mức độ tham gia mà kết quả thi đua sẽ cao hay thấp. Đây cũng là cơ sở 
đánh giá, xếp loại công đoàn viên, đề nghị cấp trên khen thưởng khi kết thúc năm 
học. 
3.2.3.1.Thao giảng- Dự giờ 
 Đây là hoạt động chủ đạo, mang tính thường xuyên ở bất cứ một cơ sở giáo 
dục nào. Vì vậy, căn cứ theo chỉ đạo của BGH và kế hoạch hoạt động của Tổ 
chuyên môn, BCH công đoàn sẽ kết hợp phát động nữ CNVCLĐ tích cực đăng kí 
Thao giảng - Dự giờ, đặc biệt hơn nữa là vào các ngày lễ lớn như 8-3, 20-10Sau 
mỗi đợt Thao giảng, BCH công đoàn sẽ tổng hợp số tiết của mỗi tổ công đoàn. Kết 
quả này sẽ được tính vào số điểm sau mỗi đợt thi đua để xét thành tích cá nhân và 
tập thể sau mỗi học kì hoặc năm học, đề nghị cấp trên khen thưởng. 
 Kế hoạch này được nữ CNVCLĐ tham gia nhiệt tình, tổ chuyên môn và 
BGH cũng sẽ lấy kết quả này để đánh giá, xếp loại Giáo viên dạy giỏi cấp trường 
hoặc Giáo viên được thanh tra nội bộ theo định kì hàng năm. 
3.2.3.2.Các hoạt động bề nổi 
 Tổ chức các cuộc thi cho nữ CNVCLĐ như : Thi cắm hoa, Thi nấu ăn, Thi 
kéo co, Biểu diễn thời trang theo từng Tổ chuyên môn vào những dịp kỉ niệm 
các ngày lễ lớn. Dĩ nhiên là có tổng kết và trao giải thưởng dù không nhiều lắm chỉ 
mang tính khích lệ, động viên nhưng luôn được chi em ủng hộ rất nhiệt tình. Điều 
quan trọng là tạo được sân chơi bổ ích cho chị em. 
3.2.3.3. Thành lập các Câu lạc bộ vui chơi, giải trí 
* Câu lạc bộ khiêu vũ : 
Có lẽ đơn vị trường THPT buôn Ma Thuột là một trong những đơn vị đi đầu 
trong hoạt động này. 
Để tạo điều kiện cho chị em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau và có thời gian 
thư giãn thật thoải mái sau quá trình làm việc, Ban nữ công kết hợp với BCH công 
đoàn tổ chức cho anh chị em tham gia khóa học khiêu vũ, mời vũ sư về giảng dạy 
riêng cho cán bộ công nhân viên của trường để mọi người khỏi ngại vì khả năng 
của mình trong quá trình học. Kết thúc khóa học, hầu hết mọi người đều tự tin khi 
13 
lên sàn. Mọi người có thể tham gia giao lưu với các “dancer” một cách thoải mái 
không còn ngại ngùng như trước nữa. Điều quan trọng đây là phương thuốc mầu 
nhiệm nhất cho vấn đề rèn luyện sức khỏe của mọi người. Hiện nay, trường chúng 
tôi đã có một Câu lạc bộ khiêu vũ, sinh hoạt 3 buổi tối/ tuần (thứ 3,5 và 7). Thành 
viên Câu lạc bộ không giới hạn trong phạm vi đơn vị nên được nhiều người từ các 
cơ quan khác tham gia nhiệt tình, cả những đồng chí đã về hưu từ lâu rồi. 
* Câu lạc bộ cầu lông, bóng bàn : 
Thành viên của Câu lạc bộ bao gồm những người yêu thích thể thao và có sức 
khỏe. Hầu hết các buổi chiều trong tuần, thầy cô đều tham gia tập luyện. Đây cũng 
là lí do vì sao trong mỗi đợt Hội thao toàn Ngành, đơn vị chúng tôi thường giành 
được nhiều giải cao ở những bộ môn này. 
3.2.4. Tổ chức tọa đàm, tham quan, học tập 
 Hằng năm, vào các ngày lễ lớn của phụ nữ như ngày 8/3, ngày 20/10, chúng 
tôi thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm để cùng nhau ôn lại truyền thống tốt 
đẹp của phụ nữ; hiểu hết ý nghĩa của ngày lễ (có mời cả nam cùng tham dự). 
Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức các cuộc thi Hái hoa dân chủ dưới nhiều hình thức 
bằng nhiều câu hỏi thuộc nhhiều lĩnh vực. Đây cũng là hoạt động có ích nhằm giúp 
chị em gần gũi, hòa đồng, hiểu nhau hơn. Quan trọng hơn cả là chị em có thể mạnh 
dạn tự tin nói lên những suy nghĩ của mình trước tập thể. Trong những buổi tọa 
đàm như thế này, chúng tôi vận động tuyền truyền và trao đổi kinh nghiệm trong 
việc dạy dỗ con cái và kiên quyết nói không với “Bạo lực gia đình”. 
Chúng tôi còn xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên để tổ chức cho các chị em đi 
tham quan học tập ở một số tỉnh thành khác như Nha Trang, Đà Lạt, Phú Yên, Quy 
NhơnĐược đi đây, đi đó, chị em càng học hỏi được nhiều kinh nghiệm về 
chuyên môn cũng như kĩ năng sống; điều quan trọng là tinh thần thoải mái để có 
thể làm việc tốt hơn. 
3.2.5. Thăm hỏi, động viên, giúp nhau giải quyết khó khăn 
 “ Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, không phải ai cũng có hoàn cảnh 
sống như nhau, nhất là chị em phụ nữ. Mặt khác, khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, 
chị em thường mặc cảm, ít tâm sự nên không dễ để hiểu được hoàn cảnh của từng 
14 
người. Vì vậy, chúng tôi luôn gần gũi,hòa đồng thân thiện. Những lúc rảnh rỗi, 
chúng tôi thường đến nhà trò chuyện hoặc rủ nhau đi uống cà phê để chị em dễ mở 
lòng hơn. Trường tôi, những năm vừa qua có nhiều hoàn cảnh thật éo le. Hai cô 
giáo bị mắc bệnh hiểm nghèo đã vĩnh viễn ra đi vào cõi vĩnh hằng. Hiện nay, một 
cô đang điều trị ung thư (cô Kim Anh tổ ngoại ngữ) và một cô bị tai biến, liệt nửa 
người không thể tiếp tục công việc (cô Ngô Hương tổ Ngữ văn). Gần đây, có một 
cô vừa sinh con thì bé lại bị bệnh u máu trong khí quản, rất đáng thương. Khi biết 
được hoàn cảnh của các chị, chúng tôi đã kịp thời thăm hỏi động viên cả về vật 
chất lẫn tinh thần. BCH công đoàn mà trực tiếp là Trưởng ban nữ công phát động 
quyên góp ủng hộ (tùy lòng hảo tâm) trong toàn trường. Chúng tôi nhận được sự 
ủng hộ rất nhiệt tình từ các đồng nghiệp và toàn thể anh chị em trong đơn vị. Việc 
làm này của chúng tôi tuy chưa thể giúp các chị em có hoàn cảnh khó khăn giải 
quyết được tất cả nhưng cũng đã làm “ấm lòng” người trong cuộc. Chúng tôi còn 
đề nghị Công đoàn cấp trên xem xét và giúp đỡ được một số trường hợp với số 
tiền khá khiêm tốn nhưng cũng là sự động viên kịp thời với tình cảm chân thành 
nhất. 
 Nhiều lúc, trong cuộc sống có những sự cố bất ngờ xảy ra mà không ai 
lường trước được. Vì vậy, chúng tôi giúp nhau bằng cách lập mỗi nhóm khoảng 
hai mươi người, mỗi tháng góp 1 triệu/người. Ai có hoàn cảnh khó khăn như đau 
yếu hoặc nhà có việc cần dùng đến một số tiền lớn như con đi thi, đám cưới.thì 
được nhận trước. Đây hoàn toàn không phải là huê hụi vì không có lời lãi gì hết. 
Người nhận trước hay nhận sau đều đóng góp như nhau mỗi tháng sau khi có 
lương. Với cách làm này, chúng tôi giúp được nhiều chị em giải qiuyết khó khăn 
mà không phải đi vay mượn chỗ khác. Dù số tiền không lớn lắm nhưng đối với 
đồng lương ít ỏi của chúng ta hiện này thì để dành dụm được số tiền như thế không 
phải dễ. 
 3.2.6. Lập quĩ nữ công 
 Để có quĩ hoạt động cho từng năm hoc, BCH công đoàn cùng với các tổ 
trưởng tổ công đoàn họp, cùng nhau bàn bạc và đi đến thống nhất : ngoài số tiền 
quĩ công đoàn nói chung (được thu hằng tháng qua lương), mỗi nữ CNVCLĐ sẽ 
15 
góp thêm 20.000 đồng/ người/ năm. Số tiền này dùng để giúp đỡ chị em có hoàn 
cảnh khó khăn; thăm đau ốm, sinh đẻ (dĩ nhiên, là ngoài số tiền chi theo qui định 
của Công đoàn). Dù không lớn lắm, nhưng đây có thể xem là món quà động viên 
tinh thần chị em lúc khó khăn. Vì thế, mỗi chúng tôi đều thấy rất vui. 
3.2.7. Quan tâm đến con em cán bộ CNVCLĐ 
 Hằng năm, cứ đến ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và ngày Tết Trung thu, chúng 
tôi đều thống kê danh sách của con em cán bộ CNVCLĐ qua các tổ công đoàn để 
phát quà cho các em trong độ tuổi thiếu nhi. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ phát 
thưởng cho các em có thành tích cao trong học tập (kể cả các em nằm ngoài độ 
tuổi thiếu nhi nếu có thành tích học tập tốt). 
 Mỗi hình thức hoạt động của chúng tôi đều có ý nghĩa và mang lại những 
hiệu quả thiết thực.Vì vậy, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ tất cả 
mọi người, nhất là Nữ CNVCLĐ trong toàn đơn vị. 
4. Kết quả 
4.1. Từ các kế hoạch hoạt động nói trên, chúng tôi có được một 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_nu_cong_o_truong_trung_hoc_ph.pdf