SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại trường THPT dân tộc nội trú Nghệ An

SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại trường THPT dân tộc nội trú Nghệ An

Công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp của giáo viên

Ban giám hiệu là những người trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch chủ nhiệm. Là Phó hiệu trưởng được phân công chỉ đạo trực tiếp đội ngũ GVCN cho nên bản thân tôi khi triển khai kế hoạch từ cấp uỷ, Ban giám hiệu xuống đội ngũ GVCN luôn coi trọng việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm của giáo viên. Đầu năm trên cơ sở nhiệm vụ nhà trường, GVCN xây dựng kế hoạch trên thực tiễn của lớp, trình duyệt qua Ban giám hiệu và trong quá trình thực hiện có điều chỉnh, bổ sung kế hoạch để đem lại hiệu quả cao.

Công tác thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp của giáo viên

Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trường, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước một gia đoạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được xác định. Đây là nội dung quan trọng thể hiện được tầm nhìn của người hiệu trưởng.

- Các trường có thực hiện nhưng chưa chú trọng kế hoạch hóa công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động của GVCN, chưa lập kế hoạch quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm thành bản riêng. Kế hoạch quản lý chỉ đạo công tác chủ nhiệm

mới chỉ được lồng ghép, tích hợp vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung.

- Một số vấn đề cơ bản trong kế hoạch đã được các trường đề cập tới như cách thức phối hợp giữa GVCN với các lực lượng khác, lịch các cuộc họp giao ban về công tác chủ nhiệm, kế hoạch kiểm tra công tác chủ nhiệm của lãnh đạo trường, công tác khen thưởng đối với GVCN nhưng vấn đề bồi dưỡng GVCN chưa được các trường quan tâm đúng mức.

 

docx 87 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 292Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại trường THPT dân tộc nội trú Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ đạo cách xử lí đúng của GVCN khi học sinh mắc lỗi, tránh những sai lầm không cần thiết và làm mất lòng tin ở học sinh.
Thực tế có nhiều GVCN có phương pháp giáo dục học sinh vi phạm khuyết điểm phù hợp và phương pháp giáo dục học sinh vi phạm khuyết điểm không phù hợp, còn nặng nề, tác dụng giáo dục không tốt như sỉ mắng, xử phạt lao động Điều này đòi hỏi phải tăng cường theo dõi, quản lý, giám sát công
tác chủ nhiệm lớp, điều chỉnh GVCN nếu cần thiết và có biện pháp bồi dưỡng, thống nhất chỉ đạo đối với GVCN.
Sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia quá trình giáo dục học sinh
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của GVCN là phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục toàn diện học sinh. Vậy GVCN đã thực hiện nhiệm vụ này như thế nào? Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát GVCN về sự phối hợp của GVCN với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia quá trình giáo dục học sinh
STT
Lực lượng giáo dục phối hợp
Tán
thành
Tỷ lệ
%
1
Cha mẹ học sinh
18
100
2
Giáo viên bộ môn
18
100
3
Cán bộ Đoàn thanh niên nhà trường
18
100
4
Cán bộ Quản sinh, y tế trong trường
8
44,4
Kết quả khảo sát cho thấy:
Đa số GVCN đều thấy được tầm quan trọng của công tác phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
Có 3 lực lượng giáo dục mà các GVCN phối hợp có hiệu quả tuyệt đối là giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên (trong trường) và cha mẹ học sinh (ngoài trường): 100%.
Sự phối hợp với các thành phần khác trong nhà trường là cán bộ quản sinh, y tế chưa nhiều và nếu thực hiện thì chưa có hiệu quả ở nhiều GVCN.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An.
Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp.
Mục tiêu của biện pháp
Trong nhà trường, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp là rất quan trọng. Có nhận thức
đúng đắn thì giáo viên sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và vận động được các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng phối hợp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp.
Nội dung của biện pháp
Từ việc nhận thức đúng, đủ vị trí, vai trò của công tác chủ nhiệm lớp đối với việc giáo dục toàn diện học sinh, cán bộ quản lý lựa chọn đội ngũ GVCN, xây dựng kế hoạch công tác cho đội ngũ GVCN; xác định được mục tiêu, yêu cầu, nội dung để đưa ra các biện pháp có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn nhằm giúp cho GV thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp.
Mỗi cán bộ giáo viên phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình - ngoài truyền thụ kiến thức cho học sinh, GVCN cần phải tổ chức có hiệu quả, sinh động và hấp dẫn các hoạt động chủ nhiệm lớp để góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách cho học sinh.
Nhận thức của phụ huynh học sinh về vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp; xây dựng mối liên hệ nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh.
Cách thức thực hiện biện pháp
Bước 1. Lập kế hoạch
Đầu năm học, Hiệu trưởng khảo sát CBGV về các nội dung về công tác chủ nhiệm mà CBGV cần nắm vững để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình, trên cơ sở đó lập kế hoạch để phổ biến, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ cho CBGV.
Khảo sát và lấy ý kiến của học sinh và phụ huynh về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên, nhận thức của họ về vị trí, vai trò của GVCN đối với việc giáo dục học sinh; từ đó, lập kế hoạch tuyên truyền đến phụ huynh, các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường; giáo dục cho học sinh về công việc, về vai trò và vị trí của giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong nhà trường.
Bước 2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm
Với CBGV: đầu năm học, Hiệu trưởng cần phổ biến lại các nhiệm vụ và quyền hạn của GVCN được quy định trong điều lệ trường trung học phổ
Với học sinh: tuyên truyền, giáo dục học sinh ý thức, thái độ, tình cảm và động cơ tham gia các hoạt động do GVCN tổ chức vào các buổi sinh hoạt lớp để thu hút sự tham gia của học sinh. GVCN cần thường xuyên tìm hiểu nhu cầu, hứng thú của học sinh để có những điều chỉnh về kế hoạch, nội dung công tác chủ nhiệm lớp để mục tiêu giáo dục đạt hiệu quả cao hơn.
Với phụ huynh học sinh:
+ Tổ chức Hội nghị ban chấp hành hội cha mẹ học sinh nhà trường; thông qua hội nghị Ban giám hiệu nhà trường cho phụ huynh biết được kế hoạch năm học, các chỉ tiêu phấn đấu của nhà trường và trong việc thực hiện các kế hoạch, các chỉ tiêu đó GVCN có một vai trò quan trọng.
Hội nghị hội cha mẹ học sinh đầu năm
+ Tuyên truyền để cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp và vị trí, vai trò, trách nhiệm của GVCN. Vận động cha mẹ học sinh quan tâm đến việc giáo dục học sinh, giúp GVCN lớp tổ chức các hoạt động nhằm hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. GVCN có thể mời các bậc cha mẹ tham dự các buổi sinh hoạt lớp, các buổi cắm trại hay tham quan học tập của lớp. GVCN là người thay mặt nhà trường liên lạc thường xuyên với cha mẹ HS, phối hợp với phụ huynh trong giáo dục học sinh.
Bước 3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng giáo dục
Chỉ đạo và giám sát thường xuyên việc thực hiện các nhiệm vụ năm học được phân công của GVCN; hướng dẫn GVCN thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh phân công (nếu cần thiết)
Chỉ đạo và giám sát việc phối hợp của GVCN với các lực lượng giáo dục khác ở trong và ngoài nhà trường. Đôn đốc và nhắc nhở những tồn tại (nếu cần)
Tổ chức họp giao ban (định kỳ hoặc đột xuất) với GVCN, với Ban thường trực hội cha mẹ học sinh nhà trường để trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn và khắc phục những hạn chế, những phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Giao ban chủ nhiệm hàng tuần
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của GVCN lớp, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong giáo dục toàn diện học sinh (GVCN tự đánh giá; cán bộ quản lý đánh giá)
Đánh giá hoạt động quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng (chỉ ra mặt làm được, chưa làm được; những thuận lợi, khó khăn) để có thể điều chỉnh cho năm học tiếp theo.
Điều kiện thực hiện biện pháp
Tài liệu tuyên truyền, phổ biến: Bao gồm các văn bản có nội dung qui định về nhiệm vụ của GVCN hiện hành (của Bộ GD&ĐT), tài liệu do Sở GD&ĐT cung cấp, tài liệu do cán bộ quản lý nhà trường và GVCN sưu tầm và tự biên soạn.
GVCN phải là người chủ động trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
Có quy chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong việc giáo dục toàn diện học sinh.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp của giáo viên.
Công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp của giáo viên
Ban giám hiệu là những người trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch chủ nhiệm. Là Phó hiệu trưởng được phân công chỉ đạo trực tiếp đội ngũ GVCN cho nên bản thân tôi khi triển khai kế hoạch từ cấp uỷ, Ban giám hiệu xuống đội ngũ GVCN luôn coi trọng việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm của giáo viên. Đầu năm trên cơ sở nhiệm vụ nhà trường, GVCN xây dựng kế hoạch trên thực tiễn của lớp, trình duyệt qua Ban giám hiệu và trong quá trình thực hieenjcos điều chỉnh, bổ sung kế hoạch để đem lại hiệu quả cao.
Công tác thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp của giáo viên
Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trường, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước một gia đoạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được xác định. Đây là nội dung quan trọng thể hiện được tầm nhìn của người hiệu trưởng.
Các trường có thực hiện nhưng chưa chú trọng kế hoạch hóa công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động của GVCN, chưa lập kế hoạch quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm thành bản riêng. Kế hoạch quản lý chỉ đạo công tác chủ nhiệm
mới chỉ được lồng ghép, tích hợp vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung.
Một số vấn đề cơ bản trong kế hoạch đã được các trường đề cập tới như cách thức phối hợp giữa GVCN với các lực lượng khác, lịch các cuộc họp giao ban về công tác chủ nhiệm, kế hoạch kiểm tra công tác chủ nhiệm của lãnh đạo trường, công tác khen thưởng đối với GVCN nhưng vấn đề bồi dưỡng GVCN chưa được các trường quan tâm đúng mức.
Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp gắn với công tác thi đua.
Mục tiêu của biện pháp
Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên khuyến khích kịp thời nhằm tạo sự phấn khởi, cố gắng vươn lên của các GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng đội ngũ GVCN nhiệt tình, có năng lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Nội dung biện pháp
Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên. Các tiêu chuẩn thi đua xuất phát từ các văn bản Nhà nước như: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học; Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số: 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT,...
Công khai hóa các tiêu chí đánh giá và phát động thi đua trong toàn trường.
Kiểm tra đôn đốc thường xuyên để có căn cứ đánh giá kết quả công tác và quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của các GVCN
Tổ chức bình xét thi đua theo các tiêu chí đảm bảo tính công khai, công bằng và khách quan.
Cách thức tiến hành biện pháp
Bước 1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thi đua và đánh giá.
Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá xếp loại và công khai ngay từ đầu năm học để GVCN có định hướng phấn đấu.
Xây dựng quy chế thưởng - phạt phù hợp với thực tế
Phát động thi đua trong toàn trường ngay từ đầu năm học, công khai thể lệ thi đua và các tiêu chí đánh giá;
Xây dựng nguyên tắc và cách thức đánh giá bình xét thi đua.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kì/giai đoạn.
Tiêu chí thi đua danh hiệu GVCN trích trong quy chế thi đua
Bước 2. Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua
Tổ chức các hoạt động, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_tai_truong_thpt_da.docx
  • pdfNguyễn Cảnh Lợi, Nguyễn Đức An-THPTDTNT Tỉnh-Chủ nhiệm.pdf