SKKN Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7A2 ở trường THCS Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục

SKKN Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7A2 ở trường THCS Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục

Trước hết tôi xác định mục tiêu đầu tiên là phải có được sự tin tưởng của học sinh nên tôi đã lập kế hoạch chủ nhiệm cho riêng mình ngay từ đầu năm học để có thể giáo dục được KNS cho các em. Đó là một kế hoạch cụ thể, chi tiết, khoa học cho từng tuần, từng tháng và trong cả năm học. Sau đó, biến việc giáo dục KNS cho HS thành một thói quen, thành kĩ năng của mình trong suốt quá trình làm công tác chủ nhiệm. Tôi luôn xác định mình phải là tấm gương cho HS về đạo đức, lối sống, hành vi. Có thể nói, để giáo dục được HS thì người GV nói chung và GVCN nói riêng phải là người biết dùng nhân cách của mình để dạy HS “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”; phải là người có tấm lòng khoan dung, độ lượng, là quan tòa mẫu mực trong khi giải quyết tình huống; Bởi vậy ngay từ khi nhận lớp điều tôi nhận được ở học sinh của mình đó là sự gần gũi, thân thiện. Đây cũng là kênh thông tin quan trọng để tôi có phương pháp tốt trong việc giáo dục đạo đức cũng như KNS cho HS.

Tiếp đến tôi lần lượt thực hành một số kĩ năng trong giờ sinh hoạt lớp.Với đa số học sinh, giờ sinh hoạt cuối tuần như một giờ “xử án” của thầy cô chủ nhiệm. Nên chúng thường ngán ngẩm và không hề mong đợi. Vì thế tôi đã thay đổi hình thức sinh hoạt vừa lồng ghép giáo dục KNS vừa thay đổi không khí căng thẳng vốn có của giờ sinh hoạt lớp giúp các em có tinh thần thoái mái, vui vẻ sau một tuần học. Tôi thực hiện tuyên truyền, giáo dục học sinh theo một số chủ đề như: Tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, thiên tai lũ lụt, phòng chống đưới nước .

 

doc 42 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2279Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7A2 ở trường THCS Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phòng chống tai nạn đuối nước qua môn Kĩ năng sống, kết hợp tích hợp giáo dục các kĩ năng ấy thông qua một số bài dạy môn Ngữ văn 7 và các tiết hoạt động giáo dục khác.
Nếu đề tài áp dụng thành công tôi tin chắc rằng nó sẽ giúp các bạn học sinh có thể thoát đuối nước trong bất cứ tình huống nào khi gặp phải sự cố với nước. Có ý thức trau dồi kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, rèn luyện thể lực và nếp sống văn minh, xây dựng “Ngôi nhà an toàn”; “Trường học an toàn”; “Cộng đồng an toàn” và loại bỏ nguy cơ gây tai nạn đuối nước tại gia đình, trường học và cộng đồng. Hơn hết, không còn bạn học sinh nào bị tai nạn đuối nước xảy ra trên địa bàn xã Quảng Điền, huyện Krông Ana góp phần giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục cũng như thể lực cho các bạn học sinh. Giúp các em học sinh biết được và hình thành ý thức về nguy cơ đuối nước đang rình rập đến sức khỏe, tính mạng của mình trước những thói quen hành động hết sức bình thường diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, từ đó hình thành ý thức biết tự đề phòng, cảnh giác, có những kỹ năng cần thiết tự bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè, hình thành nhu cầu tập luyện và phát triển kỹ năng bơi lội.
Gia đình và cộng đồng nhận thức được những nguy cơ dẫn đến đuối nước đối với trẻ em, từ đó có những hành động thiết thực để giám sát, bảo vệ trẻ em một cách đầy đủ, thay đổi, cải tạo môi trường sống an toàn hơn. Bên cạnh đó, giúp cha mẹ học sinh, thầy cô giáo và các lực lượng chăm sóc, bảo vệ trẻ em khác có những kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó cứu người không may bị tai nạn đuối nước một cách có hiệu quả và an toàn cho bản thân.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Để thực hiện tốt các giải pháp tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 7A2 ngay từ khi bắt đầu năm học thông qua phiếu điều tra với nội dung như sau:
STT
NỘI DUNG CÂU HỎI
TRẢ LỜI
ĐÚNG
SAI
1
Việc giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng tránh đuối nước cho học sinh trong nhà trường là quan trọng.
2
Bản thân em cần phải được cung cấp kĩ năng, kiến thức về phòng tránh tai nạn đuối nước.
3
Em nhận thấy bản thân còn thiếu về kĩ năng phòng, tránh tai nạn đuối nước.
4
Việc học bơi và tham gia các hoạt động phòng tránh tai nạn đuối nước là rất quan trọng để khắc sâu và rèn luyện các kỹ năng ứng phó khi có đuối nước xảy ra.
5
Cần đưa giáo dục kỹ năng sống trong đó có kĩ năng bơi vào môn học chính trong nhà trường.
6
Việc thiếu kiến thức, kĩ năng phòng tránh đuối nước là do chưa được giáo dục nhiều trong nhà trường.
Kết quả thu được như sau:
- 35/35 em – tỉ lệ 100%: Nhận thấy rằng việc giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng tránh đuối nước cho học sinh trong nhà trường là quan trọng.
- 34/35 em – tỉ lệ 97%: Nhận thấy rằng bản thân cần phải được cung cấp kĩ năng, kiến thức về phòng tránh tai nạn đuối nước.
- 34/35 em – tỉ lệ 97%: Nhận thấy rằng bản thân còn thiếu về kĩ năng phòng, tránh tai nạn đuối nước.
- 35/35 em – tỉ lệ 100%: Nhận thấy rằng việc học bơi và tham gia các hoạt động phòng tránh tai nạn đuối nước là rất quan trọng để khắc sâu và rèn luyện các kỹ năng ứng phó khi có đuối nước xảy ra.
- 35/35 em – tỉ lệ 100%: Nhận thấy rằng cần đưa giáo dục kỹ năng sống trong đó có kĩ năng bơi vào môn học chính trong nhà trường.
- 35/35 em – tỉ lệ 100%: Nhận thấy rằng việc thiếu kiến thức, kĩ năng phòng tránh đuối nước là do chưa được giáo dục nhiều trong nhà trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giảng dạy kết hợp với việc lồng ghép và tuyên truyền các kĩ năng phòng, tránh tai nạn đuối nước. Tôi đã bước đầu nghiên cứu tìm tòi và xây dựng cho mình một số giải pháp sau:
* Giải pháp 1: Bước đầu giáo dục một số kĩ năng sống thông qua công tác chủ nhiệm
Trước hết tôi xác định mục tiêu đầu tiên là phải có được sự tin tưởng của học sinh nên tôi đã lập kế hoạch chủ nhiệm cho riêng mình ngay từ đầu năm học để có thể giáo dục được KNS cho các em. Đó là một kế hoạch cụ thể, chi tiết, khoa học cho từng tuần, từng tháng và trong cả năm học. Sau đó, biến việc giáo dục KNS cho HS thành một thói quen, thành kĩ năng của mình trong suốt quá trình làm công tác chủ nhiệm. Tôi luôn xác định mình phải là tấm gương cho HS về đạo đức, lối sống, hành vi. Có thể nói, để giáo dục được HS thì người GV nói chung và GVCN nói riêng phải là người biết dùng nhân cách của mình để dạy HS “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”; phải là người có tấm lòng khoan dung, độ lượng, là quan tòa mẫu mực trong khi giải quyết tình huống; Bởi vậy ngay từ khi nhận lớp điều tôi nhận được ở học sinh của mình đó là sự gần gũi, thân thiện. Đây cũng là kênh thông tin quan trọng để tôi có phương pháp tốt trong việc giáo dục đạo đức cũng như KNS cho HS. 
Tiếp đến tôi lần lượt thực hành một số kĩ năng trong giờ sinh hoạt lớp.Với đa số học sinh, giờ sinh hoạt cuối tuần như một giờ “xử án” của thầy cô chủ nhiệm. Nên chúng thường ngán ngẩm và không hề mong đợi. Vì thế tôi đã thay đổi hình thức sinh hoạt vừa lồng ghép giáo dục KNS vừa thay đổi không khí căng thẳng vốn có của giờ sinh hoạt lớp giúp các em có tinh thần thoái mái, vui vẻ sau một tuần học. Tôi thực hiện tuyên truyền, giáo dục học sinh theo một số chủ đề như: Tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, thiên tai lũ lụt, phòng chống đưới nước. 
Ví dụ: Trong buổi lao động của lớp, mặc dù tôi đã phân công cụ thể cho từng tổ, nhưng trong quá trình thực hiện, một số học sinh vẫn chưa tích cực, tự giác trong lao động (có em đến muộn, có em không mang dụng cụ lao động, có em lười lao động, lao động xong có em không về nhà mà tự ý đi tắm ở ao, hồ, sông, suối) dẫn đến công việc hoàn thành không đúng kế hoạch. Tôi không hài lòng về ý thức lao động, làm việc của các em. Sau đó, tôi dùng phương pháp giáo dục KNS nghiên cứu tình huống để giáo dục các em. Giờ sinh hoạt cuối tuần, tôi kể cho HS nghe câu chuyện “Sức mạnh” và nhấn mạnh lời người cha căn dặn con “Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng có thể tự mình làm tất cả mọi việc. Sức mạnh của chúng ta cần nằm ở những người bạn thân, bạn bè, những người luôn quan tâm và giúp đỡ ta”. Sau khi kể xong, tôi bình tĩnh giải quyết việc học sinh lao động không đúng kế hoạch trong tuần.
+ Tôi hỏi lớp phó lao động về lí do mà công việc hoàn thành chưa đúng kế hoạch để xác nhận thông tin.
+ Hỏi một số HS không đi lao động, đi lao động mà không mang dụng cụ hoặc lười lao động: Em không đi làm thì các bạn phải làm thay em phần việc đó, em có suy nghĩ gì?
+ Hỏi một số HS đến đúng giờ và lao động chăm chỉ: Nếu lần sau, em có một lí do nào đó cũng đến muộn, các bạn cũng để lại phần việc cho em, một mình em làm và công việc không hoàn thành thì em sẽ suy nghĩ như thế nào?
+ Hỏi một số học sinh khi lao động xong thì em đã đi đâu? Đi tắm như vậy em thấy vui không? Em có nghĩ sau cuộc vui ấy hậu quả mà em nhận được là gì không?
+ Tôi hỏi cả lớp: Muốn công việc hoàn thành nhanh chóng, chúng ta phải làm gì? 
Thông qua cách này, tôi đã giáo dục cho các em kĩ năng hợp tác trong một tập thể và ý nghĩa của sự hợp tác đó là tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời tôi cũng nhắc nhở một số em đã hoàn thành tốt lao động nhưng lại tự ý đi chơi sẽ để lại hậu quả thế nào sau niềm vui ấy. Tôi vừa phê bình, kiểm điểm được thái độ, tinh thần của HS vi phạm, vừa giáo dục được kĩ năng cho HS mà không biến tiết sinh hoạt trở nên căng thẳng.
Ngoài ra, tôi còn giáo dục kĩ năng sống thông qua một số tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bởi đây là hoạt động được tổ chức theo mục tiêu, nội dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thông qua hoạt động GDNGLL tôi đã hướng học sinh sống một cách an toàn, khoẻ mạnh có khả năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự cần thiết và có nhiều khả năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Do đó cần phát huy tối đa vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
* Giải pháp 2: Hướng dẫn kĩ năng cơ bản phòng tránh đuối nước thông qua môn Kĩ năng sống.
Để thực hiện tốt mục tiêu của mình đầu tiên tôi đã hướng dẫn các em bằng cách mở rộng một số kĩ năng cơ bản để phòng chống đuối nước thông qua tiết 60 đến 63, bài 15 “Xử lí khi bị đuối nước” – môn Kĩ năng sống. 
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
Môn Kĩ năng sống Lớp 7 ( Mô hình trường học mới)
Năm học 2016 -2017
I. Khung phân phối chương 
Cả năm: 70 tiết (35 tuần; trung bình 2 tiết/tuần)
SỐ TUẦN
SỐ TIẾT
Cả năm
37
70
Học kì I
17(Thực dạy)
34
Học kì II
18(Thực dạy)
36
II. Phân phối chi tiết của từng chủ đề
TT
Chủ đề (bài, nội dung)
Tiết PPCT
Tuần
Ghi chú
1
1
Ổn định tổ chức.
2
2
Ổn định tổ chức.
3
Bài 1: Xác định giá trị bản thân
1->4
3,4
4
Bài 2: Phát huy sức mạnh hai bán cầu não
5->8
5,6
5
Bài 3: Sơ đồ tư duy nâng cao
9->12
7,8
6
Bài 4: Phát triển tư duy sáng tạo
13->16
9,10
7
Bài 5: Ứng xử trong hoạt động giao lưu
17->20
11,12
8
Kiểm tra giữa kì I
21
13
9
Bài 6: Lắng nghe đồng cảm
22->25
13,14,15
10
Bài 7: Biểu cảm giọng nói và nét mặt khi thuyết trình
26->29
15,16,17
11
Bài 8: Tôn trọng, khích lệ đồng đội
30,31
17,18
12
Ôn tập học kì I
32,33
18,19
13
Kiểm tra học kì I
34
19
14
Bài 9: Tránh lãng phí thời gian
35->38
20,21
15
Bài 10: Kĩ năng lựa chọn và ra quyết định
39->42
22,23
16
Bài 11: Giải tỏa căng thẳng
43->46
24,25
17
Kiểm tra giữa kì II
47
26
18
Bài 12: Giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ
48->51
26,27,28
19
Bài 13: Tìm kiếm sự hỗ trợ
52->55
28,29,30
20
Bài 14: Tự xử lí vết thương cơ bản
56->59
30,31,32
21
Bài 15: Xử lí khi bị đuối nước
60->63
32,33,34
22
Bài 16: Hoạt động tập thể
64->67
34,35,36
23
Bài 17: Ôn tập cuối năm
68,69
36,37
24
Kiểm tra học kì II
70
37
Cụ thể theo từng phương pháp sau:
* Phương pháp 1: Kỹ năng thoát đuối nước dù không biết bơi.
 Người ta vẫn nghĩ chết đuối là do không biết bơi. Tuy nhiên không phải vậy, nếu những ai chưa biết bơi hoặc “học mãi mà chưa biết bơi” thì nhanh nhanh bỏ túi ngay kĩ năng “bơi tự cứu” để dù trong hoàn cảnh không may nhất, bạn vẫn có thể cầm cự, tự cứu mình và chờ người cứu hộ tới giúp đỡ.Thực tế, nhiều người, kể cả biết bơi, thậm chí bơi giỏi, nhưng vì chủ quan hoặc chuột rút, hay mắc sẵn các bệnh nào đó... vẫn có thể bị đuối nước và lại có cả trẻ em chết đuối ở những nơi nước nông không bơi được như ngã úp mặt vào xô, chậu, chum vại chứa nước trong nhà.
 Vì vậy, ngoài việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống chết đuối với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cần một cách khác để phòng chống đuối nước - một cách giúp các bạn có thể sống sót nếu chẳng may bị rơi xuống nước, dù chưa hề biết bơi. Đó là kỹ thuật “Bơi tự cứu” hay “Bơi sống sót”.
Theo tính chất Vật lý, cơ thể của chúng ta có 72% là nước, trong lá phổi của ta có chứa không khí. Do cơ thể người có khối lượng riêng nhẹ hơn nước, lực đẩy Ácsimét sẽ làm người nổi lên. Do đó, bạn sẽ nổi trên mặt nước không cần cử động nếu bạn biết cách đặt cơ thể ở vị trí thích hợp.
Khi nằm ngửa, nếu không cử động, tâm nổi B của cơ thể (điểm nằm ở khoảng ngực) và trọng tâm G của cơ thể (điểm nằm ở khoảng thắt lưng) không nằm trên cùng một phương thẳng đứng, bạn sẽ bị chìm dần (chân bị chìm xuống trước). Để nổi trên mặt nước hàng giờ liền không cần cử động, thì phải chọn tư thế sao cho tâm nổi B và trọng tâm G trùng nhau theo phương thẳng đứng, phần tiếp xúc giữa cơ thể và nước lớn nhất có thể) bạn thở được ở tư thế này (ta gọi chung là lúc đó cơ thể ở trạng thái cân bằng trong nước).
Tư thế nằm ngửa trên mặt nước
Để tự cứu mình, chúng ta cần thực hiện các phương pháp bơi tự cứu sau:
- Bước 1: Khi bị rơi xuống nước tâm lý chúng ta thường mất bình tĩnh, hoảng loạn và khó kiểm soát được cơ thể, đặc biệt là đối với người không biết bơi. Lúc này, điều đầu tiên là bạn phải tự sốc lại tinh thần, lấy lại bình tĩnh bắt đầu nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, biến cơ thể thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.
Nín thở khi dưới nước
- Bước 2: Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.
Thả lỏng cơ thể để đẩy cơ thể lên mặt nước
- Bước 3: Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.
Dùng tay làm mái chèo quạt nước
- Bước 4: Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng mồm.
Với cách này, người ta có thể tồn tại dưới nước khá lâu, chờ người đến cứu hoặc lợi dụng dòng chảy để chuyển vào chỗ nông hơn. Và tất cả những bước trên đều có thể luyện tập dần dần trên cạn và có thể tập đối với cả các em nhỏ tuổi còn ở trường mầm non.
Để có thể bơi tự cứu bản thân khi gặp đuối nước các bạn cần lưu ý như sau:
- Toàn bộ quá trình cần nhất là phải giữ được bình tĩnh.
- Thả lỏng cơ thể hoàn toàn.
- Cần tập luyện trước trên bờ để quen dần với động tác, không hoảng loạn khi gặp nạn. Đây chỉ là biện pháp kéo dài thời gian chờ người đến cứu.
* Phương pháp 2: Kỹ năng cứu người bị đuối nước.
Cứu người là một việc làm cần thiết. Thế nhưng mỗi chúng ta cần biết rõ sức khỏe và khả năng bơi lội của mình trước khi quyết định, đồng thời luôn nhớ rõ: “Biết bơi” và “Cứu hộ” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu ta không biết bơi, tuyệt đối không được nhảy xuống cứu người. Thay vào đó, bạn hãy:
- Bước 1: La thật to để nhiều người biết và đến cứu.
Gọi người cứu nạn nhân
- Bước 2: Ném dây, phao, can nhựa, thùng nhựa, chai nước suối, thùng dầu ăn cho nạn nhân nắm lấy rồi tìm cách kéo nạn nhân vào bờ.
Dùng dụng cụ để kéo nạn nhân vào bờ
- Bước 3: Nếu có nhiều người, hãy giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân vào bờ.
- Bước 4: Nếu có thuyền, chèo thuyền đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền cho nạn nhân bám vào, cũng có thể đưa tay hoặc mái chèo ra cho nạn nhân nắm lấy, hoặc trong trường hợp khẩn thiết, buộc dây bám vào người và nhảy xuống nước và dìu nạn nhân lên thuyền.
Tư thế dìu nạn nhân vào bờ
- Bước 5: Tiến hành các bước sơ cứu.
Khi bị đuối nước, khả năng tử vong rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương não nặng nề. Tuy nhiên nếu nạn nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng phương pháp có khả năng được cứu sống. Vì vậy, việc xử trí sơ cứu đúng cách trong trường hợp này là rất quan trọng.
Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.
Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm. Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có còn chuyển động hay không. Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi nạn nhân.
Tư thế sơ cứu nạn nhân
Tiếp đến người cấp cứu cần thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.
Các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt
Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo công thức 15: 2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người thực hiện, hoặc 30/2 nếu có một người. Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân thở trở lại.
Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt họ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở.
Tư thế ép lồng ngực cho nạn nhân
 Sau sơ cứu ban đầu, người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp không. Cần lau khô người cho họ, thay quần áo và ủ ấm sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo.
* Giải pháp 3: Tích hợp kĩ năng phòng tránh đuối nước thông qua môn Ngữ văn.
Vấn đề giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh không phải là điều hoàn toàn mới lạ, song có lẽ do sức ép của chương trình học, của điểm số, của thi cử nên hoạt động giáo dục KNS không phải lúc nào cũng được diễn ra thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. Điều đó làm cho các em vốn không có KNS lại còn bị hạn chế, thiếu cơ hội được học tập và rèn luyện. Và như thế cách dạy và học theo phương pháp cũ sẽ làm hạn chế rất nhiều với việc giáo dục và rèn luyện KNS. Nó như một rào cản khiến các em càng trở nên thụ động. Kết hợp với phương pháp cơ bản phòng tránh đuối nước ở môn Kĩ năng sống, tôi đã không ngừng tích hợp giáo dục về phương pháp ấy thông qua một số tiết dạy môn Ngữ văn 7:
+ Bài 17: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Lồng ghép kĩ năng phòng chống lũ lụt, thiên tai).
+ Bài 26: Sống chết mặc bay (Lồng ghép kĩ năng phòng chống lũ lụt, thiên tai, đuối nước).
Cụ thể qua tiết đầu tiên của bài Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn (Mô hình Trường học mới) tôi đã thực hiện lồng ghép giáo dục các em về kĩ năng phòng chống thiên tai và đuối nước như sau: 
- Khi thực hiện phần Hoạt động khởi động tôi đã bước đầu cho các em nhận biết được thực trạng cũng như tác hại khi có thiên tai từ đó các em nêu lên những biện pháp ứng phó của địa phương và bản thân khi có thiên tai xảy ra.
2
A. Hoạt động khởi động.
- GV: Chiếu hình ảnh để HS quan sát.
- GV: Các hình ảnh trên cho chúng ta biết về hiện tượng gì? Hiện tượng đó thường xảy ra ở đâu trên đất nước ta? Địa phương chúng ta đã xảy ra hiện tượng này chưa? Chính quyền địa phương đã làm gì khi hiện tượng này xảy ra?
- Khi kết thúc tiết dạy, ở phần củng cố tôi đã cho các em xem những hình ảnh về việc phòng chống thiên tai ở địa phương, những hình ảnh mà chính quyền địa phương đã làm được đối với nhân dân vùng bão lũ đồng thời cho các em xem video Đừng sợ thiên tai (Video hướng dẫn về việc phòng chống lũ lụt, cách phòng ngừa đuối nước khi có thiên tai xảy ra) để các em tự phát biểu suy nghĩ của mình thông qua video đó.
+ GV: Ở Tây Nguyên, đặc biệt là địa phương chúng ta, hiện tượng thiên tai cũng xảy ra nhưng rất ít và chưa gây thiệt hại nghiêm trọng như ở khu vực đồng bằng. Nhưng chúng ta cũng cần phòng và tránh thiên tai – đây là việc làm hết sức thiết thực. Vậy chúng ta cần làm những gì và cần thực hiện như thế nào? Cô mời các em cùng xem đoạn video sau.
+ GV chiếu video -> HS quan sát trong vòng 3 phút.
+ GV: Vậy qua đoạn video các em rút ra được gì cho bản thân?
+ HS: rút ra bài học (những điều “nên” và “không nên” trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra).
=> GV chốt: Như vậy, khi có thiên tai xảy ra các em cần:
+ Theo dõi thông tin trên báo, đài
+ Hỏi ý kiến của ba, mẹ, thầy cô để phòng tránh khi có lũ xảy ra đặc biệt là đuối nước.
+ Tuyên truyền cho mọi người biết cùng thực hiện.
Cuối cùng sau khi kết thúc bài học tôi tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn” tại lớp và tôi giới hạn ngay chủ đề về “Phòng tránh tai nạn đuối nước”, sau đó các em tự phân công nhiệm vụ và thực hiện đề tài. Sau một tuần nghiên cứu, thu thập tài liệu và quan sát thực tế các em đã làm được như sau:
- Vận dụng kiến thức môn Công Nghệ, Vật lí,  Thiết kế còi  báo động khi có lũ ống, lũ quét.
- Vận dụng môn Vật lí thiết kế áo phao tự làm thế nào để giúp các bạn khi đi học qua vùng lũ, vùng sông nước được an toàn tính mạng.
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Dung.doc