SKKN Một vài giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ Trường Tiểu học Ea Bông, huyện Krông Ana

SKKN Một vài giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ Trường Tiểu học Ea Bông, huyện Krông Ana

Duy trì thành nề nếp sinh hoạt chi bộ

Cần tham mưu với Đảng ủy xã tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên đề nghiên cứu, học tập quán triệt nội dung chỉ thị số 10- CT/TW ngày 30/3/2007 “Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 09- HD/BTCTW ngày 02/03/2012 của Ban tổ chức Trung ương về nội dung sinh hoạt chi bộ. Quy định số 12-HD/BTCTW ngày 06 tháng 7 năm 2018 hướng dẫn nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, làm cho tổ chức đảng và đảng viên nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ đó, chi bộ thảo luận dân chủ đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng và đưa sinh hoạt chi bộ vào nề nếp. Chủ động sinh hoạt mỗi tháng một lần, thời gian phải ổn định cụ thể; trao đổi với thủ trưởng đơn vị và thông báo cho đảng viên biết mà chủ động bố trí công tác tham gia sinh hoạt đầy đủ. Chi uỷ quyết định thống nhất ngày sinh hoạt chi bộ hàng tháng (trừ trường hợp đột xuất); tuyệt đối không được bỏ kỳ sinh hoạt nào trong tháng. Quy định đó dần dần thấm nhuần vào mỗi đảng viên.

 

doc 18 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1521Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ Trường Tiểu học Ea Bông, huyện Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 với Nhà nước; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên và quần chúng; xây dựng đảng bộ, chi bộ và đơn vị vững mạnh. Chi bộ trường học có nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác tư tưởng, công tác xây dựng đoàn thể, xây dựng tổ chức Đảng trong nhà trường.
 II. Thực trạng chất lượng sinh hoạt chi bộ trường Tiểu học Ea Bông 
1. Giới thiệu chung về trường Tiểu học Ea Bông 
Được thành lập từ năm 1997 gồm 02 điểm trường điểm chính đặt tại buôn Knul, điểm lẻ đặt tại thôn 10/3 xã Ea Bông huyện Krông Ana. Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, 100% cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, có trách nhiệm cao.
Tổng số học sinh: 282 em, trong đó nữ : 144 em, dân tộc : 207 em, 
Tổng số lớp: 14 (phân hiệu chính 09 lớp/07 phòng, Phân hiệu 10/3: 05 lớp/ 04 phòng
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên : 30 người 
Trong đó: Cán bộ quản lý : 02 ; Giáo viên : 24 ; Nhân viên : 04
Chất lượng đội ngũ:
Đại học: 13 ; Cao đẳng: 08 ; Trung cấp: 0 ; chưa qua đào tạo: 01 (bảo vệ)
Cơ sở vật chất: Gồm 11 phòng học /14 lớp, được trang bị đầy đủ bàn ghế đảm bảo cho học sinh ngồi học. Trường có tường rào, sân trường, cổng trường, các khu vệ sinh đều được xây dụng hoàn chỉnh đáp ứng được các yêu cầu dạy và học của nhà trường.
Nhà trường luôn quan tâm đến hoạt động chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Trường có giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học được chú trọng. 100% giáo viên soạn bài trên máy tính, 80% giáo viên thành thạo việc sử dụng giáo án điện tử. 
Lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong quản lý, làm việc khoa học, có tầm nhìn chiến lược, lãnh đạo nhà trường luôn đi đầu trong mọi phong trào; Công đoàn trường và Đội thiếu niên tiền phong của trường luôn đạt danh hiệu xuất sắc cấp huyện. Đơn vị trường Tiểu học Ea Bông Năm học 2017-2018 được Ủy Ban Nhân dân tỉnh tặng Bằng khen, nhiều năm liền được công nhận trường Tiên tiến, được nhận giấy khen của Uỷ ban nhân dân huyện Krông Ana.
+ Tổ chức chi bộ và sinh hoạt chi bộ trường Tiểu học Ea Bông huyện Krông Ana
Chi bộ Trường Tiểu học Ea Bông huyện Krông Ana được thành lập năm 2000, thuộc đảng bộ xã Ea Bông. 
 Tổng số Đảng viên: 16 đồng chí. Trong đó có 15 đảng viên chính thức và 01 đảng viên dự bị. Nữ: 13 đồng chí; Dân tộc: 02 đồng chí.
Trình độ Lý luận chính trị: 02 đồng chí đạt trình độ trung cấp; 02 đồng chí đạt trình độ sơ cấp.
Chi bộ trường Tiểu học Ea Bông huyện Krông Ana có nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước. Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chủ trương, nhiệm vụ công tác của đơn vị. Tổ chức phân công công tác cho đảng viên, thực hiên công tác vận động quần chúng. Làm tốt công tác phát triển đảng viên và thực hiện nghiêm túc các qui định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ trên, chi bộ trường Tiểu học Ea Bông huyện Krông Ana đã có những thuận lợi và khó khăn sau:
2. Thực trạng
2.1 Thuận lợi
Được sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của Đảng ủy, Chính quyền địa phương xã Ea Bông; Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, biên chế nhân sự đủ về số lượng. Đặc biệt, sự quản lý về chuyên môn của Phòng giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó còn có sự đồng tình ủng hộ của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.
Đội ngũ đảng viên, cán bộ, công nhân viên nhà trường đoàn kết nhất trí cao, có trình độ quản lý và trình độ chuyên môn vững, tâm huyết với nghề.
Chi bộ và nhà trường đã xây dựng được những thành quả giáo dục vững chắc trong nhiều năm qua, đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ mà đảng và nhà nước, nhân dân giao phó.
2.2 Khó khăn
Trường có hai điểm học cách xa nhau. Số lượng học sinh dân tộc thiểu số đông, trình độ nhận thức không đồng đều. Đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn, chủ yếu là làm nông ảnh hưởng đến sự quan tâm, đầu tư cho việc học tập của con em nên dẫn đến hiệu quả giáo dục của trường chưa đáp ứng được yêu cầu chung.
Thực trạng quá trình sinh hoạt trước đây( những năm 2015 trở về trước)
Các năm trước từ năm 2010 – 2015, Chi bộ trường tiểu học Ea Bông huyện Krông Ana đã thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo hoạt động của chi bộ và của trường nhưng chưa đạt được những kết quả đề ra :
 Số đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ chưa thường xuyên, nghiêm túc; chất lượng sinh hoạt chi bộ chưa cao khoảng 10% đảng viên đi họp vẫn chưa đúng giờ, ghi chép không đầy đủ, ý kiến đóng góp ít.
Số lượng đảng viên, cán bộ, giáo viên, công nhân viên chưa thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; Các quy định của ngành, của trường; Chưa tích cực tham gia các hoạt động, hoàn thành tốt công tác chuyên môn là khoảng 15%.
 Chi bộ nhà trường chưa được công nhận “Trong sạch vững mạnh”.
 Trường chưa đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc.
 Chưa có giấy khen, bằng khen của các cấp.
 Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh còn xếp loại trung bình, khá. 
 Số lượng giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cơ sở chỉ 1 đến 2 đồng chí. 
 Ngân sách đầu tư của nhà nước còn thấp, ảnh hưởng đến vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, làm giảm sút nhiệm vụ đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Trường Tiểu học Ea Bông và trường Mần non Hoa Sen còn học chung trong cùng một khuôn viên.
Quỹ đất hẹp, không đủ phòng học và sân chơi bãi tập cho học sinh
 Đa số đảng viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Một số đảng viên nhà xa trường, con còn nhỏ, trình độ chuyên môn chưa đồng đều.
Đó là những khó khăn mà chi bộ phải đối mặt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo của mình. Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ vì thế càng được đặt ra cấp thiết để lãnh đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường, xây dựng chi bộ ngày càng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đôi khi việc liên hệ giải quyết các vấn đề với cấp trên còn chậm; sự phối kết hợp giữa các tổ chức quần chúng chưa thật chặt chẽ. Việc thực hiện quy trình sinh hoạt cấp ủy trước khi sinh hoạt chi bộ thường được bỏ qua, do đó nội dung sinh hoạt Đảng chưa được cấp ủy coi trọng và chuẩn bị kỹ.
Mặt khác, sự lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên đối với chi bộ chưa thường xuyên nên chi bộ chủ quan, bằng lòng với những hoạt động của mình
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, yếu tố đầu tiên đó là chất lượng của đội ngũ cấp ủy viên và Bí thư chi bộ; qua đại hội phải lựa chọn đội ngũ cấp ủy viên có phẩm chất, năng lực có uy tín và tín nhiệm cao, có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình; Bí thư chi bộ ngoài các tiêu chí nêu trên còn phải thể hiện được vị trí, vai trò của mình trong chi bộ, có thời gian trải qua công tác đảng, công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, cơ quan, đơn vị và việc sinh hoạt chi bộ phải giải quyết được các vấn đề sau:
Duy trì thành nề nếp sinh hoạt chi bộ; Chọn nội dung sinh hoạt chi bộ đúng đắn, thiết thực, hình thức thích hợp, thời gian hợp lý; Chuẩn bị chu đáo nội dung và tổ chức sinh hoạt; Nâng cao chất lượng điều hành sinh hoạt chi bộ; Đề cao trách nhiệm sinh hoạt chi bộ của đảng viên; Tăng cường sự chỉ đạo kiểm tra của cấp uỷ cấp trên. 
III. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trường Tiểu học Ea Bông huyện Krông Ana trong thời gian tới 
1. Duy trì thành nề nếp sinh hoạt chi bộ
Cần tham mưu với Đảng ủy xã tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên đề nghiên cứu, học tập quán triệt nội dung chỉ thị số 10- CT/TW ngày 30/3/2007 “Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 09- HD/BTCTW ngày 02/03/2012 của Ban tổ chức Trung ương về nội dung sinh hoạt chi bộ. Quy định số 12-HD/BTCTW ngày 06 tháng 7 năm 2018 hướng dẫn nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, làm cho tổ chức đảng và đảng viên nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ đó, chi bộ thảo luận dân chủ đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng và đưa sinh hoạt chi bộ vào nề nếp. Chủ động sinh hoạt mỗi tháng một lần, thời gian phải ổn định cụ thể; trao đổi với thủ trưởng đơn vị và thông báo cho đảng viên biết mà chủ động bố trí công tác tham gia sinh hoạt đầy đủ. Chi uỷ quyết định thống nhất ngày sinh hoạt chi bộ hàng tháng (trừ trường hợp đột xuất); tuyệt đối không được bỏ kỳ sinh hoạt nào trong tháng. Quy định đó dần dần thấm nhuần vào mỗi đảng viên.
2. Chọn nội dung sinh hoạt chi bộ đúng đắn, thiết thực, hình thức thích hợp, thời gian hợp lý
Chất lượng sinh hoạt chi bộ phụ thuộc rất lớn và chủ yếu vào nội dung, hình thức và thời gian, thời điểm sinh hoạt chi bộ. Nội dung sinh hoạt chi bộ phải phong phú, thiết thực, hình thức sinh hoạt chi bộ phải đa dạng, thời gian dành cho mỗi buổi sinh hoạt và thời điểm tổ chức sinh hoạt chi bộ phải hợp lý. Sinh hoạt chi bộ phải thật sự là nơi quán triệt đường lối chính sách của Đảng; thảo luận và vận dụng đường lối chính sách đó vào tình hình, đặc điểm cụ thể của đơn vị, đề ra những công việc thích hợp cho đơn vị mình; Phải làm cho sinh họat chi bộ thể hiện đúng vị trí lãnh đạo của chi bộ, phân biệt giữa nhiệm vụ lãnh đạo của tổ chức đảng với việc tổ chức thực hiện của chính quyền và các đòan thể chính trị- xã hội, tổ chức kinh tế, văn hóa; phải giữ vững và nâng cao tính lãnh đạo, giáo dục và tính chiến đấu của sinh hoạt chi bộ; trong chi bộ phải thật sự phát huy dân chủ và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc của Đảng.
Tham mưu với cấp ủy, Bí thư chi bộ chọn đúng nội dung của buổi sinh hoạt chi bộ có ý nghĩa quan trọng, sát thực với tình hình thời sự quốc tế, đất nước và tình hình địa phương. Để có nội dung đúng đắn, thiết thực đưa ra thảo luận và quyết nghị trong một buổi sinh hoạt chi bộ từ đó có định hướng cho từng đảng viên trước các dư luận xã hội cùng chiều và trái chiều. Trước hết, chi uỷ chi bộ cần nắm vững chức năng, nhiệm vụ của loại hình chi bộ theo quy định của Trung ương để xác định nội dung, phạm vi và trách nhiệm lãnh đạo của chi bộ; chương trình, kế hoạch công tác của cấp uỷ cấp trên trực tiếp và bám sát nhiệm vụ chính trị của chi bộ, nắm chắc đặc điểm cụ thể của chi bộ, của đơn vị và những diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và những vấn đề đang đặt ra trong sản xuất, đời sống. Trên cơ sở đó dự kiến nội dung phù hợp cho một buổi sinh hoạt; nên tập trung bàn những việc liên quan trực tiếp đến việc xây dựng nội bộ đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao chất lượng chuyên môn, và có khả năng phản bác, lập luận trước các đòi hỏi mà dư luận xã hội đặt ra. Đảng lãnh đạo và phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng; đến tâm tư tình cảm, quyền lợi của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, công tác phát triển đảng viên. Tuỳ từng nội dung cần bàn mà chi uỷ xem xét lựa chọn các hình thức sinh hoạt phù hợp: Sinh hoạt chính trị, sinh hoạt học tập hay sinh hoạt chuyên đề. Chi uỷ có thể vận dụng một trong những hình thức trên hoặc kết hợp các hình thức với nhau để nâng cao chất lượng và tính phong phú, đa dạng trong sinh hoạt chi bộ, tránh nhàm chán nhưng phải bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu. Cùng với việc lựa chọn nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ, cần xác định thời gian để thực hiện được nội dung đó. Lồng ghép các nội dung mà toàn đảng, toàn dân đang phát động và đẩy mạnh như thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Thực hiện chỉ thi 05 – CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Văn kiện hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đăc biệt là Số 117/TLHN ngày 06 tháng 10 năm 2018 Báo cáo của Bộ Chính trị tiếp thu và giải trình ý kiến của Trung ương thảo luận về dự thảo Quy định “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”. Lồng ghép các sự kiện lớn của đất nước đang được cả thế giới quan tâm như: Cuộc gặp thượng đỉnh Mĩ –TriềuCác vấn đề mang tính thời sự của địa phương như Tổng Bí thư – Chủ tịch nước thăm, làm việc với huyện, tỉnh nhà.
3. Chuẩn bị chu đáo nội dung và tổ chức sinh hoạt
Việc chuẩn bị nội dung và các điều kiện khác là cơ sở, là tiền đề có ý nghĩa quyết định chất lượng trong sinh hoạt. Chuẩn bị sinh hoạt chi bộ là trách nhiệm của mọi đảng viên trong chi bộ, mà trước hết là của chi uỷ, Bí thư chi bộ. Chi uỷ cần lựa chọn đúng các vấn đề cần tập trung lãnh đạo để đưa ra sinh hoạt chi bộ. Các vấn đề tập trung lãnh đạo phải là những vấn đề trọng tâm, trọng điểm nổi lên trong từng thời gian cần phải được giải quyết, là những vấn đề nhiều người quan tâm, chi phối nhiều đến tư tưởng, tổ chức và các hoạt động của đơn vị, không dàn trải nội dung mà chỉ tập trung chọn một hoặc hai vấn đề mấu chốt nhất để bàn bạc, giải quyết trong một kỳ họp chi bộ. Các nội dung sinh hoạt được gửi trước cho đảng viên để nghiên cứu đưa ra các ý kiến phản biện và có ý kiến đóng góp để cho các buổi sinh hoạt chi bộ hoàn thiện hơn.
Sau khi lựa chọn được nội dung, hình thức, xác định thời gian cần thiết và thời điểm sinh hoạt chi bộ, cần tiến hành chuẩn bị chu đáo nội dung của buổi sinh hoạt chi bộ đã được lựa chọn và phân công tổ chức thực hiện. Chi uỷ là người chỉ đạo trực tiếp việc chuẩn bị nội dung cho từng buổi họp. Tuỳ theo nội dung đã lựa chọn, chi uỷ phân công cán bộ, đảng viên, hoặc tổ chức có liên quan cùng cấp chuẩn bị nội dung sinh hoạt và cung cấp những thông tin, tư liệu, số liệu cần thiết. Đồng chí Bí thư chi bộ cần truyền đạt cho người hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ hiểu rõ ý kiến chỉ đạo của chi uỷ. Khi nội dung sinh hoạt chi bộ đã được chuẩn bị, cần đưa ra chi uỷ góp ý, bàn bạc, thảo luận, bổ sung, hoàn thiện và thông báo trước cho đảng viên từ hai đến ba ngày để chuẩn bị ý kiến tham gia trong cuộc họp.
Trong quá trình chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ, nếu có điều gì vướng mắc thì báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp để xin ý kiến chỉ đạo. Chi uỷ cần chỉ rõ những nội dung chủ yếu cần thảo luận, dự kiến các loại ý kiến khác nhau có thể xuất hiện xung quanh vấn đề đưa ra bàn bạc và quyết nghị, dự kiến phân công tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện nội dung sinh hoạt chi bộ. Chi uỷ phân công người chủ trì sinh hoạt chi bộ, thông thường là Bí thư chi bộ, cũng có thể phân công phó bí thư chủ trì sinh hoạt; phân công người thông báo nội dung, địa điểm, thời gian sinh hoạt chi bộ và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sinh hoạt chi bộ; phân công chi uỷ viên báo cáo nội dung, thời gian, địa điểm dự kiến sinh hoạt chi bộ lên cấp uỷ cấp trên và mời đại biểu tham dự sinh hoạt chi bộ nếu thấy cần thiết.
4. Nâng cao chất lượng điều hành sinh hoạt chi bộ
Trước hết, người điều hành cuộc họp phải có tác phong khoa học, tránh sa vào những vụ việc sự vụ. Người chủ trì cuộc sinh hoạt phải nắm vững mục đích, nội dung sinh hoạt để chủ động điều hành một cách khoa học. Tuỳ nội dung và hình thức sinh hoạt cụ thể, người chủ trì cuộc họp sinh hoạt lựa chọn phương pháp điều hành cho thích hợp, thời gian tương xứng. Các vấn đề qua dân chủ trao đổi, bàn luận, phải được kết luận. Làm tốt điều này, vừa phát huy được trí tuệ tập thể, vừa giữ gìn được sự đoàn kết nhất trí trong nhận thức và hành động của mỗi đảng viên trong chi bộ, củng cố đoàn kết nội bộ, giáo dục rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, vừa tạo nên không khí sinh hoạt chân tình, cởi mở, thắm tình đồng chí. Đó là một bí quyết thành công của sinh hoạt chi bộ. 
Mỗi cuộc sinh hoạt chi bộ có nội dung khác nhau và hình thức sinh hoạt phù hợp với nội dung đó, song trong quá trình tổ chức điều hành sinh hoạt chi bộ đều phải chấp hành theo một số quy định chung sau:
Kiểm tra số đảng viên dự sinh hoạt; số đảng viên vắng mặt, lý do vắng mặt của từng đồng chí; số đại biểu đến dự (nếu có); đồng chí Bí thư chủ trì và cử thư ký cuộc họp. Báo cáo tình hình thu nộp đảng phí.
Đồng chí chủ trì cuộc họp phải nói rõ lý do, mục đích, nội dung, yêu cầu của cuộc sinh hoạt, chú ý báo cáo rõ những vấn đề trọng tâm của buổi sinh hoạt mà tất cả đảng viên trong chi bộ cần tập trung thảo luận. Đồng chí được phân công chuẩn bị nội dung sinh hoạt báo cáo nội dung đã được chuẩn bị trước chi bộ; yêu cầu báo cáo ngắn gọn, rõ ràng, nhất là đối với những nội dung chủ yếu cần bàn bạc, còn để dành thời gian cho chi bộ thảo luận.
Quá trình tiến hành sinh hoạt phải bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ. Đồng chí chủ trì nêu lên những vấn đề cần thảo luận và phải khơi gợi, dẫn dắt để mọi đảng viên nghiên cứu thảo luận và phát biểu trình bày chính kiến của mình trên tinh thần phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể để tập trung thảo luận làm sáng tỏ các vấn đề nêu ra. Chi bộ cần dành thời gian thỏa đáng để đảng viên trong chi bộ phát biểu và thể hiện chính kiến của mình. Cấp ủy chủ trì hội nghị phải lắng nghe ý kiến của đảng viên và gợi ý những vấn đề cần thiết để đảng viên thảo luận. Những nội dung biểu quyết nhưng đang còn ý kiến khác nhau, chi bộ cần dành thời gian thảo luận kỹ, tạo sự thống nhất trước khi tiến hành biểu quyết. Kịp thời phản ánh, báo cáo với cấp ủy cấp trên những thắc mắc, ý kiến của đảng viên về cả lý luận và thực tiễn đề nghị cấp ủy cấp trên giải đáp. Qua thảo luận dân chủ, cuối cùng những vấn đề đó phải được biểu quyết và thành nghị quyết của chi bộ. Tuỳ tính chất, nội dung cuộc họp mà chi bộ quyết định ra nghị quyết hay không; việc ra nghị quyết nên ngắn gọn, dễ nhớ, trong đó nêu rõ mục tiêu, biện pháp thực hiện, thời gian hoàn thành, đi liền với phân công rõ trách nhiệm của chi uỷ và đảng viên.
5. Đề cao trách nhiệm sinh hoạt chi bộ của đảng viên. Tăng cường sự chỉ đạo kiểm tra của cấp uỷ cấp trên 
Tham gia sinh hoạt chi bộ là trách nhiệm và cũng là quyền lợi của mỗi đảng viên. Không tham gia sinh hoạt chi bộ đầy đủ thì đảng viên sẽ tự tách mình khỏi tổ chức đảng và nhiều lần như thế sẽ bị kỉ luật Đảng (theo quy định của Điều lệ Đảng, đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm tròn nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên). Đảng viên tham gia sinh hoạt góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng viên, của chi bộ. Nâng cao tính phê bình và tự phê bình.
Chất lượng sinh hoạt chi bộ được quyết định chủ yếu bởi trình độ, kinh nghiệm công tác đảng, tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc khoa học dân chủ của chi uỷ và đội ngũ đảng viên. Song sự chỉ đạo, giúp đỡ, kiểm tra thường xuyên của cấp uỷ cấp trên là một yếu tố, có vai trò không nhỏ đối với việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Hay nói một cách khác, sự nỗ lực, cố gắng của chi bộ là quyết định, nhưng sự chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ cấp trên có ý nghĩa quan trọng.
Cấp ủy cấp trên cần xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm trong tháng và hướng dẫn yêu cầu, nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng; cung cấp những tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình tổ chức sinh hoạt chi bộ; phân công đảng uỷ viên tham gia các cuộc sinh hoạt chi bộ và theo dõi giúp đỡ các chi bộ về hoạt động của chi bộ, trong đó có việc thực hiện sinh hoạt chi bộ. Phối hợp với đồng chí phụ trách đơn vị và chi uỷ để tạo ra sự phối hợp, thống nhất giữa hoạt động của chi uỷ, chi bộ với các hoạt động khác trong cơ quan, đơn vị. Cấp uỷ cấp trên cần bồi dưỡng kiến thức, phổ biến kinh nghiệm công tác đảng cho chi uỷ trong đó có kiến thức và kinh nghiệm về sinh hoạt chi bộ.
Cấp ủy cấp trên phải tăng cường việc chỉ đạo, kiểm tra đối với việc sinh hoạt chi bộ, thường xuyên kiểm tra việc sinh hoạt chi bộ bằng nhiều hình thức; có thể kiểm tra theo định kỳ hoặ

Tài liệu đính kèm:

  • docchi bo hieu 20.4.doc
  • docxBìa SKKN.docx
  • docxMỤC LỤC SKKN hieu.docx