Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh tiểu học

 II / Phần hướng dẫn theo đối tượng :

 1 / Đối tượng học sinh viết đúng nhưng chưa đẹp :

Tôi ra bài, yêu cầu các em luyện viết vào vở ôly.Trước khi viết bài, tôi nhắc lại tư thế ngồi viết cách cầm bút. Sau khi các em viết xong, tôi kiểm tra , uốn nắn sửa lỗi cho từng em, gọi trực tiếp các em lên sửa lỗi ngay ở bảng lớp.

 Ví dụ : - Chữ có nét cong của học sinh thường viết không kín và thẳng nét .

- Khoảng cách giữa các con chữ chưa đều, nét các con chữ chưa liền mạch ở mỗi chữ .

 

doc 8 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2291Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh nghiệm rèn chữ viết
cho học sinh tiểu học
A. đặt vấn đề
 Rèn chữ viết là một vấn đề quan trọng đối với học sinh tiểu học. Nó cung cấp cho học sinh mẫu chữ viết và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng mẫu chữ trong học tập và giao tiếp. Chữ viết có liên quan mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác. Nếu chữ viết rõ ràng, đúng mẫu, viết tốc độ nhanh thì học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài nhanh, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao. Chữ viết xấu, kém, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng học tập . rèn chữ viết nó còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh tiểu học những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như: Tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật, óc thẩm mỹ tính kiên trì ... Thủ tướng phạm Văn Đồng nói: "Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người . Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài , đọc vở của mình".
Để đạt được mục tiêu quan trọng của nghành, chúng ta đã không ngừng đổi mới và chuyển mình từ thấp đến cao: Chương trình thay sách ; kế hoạch học hai buổi / tuần (đối với học sinh từ lớp 1đến lớp 3) đã có kế hoạch và triển khai ở các trường học. Hiệu quả giáo dục đã khá rõ nét .
Là một giáo viên công tác tại trường tiểu học Hải Nhân B tôi luôn lo lắng, trăn trở về vấn đề "Rèn chữ viết cho học sinh tiểu học ". Vì sao vậy?
Trường tiểu học hải Nhân B là một đơn vị đóng trên địa bàn có mặt bằng dân trí chưa cao , đời sống nhân dân còn thiếu thốn nhiều đường sá đi lại còn khó khăn, sự quan tâm tới việc học tập của con em phụ huynh còn hạn chế, trường có số lớp ít ( 6lớp )...
Phong trào vở sạch chữ đẹp đã và đang triển khai ở tất cả các khối lớp trong trường. Phát huy truyền thống và giữ gìn nét đẹp văn hoá mà cha ônh ta từ xưa đã để lại "Rèn nét chữ, luyện nết người." để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vậy phải làm gì ? Làm như thế nào ?
B. giải quyết vấn đề
Ngay từ buổi đầu nhận lớp tôi đẫ kiểm tra phân loại đối tượng học sinh: 
1. Đối tượng học sinh viết đúng nhưng chưa đẹp 
2. Đối tượng học snh viết đẹp nhưng chưa đều.
3. Đối tượng học sinh viết đều , đẹp nhưng tốc độ chậm .
Sau đó tôi đã mạnh dạn trao đổi cùng chi bộ ,ban giám hiệu tổ chuyên môn của nhà trường tạo điều kiện cho tôi về thời gian, cơ sở vật chất ... và giúp đỡ tôi hoàn thành công việc "Rèn nét chữ cho học sinh tiểu học ". Mặt khác, tôi đã trực tiếp gặp và trao đổi cùng các bậc phụ huynh của học sinh lớp mình phụ trách, trao đổi cụ thể về tình hình học tập, về kế hoạch thực hiện trong năm học để có nét chữ đep, nét chữ truyền thống"Chữ nét thanh , nét đậm". Tôi mong các bậc phụ huynh thông cảm, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
I. Phần hướng dẫn chung:
Tromg những giờ dạy luyện viết, vào đầu giờ tôi không quên hướng dẫn các em về ; tư thế ngồi viết - vấn đề này là khâu quan trọng không thể thiếu được trong giờ học của các em nó không những đem lại cho các em kỹ năng viết chữ đẹp mà nó còn đem đến cùng các em thói quen, óc thẩm mỹ và cơ thể phát triển đều đặn, khoẻ mạnh, tránh được một số bệnh tật: Cận thị mắt, cong vẹo cột sống vv... Đó là: "Cô dặn em: 
1. Khi viết phải ngồi ngay ngắn, thoải mái :
- Lưng thẳng.
- Không tỳ ngực vào bàn.
- Đầu hơi cúi.
- Mắt cách vở 25-35cm. 
- Tay phải cầm bút.
- Tay trái tỳ nhẹ lên mép vở để giữ . 
- Hai chân để song song thoải mái. 
2. Cách cầm bút:
- Cầm bút bằng ba ngón : Ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa .
 - Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mền mại, thoải mái. 
- Tuyệt đối không được cầm bút tay trái ".
 Trong phòng học của lớp đã có bảng mẫu chữ cái (1bộ) trang trí cùng một số con chữ mẫu và các bài viết đẹp của học sinh năm trước.
Đầu tiên tôi tiến hành dạy luyện nét chữ hoa truyền thống: nét thanh nét đậm A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G H, I, K, L,M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T , U, Ư, V, X, Y .
Tiếp theo tôi luyện cho các em kiểu chữ thường: nét thanh nét đậm a,ă,â,b,c,d,đ,e,ê,g,h,i,k,l,m,n,o,ô,ơ,p,q,r,s,t,u,ư,v,x,y.
+ Luyện viết các dấu thanh : 
- Luyện viết các số : 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
 - Dạy cho các em nhận dạng phân nhóm các con chữ theo từng nhóm:
+ Luyện nhóm chữ theo kích thứơc:
Ví dụ : Chữ một ô ly: a,o,c,e,n,m,u,x,v
 Chữ 1,25 ôly: s , r 
 Chữ 1,5 ôly : t
 Chữ 2 ôly: d, đ, p,q
 Chữ 2,5 ôly: l, h, k, b, y, .
+ Luyện viết nhóm chữ theo nét.
Ví dụ : Chữ nét cong: c , o , a.
 Chữ nét thẳng: đ , d , q , p
 Chữ nét móc: n , m 
 Chữ nét xoắn: r , s.
 Chữ nét thắt: v , b
 Chữ nét khuyết: b, l, h, k.
Phần hướng dẫn chung các vấn đề đã trình bày ở trên, bản tân tôi luôn thao tác nhiều hoạt động cùng học sinh kết hợp nghe - nhìn - viết song song. Trong giờ học, tôi luôn tạo tình huống vui vẻ thoả mái ở học sinh: Thi đua đố miệng về nhóm chữ, kiểu chữ; thi đua viết ở bảng lớp: Từng nhóm học sinh; Thi đua ở vở ô ly và ở luyện viết của các em các bài đẹp được cả lớp tuyên dương và noi theo. Sự tiến bộ của các em đã ngày một rõ nét, các em dã có được kiến thức cơ bản (các vấn đề đã nêu ở trên). Giờ đây tôi tiến hành ở các bài viết cụ thể đối vớ từng đối tượng học sinh của mình .
 II / Phần hướng dẫn theo đối tượng :
 1 / Đối tượng học sinh viết đúng nhưng chưa đẹp :
Tôi ra bài, yêu cầu các em luyện viết vào vở ôly.Trước khi viết bài, tôi nhắc lại tư thế ngồi viết cách cầm bút. Sau khi các em viết xong, tôi kiểm tra , uốn nắn sửa lỗi cho từng em, gọi trực tiếp các em lên sửa lỗi ngay ở bảng lớp.
 Ví dụ : - Chữ có nét cong của học sinh thường viết không kín và thẳng nét . 
- Khoảng cách giữa các con chữ chưa đều, nét các con chữ chưa liền mạch ở mỗi chữ .
 Trên cơ sở sửa lỗi cùng học sinh tôi yêu cầu các em về nhà viết lại hôm sau kiểm tra. Lúc đầu tôi luyện viết cho các em một đoạn thơ, một đoạn văn. Sau đó các em viết cả bài thơ, bài văn. Các em luyện viết ở vở ôly và vở luyện viết mẫu. Các bài viết của các em đã được tôi trực tiếp trao đổi sửa lỗi cùng các em trong giờ học, giờ giải lao. Tôi thấy các em rất ý thức trong việc luyện chữ của mình .
 2 / Đối tượng học sinh viết đẹp nhưng chưa đều:
 ở đối tượng này, bài viết mẫu ở vở luyện viết và bài viết mẫu của giáo viên rất quan trọng. Tôi đã cho các em quan sát mẫu trước khi viết. Trongkhi các em viết bài tôi luôn nhắc nhở các em về khoảng cách chữ với chữ các con chữ trong từng chữ và độ cao đặc điểm của từng con chữ (dựa vào ôly có trong vở của các em).
Song song với việc kiểm tra, uốn nắn học sinh tại lớp tôi đã động viên các em viết bài ở nhà phải thận trọng trong khi viết:tập trung cao cẩn thận và kiên trì. tôi đã đưa một số gương luyện viết chữ đẹp thành công trong thực tế và trên sách báo tôi sưu tầm các bài viết đẹp của các bạn học sinh đạt giải tỉnh, giải quốc gia phô tô cop pi gửi tới học sinh từng bản nhằm khích lệ tinh thần học tập của các em ngày càng cao.
	ở một số giờ thực hành, sau khi viết bài xong các em đã biết lỗi của mình. Từng nhóm các em thi đua nhau viết lại các tiếng mà mình mắc lỗi ở bảng lớp, vở ôly. Học sinh có lỗi sai sẽ đọc chữ đó lên để bạn viết. Sau đó cùng trao đổi về vấn đề mình mắc lỗi để cùng sửa sai sau này sẽ viết đúng và đẹp hơn. Ngược lại học sinh sẽ đố nhau về luật viết đẹp đối với thơ 6-8 thơ 4 (5) chữ... Bài văn dài. Cách trình bày ở từng khổ giấy đối với từng bài viết cụ thể.
3 . Đối với học sinh viết đều, đẹp nhưng tốc độ chậm.
	ở đối tượng này, trước hết tôi tìm hiểu từng học sinh, luôn gần gũi học sinh để biết được nguyên nhân. Tôi nhận thấy rằng, đa phần các em đưa nét bút chậm, khi viết xong một chữ các em dừng bút một lúc rồi mới viết tiếp và phải nhìn bài bạn để chép. Vì vậy, ở mỗi giờ luyện viết tôi luôn chú ý các em phải biết phối hợp nghe - viết, viết với tốc độ nhanh dần. Lúc đầu, tôi đọc bình thường, tiếp theo tôi đọc nhanh hơn và sau đó tôi đọc đúng tốc độ, tôi thấy các em đã làm quen khá tốt. Việc chấm chữa bài ở đối tượng này đã bớt phần khó khăn, các bài viết của các em đã luôn luôn được tuyên dương. ở các em, mẫu chữ sáng tạo,mẫu chữ nghiêng nét thanh nét đậm đã được hình thành ở các bài văn, bài thơ. Các em đã thể hiện độc đáo trong cách trình bày bài viết của mình.
	Song song với việc luyện viết chữ đẹp ở giờ học luyện viết. ở các giờ học khác, bản thân tôi luôn chú trọng đến vấn đề trình bày, viết chữ của các em. ở tất cả các môn học, vở ghi của các em được đánh giá xếp loại hàng tháng một cách công bằng, thiết thực và hiệu quả ở lớp. Sau đó nhà trường tiến hành kiểm tra và ghi nhận kết quả của các em: Tuyên dương trước cờ, bài viết mẫu lưu lại ở nhà trường làm tư liệu.
	Phong trào vở sạch chữ đẹp đã triển khai ở từng khối lớp trong nhà trường nói chung và lớp 5A nói riêng khá hiệu quả. Qua việc triển khai"Rèn chữ viết cho học sinh tiểu học", bản thân tôi đã áp dụng vào thực tế ở cơ quan mình công tác. Bằng những kinh nghiệm học hỏi ở các đồng nghiệp có tay nghề cao. Bằng những kinh nghiệm qua sách báo, thông tin giáo dục, bằng những vốn kinh nghiệm sẵn có của bản thân cùng với sự lãnh chỉ đạo giúp đỡ của chi bộ, của ban giám hiệu và tổ chuyên môn của trường tiểu học Hải Nhân B đã tạo điều kiện tốt để tôi hoàn thành xuất sắc công việc của mình.
c. kết luận
Việc "rèn chữ viết cho học sinh tiểu học" là một vấn đề cần thiết và khó khăn trong nghành giáo dục của chúng ta . Song để đạt được mục đích cao trong việc " trồng người ", người giáo viên cần:
	- Nắm được đặc điểm tâm lý của trẻ.
	- Nắm được đặc thù của địa phương nơi mình công tác.
	- Nắm được trình độ từng đối tượng học sinh của mình .
	- Nắm vững mục tiêu của môn học.
	- Có được phương pháp dạy học đạt hiệu quả .
	- Hình thức dạy học sinh động phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
	- Phối kết hợp cùng gia đình học sinh .
	- Động viên học sinh đúng lúc, đúng chỗ.
	- Đánh giá bài viết công bằng.
	- Say mê, tìm tòi những cái hay, cái đẹp truyền thụ đến các em.
- Kiên trì, chịu khó khắc phục tháo gỡ khó khăn.
- Luôn luôn tôn trọng học sinh.
Bằng những biện pháp áp dụng vào thực tế ở trường tiểu học Hải Nhân B, trong hai năm qua bản thân tôi đã thấy mình có được một số kinh nghiệm nhỏ trong việc "rèn nét chư,luyện nết người". Kết quả sau khi luyện viết các em đã có được nét chữ đều, đẹp, có sáng tạo.Với các nhóm chữ các em đã khắc sâu: Độ cao, các nét, các thế chữ cơ bản các em đều vận dụng vào tất cả các môn học.
Kết quả cụ thể ở trường:
Năm học 2003 - 2004- Lớp5A
Tổng số
học sinh
24 em
Đầu năm
Học kỳ I
học kỳ II
Ghi chú
loạiA
LoạiB
LoạiC
loạiA
LoạiB
LoạiC
loạiA
LoạiB
LoạiC
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Vở
17
70,6
5
21
2
8,2
24
100
0
0
0
0
24
100
0
0
0
0
Chữ
4
17
16
66
4
17
8
34
15
62,5
1
4.1
14
58
10
41,6
0
0
Năm học 2004 - 2005 - lớp 5A
Tổng số
học sinh
24 em
Đầu năm
Học kỳ I
học kỳ II
Ghi chú
loạiA
LoạiB
LoạiC
loạiA
LoạiB
LoạiC
loạiA
LoạiB
LoạiC
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Vở
20
13
4
17
0
0
24
100
0
0
0
0
24
100
0
0
0
0
Chữ
6
25,5
17
70,6
1
4,2
12
50
12
50
0
0
20
83
4
17
0
0
Cùng với việc rèn chữ viết cho học sinh của lớp, tôi dược nhà trường giao cho nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh viết chữ đẹp của trường kết quả đạt được ở cấp huyện:
Tổng số H/S
toàn trưòng
Tổng số lớp
Năm học
Tổng số H/S
dự thi
Tổng số h/S
đạt giải
184
7
2003 -2004
9
5 - Khuyến khích
164
6
2004 - 2005
7
5 - KK(1 giải nhì)
 	Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã vân dụng vào đơn vị trường tiểu học Hải Nhân B. Tôi nhận thấy học sinh có được nét chữ đẹp và cơ thể phát triển toàn diện, khoẻ mạnh. Các em học có nhiều tiến bộ ở môn luyện viếtvà tất cả các môn học. Khi các em đã có niềm say mê thì việc truyền thụ kiến thức thuận lợi hơn, điều đó tạo điều kiện tốt đến các em và hiệu quả giáo dục cao.
	Tôi tin rằng các bạn áp dụng kinh nghiệm này vào đơn vị mình ắt sẽ có hiệu quả. Để giáo dục của chúng ta ngày càng phát triển trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Rất mong đựoc sự đóng góp ý kiến chân tình của tất cả các đồng nghiệp. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn./. 
 Hải Nhân, ngày 02 tháng 4 năm 2005
 Người viết
 Lê Thị Tý

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Ty 04-05.doc