Phát triển kỹ năng nói và đánh giá kỹ năng nói của học sinh thông qua chủ đề bài học bằng hình thức thuyết trình
Sau mỗi chủ đề bài học giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị một bài nói theo gợi ý của giáo viên. Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. Biện pháp này giáo viên thường áp dụng sau khi kết thúc một đơn vị bài học.
Ví dụ: Sau khi kết thúc bài 15. Unit 15: What would you like to be in the future?
Giáo viên hướng dẫn học sinh và dành khoảng thời gian 5 phút yêu cầu học sinh chuẩn bị một bài nói về nghề nghiệp tương lai mà mình mong muốn với độ dài không quá một phút. Giáo viên khuyến khích học sinh có năng khiếu học tiếng Anh sáng tạo và động viên học sinh còn hạn chế trong việc tiếp thu bài cố gắng viết theo mẫu giáo viên hướng dẫn.
Sau khi học sinh chuẩn bị xong bài nói của mình, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhóm đôi và luyện nói với bạn khoảng 3 phút. Sau đó giáo viên mời 2 hoặc 3 học sinh lên bảng trình bày bài nói của mình đã chuẩn bị. Học sinh lắng nghe, đặt câu hỏi và nhận xét.
Sau khi con nấu hoàn thiện, lúc ăn là lúc mẹ đánh giá xem con nấu ngon hay không. Như vậy có thể thấy, đánh giá thường xuyên (hay là quá trình người mẹ hướng dẫn, hỗ trợ con) sẽ giúp tác động trực tiếp vào kết quả sản phẩm. Trong khi đánh giá định kỳ có một vai trò khác, chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng và không còn tác động được vào quá trình làm ra sản phẩm ấy nữa. Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học, việc thực hiện đánh giá thường xuyên quan trọng hơn đánh giá định kỳ bởi chỉ với đánh giá thường xuyên, giáo viên mới hỗ trợ trực tiếp cho các em học tập và tác động lên kết quả của quá trình ấy. Việc lấy kết quả điểm số của đánh giá định kỳ chỉ nhằm xác định xem quá trình đánh giá thường xuyên có đem lại kết quả tốt hay không. Đối với môn tiếng Anh ở bậc Tiểu học, mục tiêu là phải đáp ứng bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhưng thời gian để thực hành lại rất ít, chỉ có hai tiết/tuần đối với trường dạy tiếng Anh tự chọn, còn đối với trường dạy theo Đề án thì sắp xếp bốn tiết/ tuần. Thực tế, môn học này rất cần nhiều thời gian thực hành sau mỗi phần bài mới, do đó khi học tiếng Anh thì học sinh rất ít hoặc ngại thực hành nói. Chính vì vậy giáo viên cần linh hoạt đổi mới phương pháp dạy học cũng như các hình thức tổ chức lớp học nhằm giúp các đối tượng học sinh phát huy hết khả năng và tiếp thu bài một cách hiệu quả nhất. Vậy thực hiện đánh giá thường xuyên trong các giờ học như thế nào? Hoạt động này có làm “nặng” thêm cho giờ dạy của giáo viên không? Để đánh giá được khả năng tiếp thu bài trong quá trình học của học sinh, khả năng giao tiếp của các em cũng như giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh. Tôi xin đưa ra một số biện pháp đánh giá kỹ năng nói dành cho học sinh lớp 5 mà tôi đã tích lũy được trong quá trình học tập và giảng dạy thông qua chuyên đề “Một vài biện pháp đánh giá kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân ”. II. Mục đích nghiên cứu: Đối với giáo viên: Việc nghiên cứu này nhằm tìm ra biện pháp giúp giáo viên có biện pháp đánh giá kỹ năng nói của học sinh, giáo viên không tốn quá nhiều thời gian vào việc tổ chức kiểm tra nói thường xuyên và định kỳ. Đối với học sinh: Giúp các em giảm áp lực, căng thẳng khi học và trong các đợt kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ; bên cạnh đó, giúp cho học sinh trở nên tự tin, năng động hơn trong giao tiếp tiếng Anh; phát huy được tính sáng tạo của các em trong khả năng thuyết trình. Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề Căn cứ Chỉ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết hội nghị Trung Ương 8 khóa XI về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục: Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và theo kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo. Tiếp tục xây dựng các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ. Thông tư 22/2016/TT-BGD-ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi bổ sung Thông tư 30/2014/TT-BGD-ĐT về việc đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học. Căn cứ vào tình hình học tiếng Anh của học sinh tại trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân. Hiện nay, việc học tiếng Anh dùng để giao tiếp là rất cần thiết cũng như đứa trẻ khi biết đọc viết thì phải biết nghe và nói trước. Nghe và nói là những kỹ năng quan trọng trong việc dạy tiếng Anh để giúp học sinh có khả năng giao tiếp tốt và đạt hiệu quả cao. Đa số các em học sinh tại trường tôi rất ngại nói tiếng Anh trong các giờ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Tâm lý ngượng ngùng, dè dặt và ngại các bạn cười khi nói sai. II. Thực trạng vấn đề: Trong những năm học qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana đã quan tâm nhiều đến công tác dạy và học tiếng Anh của các trường. Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về công tác giảng dạy do Phòng Giáo dục huyện Krông Ana và Sở Giáo dục tỉnh Đăk Lăk tổ chức. Bên cạnh đó, nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tiếng Anh được tham gia các lớp chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy, thao giảng, nghiên cứu cách thức ra đề kiểm tra. Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh tại trường; các loại sách Tiếng Anh dành cho cấp Tiểu học, băng đĩa, máy chiếu, loa và một số đồ dùng dạy học khác. Vì vậy mà chất lượng dạy học bộ môn tiếng Anh ngày càng được nâng cao rõ rệt. Học sinh của trường đa số là người dân tộc Kinh, các em được quan tâm, trang bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập, khả năng tiếp thu bài của các em khá tốt và tương đối đồng đều. Tuy nhiên, trong chín năm công tác tại trường tôi nhận thấy một số hạn chế của học sinh khi học bộ môn này như: Học sinh có thói quen viết ra giấy và cầm đọc. Qua thống kê, khảo sát số học sinh có thói quen này chiếm đến 67%; Trong một lớp học, những học sinh có khả năng tiếp thu bài tốt thường dành cơ hội nói nhiều hơn so với học sinh tiếp thu bài chưa nhanh. Số học sinh tiếp thu bài tương đối nhanh chiếm 61%; Một số học sinh có kỹ năng nghe và viết rất tốt nhưng lại ngại thực hành nói, do phát âm ngọng: l/n; r/d; ch/tr,.. Số học sinh này chiếm 35%; Khoảng 15 % số học sinh chưa chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức, chưa thật sự chú tâm vào việc học nên đôi lúc các em không muốn tham gia luyện nói cùng các bạn. Sau đây là bảng thống kê khảo sát đánh giá kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh lớp 5 trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân cuối năm học 2016 – 2017. BẢNG THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH LỚP 5 Tổng số HS Phát âm Ngữ điệu Trả lời câu hỏi Trình bày thuyết trình Chuẩn Chưa chuẩn Đúng Chưa đúng Đúng Chưa đúng Chưa đạt Đạt Sáng tạo SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 56 31 55,3 25 44,7 38 67,9 18 32,1 27 48,2 29 51,8 26 46,4 21 37,5 9 16,1 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Để đánh giá kỹ năng nói của học sinh lớp 5, trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân có hiệu quả và giúp các em tự tin trong giao tiếp, giảm áp lực trong các kỳ kiểm tra định kỳ. Tôi xin đưa ra bốn giải pháp sau: Giải pháp 1: Phát triển kỹ năng nói và đánh giá kỹ năng nói của học sinh thông qua giao tiếp với giáo viên trong các bài học trên lớp. Giáo viên sử dụng biện pháp đánh giá này trong phần mở đầu hoặc kết thúc tiết học. Giải pháp này không chỉ giúp giáo viên đánh giá kỹ năng nói của học sinh mà còn giúp học sinh ôn lại bài đã học hoặc củng cố lại bài vừa học. Ví dụ: Khi bắt đầu bài 7. (Unit 7: How do you learn English? Leson 1) Trước khi bắt đầu tiết học, giáo viên đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài 6 và yêu cầu học sinh trả lời. Teacher’s activities Students’ activities Warm up (chatting) Pre- Reading T asks ss some questions. T: How many lessons do you have today? T: How often do you have English? T: Do you like learning English? T: Do you like watching English cartoons? T: What cartoons do you like to watch? T: Do you like reading English comic books? T: Comments Ss: Answer questions Ss: I have four: Science, English, Vietnamese and Math. Ss: I have English twice a week. Ss:Yes, I do. Ss: Yes, I do. Ss: I like Tom and Jerry. Ss: Yes, I do. I like reading Conan. Giáo viên quan sát lớp học và tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu bài chưa nhanh có cơ hội giao tiếp với giáo viên. Ví dụ ở phần củng cố bài 1 (Unit 1: What’s your address?) giáo viên tiến hành các bước dạy như sau. Teacher’s activities Students’ activities Consolidation (Chatting) Post - writing T asks ss some questions. T: What’s your address? T: What’s it like? T: Who do you live with? T: Asks ss to work in pairs to ask and answer as the model. T: Calls some pairs go to the board T: Asks ss to comments T: Gives comments Ss: Answer questions Ss: It’s in Quynh Ngoc Village, Ea Na commune, Krong Ana District. Ss: It’s small and quite. Ss: I live with my parents and brother. Ss: Work in pair Ss: Practise Ss: Comment Giáo viên đánh giá học sinh thông qua hình thức giao tiếp và đánh dấu vào bảng đánh giá. Mỗi em phải được kiểm tra và đánh giá ít nhất 1 lần/ tháng để giáo viên có kết quả đánh giá chính xác nhất. Giải pháp 2: Phát triển kỹ năng nói và đánh giá kỹ năng nói của học sinh thông qua hình thức nói có sử dụng tranh ảnh trong các tiết học. Giáo viên áp dụng biện pháp này ở phần khai thác tranh trong sách giáo khoa hoặc sử dụng tranh bên ngoài sách khi tiến hành vào bài mới. Giáo viên giới thiệu chủ đề của bài học bằng cách đặt một số câu hỏi (Who, What, Where, How, Why) Học sinh trả lời câu hỏi theo tranh. Phần này thường được áp dụng trong phần: 1(look, listen and repeat). Ví dụ: Unit 9: What did you see at the zoo? Teacher’s activities Students’ activities New lesson -Pre-reading T: Shows picture T: Asks ss some questions. T: Who are they in each picture? T: What are they talking? T: Where did Linda go? T: What’s animals in these pictures? T: Do you like monkeys/elephants/tigers? T: What animals do you like? T: Calls some ss to answer. T: Comments the way ss to answer Ss: Look at the picture Ss: Answer questions Ss: They are Linda and Peter. Ss: They are talking some interesting things about animals. Ss: She went to the zoo Ss: I see some elephants, monkeys and tigers. Ss: Yes, I do. / No, I don’t. Ss: I like elephants/ monkeys/ tigers. Ss: Answer Ở phần này, giáo viên đặt các câu hỏi liên quan đến tranh và theo dõi khả năng phản xạ, cách các em trả lời câu hỏi và đánh giá kỹ năng nói của học sinh thông qua các tiêu chí trong bảng đánh giá. Giải pháp 3: Phát triển kỹ năng nói và đánh giá kỹ năng nói của học sinh thông qua hình thức thực hành nhóm đôi. Giải pháp này được thực hiện thông qua các phần luyện nói trên lớp (point and say and let’s talk). Đây là hình thức kiểm tra nói có kiểm soát (While – Speaking). Học sinh dựa vào tranh và mẫu câu gợi ý để luyện nói. Học sinh thực hành nói tiếng Anh theo cặp, nhóm dưới sự kiểm soát của giáo viên. Giáo viên theo dõi phần trình bày của học sinh và đánh giá kỹ năng nói của các em. Giáo viên tiến hành các bước cụ thể như sau: Sau khi giáo viên dạy xong ngữ liệu mới ở phần 2 và hướng dẫn học sinh luyện tập. Giáo viên yêu cầu học sinh luyện tập nhóm đôi trong thời gian khoảng 3 phút. Sau khoảng thời gian trên giáo viên đưa từng tranh và mời vài cặp học sinh lên thực hành trước lớp. Mỗi tranh giáo viên yêu cầu 2 đến 3 cặp học sinh trình bày trước lớp. Giáo viên yêu cầu các học sinh còn lại nhận xét và sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá, góp ý cho học sinh. Ví dụ: Ở phần 2 point and say (unit 10: When will Sport Day be?) Teacher’s activities Students’ activities 2. Point and say While -practice T: Makes model with a student. T: When will Sport Day be? T: Asks ss to work in pairs and practice with new model sentence. (3minutes) After three minutes, teacher calls some pairs of students present in front of class. T: Shows picture a T: Calls ss to comment T: Comments T: Does like this with picture b, c and d. Ss: I’ll be on Saturday. Ss: Look at the picture Ss: Practice in front of class Ss1: When will Sport Day be? Ss2: It’ll be on Sunday. Ss3: When will Sport Day be? Ss4: It’ll be on Sunday. Ss: Comment (Học sinh lớp 5B trình bày nói nhóm đôi trước lớp) Bên cạnh đó giáo viên cũng có thể đánh giá học sinh qua phần luyện nói tự do (Post – speaking). Giáo viên mời một vài cặp hoặc nhóm học sinh thực hành phần nói. Học sinh vận dụng kiến thức, ngôn ngữ để áp dụng vào các tình huống thực tế. Giáo viên yêu cầu học sinh luyện mẫu câu vừa học với ngôn ngữ riêng của mình mà không cần sự hỗ trợ của giáo viên. Ở phần này các em thường sử dụng thêm những câu hoặc vốn từ vựng mà các em biết nhằm nâng cao kỹ năng của mình. Vậy thông qua phần này giáo viên không chỉ đánh giá được kỹ năng sử dụng tiếng Anh của học sinh mà còn phát hiện được những học sinh có năng khiếu trong môn tiếng Anh. Giáo viên tiến hành như sau: Sau khi học sinh đã luyện tập mẫu câu chính của bài trong phần 2. Giáo viên đặt các câu hỏi liên quan đến chủ đề bài học và yêu cầu học sinh trả lời, giáo viên hướng dẫn các em trả lời theo hướng liên hệ vào thực tế. Giáo viên đặt câu hỏi tương tự với 2 học sinh nữa. Sau đó yêu cầu học sinh thực hành cặp đôi hoặc nhóm trong thời gian 2 phút. Sau khoảng thời gian trên giáo viên mời học sinh thực hành hỏi và trả lời trước lớp. Ở phần này giáo viên khuyến khích học sinh sử dụng ngôn ngữ của mình để thực hành. Các bạn còn lại theo dõi và nhận xét. Sau đó giáo viên nhận xét đánh giá, góp ý để các em hoàn thiện bài của mình. Ví dụ: Phần 3 let’s talk (Lesson 2 unit 10 When will Sport Day be?) Teacher’s activities Students’ activities 3. Let’s talk Post - reading T: Makes model with a good student T: When will Sport Day be? T: What are you going to do? T: Who are you going to play with? T: Where are you going to play? T: Asks ss to work in pairs and practise like model. (2 minutes) T: Calls some ss to practice in front of class. T: Asks ss to comment T: Give comments Ss: It’ll be on Sunday. Ss: I’m go going to play football. Ss: I’m going to play with my friends. Ss: I’m going to play at Buon Trap Second School. Ss: Work in pairs Ss: Practise Ss1: : When will Sport Day be? Ss2: It’ll be on Sunday. Ss1: What are you going to do? Ss2: I’m go going to play badminton. Ss1: Who are you going to play with? Ss2: I’m going to play with my friends. Ss1: Where are you going to play? Ss2: I’m going to play at Buon Trap Second School. Ss: Listen and comment Giải pháp 4: Phát triển kỹ năng nói và đánh giá kỹ năng nói của học sinh thông qua chủ đề bài học bằng hình thức thuyết trình Sau mỗi chủ đề bài học giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị một bài nói theo gợi ý của giáo viên. Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. Biện pháp này giáo viên thường áp dụng sau khi kết thúc một đơn vị bài học. Ví dụ: Sau khi kết thúc bài 15. Unit 15: What would you like to be in the future? Giáo viên hướng dẫn học sinh và dành khoảng thời gian 5 phút yêu cầu học sinh chuẩn bị một bài nói về nghề nghiệp tương lai mà mình mong muốn với độ dài không quá một phút. Giáo viên khuyến khích học sinh có năng khiếu học tiếng Anh sáng tạo và động viên học sinh còn hạn chế trong việc tiếp thu bài cố gắng viết theo mẫu giáo viên hướng dẫn. Sau khi học sinh chuẩn bị xong bài nói của mình, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhóm đôi và luyện nói với bạn khoảng 3 phút. Sau đó giáo viên mời 2 hoặc 3 học sinh lên bảng trình bày bài nói của mình đã chuẩn bị. Học sinh lắng nghe, đặt câu hỏi và nhận xét. Giáo viên theo dõi, nhận xét và góp ý cho học sinh hoàn thiện bài nói của mình. Bài mẫu của giáo viên. Good morning every one. My name’s Minh. I’m in class 5A at Nguyen Viet Xuan Primary School. I like sport and I often play football with my friends after school. I want to be a footballer in the future. Good morning every one. My name’s Hoa. I’m in class 5B at Nguyen Viet Xuan Primary School. I like reading books in my free time. I often read comic books. I go to the library twice a week to borrow them. In the future, I would to be a writer because I want to write books for children. I hope that my dream will be true. Good morning every one. My name’s Minh. I’m in class 5A at Nguyen Viet Xuan Primary School. Today, I would like to talk somethings about my job in the future. At school, I like many subjects such as: Math, English, Music, Vietnamese, Science, PE and IT and Math is my favourite subject. I would like to be a doctor in the future because I would like to work in a hospital and look after patients. In my free time, I often read books and surf the internet to find some information for my projects. I hope that my dream will be true. (Học sinh lớp 5B trình bày phần nói trước lớp) Với các giải pháp đánh giá kỹ năng nói của học sinh như trên, giáo viên lập bảng và đánh giá học sinh qua các tiêu chí như sau: Họ và tên Phát âm Ngữ điệu Trả lời câu hỏi Trình bày Chuẩn Chưa chuẩn Đúng Chưa đúng Đúng Chưa đúng Chưa đạt Đạt Sáng tạo Nguyễn Văn A P P P P IV. Tính mới của giải pháp Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh và các biện pháp đánh giá như thế này luôn diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh so sánh phát hiện sự thay đổi, tiến bộ của bản thân trên con đường chiếm lĩnh kiến thức của cá nhân đã đặt ra. Và các biện pháp đánh giá này luôn đi theo mục tiêu vì sự tiến bộ của học sinh. Học sinh cảm thấy tự tin khi thể hiện khả nãng nói của mình và luôn nỗ lực trong học tập. Các biện pháp đánh giá này đã tạo ra sự phát triển, nâng cao năng lực của người học, giúp các em hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau Đây cũng chính là những điều mà bản thân tôi đang hướng đến trong quá trình làm chuyên đề này. Theo tôi có nhiều cách giúp phát triển kỹ năng nói và đánh giá kỹ năng nói đối với học sinh. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng sử dụng cách rèn kỹ năng nói và đánh giá giống nhau. Có giáo viên chỉ đánh giá vào cuối kỳ hoặc cuối năm như vậy sẽ tốn nhiều thời gian cho giáo viên chuẩn bị. Nếu đánh giá kỹ năng nói xuyên suốt năm học sẽ là giải pháp tốt nhất cho giáo viên và học sinh trong quá trình kiểm tra và đánh giá. Vì vậy cách thức đánh giá kỹ năng nói tôi đưa ra trong đề tài này mang lại hiệu quả cao trong quá trình học nói của học sinh. Quan trọng nhất là học sinh luyện được kỹ năng nói của mình, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh ở trường tiểu học. Giúp các em có nền tảng kiến thức cho các bậc học cao hơn. V. Hiệu quả SKKN Tôi đã áp dụng biện pháp đánh giá này đối với học sinh lớp 5 trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân trong năm học 2017 – 2018 và đang tiến hành với tất cả các khối lớp học trong năm 2018 - 2019. Tôi nhận thấy đa số các em đều tự tin hơn trong giao tiếp. Đặc biệt trong năm học này tôi nhận thấy học sinh lớp 5 đã biết đặt ra mục tiêu trong quá trình học tiếng Anh. Các em học để chiếm lĩnh kiến thức và mong muốn có cơ hội thể hiện kiến thức của mình thông qua các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Bảng thống kê khảo sát kết quả đánh giá kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh lớp 5 cuối học năm học 2017-2018. (khi áp dụng phương pháp đánh giá mới) BẢNG THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH Tổng số HS Phát âm Ngữ điệu Trả lời câu hỏi Trình bày thuyết trình Chuẩn Chưa chuẩn Đúng Chưa đúng Đúng Chưa đúng Chưa đạt Đạt Sáng tạo SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 50 34 68,0 16 32,0 38 76,0 12 24,0 35 70,0 15 30,0 14 28,0 23 46,0 13 26,0 Từ kết quả trên cho chúng ta thấy, nếu giáo viên có đầu tư tốt vào công tác giảng dạy và áp dụng tốt mọi phương pháp giảng dạy làm sao cho phù hợp với năng lực học tập của học sinh thì càng ngày càng gặt hái được chất lượng và hiệu quả vì học sinh thấy thích thú, ham học, học tốt hơn và ghi nhớ lâu hơn. Đối với giáo viên: Ngày càng đam mê công việc giảng dạy hơn vì kết quả gặt hái ngày càng cao. Phần thứ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Sau khi áp dụng các biện pháp này dành cho học sinh lớp 5 của trường tôi, tôi thấy đạt hiệu quả cao. Vì giai đoạn đầu học ngoại ngữ, học sinh rất cần sự tự tin và được nuôi dưỡng niềm yêu thích môn học nên hoạt động đánh giá chủ yếu để khuyến khích và tạo tự tin cho học sinh, không nhằm phân loại, không chê bai hay gây áp lực. - Các hoạt động đánh giá thường xuyên phải gắn liền với nội dung dạy-học, quan tâm đánh giá các năng lực, phẩm chất của học sinh. - Quan tâm đến từng học sinh cụ thể trong hoạt động đánh giá, nhấn mạnh vào những điều học sinh có thể làm được. - Cần phản hồi kịp thời cho học sinh kết quả đánh giá. Giáo viên nên bắt đầu bằng việc khen ngợi những điều học sinh đã thực hiện tốt hoặc các nỗ lực của học sinh để thực hiện nhiệm vụ trước khi góp ý hoặc chỉ ra những chỗ học sinh cần nỗ lực hơn. Giáo viên chủ yếu sử dụng hình thức phản hồi nhận xét bằng lời ngay tại chỗ vớ
Tài liệu đính kèm: