SKKN Một số phương pháp quản lý của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh hỗ trợ bạn cùng lớp

SKKN Một số phương pháp quản lý của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh hỗ trợ bạn cùng lớp

a) Hoạt động sinh hoạt tập thể giúp HS hòa đồng

 Đối với các hoạt động tập thể của nhà trường như: khai giảng đầu năm học, kỉ niệm các ngày lễ lớn: Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 - 10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày thành lập Đoàn 26 - 3, lễ phát động thi đua, lễ sơ kết thi đua, sơ kết học kì, tổng kết năm học chúng tôi đều tác động đến nhận thức của các em bằng hoạt động giáo dục để các em nhận ra ý nghĩa quan trọng của những ngày đó đối với việc bổ sung kiến thức trong học tập, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thực hành, sự lựa chọn nghề nghiệp và đặc biệt học sinh hiểu được sự có mặt của mình là đã góp phần cho sự thành công của những hoạt động tập thể trong trường.

b) Hoạt động sinh hoạt của lớp chủ nhiệm trong tuần để HS cùng chia sẻ

 Trong giờ sinh hoạt cuối tuần, chúng tôi thường đan xen đưa vào giờ sinh hoạt các hoạt động giáo dục khác nhau như tìm hiểu các xã có HS trong lớp, tìm hiểu về một số chủ đề mà các em quan tâm về văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.

c) Hoạt động giáo dục ý thức đạo đức,hỗ trợ lẫn nhau

Trong buổi sinh hoạt đầu tiên của năm học, chúng tôi cho HS học nội qui trường lớp (do BGH và Đoàn thanh niên soạn thảo) đặt ra một số yêu cầu cụ thể riêng, yêu cầu đó được coi như nội quy trong suốt cả năm học. Để học sinh tuân thủ nghiêm túc các nội quy trên thì bản thân tôi cũng đặt ra cho mình những quy định nghiêm khắc về đạo đức nhà giáo như coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, luôn có ý thức phấn đấu về chuyên môn nghiệp vụ, trở thành một tấm gương để các em nhìn vào.

 

docx 63 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 113Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp quản lý của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh hỗ trợ bạn cùng lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 người giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nhật Thăng (chủ biên), Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ
2. Phương pháp dạy học tích cực- Nguyễn Kỳ, NXB GD 1995
3. Tham luận “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông, điều kiện cơ bản góp phần tạo lập nền tảng đạo đức của thanh niên TP. Hồ Chí Minh phát triển bền vững”, PGS- TS Võ Xuân Đàn.
4. Điều lệ trường Trung học phổ thông, Bộ GD& ĐT. 
5. Luật giáo dục 2005, Bộ GD&ĐT
6. Những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết, Nxb Lao động, 2009. 
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Để đạt được mục đích giáo dục toàn diện học sinh, quản lý các em trong việc hỗ trợ lẫn nhau cần phải biết chọn thời điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng lớp, từng học sinh. 
1. Giải pháp 1: Tổ chức xây dựng tập thể lớp đoàn kết gắn bó và chia sẻ
	Giải pháp này được chúng tôi thực hiện trên cơ sở Điều 16. Lớp học
“1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có lớp trưởng và các lớp phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong lớp bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ. Mỗi lớp học được chia thành nhiều tổ học sinh; mỗi tổ học sinh có tổ trưởng và tổ phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong tổ bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ.
2. Hoạt động của lớp học bảo đảm tính dân chủ, tự quản, hợp tác. Mỗi học sinh được chủ động thảo luận, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và của lớp học với sự hỗ trợ của giáo viên.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể số học sinh trong mỗi lớp học theo hướng giảm sĩ số học sinh trên lớp; bảo đảm mỗi lớp học ở các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá 45 học sinh.
4. Số học sinh trong mỗi lớp học của trường chuyên biệt được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt.”
Ngay khi nhận lớp, chúng tôi đã tiến hành làm các việc sau:
a) Xây dựng nội quy lớp
 	Ngoài việc phổ biến cho học sinh biết nội quy nhà trường bắt buộc học sinh phải thực hiện, bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng nội quy riêng cho lớp để các em thực hiện (minh chứng 1 phần phụ lục). Đồng thời chúng tôi cũng đưa những qui định đó ra để trao đổi với cha mẹ HS trong buổi họp CMHS đầu năm lớp 10.
b) Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh theo dụng ý tránh cục bộ
	 Tôi dành sự ưu tiên cho những học sinh có sức khỏe yếu, có bệnh khuyết tật về mắt, khuyết tật về tai. Khi sắp xếp chỗ ngồi chúng tôi chia đều những học sinh có lực học khá, giỏi ngồi xen lẫn với những học sinh có lực học trung bình. Sau khi xếp xong chỗ ngồi cho học sinh, tôi lập sơ đồ lớp và dán vào trang đầu cuốn sổ đầu bài để giáo viên bộ môn tiện theo dõi. Và cứ 4 đến 5 tuần đổi vị trí các bàn để các em cân bằng thị lực cũng tránh được tình trạng CMHS xin xếp chỗ cho con mình theo quan điểm của mỗi người.
c) Bầu ban cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cụ thể 
	Trước khi bầu ban cán sự lớp chúng tôi chủ động xem xét kĩ học lực và hạnh kiểm của một số học sinh với mục đích bầu được một ban cán sự lớp không chỉ có năng lực mà còn nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, có thể thay thế GVCN điều hành, quản lý lớp khi cần. Trong quá trình giao nhiệm vụ, nếu thấy trong ban cán sự lớp những học sinh nào làm không tốt hoặc không hoàn thành nhiệm vụ chúng tôi nhanh chóng thay bằng học sinh khác để tiếp tục quản lý lớp đồng thời thường xuyên chỉ bảo, khuyến khích các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
+ Lớp trưởng: Phụ trách chung (tổ chức, theo dõi mọi hoạt động của lớp).
+ Lớp phó học tập: Phụ trách chung việc học tập của lớp (đôn đốc các tổ trưởng
kiểm tra bài vở của các tổ viên, tổ chức các hoạt động học tập của nhóm)
+ Lớp phó văn thể, đời sống: Tổ chức các hoạt động văn nghệ, tham gia các cuộc thi văn nghệ do nhà trường, Công Đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức. Quan tâm đến đời sống các bạn HS trong lớp.
+ Lớp phó cơ sở vật chất: Phân công việc trực nhật lớp, trực ban, lao động công ích, tổ chức việc giữ gìn bảo vệ tốt cơ sở vật chất của lớp, trường.
+ 3 cán sự bộ môn và 1 cán sự phụ trách về các hoạt động khác.
 1 Cán sự phụ trách các môn khoa học tự nhiên.
 1 Cán sự phụ trách các môn khoa học xã hội.
 1 Cán sự phụ trách môn ngoại ngữ.
1 Cán sự phụ trách các hoạt động khác,đặc biệt chú ý đến đời sống, hoàn cảnh các bạn trong lớp để hỗ trợ khi cần.
+ 1 thư kí lớp: Giữ sổ đầu bài, ghi biên bản các tiết sinh hoạt, các buổi sơ kết thi đua, ghi chép và báo cáo với giám thị tình hình chung diễn ra trong các buổi học.
+ 4 tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động học tập và rèn luyện của các thành viên trong tổ. 
+ Ngoài ra lớp còn có Ban chấp hành chi đoàn: Ban chấp hành chi đoàn theo dõi các mặt hoạt động của các đoàn viên, xây dựng kế hoạch thi đua trong từng tuần, tháng, học kì, có kế hoạch phát triển đoàn viên, tổ chức các hoạt động TDTT, VHVN, làm từ thiện của lớp do nhà trường, Đoàn thanh niên phát động.
2. Giải pháp 2: Phát huy vai trò tự quản, tự tìm hiểu hoàn cảnh các bạn của học sinh.
 GVCN chính là người dẫn đường định hướng cho các em thực hiện tốt các nhiệm vụ. Vì vậy, giao trách nhiệm tự quản cho học cũng đồng nghĩa với việc các em nhận được một trọng trách từ phía GVCN và cần phải gắng sức thực hiện, các em sẽ cảm thấy tự hào, thấy mình có trách nhiệm hơn với bản thân, với tập thể, với giáo viên chủ nhiệm. 
 Những hoạt động tự quản tại lớp mà tôi giao cho học sinh như:
+ Tự quản 15 phút đầu giờ học: Các tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các tổ viên. Kết quả ghi vào sổ theo dõi hàng ngày của tổ trưởng. 
+ Tự quản các giờ học trên lớp: Giữ trật tự và hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài
+ Tự quản trong các giờ luyện tập, ôn tập: Lớp phó học tập chủ động giao nhiệm vụ cho các cán sự bộ môn tham gia chữa những bài tập khó để các thành viên trong lớp tham khảo.
+ Tự quản trong các hoạt động ngoại khoá của lớp, trường.
Qua hoạt động tự quản, HS sẽ tìm cách hỗ trợ các bạn cùng lớp theo bộ môn, theo nhu cầu.
3. Giải pháp 3: Tìm hiểu tâm sinh lí, điều kiện học tập và mong muốn của học sinh
	Chúng tôi đã nhiều năm làm công tác GVCN, thời gian đó đủ chiêm nghiệm thực tế, để hiểu nhân tố tạo nên sự thành công cho một GVCN. Theo chúng tôi, việc nắm bắt các yếu tố tâm lý học sinh là một việc vô cùng quan trọng. 
	Từ tâm lí học sinh, người giáo viên chủ nhiệm có thể hiểu rõ hơn những đặc điểm trong đời sống tinh thần của các em. Tâm lí học sinh ở lứa tuổi THPT sẽ là cái nền, dựa trên cơ sở đó, GVCN kết hợp với hoàn cảnh gia đình các em sẽ có phương pháp riêng tác động tới từng học sinh. 
 Là GVCN, chúng tôi luôn chú ý giải pháp 3T của mục tiêu GD theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực: Tận tâm- Tận lực- Tận tụy.
	Trong công tác GVCN chúng tôi đã từng áp dụng 5 quy tắc sau trong việc giáo dục toàn diện học sinh:
- Quy tắc 2H (Hiểu rõ - Hợp tác)
- Quy tắc 2Q (Quan tâm - Quan sát)
- Quy tắc 2N (Nghiêm khắc - Ngọt dịu)
- Quy tắc 2Đ (Động viên - Định hướng)
- Quy tắc 2T (Tâm huyết - Trách nhiệm)
Điều này sẽ giúp chúng tôi dễ và sớm tiếp cận đời sống tinh thần và nội tâm của các em. Từ đó, chúng tôi sẽ có điều kiện để hiểu tâm lí các em hơn. Thường HS không muốn gần gũi, chia sẻ với thầy cô cao tuổi nên dễ tạo một khoảng cách lớn giữa HS và GVCN. Qua thực tiễn làm công tác chủ nhiệm tôi nghiệm ra điều đó. Chính bởi vậy, để gần gũi với các em, chúng tôi phải chủ động thay đổi mình, đôi lúc phải tỏ ra teen một chút trong cách trò chuyện với các em, phải cố gắng làm sao để các em không ngại chia sẻ với mình mọi rắc rối trong cuộc sống chứ không phải chỉ là chuyện học tập. 
 Lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, ước mơ của các em cũng là cách để tôi hiểu các em. Để làm được điều này, trong các giờ học, trong những câu chuyện giữa cô - trò, trong giao tiếp hằng ngày, hoặc qua lá thư nhỏ để các em nói ra những suy nghĩ, trăn trở, momg muốn của bản thân. Từ đó, hướng các em đến với những hành động tích cực.
4. Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động giáo dục tạo sự gắn kết
	Ngoài hoạt động dạy và học trên lớp, chúng tôi còn tổ chức các hoạt động giáo dục vừa nhằm mục đích giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh đồng thời kích thích khả năng học tập ở các em thông qua một số hoạt động giáo dục:
a) Hoạt động sinh hoạt tập thể giúp HS hòa đồng
	Đối với các hoạt động tập thể của nhà trường như: khai giảng đầu năm học, kỉ niệm các ngày lễ lớn: Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 - 10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày thành lập Đoàn 26 - 3, lễ phát động thi đua, lễ sơ kết thi đua, sơ kết học kì, tổng kết năm học chúng tôi đều tác động đến nhận thức của các em bằng hoạt động giáo dục để các em nhận ra ý nghĩa quan trọng của những ngày đó đối với việc bổ sung kiến thức trong học tập, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thực hành, sự lựa chọn nghề nghiệp và đặc biệt học sinh hiểu được sự có mặt của mình là đã góp phần cho sự thành công của những hoạt động tập thể trong trường.
b) Hoạt động sinh hoạt của lớp chủ nhiệm trong tuần để HS cùng chia sẻ
 Trong giờ sinh hoạt cuối tuần, chúng tôi thường đan xen đưa vào giờ sinh hoạt các hoạt động giáo dục khác nhau như tìm hiểu các xã có HS trong lớp, tìm hiểu về một số chủ đề mà các em quan tâm về văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao...
c) Hoạt động giáo dục ý thức đạo đức,hỗ trợ lẫn nhau
Trong buổi sinh hoạt đầu tiên của năm học, chúng tôi cho HS học nội qui trường lớp (do BGH và Đoàn thanh niên soạn thảo) đặt ra một số yêu cầu cụ thể riêng, yêu cầu đó được coi như nội quy trong suốt cả năm học. Để học sinh tuân thủ nghiêm túc các nội quy trên thì bản thân tôi cũng đặt ra cho mình những quy định nghiêm khắc về đạo đức nhà giáo như coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, luôn có ý thức phấn đấu về chuyên môn nghiệp vụ, trở thành một tấm gương để các em nhìn vào.
d) Hoạt động đánh giá kết quả học tập, rèn luỵên và phân công HS khá giỏi kèm HS yếu kém
 Sau khi nghe nhận xét đánh giá các mặt hoạt động trong tuần do lớp trưởng tổng kết, chúng tôi dành khoảng 10-15 phút phân tích cho từng học sinh hiểu được những đóng góp các em đối với hoạt đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_phuong_phap_quan_ly_cua_giao_vien_chu_nhiem_tron.docx