SKKN Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4

SKKN Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4

Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với các em và đảm bảo an toàn cho các em.

Tạo điều kiện tốt nhất cho các em vui chơi.

Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cần giúp các em hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa chọn, cố gắng không chỉ trích các quyết định của các em. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt động.

Cô giáo, cha mẹ giúp các em phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để các em thực hiện ý thích đó.

Ví dụ: Một số học sinh thích vẽ, ngoài việc cho các em học năng khiếu vẽ thì cô giáo, cha mẹ có thể cho các em thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho các em cách lưu giữ các bức tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính các em hoặc triển lãm tranh của các em ở góc nhỏ trong nhà, trong lớp. Hay học sinh thích học nhạc thì tạo điều kiện để các em được tham gia các câu lạc bộ ở trường để các em có đủ tự tin biểu diễn trên sân khấu trong những ngày lễ lớn của trường tổ chức: 20/11; 26/3, 30/4, .

 

doc 17 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1592Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài giờ lên lớp nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục. 
b. Thành công và hạn chế:
b.1. Thành công
Quá trình nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm được tiến hành trong thời gian từ đầu năm học 2014- 2015 tới thời điểm hiện tại với lớp dạy kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Trong các tiết học trên lớp các em hào hứng, tích cực hoạt động hơn, các em biết chăm chú lắng nghe, thực hành một cách tương đối chính xác, mạnh dạn, tự tin trình bày trước lớp. Đặc biệt học sinh tự tin cố gắng vươn lên trong học tập, rất nhiều học sinh tiến bộ một cách rõ rệt.
b.2. Hạn chế:
Tuy nhiên vẫn còn một số em do rụt rè từ những lớp nhỏ hoặc do ảnh hưởng lớn từ môi trường gia đình nên việc giáo dục kĩ năng sống cho các em cần phải có nhiều thời gian mới thực hiện được.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
c.1. Mặt mạnh:
Học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật. Các em có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời.
 c.2. Mặt yếu: 
Bên cạnh đó vẫn còn một số em kiến thức còn hạn chế do khả năng tiếp thu chậm nên việc thực hiện các kĩ năng sống rất khó khăn.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Hiện tượng trẻ em còn lơ mơ khi phải xử lý những tình huống của cuộc sống thực, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn, thiếu sáng kiến và dễ nản chí ngày càng nhiều. Nguyên nhân do đâu? Phải khẳng định rằng, trước hết do giáo dục. Nhiều vấn đề của xã hội hiện tại tác động đến trẻ chưa được cập nhật, bổ sung vào chương trình giáo dục nhà trường. Việc định hướng chưa đúng các giá trị là nguyên nhân gây ra những hiện tượng đáng tiếc trong ứng xử của trẻ. Phương pháp giáo dục nhồi nhét, không tạo được cho trẻ khả năng tư duy, óc phân tích, suy luận, phán đoán, không tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm những vấn đề thực trong cuộc sống hiện đạiQua nhiều năm thực tế giảng dạy ở trường, bản thân nhận thấy kĩ năng sống học sinh chưa tốt là do những nguyên nhân sau:
Giáo viên và người lớn chưa thật gần gũi, thân thiện với học sinh.
 	Việc rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học còn hạn chế.
 	Rèn kĩ năng sống qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi còn chưa sâu sát.
 	Giáo viên khuyến khích động viên khen thưởng học sinh còn ít, chưa kịp thời.
 	Công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản chưa nhiều.
 	Chính việc thiếu hụt nghiêm trọng các kĩ năng sống do sự hạn chế của giáo dục gia đình và nhà trường, xã hội là nguyên nhân trực tiếp khiến học sinh gặp khó khăn trong xử lí với tình huống thực của cuộc sống.
 	e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
	Học tập là một nhu cầu thường trực của con người trong mọi thời đại. Học tập không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường sống xung quanh. Kỹ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay còn nặng nề về kiến thức trong khi những tri thức vận dụng cho đời sống hằng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
	Mặc dù, ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống đã được đề cập đến, tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao.
	Các chuyện gia cho rằng: một khiếm khuyết rất lớn trong giáo dục và đào tạo học sinh là Chúng ta mới chỉ nghiêng về đào tạo mà coi nhẹ phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
	Qua thực tế giảng dạy lớp 4, tôi thấy kỹ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kỹ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét đánh giá về sự việc chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực.
3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Tìm hiểu những cơ cở lí luận, cơ sở thực tiễn, những thận lợi và khó khăn của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.
 	Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống. 
 	 Đưa ra một số phương pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
 	Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm sau khi áp dụng đề tài.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, bản thân sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.
Tiếp theo trong tuần đầu, bản thân cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...Và tiếp tục qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.
	Biện pháp 2: Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao bản thân đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học; An toàn giao thông, .... để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.
Trong chương trình lớp 4, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo dục kĩ năng sống cho các em, đó là các kĩ năng giao tiếp xã hội, như: Viết thư, Điền vào giấy tờ in sẵn, Giới thiệu địa phương,... được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Bản thân chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. Bên cạnh đó, nhiều bài Luyện từ và câu có nội dung rèn luyện các nghi thức lời nói, nhiều bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành một số kĩ năng giao tiếp cộng đồng như mẫu đơn, thư,hoặc cung cấp những câu chuyện mà qua đó học sinh có thể rút ra những nội dung rèn kĩ năng sống. Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.
Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, đóng vai, trò chơi,Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, nói lời đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn
Ví dụ: Khi dạy Tập làm văn các bài: “Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân”, “Luyện tập giới thiệu địa phương”, hay môn Đạo đức bài: “Biết bày tỏ ý kiến” bản thân tổ chức cho các em đóng vai, chơi trò chơi. Sau vài lời khuyến khích đầu tiên, bản thân tổ chức cho các em đứng thành vòng tròn đóng vai, giới thiệu, bày tỏ ý kiến, Lúc đầu các em rất ái ngại không tự tin khi đóng vai, bày tỏ ý kiến trước lớp nhưng bản thân đã kịp thời nhắc nhở các em những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi trường hòa đồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng những câu nói rõ ràng, chắc gọn, mạnh dạn hơn.
Các kĩ năng được phát triển từ dễ đến khó. Sau bài học giới thiệu là những bài học như khám phá, tư duy hiệu quả và đặc biệt kĩ năng làm việc đồng đội. Bản thân luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phương pháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mạnh hơn qua việc học nhóm. 
Ví dụ: Khi dạy bài: “Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị” môn Luyện từ và câu: Bản thân cho học sinh chuẩn bị những hộp thư: Yêu cầu, đề nghị và tổng kết lại vào cuối tiết. Em nào nêu được nhiều câu yêu cầu, đề nghị lịch sự nhất sẽ được tuyên dương. Không những vậy bản thân tổ chức cho các em trao đổi : “Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?” “Em đã lịch sự khi yêu cầu đề nghị chưa?”... qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình. 
 Rèn kĩ năng sống có hiệu quả còn được bản thân vận dụng khá nhiều trong trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. 
 Ví dụ: Trong môn Khoa học. Ở bài: "Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?” bản thân cho học sinh thảo luận nhóm, chơi trò chơi “đi chợ” và lên thực đơn cho các bữa ăn trong một ngày: Sáng, trưa, tối dưới sự trợ giúp của giáo viên. Sau khi học sinh nhận xem thực đơn của nhau, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức về một bữa ăn đầy đủ cần đảm bảo các chất.
 Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin, mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
Hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng,... đó chính là hiệu quả từ đào tạo kĩ năng sống. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm phải luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau.
Ngoài ra, bản thân cũng chú ý rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học: Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quý báu của mỗi con người. Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Dù vậy không có nghĩa là không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất giản dị. Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học. Bản thân rèn luyện sức khoẻ cho các em qua các tiết sau:
Ở môn Khoa học: Chương “Con người và sức khỏe” các bài: “Con người cần gì để sống? Vai trò của các chất dinh dưỡng có trong thức ăn; Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng; Phòng bệnh béo phì; Phòng tránh tai nạn đuối nước;...” giáo dục các em hiểu rằng ăn uống đủ chất và hợp lí giúp cho chúng ta khoẻ mạnh, biết phòng tránh một số bệnh lý qua đường tiêu hóa, biết những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. Biết tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi một cách hợp lí để có sức khoẻ tốt. 
Ngoài ra để các em có kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác, bản thân đã giáo dục các em thông qua các tiết: An toàn giao thông, Khoa học, thi Giao thông thông minh trên Internet, hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí. 
Chẳng hạn: “Trẻ em dưới 7 tuổi phải đi cùng với ai khi đi trên đường và khi qua đường? Đi bộ qua đường em phải đi ở đâu?”; “Khi đi bộ em đi ở đâu? Nếu đường không có vỉa hè thì thế nào?”; “Em có nên chơi đùa trên đường quốc lộ không? Có leo trèo qua dải phân cách và chơi gần dải phân cách không? Vì sao?”; “Khi ngồi trên xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm?”; “Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Theo các em vì sao tai nạn xảy ra?”;... 
 Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: không được chạy lao ra đường, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe, ghe, đò,...Như vậy, các em có thể tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải. 
 Ở bài: “Các nguồn nhiệt” môn Khoa học: các em được đóng vai xử lí tình huống khi có tai nạn ở nhà như: Ủi quần áo bị cháy hay trông em giúp mẹ nhưng em đến gần bếp lửa,...Các nhóm sẽ thảo luận sau đó lên thể hiện. Các em còn lại quan sát và có nhận xét đối với những tình huống mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng cấp cứu khi có những trường hợp xấu xảy ra. 
Biện pháp 3: Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi
Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, bản thân đã phát động các phong trào: “Nói lời hay, làm việc tốt” qua cách ứng xử lễ phép như biết đi thưa về trình, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô và những người lớn tuổi,... và tổng kết vào các tiết sinh hoạt lớp. Bản thân học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Tránh hành hung, nói nặng lời để các em bớt đi tính hung hăng đối với những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi.	
 Để rèn kĩ năng sống có hiệu quả bản thân cần vận dụng thông qua các hoạt động ngoài giờ học. Đó là qua các buổi ngoại khóa của trường, lớp. 
 Ví dụ: Nhân ngày lễ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Đội đã phát động phong trào thi làm thiếp chúc mừng. Bản thân đã hướng dẫn các em cùng sưu tầm mẫu thiếp chúc mừng, vẽ và trang trí. Qua hoạt động này rèn cho các em nhiều kĩ năng như: trình bày, trang trí,các em rất nhiệt tình, đoàn kết và hợp tác nhau rất tốt. 
 Ngoài ra, những buổi chào cờ, bản thân luôn khuyến khích các em xung phong trả lời những câu hỏi mà thầy Tổng phụ trách hay hỏi. Luôn lắng nghe các nội dung, hoạt động cần làm trong tuần. Nhờ vậy các em mạnh dạn dần và thực hiện tốt các phong trào. ( Ngày 29/9 em Huỳnh Quốc Thương “Nhặt được của rơi đem trả người đánh mất” và được tuyên dương trước cờ, ...). 
Giáo viên cần tạo các tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của các em. Vì đối với học sinh bậc học tiểu học trò chơi có một vai trò rất quan trọng trong việc rèn kĩ năng sống cho các em. Các em lớn lên, học hành và khám phá thông qua trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi các em phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. 
 	Không những thế, bản thân còn khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ, những quan sát của mình với cô với bạn một cách thoải mái, tự nhiên không gò bó, áp đặt. Hoặc ở những giờ sinh hoạt lớp, giờ ra chơi bản thân cùng các em tham gia những trò chơi dân gian, trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ (Cờ vua, ô ăn quan),
Ngoài ra, Giáo viên cần tranh thủ đọc sách cho các em nghe trong mọi tình huống như những lúc sinh hoạt đầu giờ, hoặc đọc sách các em nghe trong giờ sinh hoạt lớp.Tăng cường kể cho các em nghe các câu chuyện cổ tích, câu chuyện trong bài tập đọc, bài thơ,để qua đó rèn luyện đạo đức cho các em, giúp các em hoàn thiện mình, dạy các em yêu thương bạn bè, yêu thương con người. Tạo hứng thú cho các em qua các truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ.
 Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “Chuyện cổ tích về loài người” – Tiếng Việt lớp 4 ( tập 2). Giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở như: Trong “câu chuyện cổ tích” này, ai là người được sinh ra đầu tiên? Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời? Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ? Bố giúp trẻ những gì? Thầy giáo giúp trẻ những gì?.
 	Bên cạnh đó, để rèn kĩ năng tự phục vụ, biết lao động vừa sức, biết trang trí lớp học xanh - sạch - đẹp, giúp các em yêu trường, yêu lớp hơn, bản thân đã hướng dẫn các em vệ sinh lớp sạch sẽ, chăm sóc cây xanh của nhà trường hàng ngày.
 Biện pháp 4: Động viên, khen thưởng
Một điều không thể thiếu để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi, giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng bản thân luôn chú ý đến công tác động viên, khuyến khích, giúp đỡ, khen thưởng kịp thời.
Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học bản thân đưa ra kế hoạch rèn luyện cho các em lớp mình phụ trách. Trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng phối hợp và dành một khoản riêng để khen thưởng kịp thời động viên các em để tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Bản thân theo dõi hằng ngày, các em có biểu hiện tốt thì ghi vào sổ tay, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được khen thưởng. Vì vậy, các em thi đua nhau “ nói lời hay, làm việc tốt” và cuối tuần nào cũng có rất nhiều em được khen thưởng của lớp.
Mỗi học kì, bản thân tổng kết một lần để khen thưởng những em đã đạt nhiều thành tích bằng những phần quà nhỏ. Các em rất vui và hãnh diện khi được nhận những món quà của cô giáo tặng. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận những phần quà do cô giáo thưởng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống.
Biện pháp 5: Giáo viên tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản
Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với các em và đảm bảo an toàn cho các em.
Tạo điều kiện tốt nhất cho các em vui chơi. 
Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cần giúp các em hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa chọn, cố gắng không chỉ trích các quyết định của các em. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt động. 
Cô giáo, cha mẹ giúp các em phá

Tài liệu đính kèm:

  • docHuynh Thi Tuyet Nhung - TQT.doc