SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở trường THCS số 1 Nam Lý

SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở trường THCS số 1 Nam Lý

Em nghĩ gì về cách kết thúc tác phẩm như trên của tác giả ?

Đổi mới KTĐG theo hướng ra đề “mở” ở môn Ngữ văn yêu cầu học sinh tìm tòi sáng tạo, bày tỏ được ý kiến cá nhân của bản thân trong quá trình làm bài. Đổi mới cách ra đề sẽ thúc đẩy quá trình đổi mới phươngpháp dạy học. Không thể khư khư giữ theo lối dạy thầy đọc trò chép. Với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, người thầy phải là người tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức.

- Kết hợp giữa trắc nghiệm với tự luận: Trong xu hướng mới, nên kết hợp giữa trắc nghiệm với tự luận để tránh tình trạng học sinh chọn phương án trả lời theo kiểu may rủi, không nắm được kiến thức mà chỉ chọn bừa. Ví dụ:

Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau? Lí giải tại sao em chọn phương án đó ?

Việc kết hợp giữa hai hình thức trắc nghiệm và tự luận trong một câu kiểm tra sẽ buộc học sinh phải đổi mới phương pháp học tập. Không thể nắm kiến thức theo lối học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc mà phải tư duy, suy nghĩ , tìm hiểu sâu sắc các kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề.

 

doc 22 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 248Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở trường THCS số 1 Nam Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t là trong thời gian gần đây. Những cải tiến đó được thể hiện qua các chủ trương về thi cử, các qui chế về đánh giá, xếp hạng, phân loại học sinh về các mặt học lực, hạnh kiểm. Chính nhờ vậy, chất lượng giáo dục phổ thông đã có chuyển biến, song vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được mong mỏi và yêu cầu của gia đình, xã hội. Theo đánh giá của Bộ, còn nhiều băn khoăn về độ tin cậy của cách đánh giá hiện nay, đặc biệt là kết quả của các kì thi, của các cách phân loại. Tính khách quan trong đánh giá bị vi phạm nặng nề vì nhiều lí do và một trong những lí do chủ yếu là bệnh thành tích cũng như sự chi phối của các biểu hiện tiêu cực. Không những thế, từ mấy chục năm nay, quan niệm, hiểu biết, cách KTĐG của cán bộ quản lí và giáo viên ít thay đổi, không cập nhật, nhìn chung còn thiên về kinh nghiệm.
II.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS SỐ 1 NAM LÝ
Trường THCS số 1 Nam Lý trong nhiều năm qua là một trong những đơn vị được đánh giá đi đầu về chất lượng dạy học. Luôn lấy chất lượng làm vấn đề then chốt hàng đầu, cùng với việc thực hiện nghiêm túc đổi mới chương trình, SGK, đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG luôn được đặc biệt quan tâm. Căn cứ vào tình hình chung và thực tế của đơn vị, để thực hiện tốt yêu cầu về đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG, khắc phục những hạn chế tồn tại trong thời gian qua, công tác quản lí chỉ đạo chuyên môn tổ Văn ở trường THCS số 1 Nam Lý đã có nhiều cố gắng nhất định. Sau đây là một số kinh nghiệm quản lí chỉ đạo đổi mới KTĐG ở đơn vị chúng tôi:
Nắm vững những vấn đề về KTĐG
- Đổi mới KTĐG trước hết phải được bắt đầu từ yếu tố con người, bắt đầu từ sự nhận thức của đội ngũ sư phạm về đổi mới dạy học. BGH nhà trưòng cũng như tập thể đội ngũ nắm vững các yêu cầu về đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Bộ, của Sở , của Phòng.
- Nẵm vững các phương pháp đánh giá, các kiểu đánh giá cũng như các nguyên tắc đánh giá, đó là:
+ KTĐG phải xuất phát từ mục tiêu dạy học
+ Hình thức KTĐG phải có tính hiệu lực.
+ Đảm bảo tính hệ thống, toàn diện, liên tục.
+ Đảm bảo sự thuận tiện cho các hình thức KTĐG
+ Đảm bảo tính khách quan, công khai .
+ Đảm bảo tính đặc thù của môn học kết hợp đánh giá lí thuyết và đánh giá thực hành, đảm bảo tính kế thừa và phát triển
+ Phải dựa vào mục tiêu cụ thể của một bài, một chương hay một học kì... với những kiến thức, kĩ năng, thái độ cụ thể tương ứng với nội dung và PPDH của từng lớp học.
+ Phải chú ý đến những xu hướng đổi mới trong dạy học, việc đánh giá phải giúp cho việc học tập một cách tích cực, chủ động, giúp học sinh có năng lực giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo
- Nắm vứng những đặc trưng trong đánh giá của môn Ngữ văn:
+ Việc đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn trước hết cần phải bám sát mục tiêu môn học, và chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đánh giá.
+ Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS được căn cứ trên những đổi mới về nội dung chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn THCS
+ Mở rộng phạm vi kiến thức kỹ năng được kiểm tra trong đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS và coi trọng sự đánh giá toàn diện về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ dựa trên kết quả thực hành vận dụng 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của HS - không có nghĩa là đề cao kỹ năng, coi nhẹ đánh giá thái độ và trình độ nhận thức có tính khoa học.
+ Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS luôn dựa trên quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
+ Cần đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, kết hợp các dạng bài tự luận truyền thống với các dạng bài kiểm tra khác để tăng cường tính chính xác, khách quan trong đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn
+ Chú trọng tới tính phân hóa trong khi kiểm tra.
Chỉ đạo việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá:
Ngay từ đầu năm học, phải xây dựng được kế hoạch chỉ đạo đổi mới KTĐG
. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, chú ý đến sự thống nhất tuyệt đối giữa kế hoạch dạy học của nhà trường, kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch của các cá nhân. Nghiên cứu kĩ định hướng, yêu cầu đổi mới đánh giá, quí chế đánh giá xếp loại của Bộ. Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị, về trình độ giáo viên, về khả năng quản lí để lập kế hoạch KTĐG cụ thể tuần, tháng, học kì và năm học.
Chương trình , SGK thay đổi, trong quá trình thực hiện, chú trọng tới khả năng thực hành của học sinh, do đó mục đích KTĐG không chỉ nhằm vào kiến thức mà cần chú ý hơn về nội dung thực hành của học sinh, nhất là kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng thực hành theo yêu cầu của chương trình.
Bên cạnh việc tiếp tục duy trì các hình thức đánh giá truyền thống như: kiểm tra viết, nói, bước đầu chỉ đạo giáo viên sử dụng các hình thức phiếu học tập, các hình thức “học mà chơi, chơi mà học” nhằm gây sự hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.
Kết hợp việc đánh giá của giáo viên và học sinh một cách chặt chẽ. Tăng cường việc kiểm tra việc chuẩn bị bài đầu giờ của học sinh thông qua mạng lưới đội cờ đỏ Liên đội, ban cán sự lớp. Kết hợp linh hoạt việc kiểm tra đầu giờ với sự kiểm tra của giáo viên trong giờ dạy.
Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt trao đổi về yêu cầu đổi mới trong KTĐG mà Bộ đề ra ở nhiệm vụ năm học. Trọng tâm là nghiên cứu kĩ yêu cầu , tiêu chí của xây dựng đề học kì, từ đó hướng dẫn giáo viên xây dựng các hình thức KTĐG thường xuyên và định kì. Thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học nói chung và qui định về các bài kiểm tra định kì, đặc biệt coi trọng các bài kiểm tra thực hành trong chương trình
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về đổi mới KTĐG ở tổ chuyên môn.
Nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn tập trung vào một số vấn đề sau:
Thảo luận về số lượng các chuẩn kiến thức, kĩ năng cần KTĐG với mỗi hình thức đánh giá: miệng, 15 phút, 1 tiết, học kì và cuối năm.
Thảo luận về hình thức câu hỏi sử dụng trong đề kiểm tra: trắc nghiệm, tự luân, trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
Trao đổi kĩ thuật biên soạn câu hỏi, kĩ thuật thiết kế ma trận đề kiểm tra
Thảo luận cách biên soạn câu hỏi nhằm mục đích đo lường việc đạt chuẩn đã qui định trong chương trình của học sinh.
Thảo luận về cách thức chấm bài kiểm tra
Trao đổi kinh nghiệm về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề
Tất cả các bài kiểm tra trong chương trình từ 1 tiiết trở lên được đưa vào ngân hàng đề của trường. Ngay từ đầu năm học, các tổ chuyên môn đã tổ chức sinh hoạt, nghiên cứu chương trình, phân công ra đề 1 tiết của cả học kì. Đề được lưu trữ không chỉ ở tủ đề mà được lưu thành ngân hàng đề ở máy tính chuyên môn, thuận tiện cho việc quản lí và sử dụng.
Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng đề kiểm tra theo yêu cầu sau:
Nội dung kiến thức bao quát, nằm trong chương trình học kì.
Bám sát chuẩn kiến thức
Đảm bảo tính chính xác khoa học
Dung lượng đề phù hợp với thời gian kiểm tra.
Có nhiều câu hỏi trong một đề. Có câu hỏi phân loại được đối tượng học sinh khá giỏi
Nội dung diễn đạt rõ, đơn nghĩa, đúng và đủ theo yêu cầu đề ra .
Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm và hình thức tự luận. Trong đó trắc nghiệm chiếm 20%; Tự luận chiếm 80 %.
Tỉ lệ điểm : 20% nhận biết; 30% thông hiểu; 50% vận dụng.
Mỗi đề có 2 mã đề chẵn lẻ với kiến thức tương đương..
Các cá nhân, nhóm chuyên môn được phân công ra đề nghiên cứu, thảo luận, ra đề, chuyển tổ trưởng chuyên môn duyệt đề. Sau đó chuyển chuyên môn duyệt đề lần cuối và chỉ đạo in ấn đề đến tận tong học sinh.
Chính cách làm đó đảm bảo sự khách quan, chính xác, phong phú của ngân hàng đề.
Chỉ đạo đổi mới trong việc ra đề:
Trong đổi mới KTĐG các môn khoa học xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, ra đề cũng là một sự đổi mới quan trọng. Một đề kiểm tra hay trước hết phải là một đề đúng. Tính đúng đắn và chính xác thể hiện ở lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ, ở tính trích dẫn đúng câu chữ và qui cách. Không được ỷ vào trí nhớ chủ quan. Một trong những nguyên tắc bắt buộc khi ra đề là phải có văn bản SGK trước mặt.
Đề kiểm tra phải đúng về phạm vi kiến thức và đúng mức độ. Không được đánh đố học sinh cả về mặt nội dung lẫn hình thức ra đề. Tránh những gì quá xa lạ, tránh kiểu diễn đạt vòng vo, bí hiểm với những câu trích dẫn hùng hồn đầy trí tuệ... nhưng khi làm đáp án thì chính người ra đề cũng khó giải thích được, hoặc chỉ nêu một cáh chung chung. Kiến thức trong nhà trường là những kiến thức cơ bản, chắc chắn, phổ thông, có tính ổn định và thống nhất khá cao...vì thế không nên lấy những vấn đề còn tranh luận, hay dựa vào ý kiến của một vài nhà nghiên cứu để bắt học sinh phân tích, đánh giá.
Đề kiểm tra phải vừa lạ, vừa quen, nhất là đối với đề văn. Quen là để học sinh yên tâm, không rơi vào tình trạng hoảng hốt như bị đánh đố. Lạ là để kích
thích những suy nghĩ độc lập, những sáng tạo cá nhân và chống sao chép tài kiệu có sẵn.
Đề kiểm tra phải phân hoá được đối tượng. Trong chương trình hiện nay, những tác phẩm hay thường là những tác phẩm có nhiều cách hiểu, nhiều ý kiếm khác nhau, thậm chí trái ngược. Khi ra đề, cần có những yêu cầu và mức độ khác nhau để phân hoá được trình độ học sinh, nhất là khi xây dựng biểu điểm, đáp án. Những ý kiến và cách hiểu thông thường, cơ bản, về các tác phẩm này đã được tình bày trong sách giáo khoa là mặt bằng kiến thức chung. Học sinh nắm được kiến thức đó là đã đạt yêu cầu từ trung bình đến khá. Những học sinh biết từ đó mở rộng, liên hệ và trình bày những cách hiểu và phát biểu ý kiến riêng của mình một cách hợp lí thì thuộc học sinh giỏi. Như thế, trong đề thi và đáp án cần phải có những ý thật khó dành cho học sinh giỏi.
Ra đề kiểm tra rất dễ sai, sai câu chữ, sai yêu cầu, sai trích dẫn, sai qui cách...Vì khó khăn và phức tạp nên lâu nay, khi ra đề tự luận, người ra đề thường tuân thủ một vài mẫu rất quen thuộc với tâm lí để tránh gây ra những phiền toái, tránh dư luận khen chê, ồn ào. Đa phần giáo viên đều dựa vào các đề đã có sẵn, in trong các sách,lấy nguyên xi hoặc có cải biên đôi chút, vừa tránh sai sót, vừa không phải suy nghĩ nhiều.
Cách ra đề văn truyền thống thường nêu yêu cầu về kiểu bài với mệnh lệnh: hãy giải thích, chứng minh, phân tích... dễ dẫn đến cách hiểu cực đoan, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Không có một bài văn nào chỉ dùng một thao tác nghị luận nào đó, cũng không có bài văn nào chỉ dùng một phương thức tả, kể, hoặc biểu cảm ...
Cần khuyến khích GV kết hợp dạng đề thông thường và dạng đề “mở”. Đề “mở” phù hợp khi cần có sự phân hoá cao để chọn đúng chất lượng HS khá giỏi. Ở các bài kiểm tra thông thường, chỉ đạo GV kết hợp dưới dạng nhiều câu, trong đó có một câu theo hướng “mở”, chiếm một tỉ lệ điểm thích hợp nào đó để khuyến khích học sinh khá giỏi.
Đổi mới ra đề kiểm tra, cần chú ý thay đổi cách hỏi, cách nêu vấn đề. Cùng một tác phẩm, cho dù tác phẩm đã học, nhưng có nhiều cách hỏi, cách khai thác dưới nhiều góc độ và yêu cầu khác nhau khiến cho vấn đề nêu lên mới mẻ, buộc học sinh suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo. Đề văn phải có chất văn và gây được cảm hứng. Chất văn thể hiện ở cách dùng câu chữ, cách dẫn dắt, cách nêu vấn đề, ở nôi dung và chất lượng đoạn trích. Cùng hỏi về truyện Chuyện Người con gái
Nam Xương của Nguyễn Dữ, có thể nêu ra nhiều đề với những yêu cầu khác nhau. Ví dụ:
Đề 1: Trương Sinh tự kể chuyện mình.
Đề 2: Ý nghĩa phê phán từ cái chết của Vũ Nương.
Đề 3: Chi tiết “cái bóng” trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Đề 4: Yếu tố hoang đường kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Đề 5: Kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã để cho Vũ Nương gặp lại chồng và không trở về trần thế.
Em nghĩ gì về cách kết thúc tác phẩm như trên của tác giả ?
Đổi mới KTĐG theo hướng ra đề “mở” ở môn Ngữ văn yêu cầu học sinh tìm tòi sáng tạo, bày tỏ được ý kiến cá nhân của bản thân trong quá trình làm bài. Đổi mới cách ra đề sẽ thúc đẩy quá trình đổi mới phươngpháp dạy học. Không thể khư khư giữ theo lối dạy thầy đọc trò chép. Với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, người thầy phải là người tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức.
- Kết hợp giữa trắc nghiệm với tự luận: Trong xu hướng mới, nên kết hợp giữa trắc nghiệm với tự luận để tránh tình trạng học sinh chọn phương án trả lời theo kiểu may rủi, không nắm được kiến thức mà chỉ chọn bừa. Ví dụ:
Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau? Lí giải tại sao em chọn phương án đó ?
Việc kết hợp giữa hai hình thức trắc nghiệm và tự luận trong một câu kiểm tra sẽ buộc học sinh phải đổi mới phương pháp học tập. Không thể nắm kiến thức theo lối học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc mà phải tư duy, suy nghĩ , tìm hiểu sâu sắc các kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề.
CHỈ ĐẠO QUI TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc
kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
Đề kiểm tra tự luận;
Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau:
Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống
mới;

Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách
thực hiện yêu cầu đó;
Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.
Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
Nội dung: khoa học và chính xác;
Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
(Hướng tới xây dựng bản mô tả mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh
giá)
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học
Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
MINH HỌA ĐỀ BẢN THÂN RA CHO SỞ NĂM HỌC 2010-2011
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 9
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
TIẾNG VIỆT
Phép liên kết câu
C1
1
1.5
Nghĩa tường minh và hàm ý
C2
1
2.0
VĂN HỌC
Thơ Việt Nam hiện đại
C3
1
1.5
TẬP	LÀM VĂN
Nghị luận về một vấn đ tư tưởng đạo lí
C4
1
5.0
Tổng số câu
1
1
1
1
4
Tổng số điểm
1.5
2.0
5.0
1.5
10
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Họ tên HS :.	Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Số báodanh:..	Đề có 01 trang, gồm 04 câu.
Câu 1. (1.5 điểm)
Mỗi từ ngữ in đậm trong đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết câu nào?
Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi – Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 2. (2.0 điểm)
Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý.
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi !
Anh cũng không quay lại.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Giải nghĩa từ thanh minh.
Câu 3. (1.5 điểm)
Nhà thơ Thanh Hải đặt tên cho bài thơ của mình là Mùa xuân nho nhỏ. Nhan đề đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 4. (5.0 điểm)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Suy nghĩ của em về đạo lí trên .
 	Hết 	
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 9
--------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHUNG:
-Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.5.
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu
Nội dung yêu cầu
Điểm
Câu	
1.5 điểm
Phép liên kết câu :
Nhưng, Nhưng rồi, Và thuộc phép nối
(đúng mỗi từ cho 0,5 điểm)
1.5
Câu 2
2.0
điểm
a. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
0.5
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
0.5
b. Câu chứa hàm ý trong đoạn trích:
Cơm chín rồi !
0.5
Nội dung của hàm ý:
Ông vô ăn cơm đi!
0.5
Câu 3
1.5điểm
- Mùa xuân nho nhỏ là một phát hiện mới mẻ, sáng tạo và độc đáo của Thanh Hải.
0.5
- Hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ mang ý nghĩa tượng trưng, thể hiện tâm nguyện của nhà thơ (được hoà nhập vào cuộc sống; được sống có ích, được dâng hiến cho đời những gì tinh tuý nhất, đẹp đẽ nhất; được sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi
trẻ của mình...).
0.5
- Đó là một tâm nguyện chân thành và khiêm nhường, lặng lẽ, góp mình vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
0.5
Câu 4
5.0
điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Biết cách vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích tổng hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.
0.75
- Bố cục rõ ba phần: m

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_cong_tac_chi_dao_thuc_hien_doi_mo.doc