Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kĩ năng sống vào phân môn Tập làm văn (tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong chương trình Ngữ văn Lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kĩ năng sống vào phân môn Tập làm văn (tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong chương trình Ngữ văn Lớp 8

2.2. Mục tiêu:

Phẩm chất đạo đức con người không phải lúc sinh ra đã có. Những tác động

từ bên ngoài để hình thành tâm hồn, tính cách của một con người diễn ra bằng

nhiều hình thức. Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn

cảnh khác nhau. Một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của

phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định. Hai là những

em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc

con cái. Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại mang đến cho các em một thiếu

sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Vì vậy, việc giáo dục

kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở qua học tập, sinh hoạt ở trường là

điều hết sức cần thiết. Do đó, tôi mạnh dạn đưa hoạt động rèn luyện kĩ năng

sống cho học sinh vào phân môn tập làm văn là “Lồng ghép kĩ năng sống vào

phân môn Tập làm văn (tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong chương

trình Ngữ văn lớp 8”. Từ đó giúp cho học sinh có thái độ và hành vi, thói quen

lành mạnh để thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về

thể chất lẫn trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Đó chính là những đặc trưng cơ bản

quyết định đến mục tiêu của cuộc sống trong môn học Ngữ văn.

pdf 17 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 519Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kĩ năng sống vào phân môn Tập làm văn (tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong chương trình Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính mình và người khác. 
 - Đôi khi giáo viên quá nhấn maṇh yêu cầu gắn kết tri thức trong văn bản 
mà quên gắn với những liên hê ̣ thưc̣ tế đời sống, dẫn đến viêc̣ khai thác kiến 
thức tư tưởng có ý nghĩa giáo dục cơ bản một cách chưa đầy đủ. 
 -Vốn kiến thức của giáo viên còn haṇ chế, thiếu sư ̣mở rôṇg . 
 - Giáo viên chưa vâṇ duṇg linh hoaṭ các phương pháp daỵ hoc̣ cũng như 
các biêṇ pháp tổ chức daỵ học nhằm gây hứng thú cho học sinh. 
 - Giờ daỵ nhiều bài thì khá tốt nhưng có nhiều bài không thưc̣ sư ̣thu hút 
sư ̣chú ý của hoc̣ sinh. 
 Từ đó, tôi thấy việc vận dụng kĩ năng sống vào tập làm văn (tự sự kết hợp 
yếu tố miêu tả và biểu cảm) để giúp học sinh rèn luyện hành vi và thái độ vô 
cùng quan trọng đối với giáo viên. Bởi vì lứa tuổi các em đang hình thành những 
giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn 
4 
thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích 
động, Các em không chịu đầu tư thời gian để học, ý thức tự học kém, suy nghĩ 
hời hợt không sâu sắc về những điều mình muốn nói, do đó khả năng diễn đạt 
kém, không diễn tả được điều mà mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ chính xác điều 
mình cần muốn nói. Đây là vấn đề khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức cho 
học sinh. Mặt khác trong gia đình không nhắc nhở, kiểm tra việc học của con 
em. Chúng muốn đi đâu, học hay chơi cũng không cần biết, trong nhà lúc nào 
cũng mở ti vi hay các phượng tiện giải trí khác Thật là bất ổn trong việc tự 
học ở nhà của các em, mà với cách học mới thời gian tự học ở nhà là rất cần 
thiết và bắt buộc phải có. Tất cả những vấn đề gây khó khăn trong việc truyền 
đạt kiến thức cho học sinh. Từ đó, tôi thấy việc vận dụng kĩ năng sống vào tập 
làm văn ( tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) là rất cần thiết tạo nên sự 
hứng thú, say mê trong quá trình làm văn. Bởi vì tập làm văn là một môn học 
thuộc bộ môn Ngữ văn. Đây là một môn học mang tính chất thực hành, toàn 
diện, tổng hợp và sáng tạo. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình 
bộ môn Ngữ Văn. Môn học này có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức cơ bản 
về lý thuyết các thể loại, các kiểu bài cùng những phương pháp, thao tác rèn 
luyện các kĩ năng để sản sinh ra các thể loại văn bản theo dạng nói và viết. Từ 
đó, bồi dưỡng cho các em phát triển năng lực tư duy, giáo dục tình cảm đạo đức, 
hình thành nhân cách, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo và khả năng tự học giúp 
các em thêm yêu quí và tự hào về sự giàu đẹp của tiếng nói dân tộc mình. 
 Tiếp thu tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục “ Mỗi thầy cô giáo là 
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.” Ngoài kiến thức, mỗi người cần 
trang bị cho mình những năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực tự học, năng lực 
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên, để ngày càng hoàn thiện bản 
thân và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Việc giáo dục kĩ năng sống 
cho học sinh càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo con người mới. Với 
đầy đủ các mặt đức, nghĩa, lễ, trí, tín.Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học 
sinh là rất cần thiết. Sao cho các em cảm thấy gần gũi với cuộc sống của bản 
thân, gia đình, nhà trường và xã hội, chứ không chỉ trên sách vở hay những lời 
nói suông. Việc giáo dục kĩ năng sống cho các em bắt đầu từ việc định hướng, 
hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ 
những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt 
động hằng ngày. 
 5. Mô tả sáng kiến: 
 Thông qua việc nghiên cứu kĩ năng sống của học sinh trong môn Ngữ 
văn, trong quá trình giảng dạy, tôi đã lồng ghép kĩ năng sống vào tập làm văn 
(tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm), để áp dụng vào thực tiễn, tìm ra phương 
pháp dạy văn tự sự kết hợp hai yếu tố miêu tả và biểu cảm một cách phù hợp 
5 
nhất để cung cấp kiến thức cơ bản một cách hệ thống cụ thể, kích thích tư duy 
sáng tạo, gây hứng thú học tập, lòng say mê, tự tin mạnh dạn bày tỏ ý kiến, biết 
giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong mọi công việc Đồng thời bản thân tôi muốn trang 
bị cho các em những kiến thức, thái độ và kĩ năng phù hợp. Bên cạnh đó thông 
qua tiết học giáo viên rèn kĩ năng sống cho học sinh, để từ đó các em học tập và 
sống tốt hơn. Giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội trình bày ý 
kiến của mình, được quyền thảo luận với bạn bè trong tổ, nhóm. Từ đó hoạt 
động dạy học của giáo viên và học sinh sẽ dễ dàng diễn ra theo phương pháp 
mới. Học sinh chuẩn bị theo câu hỏi hướng dẫn soạn bài. Đến lớp chủ động linh 
hoạt, tích cực sáng tạo trong hoạt động học tập với không khí vui tươi, sôi nổi và 
đầy hào hứng. Các em có tinh thần thi đua giữa các tổ, nhóm dần khẳng định 
mình trong học tập. Tự các em suy nghĩ tạo ra kết quả và khao khát muốn được 
trình bày. Do đó giáo viên phải kịp thời khích lệ và động viên các em. 
 Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương 
pháp sau: 
 - Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh trong tiết tập làm văn. 
 - Phương pháp điều tra: điều tra phỏng vấn trực tiếp. 
 - Phương pháp giả thuyết. 
 - Phương pháp miêu tả và phân tích. 
 - Phương pháp thảo luận: nhóm, tổ . 
 - Phương pháp miêu tả và biểu cảm. 
 - Kĩ năng giao tiếp. 
 - Kĩ năng tự lập. 
 - Kĩ năng học hỏi . 
 5.1.Các biện pháp giải quyết vấn đề: 
 Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã thực hiện nắm vững những 
biện pháp giải quyết vấn đề: Lồng ghép kĩ năng sống vào tập làm văn (tự sự kết 
hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) và đã đạt được kết quả khá tốt như sau: 
 5.1.1. Giảng dạy văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm: 
 Tập làm văn được coi là một phân môn thực hành tổng hợp sáng tạo đòi 
hỏi trình độ cao. Dạy tập làm văn là giúp học sinh vận dụng sáng tạo những kiến 
thức thu được qua các môn học để bày tỏ nguyện vọng suy nghĩ, nhận thức của 
mình như thuyết phục người đọc, người nghe, thấu hiểu, cảm thông, đồng tình. 
Góp phần phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo, biết phân biệt đúng sai, tốt, 
xấu, phải trái, từ đó nuôi dưỡng tâm hồn các em vươn tới chân, thiện, mĩ. Theo 
đó bằng trách nhiệm, bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, giáo viên cần 
từng bước giáo dục kĩ năng sống, rèn luyện cho học sinh tính tự chủ, tự tin trong 
giao tiếp. Khi trình bày một vấn đề thông qua bài dạy góp phần bồi dưỡng tâm 
6 
hồn, xây dựng tính cách, phát huy mạnh mẽ năng lực sáng tạo trong cách nhìn, 
cách cảm, cách nghĩ, cách viết của học sinh, từ thực tế cuộc sống và con người 
thực của các em. 
 Tập làm văn là một quá trình gồm nhiều công đoạn khác nhau như : tìm 
hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý đến diễn đạt hoàn thiện văn bản và đọc lại văn bản. Quá 
trình đòi hỏi tính độc lập và sáng tạo cao, đòi hỏi sự vận dụng tri thức và năng 
lực. Cũng trong quá trình này, học sinh bộc lộ phẩm chất và tâm hồn thực của 
mình. Bởi vậy, nếu biết tổng hợp tốt phần tập làm văn với các phân môn khác, 
chúng ta không chỉ góp phần ôn luyện, nâng cao kiến thức, kĩ năng làm văn mà 
còn tạo thuận lợi để bồi dưỡng năng lực tư duy, hình thành những phẩm chất tốt 
đẹp cho học sinh. 
 * Do là môn học thực hành mang tính chất tổng hợp và sáng tạo khi tiếp 
xúc với đề bài tập làm văn, học sinh thường gặp những khó khăn sau: 
 - Sự nghèo ý, học sinh ít hiểu biết, ít vốn tích lũy về kiến thức văn hóa, về 
cuộc sống và ít hứng thú về đề bài. 
 - Sự mông lung, lan man trong ý tưởng. 
 - Sự lúng túng trong cách diễn đạt. 
 - Kết quả điều tra: 
Kĩ năng sống Còn hạn chế Không tốt Tốt 
Kĩ năng tự lập 51,5% 30,3% 18,2% 
Kĩ năng giao tiếp 45,4% 27,3% 27,3% 
Kĩ năng học hỏi 50,6% 29,2% 20,2% 
 5.1.2 Tìm ra phương pháp dạy học thích hợp cho học sinh: 
 Các em thường thoát li thực tế, thoát li cuộc sống và thiếu độc lập suy 
nghĩ nên cũng thường rơi vào lối viết văn rập khuôn hoặc sao chép, bắt chước 
một cách máy móc, vụng về. Các em thường mượn những ý có sẵn. Sở dĩ như 
vậy, chính bởi vì các em ít chịu tự mình trực tiếp quan sát và nhận thức cuộc 
sống thực tế, để làm bài văn cho phong phú, sáng tạo và chân thật, tự nhiên. Do 
đó, qua mỗi bài tập làm văn, khó thấy bộc lộ rõ bản sắc riêng biệt của từng con 
người cụ thể với cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ và cách diễn đạt riêng của mỗi 
em. 
 Văn tự sự thường là những văn bản có cốt truyện với các nhân vật, chi tiết 
và sự kiện tiêu biểu. 
7 
 * Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự: 
 - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tạo lập văn bản: Phương thức 
tả và kể kết hợp rất chặt chẽ với nhau. Phương thức tả, kể và biểu cảm cũng 
thường gắn bó với nhau. 
 - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn tự sự: 
 + Trong văn tự sự khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
 + Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và 
sâu sắc hơn. Cụ thể: 
 - Miêu tả trong khi kể nhằm làm cho sự việc đang kể thêm sinh động. 
Màu sắc, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật, hành độngnhư hiện lên 
trước mắt người đọc . 
 - Yếu tố biểu cảm xuất hiện trong khi kể giúp người viết thể hiện rõ hơn 
thái độ tình cảm của mình trước sự việc đó, buộc người đọc phải trăn trở suy 
nghĩ trước sự việc đang kể, ý nghĩa của truyện càng thêm sâu sắc hơn. 
 - Xác định các yếu tố kể, tả, biểu cảm trong một văn bản tự sự: 
 + Kể: Thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật. 
 + Tả: Thường tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự vật, nhân 
vật, hành động. 
 + Biểu cảm: Thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của 
người viết trước sự việc, nhân vật, hành động. 
 *Viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm: 
 Để viết được đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, cần chú ý 
một số điểm: 
 - Nòng cốt của đoạn văn tự sự là sự việc và nhân vật chính. 
 - Yếu tố miêu tả, biểu cảm phải dựa vào nhân vật chính để phát triển. 
Những yếu tố này kết hợp, đan xen, nhiều khi như hòa lẫn trong một đọan văn. 
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm dù chiếm tỉ lệ nhiều hay ít cũng chỉ tập trung làm 
sáng tỏ cho sự việc cũng như nhân vật chính mà thôi. 
 - Các bước viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu 
cảm: 
 +Bước 1: Lựa chọn sự việc chính. 
 +Bước 2: Lựa chọn ngôi kể. 
 +Bước 3: Xác định thứ tự kể. 
8 
 +Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn 
tự sự sẽ viết. 
 +Bước 5: Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và 
biểu cảm sao cho hợp lí. 
 Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh hiểu biết và rèn luyện hành vi có 
trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng. Giúp học sinh hiểu biết về xã hội và 
đời sống nội tâm của con người. Học sinh có năng lực để học tập, giao tiếp và 
nhận thức về xã hội và con người. Bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, làm 
giàu cảm xúc thẩm mĩ và hoàn thiện nhân cách. 
 * Để giải quyết thực trạng của đề tài tôi đã có những biện pháp giải quyết 
vấn đề một cách cụ thể, tôi đã tìm hiểu học sinh lớp 8.1 trường trung học cơ sở 
Trần Quang Khải về chất lượng học văn tự sự của học sinh bằng phương pháp 
quan sát, phỏng vấn, điều tra. 
 - Tôi quan sát học sinh khi các em học các tiết văn tự sự trước khi thử 
nghiệm và sau khi áp dụng đề tài, thử nghiệm trên tiết học “Miêu tả và biểu cảm 
trong văn bản tự sự” và sau đó khảo sát mức độ hiểu bài của các em . 
 - Tôi khảo sát kết quả học tập của học sinh để thấy được mức độ lĩnh hội 
kiến thức của các em. Sử dụng phương pháp điều tra bằng mẫu và thu được kết 
quả khá tốt. 
 - Tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để rút ra ưu điểm của đề tài. 
 -Tôi đã gặp gỡ học sinh lớp 8.1 trường trung học cơ sở trần Quang Khải 
qua tiếp xúc, trò chuyện . 
 Dưới đây là bài giảng ứng dụng một số phương pháp trong một tiết dạy 
văn tự sự tại lớp 8.1 trường trung học cơ sở Trần Quang Khải đã đáp ứng được 
thực trạng của đề tài đặt ra: 
 - Nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi phát hiện, tái hiện, huy động kiến 
thức cũ và mới một cách nhanh nhất . 
 - Độc lập suy nghĩ phát biểu nhận định của riêng cá nhân mang tính tư duy 
cao qua quá trình soạn bài. 
 - Thảo luận nhóm, tổ tìm ra câu trả lời chung nhất mang tính sáng tạo 
được đa số thành viên trong nhóm, tổ đồng tình nhất trí. 
 * Việc thảo luận nhóm là cần thiết, là một biện pháp dạy học tích cực 
nhằm mục đích tạo điều kiện cho học sinh: 
 - Phát triển kĩ năng giao tiếp : lắng nghe, phản hồi, trình bày, ứng xử giao 
tiếp, cảm thông chia sẻ. 
9 
 - Phát triển kĩ năng tự nhận thức kiến thức môn học: tự tin, tự xác định 
giá trị của bản thân. 
 - Phát triển kĩ năng hợp tác nhóm: thảo luận, tham gia có hiệu quả. 
 - Học sinh mạnh dạn chủ động giải quyết vấn đề do được sự hỗ trợ của 
các thành viên trong nhóm và sự khuyến khích của giáo viên. 
 Với môn học Ngữ văn hoạt động nhóm là môi trường thuận lợi để học 
sinh cùng nhau bàn bạc thảo luận là biện pháp tích cực để khai thác những 
hướng khác nhau. Giáo viên có cơ hội phát hiện vốn sống, đặc điểm tâm lý khả 
năng tiếp nhận của học sinh. Qua đó hỗ trợ kịp thời cho từng đối tượng. 
 * Quá trình hoạt động nhóm: 
 - Thành lập nhóm. 
 - Hoạt động nhóm (cả nhóm tập trung đưa ra ý kiến cá nhân, thảo luận, 
thống nhất, sau đó đại diện nhóm ghi chép). 
 - Đại diện nhóm hay cá nhân trong nhóm thông báo kết quả trước lớp. 
 - Giáo viên theo dõi, quản lý học sinh làm việc nhóm, điều khiển từng 
nhóm báo cáo kết quả trước lớp hay trên giấy lớn còn các nhóm khác bổ sung. 
 - Kết luận vấn đề giáo viên tóm tắt khái quát kết quả đạt được, giúp học 
sinh tự nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của mình để ghi nhận kiến thức 
đúng. 
 * Minh họa tiết dạy cụ thể: 
 TUẦN 6 - Tiết 24 : Tập làm văn 
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: giúp HS 
 1. Kiến thức: 
 - Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự. 
 - Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. 
 - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự. 
 2. Kỹ năng: 
 - Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm 
trong một văn bản tự sự. 
 - Sử dụng kết hợp các yếu miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự. 
 3. Thái độ: 
10 
 - Yêu thích môn tập làm văn. 
 - Bình tĩnh, tự tin khi đứng trước tập thể. 
 4. Phát triển năng lực: 
 - Năng lực tạo lập văn bản. 
 - Năng lực hợp tác. 
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 1. Chuẩn bị của giáo viên 
 - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ. 
 2. Chuẩn bị của học sinh 
 - Soạn bài theo hướng dẫn của GV. 
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? 
 - Khi tóm tắt văn bản tự sự cần chú ý điều gì? 
 3. Bài mới: 
Trong một văn bản tự sự, nếu chỉ có sự việc, nhân vật, hành động đơn 
thuần thì văn bản trở nên khô khan và cứng nhắc. Bởi vậy để văn bản tự sự trở 
nên hấp dẫn, hình dáng sự việc và nhân vật thêm sinh động và để bộc lộ tình 
cảm của người viết trước những sự việc và nhân vật thì đòi hỏi văn tự sự phải có 
kết hợp của yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BÀI 
A. A. Hoạt động khởi động 
Trong các văn bản “ Tôi đi học”, 
“Trong lòng mẹ”, tác giả đã sử dụng 
những phương thức biểu đạt nào? 
- Các phương thức: Tự sự + miêu tả + 
biểu cảm => GV dẫn dắt vào bài. 
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
?Theo em thế nào là kể, miêu tả và 
biểu cảm? 
- Kể: tập trung nêu sự việc, hành động 
I. Sự kết hợp các yêu tố kể, tả và biểu 
lộ tình cảm trong văn bản tự sự: 
11 
nhân vật. 
- Tả: Chỉ ra tính chất, màu sắc và mức 
độ của sự việc, hành động của nhân vật 
. 
- Biểu cảm: bày tỏ cảm xúc thái độ của 
người viết. 
Cho học sinh đọc đoạn văn sgk/72 
? Em hãy xác định yếu tố tự sự có 
trong đoạn văn? 
-Kể lại cuộc gặp gỡ cảm động của 
nhân vật “tôi” với người mẹ đã xa cách 
lâu ngày. 
? Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả 
được dùng trong đoạn văn? 
Học sinh tìm - Giáo viên nhận xét, sửa 
sai. 
- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hồi, 
ríu cả chân 
- Mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá 
như cô tôi nhắc 
- Gương mặt mẹ tươi sáng, đôi mắt 
trong, nước da mịn làm nổi bật màu 
hồng của hai gò má. 
? Tìm và chỉ ra yếu tố biểu cảm được 
dùng trong đoạn văn? 
Học sinh tìm - Giáo viên nhận xét, sửa 
sai. 
- Hay tại sự sung sướng  như thuở 
còn sung túc? 
- Tôi thấy những cảm giác ấm áp  
mơn man khắp da thịt 
- Phải bé lại  êm dịu vô cùng 
? Các yếu tố này đứng riêng hay đan 
xen với yếu tố tự sự. 
-Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm 
không đứng tách riêng mà đan xen vào 
nhau một cách hài hòa để tạo nên mạch 
văn nhất quán. 
1. VD: Xét đoạn văn sgk/72 
a. Yếu tố miêu tả: 
- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hồi, 
ríu cả chân 
- Mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá 
như cô tôi nhắc 
- Gương mặt mẹ tươi sáng, đôi mắt 
trong, nước da mịn làm nổi bật màu 
hồng của hai gò má. 
b. Yếu tố biểu cảm: 
- Hay tại sự sung sướng  như thuở 
còn sung túc? 
- Tôi thấy những cảm giác ấm áp  
mơn man khắp da thịt 
- Phải bé lại  êm dịu vô cùng 
-> Các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu 
cảm đan xen nhau. 
12 
? Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu 
cảm trong đoạn văn trên, sau đó chép 
lại các câu văn kể người và việc thành 
một đoạn. Đối chiếu đoạn văn đó với 
đoạn văn trên và rút ra nhận xét: Nếu 
không có các yếu tố miêu tả và biểu 
cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn 
sẽ ảnh hưởng như thế nào? 
-Đoạn văn khô khan không gây xúc 
động cho người đọc. 
? Từ đó rút ra kết luận về vai trò, tác 
dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm 
trong việc kể chuyện? 
 Học sinh tự bộc lộ, nhận xét. 
- Vai trò: Miêu tả, biểu cảm làm cho 
đoạn văn hấp dẫn, sinh động, khiến 
người đọc phải suy nghĩ, liên tưởng. 
? Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn 
trên, chỉ để lại câu văn miêu tả và biểu 
cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra 
sao 
Học sinh làm và rút ra nhận xét. 
- Đoạn văn không còn các sự việc, 
nhân vật, không còn câu chuyện và trở 
nên vu vơ khó hiểu. 
? Từ đó em hãy rút ra nhận xét về vai 
trò của yếu tố tự sự trong văn bản tự 
sự? 
- Không còn là văn bản tự sự. 
HS đọc ghi nhớ. 
C. Hoạt động luyện tập 
Cho học sinh đọc bài tập 1. Xác định 
yêu cầu bài tập. 
Giáo viên cho học sinh hoạt động 
nhóm. 
Mỗi nhóm làm một văn bản khác nhau, 
đoạn văn khác nhau. 
- Nhóm 1 + 2 : Tìm yếu tố miêu tả và 
biểu cảm trong đoạn văn tự sự “Tôi đi 
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm làm cho 
việc kể chuyện sinh động và sâu sắc 
hơn. 
2. Ghi nhớ: Sgk/74 
II. Luyện tập: 
Bài tập 1: 
a. Tìm một số đoạn văn từ trong 3 văn 
bản. 
- Tôi đi học. 
- Tức nước vỡ bờ. 
- Lão Hạc. 
13 
học”. 
- Nhóm 3 + 4 : Văn bản “Tức nước vỡ 
bờ”. 
- Nhóm 5 + 6 : Văn bản “Lão Hạc” 
Đại diện các nhóm trình bày bài làm 
của mình, các nhóm khác nhận xét - 
Giáo viên đánh giá cuối cùng, cho 
điểm các nhóm. 
(Lưu ý phân tích giá trị của yếu tố 
miêu tả, biểu cảm) 
Cho học sinh đọc bài tập 2. Xác định 
yêu cầu bài tập. 
Học sinh làm cá nhân. 
Giáo viên hướng dẫn, gợi ý cách làm 
bài cho học sinh. 
Chấm sửa một số bài - cho điểm. 
D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở 
rộng 
Tìm đọc các đoạn văn tự sự có sử dụng 
yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
b. Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm 
trong các đoạn văn. 
c. Phân tích giá trị của các yếu tố đó. 
Bài tập 2 : 
a. Viết đoạn văn kể về những giây phút 
đầu tiên khi em gặp lại một người thân 
(ông bà, bố mẹ, anh chị em,) sau 
một thời gian xa cách. 
b. Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm 
trong đoạn văn. 
c. Phân tích giá trị của các yếu tố đó. 
 4. Hướng dẫn về nhà 
 a/ Bài cũ: 
 - Học bài . Hoàn tất BT2 vào vở 
 b/ Bài mới: Soạn bài: Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”. 
 - Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi phần đọc-hiểu văn bản/ sgk 
 - Phân tích cặp nhân vật tương phản Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. 
 5.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 
 Qua những kiến thức trên, tôi đã giúp học sinh bồi dưỡng tâm hồn, xây 
dựng tính cách trên cơ sở phát huy mạnh mẽ năng lực sáng tạo trong cách nhìn, 
cách cảm, cách nghĩ, nói và vi

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_ki_nang_song_vao_phan_mon_ta.pdf