SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 9

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 9

Để tạo không khí thoải mái cho tiết học giáo viên kể cho học sinh nghe một mẫu chuyện trước khi vào bài:

Một chuyện tình cảm động nhưng .

Hồi đầu thế kỷ XIX, các nhà bác học đã phát hiện ra sắt có trong máu người dưới dạng huyết cầu tố (hemoglobin). Một sinh viên khoa Hóa đã làm gì khi nghe cô gái mình yêu hỏi anh ta lấy gì làm chứng cho tình yêu đang chảy cuồn cuộn trong cơ thể anh ta.

Anh ta đã quyết định tặng người yêu dấu một chiếc nhẫn bằng sắt nhưng không phải bằng sắt thông thường mà bằng sắt lấy từ chính máu của mình! Cứ định kỳ lấy máu ra, chàng trai thu được một hợp chất mà từ đó tách sắt ra bằng phương pháp hóa học.

Nhưng chiếc nhẫn đã không bao giờ được đeo trên tay cô gái như một bằng chứng tình yêu bởi nó chưa được làm xong thì chàng trai đã chết vì bị mất máu, cho dù lượng sắt lấy ra khỏi cơ thể chàng chưa tới 3g!

Các chàng trai, cô gái ngày nay vẫn rất nhớ câu chuyện này. Nhưng chẳng ai chứng tỏ tình yêu bằng cách này nữa, cho dù thật là cảm động.

Học sinh tỏ ra khá thích thú với câu chuyện.

 

docx 30 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 984Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để tẩy lớp cặn này thì dùng giấm (dung dịch CH3COOH 5%) cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch.
Mục đích của câu hỏi này là cung cấp cho học sinh một số vấn đề có trong đời sống từ đó có thể giải thích được bản chất vấn đề nhằm kích thích sự hưng phấn trong học tập. Đây là hiện tượng mà học sinh có thể quan sát và thực hiện được dễ dàng.
Khi dạy bài 10: Một số muối quan trọng.
Sau khi học xong bài giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao nước mắt lại mặn ?
Học sinh khá hứng thú và tò mò với câu hỏi trên.
Giải thích: 
Nước mắt mặn vì trong nước mắt có tới 6 gam muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.
Khi dạy bài 16: Tính chất hóa học của kim loại
Sau khi học xong bài giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
Giải thích: 
Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O
 (đen)
Hiện tượng “đánh gió” đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa cho đến tận bây giờ để chữa bệnh cảm. Cách làm này rất có cơ sở khoa học mà mọi người cần phải biết. 
Khi dạy bài 25: Tính chất của phi kim.
Sau khi học xong bài giáo viên đặt câu hỏi: Các em có biết hiện tượng“Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Giải thích: Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
 2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.
Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.
Khi dạy bài 25: Cacbon
Sau khi học xong phần tính hấp phụ của cacbon giáo viên dặt câu hỏi: Tại sao khi cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi cơm một mẫu than củi ?
Giải thích: 
Do than củi xốp, có tính hấp phụ nên hấp phụ hơi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê.
Khi dạy bài 29: Axit Cacbonic và muối Cacbonat
Sau khi học xong bài giáo viên đặt câu hỏi: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào?
Học sinh dựa vào các kiến thức đã học để giải thích. Các em hoạt động rất sôi nổi.
Giải thích: 
Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình dạng đa dạng: 
CaCO3  +  CO2  + H2O  Ca(HCO3)2
Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:
Ca(HCO3)2 CaCO3  +  CO2  + H2O
Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa dạng.Đây là một hiện tượng thường gặp trong các hang động núi đá, cụ thể là Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình). Học sinh sẽ biết được quá trình hình thành các hang động với những hình dạng phong phú là do thiên nhiên kiến tạo dựa trên các quá trình biến đổi hóa học. 
Khi dạy bài 36: Metan
Sau khi học xong phần I giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)?
Giải thích: 
Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan. Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ các hoạt động cày cấy.
Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm bioga trong chăn nuôi heo tạo khí metan  để sử dụng đun nấu hay chạy máy Đây là hiện tượng thường gặp và là cơ sở giải quyết các vấn đề về môi trường ở các địa phương chăn nuôi nhỏ lẻ học sinh cần nắm.
Khi dạy bài 41: Nhiên liệu
Sau khi học xong bài giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?
Giải thích: 
Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.
Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng còn có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được. Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro,
Than đá cũng vậy, trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn.Đây là câu hỏi nhằm kích thích tư duy học sinh. Học sinh không lạ gì với hiện tượng trên nhưng để giải thích thì không phải dễ. 
Khi dạy bài 44: Rượu Etylic
Sau khi học xong bài giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao rượu giả có thể gây chết người ? Học sinh không lạ gì với các hiện tượng trên nhưng để giải thích thì không phải dễ.
Giải thích: 
Để thu được nhiều rượu (rượu etylic) người ta thêm nước vào pha loãng ra nhưng vì vậy rượu nhạt đi người uống không thích. Nên họ pha thêm một ít rượu metylic làm nồng độ rượu tăng lên. Chính rượu metylic gây ngộ độc, nó tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự nhiễm độc.
Khi dạy bài 52: Tinh bột 
Khi dạy xong phần phản ứng thủy phân của tinh bột giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?
Giải thích:
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến nước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ: 
 (C6H10O5)nC12H22O11 C6H12O6
 (Tinh bột) (Mantozơ) (Glucozơ)
Học sinh cũng có thể kiểm nghiệm được trong khi ăn, các em tỏ ra khá tò mò và thích thú.
Khi dạy bài 53: Protein
Sau khi dạy xong phần sự đông tụ giáo viên củng cố bằng câu hỏi: Em có biết vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên? Khi nấu trứng thì lòng trắng trứng kết tủa lại?
Giải thích:
 Vì trong những trường hợp đó có xảy ra sự kết tủa protit bằng nhiệt, gọi là sự đông tụ. Một số protit tan trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng sẽ bị kết tủa. 
Khi dạy bài 54: Polime
Sau khi dạy xong bài giáo viên đặt câu hỏi: Em có biết vì sao “chảo chống dính” khi chiên thức ăn không bị dính không?
Giải thích:
Nếu dùng chảo bằng gang, nhôm thường để chiên cá, trứng không khéo dễ bị dính chảo. Nếu dùng chảo chống dính thì thức ăn sẽ không dính chảo. Thực ra mặt trong của chảo chống dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân tử. Đó là Politetra floetilen được tôn vinh là “vua chất dẻo” thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc, làm cho thức ăn không dính chảo khi chiên.
Một điều lưu ý là không nên đốt nóng chảo chống dính trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên 2500C là bắt đầu phân huỷ và thoát ra chất độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính.
 “Chảo chống dính” hiện nay được các bà nội trợ sử dụng khá nhiều. Công dụng của chảo đã làm hài lòng tất cả các đầu bếp khó tính. Nhưng ít ai hiểu được vì sao chảo chống dính lại ưu việt như vậy. 
Giải pháp 2: Sử dụng thí nghiệm vui
Dựa trên kiến thức hóa học cơ bản trong chương trình hóa 9, tôi xây dựng hệ thống “thí nghiệm vui” giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, phân tích tổng hợp và giải thích các hiện tượng từ thí nghiệm,Các em biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, giải thích các hiện tượng tự nhiên thực tế có liên quan, các thí nghiệm vui giúp các em giảm căng thẳng sau một tiết học, làm cho các em càng yêu thích môn học hơn, say mê và hứng thú học tập.
Khi dạy bài 7: Tính chất hóa học của bazơ
Sau khi dạy xong bài giáo viên có thể tiến hành thí nghiện vui để học sinh quan sát, sau đó yêu cầu các em giải thích về hiện tượng mà các em quan sát được.
Hoa trắng hóa hồng
Giáo viên chuẩn bị sẵn một bó hoa gấp gằng giấy ăn màu trắng có tẩm dung dịch NaOH đã được phơi khô và một bình nước dùng để xịt giáo viên cho học sinh quan sát, sau đó dùng bình xịt nước, xịt lên hoa lập tức những cánh hoa màu trắng chuyển thành màu hồng và yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng trên.
Học sinh tỏ ra vô cùng thích thú với hiện tượng mà các em quan sát được.
Giải thích:
Hoa có tẩm dung dịch NaOH và trong bình xịt nước có chứa dung dịch phenolphtalein nên làm cho hoa chuyển màu từ trắng sang hồng.
Khi dạy bài 4: Một số Axit quan trọng
Khi dạy xong bài giáo viên làm 1 thí nghiệm:
Những chiếc cốc “thần”
Giáo viên bày hàng loạt những chiếc cốc không lên bàn và tuyên bố đó là những chiếc cốc có phép thần ( ở đáy mỗi cốc cho sẵn một ít hỗn hợp sền sệt của KMnO4 và H2SO4 đậm đặc với 1lương nhỏ nên học sinh không nhìn thấy) Sau đó lần lượt ném các mẩu bông nhỏ( có tẩm cồn) vào các cốc trên, các mẩu bông sẽ tự bốc cháy.
Giải thích:
Khi trộn KMnO4 với H2SO4 đậm đặc sẽ sinh ra HMnO4:
2KMnO4 +H2SO4 K2SO4 + 2HMnO4
Dưới tác dụng của H2SO4 đậm đặc HMnO4 mất nước tạo thành Mn2O7. Chất này là một chất lỏng không màu, sánh như dầu, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ thường kèm theo tiếng nổ tạo thành MnO2. Mn2O7 là một chất oxi hóa cực kì mạnh nên khi bông tẩm cồn dễ dàng bị bốc cháy khi tiếp xúc với Mn2O7.
Các em học sinh tỏ ra khá thích thú với hiện tượng mà các em quan sát được.
Khi dạy bài 16: Tính chất hóa học của kim loại
Sau khi học xong bài giáo viên tiến hành thí nghiệm, sau đó đến đầu tiết học ngày hôm sau đưa lên cho học sinh quan sát để học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải thích hiện tượng mà các em quan sát được.
Cây phủ tuyết
Dùng các phoi đồng chắp thành cây rụng hết lá thả chìm cây này vào cốc thủy tinh loại lớn chứa đầy dung dịch AgNO3. Sau một vài giờ cây sẽ bị phủ đầy tuyết trắng xóa.
Giải thích
Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag nên đẩy Ag ra khỏi dung dịch muối AgNO3
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
Các tinh thể Ag bám trên cành cây trông như cây bị phủ tuyết
Học sinh tỏ ra khá thích thú với hiện tượng mà các em quan sát được.
Khi dạy bài 18: Nhôm
Sau khi học xong bài giáo viên tiến hành thí nghiệm cho học sinh quan sát, sau đó hỏi học sinh các em hãy dự doán dây kim loại màu trắng là chất gì? và nước ở trong ống nghiệm là chất gì? Giải thích hiện tượng mà các em quan sát được?
Làm cho nước “sôi”bằng một sợi dây kim loại
Rót nước vào 1/3 ống nghiệm, rồi nhúng vào đó 1 sợi dây kim loại màu trắng ngay lập tức “ nước” sẽ sôi sùng sục rồi hơi nước bay mù mịt, mờ cả thành ống nghiệm. Nhấc sợi dây kim loại ra, nước trong ống ngừng sôi, nhúng sợi dây vào nó lại sôi sùng sục.
Giải thích: 
Dùng dung dịch HCl làm “nước” và cần đun nóng trước khi biểu diễn. Sợi dây kim loại màu trắng là nhôm. Khi nhúng nhôm vào dung dịch HCl nóng, phản ứng xảy ra mãnh liệt. Bọt khí hiđro thoát ra rất mạnh trông như nước đang sôi sùng sục. Mặt khác, phản ứng cũng làm nhiệt độ dung dịch tăng lên dần và nước bay hơi mù mịt càng làm cho hiện tượng xảy ra giống hệt như nước đang sôi.
Học sinh tỏ ra khá thích thú với hiện tượng mà các em quan sát được.
Khi dạy bài 38: Axetilen
Đốt nước đá cháy
Lấy 1 nắm nước đá bỏ vào ống bơ thấp và rộng miệng rồi bật diêm đốt trên miệng ống bơ. Thật kì lạ ! Nước đá bốc cháy.
Giải thích:
 Trong ống bơ đã đặt sẵn mẩu CaC2. Khi bỏ nước đá vào, CaC2 sẽ tác dụng với nước, Giải phóng khí C2H2.
CaC2 + H2O C2H2 + Ca(OH)2
Khí C2H2 thoát lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy giống hệt nước đá đang cháy vậy.
2C2H2 + 5O24CO2 + 2H2O
Sau khi học xong bài giáo viên tiến hành thí nghiệm sau để học sinh vận dụng kiến thức vừa học vào giải thích hiện tượng mà các em quan sát được.
Giải pháp 3: Sử dụng những câu chuyện và thơ hóa học để tạo hứng thú cho hoc sinh
Thơ về hóa học sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh có nhịp điệu, vần điệu nên nội dung được truyền tải đến học sinh hết sức nhẹ nhàng, ý nhị. Hóa học là môn khoa học tự nhiên nên những kiến thức hóa học đơn thuần sẽ rất cứng nhắc, khô khan. Vì thế học sinh sẽ cảm thấy khó tiếp thu, khó nhớ kiến thức. Nếu giáo viên có thể dùng thơ để truyền tải những kiến thức đó cho học sinh thì các em sẽ khắc ghi một cách nhẹ nhàng, sâu sắc vì thơ dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ. 
Những câu chuyện liên quan đến hóa học lồng ghép trong một số bài học giúp các em giảm căng thẳng sau những giờ học tập mệt mỏi, các em sẽ cảm thấy môn học thú vị hơn.
Khi dạy bài: ôn tập đầu năm
Như chúng ta đã biết đối với môn hóa học thì hóa trị có vai trò rất quan trọng. Học sinh không thể viết phương trình phản ứng nếu không nhớ hóa trị.Nên khi học bài ôn tập đầu năm giáo viên có thể giúp học sinh ghi nhớ lại hóa trị thông qua bài thơ về hóa trị: 
Bài ca hóa trị
Natri, Iốt, Hiđrô
Kali với Bạc, Clo một loài
Có hóa trị I em ơi
Ghi nhớ cho kỹ kẻo rồi phân vân
Magiê với Kẽm, Thủy ngân
Oxiđồng ấy cũng gần Canxi
Cuối cùng thêm chú Bari
Hóa trị II đó có gì khó khăn
Bác Nhômhóa trị III lần
In sâu vào trí khi cần có ngay
Cácbon, Silic này đây
Là hóa trị IV Không ngày nào quên
Sắt kia lắm lúc hay phiền
II, III lên xuống thật phiền lắm thôi
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên VI khi nằm thứ IV
Nitơ cùng với Phốtpho,
Hóa trị V đó còn lo điều gì
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hóa trị suốt năm cần dùng.
Khi dạy bài 2: Một số oxit quan trọng
Khi học xong bài giáo viên kể cho học sinh nghe 1 câu chuyện:
“Màn khói giết người” đã xảy ra ở đâu?
Ngày 5 tháng 12 năm 1952, nước Anh (nước được mệnh danh là xứ sở của sương mù) tại Luân Đôn đã xảy ra sự kiện “màn khói giết người” làm chấn động thế giới. Việc giám sát môi trường cho thấy hàm lượng khí SO2 cao tới 3,8 mg/m3, gấp 6 lần và nồng độ bụi khói lên tới 4,5mg/m3 gấp 10 lần so với ngày thường. Dân trong thành phố thấy tức ngực, khó thở và ho liên tục. Chỉ trong vòng 4, 5 ngày đã có hơn 4000 người chết trong đó phần lớn là trẻ em và người già, hai tháng sau lại có trên 8000 người nữa chết.
Nguyên nhân của “màn khói giết người” ở thành phố Luân Đôn là do khói than (SO2, bụi ) của các nhà máy quyện vào với sương mù buổi sớm mùa đông gây ra.
Khi dạy bài 9: Tính chất hóa học của muối 
Khi dạy xong phần phản ứng trao đổi trong dung dịch điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi là sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí. Để học tốt được phần này học sinh cần nhớ các chất kết tủa, chất tan, chất khí nên tôi đã đưa ra cho các em bài thơ về tính tan của các muối.
Tính tan của muối
Tính tan của muối
Loại muối tan tất cả
là muối nitơrat
Và muối axêtat
Bất kể kim loại nào
Những muối hầu hết tan
Là clorua, sunfat
Trừ bạc chì clorua
Bari, chì sunfat
Những muối không hoà tan
Cacbonat, photphat
Sunfua và sunfit
Trừ kiềm, amoni.
Các em tỏ ra khá hứng thú với bài thơ này và ngay trong những bài học tiếp theo gần như tất cả các em đã nắm được trạng thái của các chất.
Khi dạy bài 13: Luyện tập chương 1
Giáo viên kiểm tra bài cũ trong giờ luyện tập bằng 1 số câu đố. Yêu cầu học sinh trả lời và giải thích:
1.Axit gì nhận biết
Bằng quỳ tím đổi màu
Thêm vào bạc nitrat
Tạo kết tủa trắng phau.
Đáp án: HCl
2. Axit gì cùng sắt
Tạo muối sắt hai, ba
Tùy điều kiện dung dịch
Còn làm sắt trơ ra.
Đáp án: H2SO4 đặc nóng
3. Axit gì không bền
Có tên, không thấy mặt
Điều chế muối cho kiềm
Cùng oxit tương tác.
Đáp án: H2CO3
4. Muối gì dùng tẩy trắng
Mang nặng mùi clo
Bảo quản nơi râm mát
Mong bạn hãy nhớ cho?
Đáp án: NaClO
5.Muối gì ở dạng quặng
Công dụng chẳng gì bằng 
Xây nên nhà ta ở 
Và sản xuất xi măng
Đáp án: CaCO3
6.Muối gì làm thuốc súng
Sức công phá phi thường
Nhưng các bà nội trợ
Lại dùng làm lạp xưởng
Đáp án: KNO3
Khi dạy bài 19: Sắt
Để tạo không khí thoải mái cho tiết học giáo viên kể cho học sinh nghe một mẫu chuyện trước khi vào bài:
Một chuyện tình cảm động nhưng.
Hồi đầu thế kỷ XIX, các nhà bác học đã phát hiện ra sắt có trong máu người dưới dạng huyết cầu tố (hemoglobin). Một sinh viên khoa Hóa đã làm gì khi nghe cô gái mình yêu hỏi anh ta lấy gì làm chứng cho tình yêu đang chảy cuồn cuộn trong cơ thể anh ta.
Anh ta đã quyết định tặng người yêu dấu một chiếc nhẫn bằng sắt nhưng không phải bằng sắt thông thường mà bằng sắt lấy từ chính máu của mình! Cứ định kỳ lấy máu ra, chàng trai thu được một hợp chất mà từ đó tách sắt ra bằng phương pháp hóa học.
Nhưng chiếc nhẫn đã không bao giờ được đeo trên tay cô gái như một bằng chứng tình yêu bởi nó chưa được làm xong thì chàng trai đã chết vì bị mất máu, cho dù lượng sắt lấy ra khỏi cơ thể chàng chưa tới 3g!
Các chàng trai, cô gái ngày nay vẫn rất nhớ câu chuyện này. Nhưng chẳng ai chứng tỏ tình yêu bằng cách này nữa, cho dù thật là cảm động.
Học sinh tỏ ra khá thích thú với câu chuyện.
Khi dạy bài 26: Clo
Sau khi học xong phần tính chất vật lí giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện để học sinh thấy được clo là một khí độc.
Khí Clo đã được dùng làm vũ khí ở đâu và khi nào ?
Đó là xế chiều ngày 24 - 4 - 1915 (thế chiến thứ nhất 1914 - 1918) giữa 2 ngôi làng có tên là Steenstraat và Poel Kappelle (nớc Bỉ) xuất hiện một đám khói màu vàng lục xuất phát từ phòng tuyến của quân Đức bay là là cách mặt đất 1 mét theo chiều gió tiến dần đến phòng tuyến quân Pháp. Đó là khói của 150 tấn clo chứa trong 5830 thùng điều áp vừa được các binh sĩ của trung đoàn quân tiên phong 35 và 36 Đức thả vào không khí. Mười lăm phút sau, bộ binh Đức được trang bị đặc biệt bám theo đám khói clo đó tấn công thẳng vào cứ điểm Pháp. Sự tác động của khí độc thật vô cùng ghê gớm. Hàng trăm binh sĩ Pháp hỗn loạn chạy ngược về phía sau tìm không khí để thở. Khi quân Đức tới nơi họ trông thấy nhiều xác chết với gương mặt xanh nhợt nằm la liệt bên những người hấp hối, cơ thể co giật dữ dội, miệng ứa ra một chất dịch màu vàng nhạt. Kết quả là tuyến phòng thủ của quân Pháp bị phá vỡ và khí clo đã giết chết 3000 người và làm 7000 người bị thương.
Khi dạy bài 31: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Trước khi vào bài giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện liên quan đến nhà khoa học phát hiện ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học qua giấc mơ.
Phát hiện ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Chắc hẳn nhiều người đều biết rằng, Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được tạo ra bởi nhà khoa học người Nga Dmitri Mendeleev. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, ông đã phải vật lộn như thế nào để có thể tạo ra và sắp xếp được trật tự của Bảng tuần hoàn đó.
Sau khi xuất hiện những ý tưởng đầu tiên về các nguyên tố hóa học, vào năm 1869, Mendeleev đã sử dụng cách viết tên của các nguyên tố lên các tấm thẻ (mỗi nguyên tố một thẻ) và có đi kèm cả các tính chất của từng yếu tố trên những tấm thẻ riêng.
Ông thấy rằng, khối lượng của nguyên tử đóng vai trò khá quan trọng trong Bảng tuần hoàn, nhưng thực sự ông không thể tìm ra được dạng sắp xếp nó. Tin tưởng rằng gần như đã khám phá ra được một điều gì đó quan trọng, Mendeleev đã di chuyển các tấm thẻ nhiều giờ liên tục cho tới khi ông ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Kết quả khá bất ngờ khi lúc Mendeleev tỉnh dậy, mọi thứ gần như đã được sắp xếp đâu vào đó trong đầu ông. Mendeleev tin tưởng rằng, tâm trí tiềm thức đã giúp ông hoàn thành tất cả mọi thứ.
“Trong giấc mơ, tôi thấy một 

Tài liệu đính kèm:

  • docxHoang Thi Nam.docx