Quản lý chỉ đạo công tác “ Xã hội hóa giáo dục”,có một vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường phổ thông. Quản lý chỉ đạo, tổ chức tốt công tác “ Xã hội hóa giáo dục” sẽ huy động được nhiều nguồn lực xây dựng CSVC trường học nói chung; cải tạo cảnh quan môi trường nói riêng, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “ Xây dựng trường học than thiện, học sinh tích cực”, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Muốn quản lý chỉ đạo, tổ chức tốt công tác “Xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học” nói riêng, các hoạt động của nhà trường nói chung, người Hiệu trưởng phải luôn thể hiện được vai trò tiên phong gương mẫu của mình. Phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch; công tác tham mưu; công tác tổ chức cán bộ, phát huy năng lực, sở trường của từng cá nhân, kết hợp với sức mạnh tập thể. Phải xây dựng kế hoạch làm việc một cách khoa học, nắm bắt sát tình hình thực tế và nhiệm vụ cụ thể để có những biện pháp thực hiện mang tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất. Thực hiện tốt công tác dân chủ trong trường học, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch trong mọi vấn đề, nhất là trong công tác huy động các khoản đóng góp; các khoản ủng hộ tự nguyện và công tác thi đua khen thưởng.
Những thành tựu bước đầu của nhà trường về quản lý chỉ đạo, tổ chức công tác “ Xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học” trong thời gian qua, là kết quả của sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD& ĐT; của Đảng uỷ; HĐND; UBND thị trấn Buôn Trấp. Là sự kế thừa công sức, trí tuệ của những người cán bộ quản lý tiền nhiệm; sự phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể, chính quyền ở thôn buôn, mà đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ về mọi mặt của các bậc CMHS. Đó là nhờ sự năng động của cán bộ quản lý và Đội ngũ CBVC và sự hỗ trợ nhiệt tình của các nhà hảo tâm
tổ chức quốc tế, kể cả vay vốn của nước ngoài để phát triển GD”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của Nhà nước”. Muốn xây dựng cơ sở vật chất trường học noí chung, xây dựng môi trường xanh nói riêng, cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành có liên quan đến giáo dục vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Sự huy động này không phải nhất thời mà là thường xuyên theo một cơ chế vận hành xác định, xây dựng từ cấp trung ương đến địa phương trên cơ sở một chiến lược phát triển giáo dục lâu dài cho cả nước cũng như cho mỗi địa phương, địa bàn dân cư nhất định. Xây dựng môi trường giáo dục nói chung, môi trường xanh trong khuôn viên trường học nói riêng, cần phải mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. Thực trạng vấn đề Trường TH Krông Ana được thành lập từ tháng 9 năm 1993. Trường đóng ở trung tâm Thị trấn Buôn Trấp là địa bàn trọng điểm, là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của huyện. Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2001. Chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng các mặt giáo dục của các trường tiểu học trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp và tại trường TH Krông Ana trong những năm qua đều cao hơn so với các địa phương khác trong toàn huyện 1. Thuận lợi Diện tích khuôn viên của nhà trường hiện nay là: 8392m2/ 652 HS; trung bình: 12.8 m2/ HS. Đảm bảo đủ tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Ngoài diện tích xây dựng phòng học và các phòng chức năng, hơn 2/3 diện tích sân trường đã được đổ bê tông và lát gạch tương đối sạch sẽ. Khuôn viên trường học đã được trồng nhiều cây có bóng mát lớn, có giá trị kinh tế và thẩm mỹ như bằng lăng, sao đen, cây viết. Hai bên đường vào trường đã bồn hoa, cây cảnh tương đối đẹp mắt. Khoảng đất trống phía trước dãy phòng học lớp 1 đã được trồng một số cây bóng mát và 2 hàng cây chuỗi ngọc. 2.Khó khăn Một số khu vực sân đổ bê tông chưa có cây bóng mát, nên rất nắng nóng khi học sinh tham gia sinh hoạt tập thể. Nhiều cây bóng mát là loài cây gỗ tạp dễ đổ gãy cành gây tai nạn, lá rụng nhiều làm mất vệ sinh. Nguồn kinh phí ngân sách còn ít, sự huy động các nguồn kinh phí khác để hổ trợ cho công tác xây dựng môi trường giáo dục hết sức hạn chế. 3. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng Trường TH Krông Ana được công nhận trường chuẩn quốc gia năm 2001, nhưng đến tháng 4 năm 2014 vần còn những hạn chế như sau: Khuôn viên nhà trường hẹp về bề ngang, chiều dọc chạy dài theo mặt đường, phương tiện giao thông đi lại nhiều nên chưa thật sự yên tĩnh và khó khăn trong việc giữ gìn môi trường, an toàn giao thông cho HS. Khu vực sân tập thể dục cho học sinh, nền đất cát, hoặc bê tông, nắng nóng, bụi về mùa khô, bẩn dính về mùa mưa. Khu vực phía trước khán đài, sân bê tông chưa có cây bóng mát, nên rất nắng nóng khi học sinh tham gia sinh hoạt tập thể. Khu vực phía sau và trước cửa dãy phòng học lớp 1, chưa có cây bóng mát, nắng chiếu vào lớp học, gây nóng bức cho học sinh. Nhiều cây gỗ tạp dễ đổ gãy cành gây tai nạn, lá rụng nhiều, làm mất vệ sinh, rễ nổi làm hỏng sân trường (như cây keo tai tượng, cây hoa sữa) cần phải được thay thế dần. Một số cây bóng mát, tán lá rậm rạp che mất cổng trường, cửa sổ làm cho phòng học thiếu ánh sáng và không có tính thẩm mỹ. Hệ thống bồn hoa, cây cảnh chưa được quy hoạch tổng thể, số lượng ít và chưa đẹp. ( Có hình ảnh khảo sát thực trạng kèm theo phần phụ lục). Nguyên nhân dẫn đến những thực trạng trên gồm những vấn đề sau: Diện tích khuôn viên của trường hiện nay chính là một điểm trường lẻ, không được quy hoạch xây dựng một cách tổng thể dẫn đến việc sáp xếp bố trí hệ thống bồn hoa, cây cảnh, cây bóng mát chưa khoa học. Công tác tổ chức họp cha mẹ học sinh để bàn bạc thống nhất kế hoạch xây dựng CSVC nói chung, xây dựng môi trường nói riêng, được tổ chức vào đầu các năm học là chưa phù hợp, nên khó khăn trong việc tổ chức thực hiện trong dịp nghỉ hè. Kể từ khi đạt chuẩn đến năm 2014, do công tác luân chuyển cán bộ quản lý nên nhà trường chưa tham mưu được với lãnh đạo các cấp để tổ chức Hội nghị liên tịch bàn về công tác củng cố trường chuẩn quốc gia mức độ 1, xây dựng đề án trường chuẩn quốc gia mức độ 2. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Từ tình hình thực tế của nhà trường, được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT và sự phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh, tôi đã đề xuất với các đồng chí trong Ban giám hiệu, các đoàn thể và tập thể cán bộ viên chức, mạnh dạn áp dụng một số giải pháp về quản lý chỉ đạo công tác “ Xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học”như sau: 1. Biện pháp xây dựng kế hoạch Xây dựng kế hoạch có một vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng. Xây dựng kế hoạch phải vừa mang tính định hướng mục tiêu yêu cầu chung vừa phải có tính khả thi và đề ra được các giải pháp thực hiện cụ thể, thiết thực cho từng nội dung. Phải có kế hoạch chiến lược phát triển trong từng giai đoạn gắn với kế hoạch cho từng năm, từng hạng mục cụ thể. Để thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch của Nhà trường nói chung, kế hoạch thực hiện huy động các nguồn lực nói riêng, tôi đã tiến hành như sau: - Nghiên cứu kỹ nội dung Luật giáo dục; Điều lệ trường phổ thông; Chỉ thị số 40 ngày 15/6/2004 của Ban chấp hành TW Đảng về xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; Nghị định 24 / NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng CSVC hạ tầng; ... - Khảo sát đánh giá nắm bắt tình hình thực tế của Nhà trường và địa phương, trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân cụ thể về ưu điểm và tồn tại của Nhà trường trong thời gian qua; từ đó xác định dự báo những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện huy động các nguồn lực để xây dựng môi trường xanh trong thời gian tới. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của nhà trường và địa phương, Hiệu trưởng dự thảo kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. Kế hoạch vừa phải xác định được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và mục tiêu chung vừa phải đề ra được các chỉ tiêu, các giải pháp và biện pháp thực hiện cụ thể. Ví dụ: Phải trồng nhiều loại cây xen kẽ để đáp ứng vừa trước mắt vừa lâu dài, như: muốn có bóng mát nhanh thì phải trồng các loại cây gỗ tạp, chóng lớn, cánh lá nhiều ( cây keo tai tượng; cây bàng; cây đa, cây xà cừ); muốn có cây gỗ tốt, bóng to, an toàn thì trồng các loại cây như: cây sao den; cây viết; cây bàng Đài Loan - Tham khảo ý kiến góp ý của cán bộ, viên chức, của cha mẹ học sinh để bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch. - Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng bổ sung, Sửa đổi để hoàn chỉnh kế hoạch trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai tổ chức thực hiện. 2. Biện pháp tham mưu Muốn huy động tốt các nguồn lực để xây dựng nhà trường nói chung, xây dựng môi trường xanh nói riêng, trước hết người hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu. Công tác tham mưu của hiệu trưởng có vai trò hết sức quan trọng, giúp Cấp uỷ, chính quyền địa phương và các cấp quản lí triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác giáo dục đối với nhà trường. Đây là biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện thành công công tác “xã hội hoá giáo dục” để huy động mọi nguồn lực phát triển nhà trường. Là sự liên kết chặt chẽ của ba môi trường giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội. Trước khi tham mưu cho Chính quyền hay đoàn thể ở địa phương; Hiệu trưởng cần chuẩn bị kĩ các nội dung, đề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Kế hoạch vừa cụ thể thiết thực nhưng phải có tầm nhìn xa, đón đầu theo quy luật vận động phát triển chung. Cần nắm vững các văn bản chỉ đạo của ngành, của nhà nước, nhất là vấn đề phân cấp quản lí về công tác GD&ĐT. Hiệu trưởng phải biết kiên trì, nhẫn nại, biết đàm phán và thuyết phục. Để chuẩn bị CSVC cho năm học 2014-2015 và xây dựng cảnh quan môi trường nói riêng, cho những năm học tiếp theo, bản thân tôi đã chủ động tham mưu với lãnh đạo Phòng GD&ĐT và UBND thị trấn Buôn Trấp thực hiện các nội dung sau: Nhà trường đã tổ chức họp cha mẹ học sinh ngay từ tháng 4 năm 2014, để bàn bạc kế hoạch về tu sửa nâng cấp và xây dựng CSVC trường học. Tham mưu với UBND và Phòng GD&ĐT tổ chức Hội nghị liên tịch trong tháng 6 năm 2014, để lãnh đạo các cấp thống nhất kế hoạch xây dựng CSVC cho trường trong 2 năm học tiếp theo. Căn cứ vào kết quả họp cha mẹ học sinh các lớp, kết quả hội nghị liên tịch, lãnh đạo nhà trường điều chỉnh bổ sung và trình các cấp phê duyệt và tổ chức thực hiện. 3. Biện pháp tuyên truyền Việc tuyên truyền vận động cho nhân dân hiểu, để tổ chức thực hiện kế hoạch thành hiện thực là một vấn đề hết sức quan trọng. Trước hết phải tổ chức các cuộc họp liên tịch giữa UBND thị trấn, chính quyền thôn, tổ dân phố với Lãnh đạo nhà trường và Ban đại diện CMHS của nhà trường để phân cấp trách nhiệm một cách cụ thể. Xây dựng CSVC theo Nghị định 24 của Chính phủ là do HĐND; UBND thị trấn tổ chức thực hiện, có sự tham gia giám sát của Ban đại diện CMHS và lãnh đạo nhà trường. Ý Đảng hợp với lòng dân thì sẽ tạo thành sức mạnh vô cùng to lớn. Phải phát huy cao quyền dân chủ: tổ chức họp, thông báo công khai để cho CMHS được biết, được bàn bạc, được làm và giám sát kiểm tra. Để thực hiện đúng quy chế dân chủ và tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh, nhà trường không tổ chức thu các khoản đóng góp ngay từ đầu năm học. Sau khi tổ chức họp cha mẹ học sinh để bàn bạc thống nhất và được các cấp phê duyệt chủ trương, nhà trường sẽ tổ chức thu trong nhiều tháng trong năm học. Nhà trường đã tham mưu với chính quyền các cấp, làm việc với các nhà thầu tiến hành xây dựng kịp thời các công trình theo kế hoạch để đưa vào sử dụng. Nguồn kinh phí xây dựng sẽ quyết toán trong nhiều năm, nhằm giảm mức đóng góp hàng năm của cha mẹ học sinh. Muốn thực hiện tốt công tác “Xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học” nói riêng, huy động các nguồn lực để phát triển nhà trường nói chung, thì trước hết phải biết linh hoạt và sáng tạo trong tuyên truyền vận động các đoàn thể và nhân dân hiểu rõ về Công tác Giáo dục: thông qua họp CMHS các lớp, toàn trường; tổ chức hội nghị chuyên đề; thông qua họp thôn, tổ dân phố; sơ kết, tổng kết hàng năm hay giao lưu kết nghĩa, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Hội diễn văn nghệ, Thể thao...; tích cực tham gia các cuộc thi do UBND xã và các đoàn thể ở địa phương tổ chức. Nội dung các thông tin tuyên truyền cần ngắn gọn cụ thể, sinh động và thiết thực. Nêu được tầm quan trọng và lợi ích của cây xanh đối với đời sống con người. Biểu dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong công tác xây dựng môi trường xanh 4. Công tác tổ chức cán bộ Muốn phát huy được nguồn lực để xây dựng nhà trường nói chung, xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học nói riêng, trước hết phải làm tốt công tác tổ chức cán bộ. Lúc sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Cán bộ nào, phong trào ấy”. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay cũng vậy, công tác tổ chức cán bộ quyết định sự thành công hay thất bại trong công tác trong công tác Quản lí trường học nói chung, trong việc tổ chức thực hiện huy động các nguồn lực nói riêng. Các đoàn thể trong nhà trường có một vai trò hết sức quan trọng, nếu biết phối hợp chặt chẽ, hoạt động đồng bộ sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy nhà trường phát triển toàn diện. Cán bộ phải là người có: “Tâm” - có “Tầm” và có “Tài”. Cái “Tâm” là cái đức, là gốc của con người, giúp người cán bộ toàn tâm, toàn ý lo cho công việc, luôn biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, bảo đảm sự khách quan, công bằng khi đánh giá, nhận xét, luôn biết tôn trọng và động viên khuyến khích mọi người cố gắng vươn lên khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành công tác. Nhà trường đã mạnh dạn trong công tác quy hoạch và bồi dưỡng , sử dụng cán bộ. Cơ cấu các cán bộ viên chức, có năng lực, có uy tín đảm đương các các chức vụ chủ chốt trong các đoàn thể, tổ khối trong nhà trường làm tiền đề để từng bước củng cố tổ chức và hoạt động đồng bộ, có hiệu quả. Nhà trường đã thực hiện tốt công tác dân chủ hoá trong nhà trường, công khai minh bạch và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. 5. Biện pháp huy động các nguồn lực 5.1. Huy động các nguồn lực trong nhà trường Cha ông ta có câu: "Tự lực cánh sinh là chính". Nguồn nội lực trong nhà trường có một vị trí hết sức quan trọng. Đó là nguồn lực từ bên trong, tạo cơ sở vững chắc cho nhà trường tự thân vận động, một cách chủ động, linh hoạt xây dựng nhà trường phát triển vững chắc. Phát huy tốt nguồn nội lực sẽ có cơ sở để thu hút và huy động nguồn ngoại lực. Nguồn lực trong nhà trường là sự đóng góp công sức, trí tuệ, tinh thần và vật chất của cán bộ viên chức và học sinh. Để phát huy nguồn nội lực, nhà trường đã động viên cán bộ, viên chức và học sinh trực tiếp tham gia lao động trồng và chăm sóc cây bóng mát, bồn hoa, cây cảnh. Hàng năm, tiết kiệm ngân sách chi thường xuyên để đầu tư trang thiết bị như: khoan giếng, mua máy bơm, lắp đặt hệ thống tưới nước tự động. Giao cho chi đoàn thanh niên xây dựng và chăm sóc “Công trình măng non” và chỉ đạo liên đội thực hiện các “ Phần việc măng non” “Xây dựng lớp học thân thiện”. 5..2. Huy động nguồn lực từ bên ngoài Huy động nguồn “ngoại lực” là một vấn đề hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng để đầu tư xây dựng nhà trường đồng bộ, khang trang. Nguồn lực từ bên ngoài, hỗ trợ cho nhà trường xây dựng và phát triển toàn diện, nhất là công tác xây dựng CSVC và môi trường. Có thu hút tốt nguồn ngoại lực thì mới có cơ sở để tiếp tục vận động và phát huy nguồn “nội lực”.Nguôn lực bên ngoài là sự đồng tình ủng hộ về tinh thần và vật chất của cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân, các ban ngành đoàn thể ở địa phương. Nhà trường đã cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động các nhà hảo tâm và một số cơ quan ủng hộ 25 cây cảnh, 5 cây bóng mát. Huy động hơn 200 ngày công để cùng cán bộ viên chức đục sân bê tông đào hố trống và chăm sóc cây xanh. Mỗi lớp học đều được Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh trồng cây xanh vào các chậu cảnh mini, trồng hoa các khu vực được giao và trang trí lớp học thân thiện. 6.. Dân chủ, công khai minh bạch các nguồn lực Dân chủ, công khai minh bạch các nguồn lực là vấn đề hết sức quan trọng để xây dựng nhà trường phát triển bền vững và toàn diện. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho Ban đại diện CMHS thường xuyên được thay mặt toàn thể CMHS kết hợp chặt chẽ với nhà trường không những trong công tác huy động mọi nguồn lực để xây dựng CSVC nói chung xây dựng môi trường xanh nói riêng. Tránh tổ chức cho có hình thức, một năm họp vài lần lấy lệ, không công khai minh bạch các khoản đóng góp theo quy định làm mất lòng tin của nhân dân. Phải biết tranh thủ sự đồng tình hỗ trợ của các ngành các cấp cả về nhân tài và vật lực. Nhất là đối với các chủ thầu xây dựng, các nhà hảo tâm, cần phải tranh thủ sự đầu tư nguồn vốn ban đầu của họ để xây dựng kịp thời sau đó trả dần. Tiết kiệm ngân sách chi trường xuyên hàng năm của nhà trường đẻ đầu tư thêm trang thiết bị, đáp ứng với nhu cầu phát triển giáo dục. Để ghi nhận sự hỗ trợ đóng góp của các ngành các cấp, các bậc cha mẹ học sinh và các nhà hảo tâm nhà trường không những lập sổ sách theo dõi, báo cáo trong các buổi hội họp, sơ kết, tổng kết mà còn làm bảng tên ghi cụ thể tên người hoặc cơ quan, tổ chức, có địa chỉ cụ thể để gắn vào công trình; hiện vật được hiến tặng. Việc làm đó không những công khai minh bạch khoản hỗ trợ mà còn tôn vinh khuyến khích động viên mọi tổ chức, cá nhântiếp tục cống hiến cho nhà trường. IV. Tính mới của giải pháp Hiệu trưởng nhà trường phải không ngừng tìm tòi học hỏi nâng cao năng lực quản lý, nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục nói chung, các văn bản hướng dẫn về quản lý chỉ đạo công tác “ Xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học” nói riêng. Công tác chỉ đạo, tổ chức huy động các nguồn lực mang tính nghệ thuật cao, đòi hỏi phải hết sức năng động và sáng tạo nên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo về con người, về nội dung, về cơ sở vật chất và phải có thời gian trải nghiệm trong thực tế. Phải khảo sát đánh giá đúng tình hình thực tế để vận dụng các giải pháp, biện pháp một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, của nhà trường, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của CBVC, học sinh và nhân dân. Nhà trường đã mạnh dạn trong việc quy hoạch lại, xây dựng khuôn viên trường học theo tiêu chí “Trường học thân thiện”. Từng bước phấn đấu thực hiện theo phương châm “ An toàn- Xanh- sạch- đẹp”. Trước hết khẩn trương chặt bổ những cây gỗ tạp, dã mục gốc không đảm bảo an toàn; tỉa cánh những cây to để bảo đảm ánh sáng cho các phòng học. Trồng những cây bóng mát chóng lớn vào những khu vực chưa có cây xanh. Đục bê tông sân trường để trồng các loại cây xanh, cây bóng mát thay cho việc mua dù tốn kém về tiền bạc và công sức. Kêu gọi cha mẹ học sinh và các nhà hảo tâm hiến tặng cây xanh, cây cảnh để trước các lớp học. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, giao khoán cho chi đoàn thanh niện công việc chăm sóc bồn hoa, cây cảnh (để chi đoàn vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị vừa có thêm kinh phí đẻ hoạt động, mỗi tháng 500.000 đồng). Giao cho liên đội và các chi đội thi đua chăm sóc, tôn tạo các phần việc măng non và trang trí lớp học thân thiện. Nhà trường đầu tư kinh phí từ tiết kiệm chi thường xuyên để khoan giếng và lắp đặt hệ thống béc phun tưới nước tự động. Mỗi tháng nhà trường phối hợp với chi đoàn và Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức lao động cộng sản một lần nhằm tôn tạo cảnh quan và tu sửa cơ sở vật chất trường học. V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trong thời gian từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 4 năm 2019, nhà trường đã tham mưu với chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả tốt về công tác “ Xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học”. Trồng mới hơn 100 cây xanh, cây bóng mát; 16 chậu cây cảnh và tôn tạo 3 hệ thống bồn hoa, cây cảnh. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng môi trường xanh và cải tạo cảnh quan trong 5 năm qua trị giá hơn 250 triệu đồng. Trong đó UBND thị trấn cấp 10 cây sao đen; chủ thầu xây dựng và các nhà hảo tâm hỗ trợ 15 chậu cây cảnh; Cán bộ viên chức và cha mẹ học sinh hỗ trợ hơn 500 ngày công. Nhà trường tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên năm 2015 đến 2018, để đầu tư trang thiết bị trên 150 triệu đồng. Ngoài ra, cán bộ viên chức và cha mẹ học sinh còn tự nguyện tham gia lao động trồng cây, tôn tạo bồn hoa cây cảnh và hỗ trợ kinh phí thuê nhân công vệ sinh môi trường. Hiện nay khuôn viên trường tiểu học Krông Ana đã đạt được tiêu chuẩn “ Xanh- sạch- dẹp- an toàn”. Nhà trường có đủ điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Học sinh được học tập, vui chơi, sinh hoạt trong một môi trường trong lành, thân thiện. PHẦN III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Kết luận Quản lý chỉ đạo công tác “ Xã hội hóa giáo dục”,có một vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường phổ thông. Quản lý chỉ đạo, tổ chức tốt công tác “ Xã hội hóa giáo dục” sẽ huy động được nhiều nguồn lực xây dựng CSVC trường học nói chung; cải tạo cảnh quan môi trường nói riêng, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “ Xây dựng trường học than thiện, học sinh tích cực”, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Muốn quản lý chỉ đạo, tổ chức tốt công tác “Xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học” nói riêng, các hoạt động của nhà trường nói chung, người Hiệu trưởng phải luôn thể hiện được vai trò tiên phong gương mẫu của mình. Phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch; công tác tham mưu; công tác tổ chức cán bộ, phát huy năng lực, sở trường của từng cá nhân, kết hợp với sức mạnh tập thể. Phải xây dựng kế hoạch làm việc một cách khoa học, nắm bắt sát tình hình thực tế và nhiệm vụ cụ thể để có những biện pháp thực hiện mang tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất. Thực hiện tốt công tác dân chủ trong trường học,
Tài liệu đính kèm: