SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk

SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk

Bản thân tôi luôn tận dụng thời gian mỗi buổi tối tranh thủ đến thực tế gia đình học sinh, vừa để kiểm tra việc học bài ở nhà, vừa để thăm hỏi và trò chuyện cùng phụ huynh học sinh về tình hình của con em mình, đặc biệt là đối tượng học sinh học yếu, học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số . Do thời gian học tập và tham gia các hoạt động trên lớp đều phải dựa trên tính tập thể nên giáo viên chủ nhiệm ít có cơ hội trò chuyện, tìm hiểu về bất cứ cá nhân nào, bởi nếu tỏ ra quá quan tâm đến 1 học sinh thì vô tình tạo sự ganh ghét, đố kị giữa các bạn trong lớp với nhau. Vì vậy, tiếp cận học sinh ngay tại nhà chính là cơ hội thể hiện thái độ, tình cảm chân thành, sự quan tâm và gần gũi nhất định đối với phụ huynh và học sinh, từ đó các em dễ dàng bày tỏ lòng mình một cách thiện chí nhất, nhất là đối với học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số thường ít mở lòng, thiếu sự tự tin trong quá trình giao tiếp.

Vì không thể biết nhà của tất cả các thành viên trong lớp, nên tôi thường đi cùng một học sinh khác, luân phiên theo từng địa điểm để ít nhất mỗi bạn trong lớp đều có bạn đến sẻ chia cùng giáo viên chủ nhiệm. Những câu hỏi khi đến thăm nhà các em có thể là: Em thường làm những công việc gì phụ giúp gia đình, em thường học bài vào lúc mấy giờ, có thường đến nhà ai chơi không? Vì sao chơi với bạn ấy .Ngoài ra có thể hỏi phụ huynh về hoàn cảnh gia đình, hỏi thăm công việc và những khó khăn mà phụ huynh gặp phải khi dạy dỗ con cái .

 

doc 26 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1208Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Tốt
2
5.4%
8
21.6%
Đạt
35
94.6%
29
78.4%
Trong đó có 3 em từng lưu ban ở lớp 2 và lớp 3: Em Đào Quốc Thuần, em Phạm Công Thành và em Nguyễn Duy Minh. Có 6 em thường xuyên bỏ tiết, bỏ giờ và trốn học chơi game, hay gây gổ với bạn bè: Em Đào Quốc Thuần, Phạm Công Thành, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Đức Đệ, Nguyễn Thành Duy, Nguyễn Công Triệu Vân. Có 11 em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo:
Hộ nghèo
Cận nghèo
Em Trần Đức Anh
Em Nguyễn Công Triệu Vân
Em Lê Thị Cẩm Ly
Em Y Đạt Buôn Dáp
Em Nguyễn Thị Tú Trinh
Em Đinh Trọng Hoài Nam
Em Nguyễn Duy Minh
Em Nguyễn Văn Trường
Em Nguyễn Văn Thiên
Em H Tuyết Niê
Em Nguyễn Mạnh Hùng
Một số em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng do chưa có hộ khẩu thường trú nên không được cấp sổ hộ nghèo vì bố mẹ xa quê vào Đăk Lăk mưu sinh như: Em Nguyễn Thị Hoài Hảo, em Kiều Linh H’Đơk... Một số em lười học, lười vận động, thiếu tính hợp tác trong nhiều hoạt động như: Em Nguyễn Mạnh Hùng, em Đặng Gia Long, em Nguyễn Thị Tú Trinh, em Đinh Thị Thu Hà, em Nguyễn Văn Bình...
	+ Sau khi đã tìm hiểu sơ qua về tình hình học sinh tôi tiến hành gặp học sinh lớp chủ nhiệm, giới thiệu sơ lược về bản thân với lớp, cho học sinh tự đứng lên giới thiệu bản thân với cô chủ nhiệm và các bạn trong lớp, có thể để một vài học sinh thể hiện năng khiếu văn nghệ, sau đó phát phiếu ghi thông tin lý lịch sơ lược học sinh. 
Việc cập nhật thông tin trong Sơ yếu lí lich học sinh rất quan trọng, vì vậy lập biểu mẫu càng chi tiết thì giáo viên chủ nhiệm càng dễ dàng phân công nhiệm vụ, nắm bắt tình hình học sinh một cách cụ thể để kịp thời động viên, khuyến khích học sinh trong một số hoạt động nhằm xử lí công việc nhanh gọn và hiệu quả hơn. Đồng thời, sau khi thu phiếu thông tin Sơ yếu lí lịch học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng dễ dàng hơn trong việc lập danh sách tổng hợp có đầy đủ các nội dung cần thiết để tiện trao đổi thông tin học sinh với nhà trường và phụ huynh học sinh ngay từ đầu năm học. Yêu cầu của việc làm này là các em phải cùng thảo luận và điền thông tin cùng với cha mẹ, qua đó có thể khảo sát mức độ quan tâm của phụ huynh học sinh đối với con em mình.
Từ bảng thông tin này, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng nhận xét việc sử dụng ngôn ngữ viết, cách trình bày và ý thức trách nhiệm đối với tập thể lớp của từng em, đồng thời lấy thông tin liên lạc với phụ huynh, nắm bắt về hoàn cảnh gia đình và lấy nội dung cơ bản được nêu trong Sơ yếu lý lịch làm căn cứ để cập nhật trên phần mềm Smas, các bảng biểu, báo cáo khi có yêu cầu. 
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH 
 LỚP 6A5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH HỌC SINH
Họ và tên học sinh:....Ngày, tháng, năm sinh:..//.
Giới tính:.Dân tộc:.Tôn giáo:..
Nơi sinh:..
Quê quán:
Địa chỉ thường trú:..
Họ và tên cha:.Nghề nghiệp:...
Điện thoại liên lạc của cha:.
Họ và tên mẹ:..Nghề nghiệp:...
Điện thoại liên lạc của mẹ:..
Hoàn cảnh gia đình
 (Nêu rõ gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo, hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như thế nào, bản thân phải làm công việc gì khác.nêu rõ số thành viên trong gia đình)
Giới thiệu vài nét về bản thân
(Nêu rõ những khả năng đặc biệt về văn nghệ, thể dục thể thao hoặc một số kĩ năng khác. Nêu rõ những khuyết điểm thường mắc phải trong quả trình học tập và rèn luyện ở Tiểu học và một số thành tích đã được trong các năm học trước. )
Hướng phấn đấu của em trong năm học 2016 – 2017
Mong muốn của em đối với cô giáo chủ nhiệm, với tập thể lớp
Học sinh Phụ huynh học sinh
Nhóm giải pháp, biện pháp 2: Họp lớp, ổn định lớp, tiến hành bầu ban cán sự lớp, bước đầu phân công một số nhiệm vụ
- Dựa trên danh sách biên chế lớp của hội đồng tuyển sinh nhà trường và phiếu tổng hợp thông tin lý lịch học sinh, giáo viên chủ nhiệm tiến hành xếp vị trí chỗ ngồi phù hợp: Sắp xếp vị trí học sinh khá giỏi xen kẽ với học sinh học yếu, kémHọc sinh có biểu hiện thường xuyên vi phạm ý thức tổ chức kỉ luật và vi phạm đạo đức ngồi xen kẽ với học sinh ngoan ngoãn, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, có khả năng quản lý tốt
- Giáo viên chủ nhiệm thông qua phiếu tổng hợp thông tin của học sinh trước tập thể, đọc kĩ phần giới thiệu vài nét về bản thân của các bạn trong lớp từ đó cho học sinh bình bầu ra các ứng cử viên vào ban cán sự lớp tạm thời. 
- Cho học sinh được các bạn trong lớp bình bầu lần lượt giới thiệu bản thân để khảo sát khả năng giao tiếp, ứng xử trước tập thể. Từ đó gợi ý học sinh tìm ra các vị trí ban cán sự lớp tạm thời phù hợp vào các chức vụ: Lớp trưởng, lớp phó và trưởng các ban, tổ trưởng, tổ phó các tổ
- Bước đầu phân công một số nhiệm vụ cho ban cán sự lớp tạm thời. Phát sổ theo dõi tổ, nhóm, sổ theo dõi các mảng học tập, phong trào, nề nếp, lao độngRiêng sổ “điều em muốn nói” được giao cho lớp trưởng giữ, các cá nhân có thể mượn sổ ghi ý kiến của mình vào trước mỗi buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ để giáo viên chủ nhiệm xử lí kịp thời trong giờ sinh hoạt 15 phút.
Nhóm giải pháp, biện pháp 2 là khâu quan trọng nhằm tìm ra hướng đi cho tập thể lớp trong năm học 2016 – 2017. Mặc dù là ban cán sự lớp tạm thời nhưng căn bản các em có cơ hội thể hiện bản thân trước tập thể lớp, đây chính là cơ sở tạo lập ban cán sự lớp chính thức sau đại hội chi đội lớp đầu năm. Giáo viên chủ nhiệm nếu chú tâm vào nhóm giải pháp, biện pháp 2 chính là tìm ra những cộng sự đắc lực cho mình trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao sau này. Do vậy, sau quá trình làm việc của ban cán sự lớp tạm thời, có thể tìm ra những nhân tố phù hợp hơn để đưa vào ban cán sự lớp chính thức sau kì đại hội chi đội.
Học sinh lớp 6 còn nhiều bỡ ngỡ, do vậy mọi hoạt động diễn ra chắc chắn sẽ được các em cập nhật và thông báo liên tục mỗi ngày trong sổ “điều em muốn nói”, đây chính là cơ hội để giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tâm lí của học sinh nhanh hơn, cũng là điều kiện thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa thầy (cô) và học trò.Cụ thể tôi sử dụng các loại sổ theo mẫu sau để kịp thời nắm bắt diễn biến học sinh mỗi ngày, mỗi tuần, tháng học. 
+ Sổ theo dõi các hoạt động thi đua trong tổ: Nhắc nhở các tổ trưởng chú ý theo dõi các bạn trong tổ và ghi chép thông tin kịp thời vào sổ để qua đó đánh giá các bạn trong tổ cuối mỗi tuần học. Cụ thể tôi giao cho tổ trưởng các sổ có mẫu sau:
TT
Họ và tên
Số lỗi phê bình
Số lần được tuyên dương
Tổng điểm cuối tuần
Đề nghị
	Sổ theo dõi các hoạt động thi đua trong tổ cần ngắn gọn, cô đọng nội dung vì nếu quá nhiều chi tiết dễ gây phức tạp cho học sinh trong quá trình tổng hợp. Trước khi bàn giao sổ theo dõi cho các tổ trưởng, cần hướng dẫn cách ghi như sau: Số lỗi phê bình và số lần tuyên dương được đánh dấu mỗi lần một gạch, tạo thành 5 gạch ( ), quy định rõ những lỗi vi phạm đánh dấu như: Không học bài, không làm bài, không soạn bài, nói chuyện hoặc làm việc riêng trong giờ học, giờ sinh hoạt, không tham gia lao động, hoạt động nhóm, không tham gia các buổi sinh hoạt chủ điểm, chào cờ, sinh hoạt tập thể khác, ăn quà vặt, xả rác bừa bãi, đi dép lê, không đóng thùng, không mặc đồng phục đúng quy định, không thực hiện nhiệm vụ được giao, nghỉ học không lí do, bỏ tiết bỏ giờ,Quy định số lần được tuyên dương khi tích cực phát biểu xây dựng bài, tích cực trong lao động, đạt điểm tốt, tích cực khi được giao nhiệm vụ được thầy cô giáo khenTổng điểm cuối tuần lấy số lần tuyên dương trừ số lần phê bình, ví dụ:
	Số lần phê bình: 15 lần; Số lần được tuyên dương: 6 lần, khi đó lấy:
6 (Lần tuyên dương) – 15 (Lần phê bình) = -9
Như vậy tổng điểm cuối tuần là số âm, đồng nghĩa với việc học sinh bị phê bình. Ngược lại tổng điểm cuối tuần là số dương, đồng nghĩa với việc học sinh được tuyên dương. Nếu tổng điểm là số không (0) thì không tuyên dương, không bị phê bình trong tuần.
	Dựa trên sổ theo dõi của các tổ để cuối mỗi tuần, lớp phó, lớp trưởng đứng ra chủ trì buổi sinh hoạt lớp có hiệu quả cao hơn.
	+ Sổ điều em muốn nói: Được thực hiện nhằm tránh gây phiền toái cho giáo viên chủ nhiệm. Do phần lớn các em đều có nhiều ý kiến vụn vặt, mỗi buổi sinh hoạt 15 phút thường mất nhiều thời gian giải trình ý kiến của học sinh, nhiều em không kiểm soát được hành động, gây ồn ào, nhốn nháo mất tập trung. Do vậy để tránh gây ồn và có tính tập trung hơn, tôi giao cho lớp trưởng giữ sổ điều em muốn nói, khi học sinh cần nêu ý kiến thì lấy sổ vào cuối mỗi giờ học ngày hôm trước và trước các buổi học ngày hôm sau để ghi nội dung cần trình bày với giáo viên chủ nhiệm. Sổ này được lớp trưởng để trên kệ suốt buổi học, mẫu sổ đơn giản như sau:
Thứ.Ngày, tháng, năm:
Họ và tên học sinh
Điều em muốn nói:..
.
.
.
.
.
.
.
Thứ.Ngày, tháng, năm:
Họ và tên học sinh
Điều em muốn nói:..
.
.
.
.
.
.
.
	Khi đó, chỉ cần trước mỗi buổi sinh hoạt 15 phút, giáo viên chủ nhiệm lướt qua các ý kiến, nếu là ý kiến mang tính cá nhân thì không cần giải trình trước tập thể, nếu là ý kiến xây dựng tập thể thì cần giải trình ngay cho học sinh trong ngày hôm đó.
Nhóm giải pháp, biện pháp 3: Họp Ban đại diện Cha mẹ học sinh lớp học sinh đầu năm học
- Tiến hành họp cha mẹ học sinh đầu năm học là hoạt động thường niên theo quy định của nhà trường, tuy nhiên việc thực hiện như thế nào để buổi họp cha mẹ học sinh có hiệu quả là vô cùng quan trọng. Bởi vì đây là lớp học đầu cấp nên phần lớn cha mẹ học sinh đều trong tâm thế háo hức tìm hiểu về môi trường mới, thầy cô mới và cách làm việc của thầy cô đối với lớp của con em mình đang theo học.
- Bản thân tôi trước khi tiến hành họp mẹ học sinh cần chuẩn bị kĩ lưỡng các nội dung có liên quan như: Danh sách học sinh – cha mẹ học sinh để điểm danh; Phiếu tổng hợp sơ yếu lí lịch học sinh để đối chiếu tính xác thực thông tin mà học sinh tự kê khai, một số nội dung cần phổ biến theo quy định của nhà trường; phiếu ghi ý kiến cá nhân của phụ huynh trong buổi họp
- Trong bước này, tôi đặc biệt lưu tâm đến phần ghi ý kiến cá nhân của phụ huynh trong buổi họp, bởi đây chính là cơ sở đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh về sau này. Thông qua đó giáo viên chủ nhiệm cũng nắm bắt được mức độ quan tâm của phụ huynh học sinh đối với việc giáo dục con cái ở nhà như thế nào để có biện pháp phối hợp phù hợp. Cụ thể phiếu ý kiến của cha mẹ học sinh được tôi cụ thể hóa bằng mẫu dưới đây:
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
 LỚP 6A5
PHIẾU Ý KIẾN CỦA CHA MẸ HỌC SINH
 Họ và tên cha (mẹ) học sinh:..
 Là phụ huynh em:....
Nhận xét đánh giá của cha (mẹ) học sinh đối với con mình trong việc tự học, tự rèn luyện ở nhà:
.
Ý kiến của cha (mẹ) đối với giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc với nhà trường:
.
 Cha (mẹ) học sinh
	 (Kí và ghi rõ họ tên)
Nhóm giải pháp, biện pháp 4: Giáo dục học sinh thông qua các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các tiết sinh hoạt lớp, các hoạt động tập thể.
	+ Đối với các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ: Thực hiện theo lịch sinh hoạt theo quy định của Đội. Tuy nhiên cần linh hoạt trong khâu tiến hành, có thể phân công các em trong ban cán sự lớp lựa chọn chủ đề phù hợp để thay đổi không khí tiết sinh hoạt 15 phút cho đỡ nhàm chán. Trong quá trình sinh hoạt 15 phút nên kết hợp giải quyết một số ý kiến của học sinh trong sổ “điều em muốn nói”, chú ý chọn lọc ý kiến mang tính xây dựng tập thể, tránh giải quyết những ý kiến cá nhân trước tập thể vì dễ tạo hưng phấn cho các em khi nêu quá nhiều ý kiến, dễ gây ồn ào, náo nhiệt, do lứa tuổi học sinh lớp 6 còn nhiều hiếu động. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động khác trong tiết sinh hoạt 15 phút. 
	+ Đối với các buổi sinh hoạt lớp: Tăng cường tính tự giác của ban cán sự lớp trong việc nhận xét, đánh giá cuối tuần. Tôi tiến hành giao nhiệm vụ cho lớp trưởng chủ trì các buổi sinh hoạt lớp theo tiến trình sau:
	Mời các tổ trưởng lên tổng hợp số lỗi phê bình và số lần tuyên dương, tổng điểm của các thành viên trong tổ. Nhận xét khái quát một số thành viên tiêu biểu khi được tuyên dương hoặc một số thành viên thường xuyên vi phạm nề nếp, nội quy bị phê bình, nhắc nhở.
	Mời lớp phó tóm tắt các ý kiến của các tổ trưởng và đề nghị tuyên dương, phê bình một số thành viên trong lớp. 
	Lớp trưởng xin ý kiến của các thành viên trong lớp về phần tổng hợp của các tổ, tiến hành lấy biểu quyết để thống nhất ghi vào biên bản sinh hoạt lớp cuối tuần. Đề nghị mức phạt hoặc mức thưởng xứng đáng đối với các thành viên.
	Sau khi ban cán sự lớp làm việc xong phần nhiệm vụ của mình, giáo viên chủ nhiệm tiến hành nhận xét chung, đưa ra một số ý kiến định hướng phát huy và biện pháp khắc phục cho học sinh trong thời gian tới. Sau đó, tùy thuộc vào thời lượng của buổi sinh hoạt có thể tiến hành một số nội dung khác để tránh gây nhàm chán, mệt mỏi cuối mỗi tuần cho học sinh, cụ thể như: Cho học sinh ra sân chơi một số trò chơi tập thể, tạo sự gắn kết các thành viên trong lớp, cụ thể tôi đã tiến hành cho các em chơi một số trò chơi như sau:
Trò chơi: “Vòng tròn tình bạn”: Sơ đồ trò chơi “ Vòng tròn tình bạn” tiến hành như sau:
1
2
4
3
5
Vòng tròn được làm bằng giấy quấn vào một thanh tre uốn cong, các nhóm xếp thành hàng dọc, sau khi hiệu lệnh của lớp trưởng được đưa ra, các nhóm tung từ người số 1 lên đầu người số 2 vào cổ cho rơi xuống chân rồi tiếp tục lấy vòng tròn tung vào đầu người số 3 và lần lượt đến hết. Số vòng tròn còn lại trên người cuối cùng chứng minh cho kết quả “Vòng tròn tình bạn”. Kết thúc trò chơi, lớp trưởng và lớp phó cần thông báo kết quả đội thắng cuộc chính là đội có tình bạn đẹp nhất, vì các bạn biết cố gắng động viên lẫn nhau để giành được kết quả tốt nhất. Mặc dù các nhóm không thắng cuộc, nhưng giáo viên chủ nhiệm có nhiều cách để động viên các bạn trong lớp, đó là trong một tập thể nhất thiết phải có sự đồng lòng, cố gắng đoàn kết thì mọi việc sẽ luôn đạt được kết quả tốt nhất
Trò chơi: “Gồng gánh hái hoa”: Trò chơi này thường được tiến hành tại khu vực phía sau có nhiều hoa cỏ dại, Mỗi nhóm tự xếp thành các nhóm nhỏ gồm 3 thành viên tùy chọn, người ở giữa sẽ ngồi lên tay của 2 người còn lại như hình trên và di chuyển về phía cỏ hoa , rồi người ở giữa dùng chân ngắt hoa quay trở lại vị trí đặt hoa của nhóm. Các nhóm chơi còn lại được phép di chuyển khi nhóm đi trước đã lấy được hoa và quay trở lại. Số lượng hoa đặt ở vị trí xuất phát là minh chứng cho kết quả đạt được của mỗi đội chơi
 Trò chơi “ Mặt nạ tình bạn” được tiến hành như sau:
Mỗi đội chuẩn bị một bảng phụ, được giữ cố định bởi 2 thành viên, các thành viên còn lại lần lượt di chuyển về phía bảng phụ vẽ hình mặt nạ, mỗi người chỉ được vẽ một nét hoặc được tô màu một mảng. Sau khi hoàn thành, mỗi nhóm được cử một đại diện trình bày ý tưởng về mặt nạ của nhóm mình.
 1
3
2
1
Các thành viên đội 1 Các thành viên đội 2 Các thành viên đội 3
+ Trò chơi “ Thời trang lá bàng” được tiến hành như sau:
Mỗi đội chơi cần chuẩn bị: Kim khâu bao, dây khâu bao, gim bấmKhi hiệu lệnh trò chơi bắt đầu, các thành viên trong đội (Số lượng tùy thuộc vào người tổ chức) bắt đầu nhặt lá bàng rụng trong sân trường, các bồn cây rồi quay về phía người mẫu của nhóm mình cho 3 thành viên cố định thiết kế trang phục, các thành viên còn lại phải lọc màu sắc của các lá cây rồi đưa cho bạn của mình để thiết kế trang phục ngay trên người mẫu của nhóm. Sau khi trò chơi kết thúc, đại diện mỗi nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình thông qua bộ trang phục lá bàng. 
* Tương tự như vậy, trong một năm học có thể linh hoạt tổ chức trò chơi trong một vài buổi sinh hoạt lớp để qua đó hàn gắn tình bạn hoặc làm cho các thành viên trong lớp có tinh thần học tập tốt hơn, tạo động lực cố gắng nỗ lực không ngừng vì tập thể. Mỗi trò chơi đều nên vận dụng tính đoàn kết, từ đó giáo viên chủ nhiệm dễ dàng lồng ghép giáo dục đạo đức bằng các bài học ý nghĩa từ cuộc sống.
	Ngoài các trò chơi, tôi còn tiến hành một số tiết sinh hoạt lớp bổ ích bằng các video clip sưu tầm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Sau khi đã ổn định xong phần nhận xét đánh giá cuối tuần, tôi cho các em xem video, sau đó cho các em tóm tắt câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện muốn truyền tải thông điệp gì và lấy biểu quyết cho nhóm trả lời hay nhất. Đây là cách nhanh nhất giúp các em học sinh dễ dàng được cảm hóa, từ đó tự suy nghĩ, đúc rút lại kinh nghiệm sống cho bản thân mình. Ngoài ra việc phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp rất quan trọng, cho nên tôi thường tranh thủ mỗi tháng 1 lần mời các thành viên trong ban đại diện cha mẹ học sinh đến dự buổi sinh hoạt lớp, từ đó phụ huynh có thể kịp thời đưa ra ý kiến xây dựng và nhắc nhở, chấn chỉnh hoạt động của con em mình trong thời gian sắp tới.
	+ Đối với các hoạt động tập thể: Tôi thường lắng nghe ý kiến đóng góp của các em khi có bất cứ cuộc thi hay hoạt động nào được đưa ra. Sau đó tôi lựa chọn những nhân tố phù hợp, phân tích cho các em hiểu vì sao mình chọn và không chọn sao cho thấu tình, đạt lý, để cho các em không có sự so sánh khập khiễng với bạn mình. Đồng thời tôi động viên các em còn lại cùng tham gia vào các hoạt động khác nhằm cổ vũ tinh thần cho các bạn trong lớp. Trong quá trình tập luyện để thực hiện các hoạt động, tôi luôn quan sát tình hình, kịp thời động viên tư tưởng và thái độ làm việc của các em để mọi việc không bị trì hoãn. Đồng thời việc tập luyện cần có sự theo dõi của ban đại diện cha mẹ học sinh, vì phải được sự đồng lòng nhất trí của phụ huynh thì mọi việc mới được thuận lợi.
	Nhóm giải pháp, biện pháp 5: Gần gũi, quan tâm và biết chia sẻ
	Đây là bước quan trọng nhất mà tôi cần sử dụng trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, bởi nếu không có sự gần gũi và biết chia sẻ với các em về hoàn cảnh gia đình, về quá trình học tập và rèn luyện ở trường và ở nhà thì người giáo viên chủ nhiệm không thể hoàn thành trách nhiệm của mình.
	Bản thân tôi luôn tận dụng thời gian mỗi buổi tối tranh thủ đến thực tế gia đình học sinh, vừa để kiểm tra việc học bài ở nhà, vừa để thăm hỏi và trò chuyện cùng phụ huynh học sinh về tình hình của con em mình, đặc biệt là đối tượng học sinh học yếu, học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số. Do thời gian học tập và tham gia các hoạt động trên lớp đều phải dựa trên tính tập thể nên giáo viên chủ nhiệm ít có cơ hội trò chuyện, tìm hiểu về bất cứ cá nhân nào, bởi nếu tỏ ra quá quan tâm đến 1 học sinh thì vô tình tạo sự ganh ghét, đố kị giữa các bạn trong lớp với nhau. Vì vậy, tiếp cận học sinh ngay tại nhà chính là cơ hội thể hiện thái độ, tình cảm chân thành, sự quan tâm và gần gũi nhất định đối với phụ huynh và học sinh, từ đó các em dễ dàng bày tỏ lòng mình một cách thiện chí nhất, nhất là đối với học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số thường ít mở lòng, thiếu sự tự tin trong quá trình giao tiếp. 
Vì không thể biết nhà của tất cả các thành viên trong lớp, nên tôi thường đi cùng một học sinh khác, luân phiên theo từng địa điểm để ít nhất mỗi bạn trong lớp đều có bạn đến sẻ chia cùng giáo viên chủ nhiệm. Những câu hỏi khi đến thăm nhà các em có thể là: Em thường làm những công việc gì phụ giúp gia đình, em thường học bài vào lúc mấy giờ, có thường đến nhà ai chơi không? Vì sao chơi với bạn ấy.Ngoài ra có thể hỏi phụ huynh về hoàn cảnh gia đình, hỏi thăm công việc và những khó khăn mà phụ huynh gặp phải khi dạy dỗ con cái.
Thăm nhà học sinh kết hợp kiểm tra bài cũ bằng việc cho học sinh đi cùng đặt câu hỏi để bạn trả lời, giáo viên có thể ngay lập tức thấy rõ được quá trình tự học, tự rèn ở nhà của học sinh. Đồng thời qua đó kịp thời động viên, chấn chỉnh các em kịp thời, tránh được việc gây khó xử hoặc mặc cảm tự ti với bạn bè như khi ở trên lớp.
Khi đã thấy rõ được tình hình của một vài học sinh đặc biệt, tôi thường đi cùng với một nhóm bạn trong lớp đến thăm một vài lần nữa, có thể cùng tham gia hỗ trợ, giúp đỡ bạn làm một số việc ở nhà để các bạn trong lớp thấy được những khó khăn của bạn mình, qua đó biết trân trọng cuộc sống hiện tại, tránh đua đòi với bạn bè.
Ngoài việc thăm nhà học sinh, tôi cũng tận dụng tối đa thời gian cùng các em tham gia lao động, chăm sóc công trình măng non của lớp, bởi vì quá trình tập luyện cho các hoạt động phong trào khác thường mất nhiều thời gian và mang tính tập trung cao, nên tôi không có điều kiện trao đổi thông tin ngoài lề với học sinh. Do vậy, các buổi lao động, chăm sóc công trình măng non tôi thường 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKn - chủ nhiệm V. Anh.doc