SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử cấp THCS

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử cấp THCS

 Đối với phương pháp tổ chức trò chơi ô chữ: Phương pháp này tạo sự sôi nổi cho tiết học. Giáo viên nên sử dụng phương pháp này trong các tiết học cũng như trong tiết ôn tập để tránh sự nhàm chán, căng thẳng trong học tập. Những câu hỏi trong trò chơi ô chữ thường liên quan đến nhiều địa danh, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử do đó nó cũng có thể được coi như là các câu hỏi ôn tập sử dụng kiểu câu hỏi trắc nghiệm trả lời nhanh. Ở phương pháp này, giáo viên nên tạo cơ hội, khuyến khích cho học sinh học trung bình, yếu kém trả lời các câu hỏi. Điều này khích lệ được học sinh trong tự học ở nhà bởi nó giúp học sinh ghi nhớ nhiều hơn các kiến thức lịch sử tạo động lực học tập. Tuy nhiên, để đạt được điều này theo ý muốn giáo viên nên sử dụng các câu hỏi có nội dung kiến thức ngay trong bài không nên làm khó học sinh bởi những kiến thức phải liên hệ quá nhiều đến nội dung ở nhiều bài học trước tạo tâm lý học tập hứng khởi cho học sinh.

Ví dụ: Đối với lịch sử 6, bài Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Khởi nghĩa Lý Bí, Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938; lịch sử 7 (lớp đại trà và trường học mới) bài Khởi nghĩa Lam Sơn, Phong trào Tây Sơn; lịch sử 8 (lớp đại trà và lớp trường học mới) bài Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1884, Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1896; Khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế ; lịch sử 9 bài Tổng khởi nghĩa tháng 8, bài Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược, bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc Giáo viên sử dụng trò chơi ô chữ về nhân vật lịch sử chỉ huy, thời gian, địa bàn diễn ra sự kiện, phương châm đánh giặc của ta, kế hoạch được thực hiện giữa ta và địch bằng các câu hỏi về các nội dung này giáo viên có thể liên kết kiến thức toàn bài, khuyến khích được học sinh học bài ngay tại lớp, thu hút được mọi đối tượng học sinh phát huy vai trò tự học ngay trên lớp

 

doc 30 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1996Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải động viên, khích lệ, tuyên dương, kiểm tra, cho điểmđể học sinh có động lực học tập tốt hơn. Đối với các phương pháp trên tôi đã trình bày trong đề tài năm học 2016-2017 nên trong đề tài này tôi không nhắc lại nội dung cụ thể của từng phương pháp đã sử dụng mà chỉ đề cập đến các kinh nghiệm mới trong việc phát huy vai trò tự học của học sinh trong môn lịch sử. Cụ thể:
Đối với phương pháp thuyết trình, vấn đáp: Phương pháp này giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học nhanh nhất. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong các kiểu bài ôn tập, bài học có nội dung trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, mở rộng thêm sự hiểu biết về các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sửPhương pháp này phù hợp với mọi đối tượng học sinh vì các em có thể trả lời được toàn bộ hoặc một phần nội dung của bài, của chương, của từng lĩnh vực kiến thức đã học. Khi trả lời được yêu cầu câu hỏi của thầy, cô giáo các em càng tự tin khẳng định mình trong học tập và càng nhận thức rõ vai trò của tự học ở nhà trước khi đến lớp. Bên cạnh việc giáo viên thuyết trình mở rộng nội dung giúp học sinh hiểu kiến thức thì giáo viên còn dùng trong việc sử dụng các câu hỏi nhanh, trắc nghiệm để giúp học sinh nhớ nội dung lịch sử nhanh hơn. Tiết học trở nên sôi nổi hơn nhiều khi học sinh luôn là người chủ động trong kiến thức.
Ví dụ: Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình mở rộng thêm kiến thức có trong bài Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Khởi nghĩa Lý Bí, Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (lịch sử 6); lịch sử 7 (lớp đại trà và trường học mới) bài Khởi nghĩa Lam Sơn, Phong trào Tây Sơn; lịch sử 8 (lớp đại trà và lớp trường học mới) bài Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1884, Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1896; Khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế; lịch sử 9 bài Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, bài Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược, bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúcnhằm củng cố và mở rộng thêm kiến thức cho học sinh sau khi các em đã trình bày được diễn biến của cuộc khởi nghĩa, kháng chiến trên lược đồ. Các em sẽ rất háo hức với một số thông tin mới mà mình chưa biết, tạo sự sinh động, hấp dẫn cho bài học.
	Đối với phương pháp tổ chức trò chơi ô chữ: Phương pháp này tạo sự sôi nổi cho tiết học. Giáo viên nên sử dụng phương pháp này trong các tiết học cũng như trong tiết ôn tập để tránh sự nhàm chán, căng thẳng trong học tập. Những câu hỏi trong trò chơi ô chữ thường liên quan đến nhiều địa danh, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sửdo đó nó cũng có thể được coi như là các câu hỏi ôn tập sử dụng kiểu câu hỏi trắc nghiệm trả lời nhanh. Ở phương pháp này, giáo viên nên tạo cơ hội, khuyến khích cho học sinh học trung bình, yếu kém trả lời các câu hỏi. Điều này khích lệ được học sinh trong tự học ở nhà bởi nó giúp học sinh ghi nhớ nhiều hơn các kiến thức lịch sử tạo động lực học tập. Tuy nhiên, để đạt được điều này theo ý muốn giáo viên nên sử dụng các câu hỏi có nội dung kiến thức ngay trong bài không nên làm khó học sinh bởi những kiến thức phải liên hệ quá nhiều đến nội dung ở nhiều bài học trước tạo tâm lý học tập hứng khởi cho học sinh.
Ví dụ: Đối với lịch sử 6, bài Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Khởi nghĩa Lý Bí, Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938; lịch sử 7 (lớp đại trà và trường học mới) bài Khởi nghĩa Lam Sơn, Phong trào Tây Sơn; lịch sử 8 (lớp đại trà và lớp trường học mới) bài Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1884, Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1896; Khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế; lịch sử 9 bài Tổng khởi nghĩa tháng 8, bài Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược, bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc Giáo viên sử dụng trò chơi ô chữ về nhân vật lịch sử chỉ huy, thời gian, địa bàn diễn ra sự kiện, phương châm đánh giặc của ta, kế hoạch được thực hiện giữa ta và địchbằng các câu hỏi về các nội dung này giáo viên có thể liên kết kiến thức toàn bài, khuyến khích được học sinh học bài ngay tại lớp, thu hút được mọi đối tượng học sinh phát huy vai trò tự học ngay trên lớp.
	Đối với phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức, vẽ sơ đồ tư duy giúp học sinh khát quát được kiến thức tổng hợp từ nội dung cụ thể của bài học. Lập bảng hệ thống kiến thức là phương pháp tự học dễ thực hiện của học sinh để nhận biết kiến thức và so sánh giữa các nội dung ở từng giai đoạn lịch sử. Đồng thời kết hợp với việc giao bài tập theo nhóm tìm hiểu nội dung của bài, khái quát kiến thức tổng hợp dưới dạng lập bảng. Ở phương pháp này học sinh sẽ tích cực tham gia bởi các em sẽ phát huy được vai trò cá nhân trong môn mỹ thuật. Nhiều em rất có tố chất này nên cơ hội thể hiện một phần nội dung của bài tập trên cơ sở sự đóng góp kiến thức của các bạn khác. Sản phẩm hoàn thiện của các em được giáo viên tuyên dương, cho điểm có tác dụng thúc đẩy tinh thần tự học cao. Phương pháp này sử dụng hiệu quả cho cả học sinh học chương trình hiện hành và cả học sinh học mô hình trường học mới. Giáo viên sử dụng phương pháp này trong hoạt động nhóm bằng cách giao việc cụ thể ở nhà cho học sinh tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực bản thân hoàn thành bài tập được giao hiệu qủa nhất.
Ví dụ: Học sinh có thể lập bảng thống kê các sự kiện chính trong các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến vì đây là kiểu bài dài, có nhiều sự kiện như cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945, hay trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975 (lịch sử 9); Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1884, Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1896; trong các phiếu ôn tập, phần hoạt động luyện tập đối với phân môn lịch sử ở mô hình trường học mới (lớp 7,8),  Để thống kê được các sự kiện chính trong các cuộc kháng chiến này học sinh cần lưu ý về trình tự các mốc thời gian gắn liền với sự kiện. Như vậy sẽ không bỏ sót các sự kiện, không nhầm lẫn sự kiện này với sự kiện khác, không phải là học thuộc lòng các sự kiện mà là ghi nhớ các sự kiện theo trình tự thời gian qua và từ đây xác định được các nội dung chính tiêu biểu. Thống kê sự kiện chính vừa là cách học ghi nhớ sự kiện một cách dễ dàng lại tránh nhàm chán, kết hợp với vẽ sơ đồ tư duy phát huy được sở trường của các em trong môn mỹ thuật.
Phương pháp thống kê có thể sử dụng ở lớp 6 trong bài 17 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40); Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602); bài 27 Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Lớp 7 có bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (thế kỉ XIII); bài 19 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; bài 25 Phong trào Tây Sơn. Lớp 8 có bài 15 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng 1917 - 1921; bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918- 1939); bài 21 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945); bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX; bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX. Lớp 9 có bài 19 Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935; bài 23 Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; bài 27 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc; bài 29 Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước 1965 - 1973; bài 30 Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1973 - 1975...; Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự học bằng việc hiểu nội dung không thể thiếu được của một cuộc khởi nghĩa, kháng chiến là gì? Đó là nguyên nhân, diễn biến, kết qủa, ý nghĩa. Ở kiểu bài này, người dạy phải hướng dẫn học sinh cách lập bảng sự kiện. Từ đây, các em dễ dàng nhận biết được kiến thức qua từng mục nội dung đã học. Khi đã tạo cho các em thói quen hiểu và nhận biết được dạng bài trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến từ lớp 6 thì việc lĩnh hội kiến thức ở các lớp 7,8 9 cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Học sinh khá, giỏi có thể lĩnh hội kiến thức theo hình thức vẽ sơ đồ tư duy nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết qủa, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến.
Ngoài ra, kiểu bài có thể hướng dẫn học sinh lập bảng tổng hợp có hiệu quả đó là kiểu bài có nội dung thống kê các sự kiện, các thành tựu về văn hóa, khoa học - kĩ thuật hoặc về các giai đoạn phát triển của lịch sử các quốc gia, khu vực...Thông qua bảng thống kê này học sinh nhận biết và dễ dàng so sánh các nội dung khác nhau của cùng một giai đoạn lịch sử.
Ví dụ: Lập bảng niên đại về các cuộc phát kiến địa lí lớn (bài 2- lịch sử 7)
Thời gian
Tên nhà phát kiến
Thành tựu
Ý nghĩa
- Lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX (bài 6 - lịch sử 7)...
Thời gian
Các giai đoạn phát triển
Đối với dạng bài ôn tập thì học sinh tự học như thế nào? Ở dạng bài này học sinh phải hiểu được đây là dạng bài khó mang tính chất tổng hợp toàn bộ kiến thức của một chương hoặc vài chương nhằm củng cố kiến thức, giúp học sinh ôn tập, kiểm tra giữa kì, cuối kì. Chính vì vậy, học sinh có thể lựa chọn cách tự học dựa trên phân loại kiến thức như: Về chính trị, về kinh tế, về quân sự, về văn hóa, giáo dục. Học sinh có thể sử dụng sơ đồ tư duy để chốt các nội dung kiến thức trong từng mảng, qua đó giúp học sinh hệ thống kiến thức một cách bao quát, tổng hợp. Theo cách này, các em nắm bắt kiến thức giống như từng nội dung kiến thức của một bài đơn giản. Từ đây, tạo tâm lý học tập thoải mái, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Cách học này cũng được giáo viên hướng dẫn cho học sinh từ lớp 6 đầu cấp để tạo kĩ năng học tập cho các lớp 7,8 nhất là lớp 9 cuối cấp.
Cụ thể các bài ôn tập chương ở lớp 6 có bài 7, bài 16, bài 25, bài 28. Lớp 7 có bài 7, bài 17, bài 21, bài 29, bài 30. Lớp 8 có bài 14, bài 23, 31. Lớp 9 có bài 13, bài 34. Trên cơ sở nội dung các bài đã học trơng các chương trước, giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập trên lớp theo các yêu cầu của bài ôn tập. Để làm được điều này tránh mất thời gian trên lớp giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh tự học ở nhà. Kiểu bài này là kiến thức tổng hợp tuy nhiên nó vẫn theo một cấu trúc nhất định trong từng lĩnh vực nên học sinh cần phải phân loại lĩnh vực đã học để ghi nhớ theo từng mảng kiến thức như như về chính trị, về kinh tế, về quân sự, về văn hóa, giáo dục. Vậy làm thế nào mà học sinh có thể vận dụng và nhớ kiến thức tổng hợp ? Học sinh cũng có thể lập bảng về các lĩnh vực như:
Các lĩnh vực 
Thành tựu đạt được
Ý nghĩa
Về chính trị
Về kinh tế
Về xã hội
Về văn hóa
Về giáo dục
....
Ở kiểu bài ôn tập tóm tắt kiến thức của chương, học sinh cũng có thể học theo cách hiểu ở chương đó có nội dung gì là nổi bật, qua đó nắm bắt được kiến thức trọng tâm. Điều này giúp các em dễ dàng hơn trong quá trình tự học ở nhà cho các bài có nội dung tương tự ở các lớp học. 
Ví dụ: Ở lớp 6, khi dạy phần lịch sử thế giới cổ đại học sinh cần nắm được: Các nền văn minh cổ đại phương Đông, phương Tây (thời gian ra đời, thành tựu, ý nghĩa).
Ở lớp 7 (sách đại trà và trường học mới): Khi dạy nội dung các bài ôn tập, hướng dẫn học sinh học các phiếu ôn tập các giai đoạn lịch sử học sinh nắm được các mốc thời gian hình thành, kết thúc của các triều đại, các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, sự phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục...
Ở lớp 8: Khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX học sinh cần nắm vững những nội dung cơ bản sau:
- Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta; 
- Quá trình xâm lược của thực dân Pháp, phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta (tên phong trào, thời gian, người lãnh đạo, lực lượng tham gia, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của phong trào. 
Nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản ở từng giai đoạn một cách dễ nhớ, dễ hiểu. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học bài theo sơ đồ tư duy cho kiến thức tổng hợp. Sơ đồ được sử dụng ở phương pháp này nên là sơ đồ hình cây, có nhiều nhánh tương ứng với các nhánh là các kiến thức cơ bản ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Việc áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phát huy được khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh một cách khái quát, tổng hợp đạt hiệu quả cao. 
Ví dụ, ở lớp 9 khi tìm hiểu giai đoạn lịch sử 1930-1945, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nắm kiến thức cơ bản bằng dạng sơ đồ hình cây như sau:
Đối với học sinh khá, giỏi nếu việc tự học ở nhà được chuẩn bị chu đáo thì khi khi học trên lớp ngoài những kiến thức cơ bản giáo viên cũng cung cấp thêm cho học sinh một số kiến thức nâng cao hoặc có tính lí luận cần thiết, vừa đủ sức thì việc tiếp cận vấn đề sẽ sâu hơn, hoàn thiện hơn. 
Phương pháp so sánh, tổng hợp: Giúp học sinh củng cố kiến thức không chỉ ở một bài, một chương, một giai đoạn, thời kì lịch sử mà còn giúp học sinh nhìn nhận, đánh giá, so sánh về các lĩnh vực chính trị, luật pháp, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học kĩ thuật 
Ví dụ: Ở lớp 6, học sinh phân biệt, so sánh được điểm giống nhau về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông, điểm khác nhau về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây với phương Đông từ đó liên hệ đến các nét văn hóa tương đồng và khác biệt này đối với lịch sử dân tộc ta thời cổ đại. Qua đó khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc đúng đắn. 
Ở lớp 7 (đại trà và trường học mới), học sinh so sánh được bộ máy chính quyền trung ương và địa phương, luật pháp, kinh tế, giáo dục của các triều đại Lý, Trần, Lê sơ. Từ đây học sinh khắc sâu được kiến thức và đánh giá được sự phát triển của các triều đại trong các thế kỉ XI - XV.
Ở lớp 8 (đại trà và trường học mới), học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành với con đường cứu nước của các bậc tiền bối trước đó, nguyên nhân của sự khác biệt này là gì. Khi nói về nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 (bài 17 - lịch sử 8) giáo viên cần nói thêm về các quy luật của kinh tế thị trường như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu... và so sánh sự khác nhau giữa các thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh với chủ nghĩa tư bản hiện đại. 
Ở lớp 9, học sinh so sánh được điểm khác nhau ở cùng giai đoạn lịch sử của các nước ở Liên Xô, Đông Âu với các nước ở Đông Nam Á, châu Á, châu Phi, Mĩ La-tinh. Từ đó, hiểu được nguyên nhân chính của sự khác biệt giữa các khu vực. 
Phương pháp giao việc: Sử dụng cho học sinh khi tự học ở nhà như tìm hiểu các khái niệm thuật ngữ lịch sử, tìm hiểu tiểu sử các nhân vật lịch sử... qua sách báo, mạng internet...Tuy nhiên, giáo viên phải hướng cho học sinh quan điểm, sự nhìn nhận đúng đắn, sự đánh giá khách quan về một thời kì lịch sử, về các anh hùng dân tộc... Giáo viên phải lưu ý rằng đối với học sinh cần giao bài tập cụ thể song không phải là giao khoán cho học sinh mà là hướng dẫn các em tự học để nắm vững kiến thức. Đối với học sinh khá, giỏi có thể giao bài tập riêng dưới dạng tổng hợp kiến thức theo giai đoạn lịch sử, theo tiến trình lịch sử thế giới và Việt Nam từ cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại; so sánh thời kì, giai đoạn lịch sử Phương pháp này không chỉ dành riêng cho học sinh khá, giỏi mà còn được thực hiện với mọi đối tượng học sinh nhằm giảm áp lực cho các học sinh trong các giờ học trên lớp bởi các em có thời gian nhất định để chuẩn bị bài ở nhà. Phương pháp này còn có thể phát huy sở trường của các em có học lực yếu hơn các bạn nhưng lại có năng khiếu trong môn mỹ thuật. Sử dụng phương pháp giao việc trong vẽ sơ đồ tư duy làm cho học sinh hứng thú hơn trong học tập bởi các em đóng góp lớn vào thành công của nhóm, kích thích động cơ học tập của các em tốt hơn. Giáo viên phải linh động, không nên cứng nhắc trong phương pháp giao việc cho học sinh, nội dung giao việc phải phù hợp với học lực học sinh, không gây áp lực, làm khó hcoj sinh đồng thời phải cho các em thời gian phù hợp để hoàn thành nội dung. Giao việc phải cụ thể, phải có sự hướng dẫn của thầy, cô giáo chứ yêu không nên giao khoán, bỏ mặc học sinh tự tìm cách hoàn thiện. Làm như thế hiệu quả sẽ không cao mà còn có tác dụng ngược lại.
Điểm mới của phương pháp này tôi muốn đề cập đến đó là với đối tượng học sinh học theo mô hình trường học mới. Giáo viên sử dụng phương pháp này như thế nào cho có hiệu quả? Với kinh nghiệm bản thân tôi áp dụng phương pháp này cụ thể trong từng bài học, từng mục kiến thức, trong phần hoạt động khởi động - hoạt động mở đầu của bài học. Hoạt động khởi động sẽ mở ra nội dung bài học mới. Hoạt động khởi động càng được chuẩn bị kĩ thì càng làm cho nội dung bài học sinh động, hào hứng ngay từ đầu, kích thích động lực học tập của học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh có thể học tập hào hứng ngay từ đầu? Giáo viên phải sử dụng phương pháp giao việc ở nhà cho học sinh. Đối với phần khởi động này giáo viên cần hướng dẫn học sinh cụ thể. Hầu hết ở tất cả các bài học trong sách khoa học xã hội (phân môn lịch sử) lớp 6,7,8 đều có nội dung quan sát tranh ảnh trong sách giáo khoa để nêu hiểu biết của em về một thời kì lịch sử, một triều đại lịch sử; hoặc nêu hiểu biết về nhân vật lịch sử, hoặc nêu nội dung về một đoạn trích tư liệu... Giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết nội dung này bằng việc liên kết các sự kiện mà em nghĩ có liên quan đến hình ảnh hoặc đoạn trích từ đó xâu chuỗi lại các sự kiện. Với cách làm này sẽ làm cho học sinh biết được nhiều thông tin hơn về một nhân vật lịch sử, một triều đại lịch sử. Cùng các bạn trong nhóm hoạt động thảo luận trên lớp sẽ giúp cho học sinh có thêm hiểu biết về kiến thức cần đạt. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Do đó, giáo viên phải luôn động viên, khích lệ học sinh trong học tập. 
Giáo viên có thể chuẩn bị những nội dung liên quan đến hoạt động khởi động bằng việc lồng ghép một số câu chuyện lịch sử kết hợp với việc chuẩn bị bài giảng chu đáo của giáo viên chắc chắn các em sẽ chờ đợi tiết học lịch sử ở những bài tiếp theo. Có thể nói nếu làm được như vậy thì thành công không chỉ là nâng cao về mặt điểm số cho học sinh mà còn cải thiện được tình trạng học sinh không thích học môn lịch sử trái lại, còn làm cho các em yêu thích bộ môn này hơn.
Ví dụ: Đối với bài 32. Phong trào Tây Sơn lịch sử lớp 7 (trường học mới) Phần hoạt động khởi động yêu cầu học sinh quan sát hình 1. Tượng đài Quang Trung tại khu di tích gò Đống Đa (Hà Nội) nêu những hiểu biết của em về nhân vật lịch sử trong ảnh.
Để nêu được yêu cầu này, giáo viên kết hợp với phương pháp giao việc cho học sinh ở phần bài trước đó với phương pháp vấn đáp hoặc có thể sử dụng hoạt động cặp đôi hoặc hoạt động cá nhân để khai thác nội dung yêu cầu. Mỗi học sinh nêu một hoặc vài ý kiến về sự hiểu biết của bản thân. Giáo viên thống kê trên bảng rồi lồng ghép bằng một vài mẩu chuyện kể về vua Quang Trung tiến đánh quân xâm lược Thanh. Từ đây học sinh biết được nội dung nào đưa ra đúng với yêu cầu của bài. Giáo viên chuyển ý vào bài trong sự “nuối tiếc”của học sinh khi đang nghe kể chuyện. Điều này khiến học sinh có động lực hăng hái xây dựng bài làm cho tiết học trở nên sôi nổi. Theo tôi, đây được coi như thành công đầu tiên của tiết dạy bài có từ 3-6 tiết. Dựa trên cơ sở này các tiết học sau của bài sẽ tiếp tục được học sinh ủng hộ. Tuy nhiên, giáo viên cũng phải quy định về thời gian nhất định cho học sinh tìm hiểu phần hoạt động khởi động, khoảng từ 3-5 phút để tránh nội dung bài học sa đà vào tiết kể chuyện lịch sử, ảnh hưởng đến các nội dung sau của bài.
Phương pháp giao việc cho học sinh còn rất hiệu quả khi các em học trải nghiệm sáng tạo. Thực hiện theo quy định bộ môn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về phương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo từ năm học 2017-2018. Đây là điểm mới về phương pháp dạy học phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc hình thành kiến thức. Học sinh vừa tiếp thu được nội dung bài học vừa được thực hành các nội dung đã học ở các khía cạnh, vấn đề khác nhau. 	Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể nội dung yêu cầu của bài học để các em có định hướng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
Trải nghiệm sáng tạo trong bộ môn lịch sử đối với chương trình đại trà từ lớp 6 đến lớp 9 có nội dung khác 

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN 1718-TINH-LTV.doc