Quan sát khung hình chung : Giáo viên nên chuẩn bị ba miếng bìa được đục lỗ có chiều rộng khác nhau để thể hiện khung hình chung của hai vật mẫu ở ba hướng vị trí quan sát khác nhau. Khi giáo viên cụ thể hoá bằng cách đục lỗ miếng bìa thì học sinh nhận xét hình rất nhanh và so sánh rất tốt bởi vì, trẻ ở tiểu học thường cảm nhận trực quan là chính. Nếu chúng ta hướng dẫn học sinh bằng cách chỉ vào mẫu và yêu cầu học sinh so sánh, cho biết hình chung e rằng học sinh ước lượng, tính toán rất khó. Việc đục lỗ miếng bìa làm đơn giản ở chỗ học sinh sẽ chỉ nhìn thấy một lỗ thủng mà trong nó (phía sau) chứa chọn vẹn mẫu vẽ, đương nhiên khái niệm về khung hình chung hình thành rất nhanh.
+ Quan sát khung hình riêng : Phần khung hình riêng học sinh đã nắm được khi học vẽ theo mẫu ở lớp 2, nhưng ở bài này lại có tới 2 khung hình riêng, học sinh sẽ dễ bị lúng túng khi vẽ bởi không biết đặt vị trí các khung hình đó như thế nào. Vì vậy tôi chuẩn bị hai miếng bìa : Khi cho học sinh quan sát và nêu khung hình riêng của từng vật mẫu xong tôi đưa lần lượt từng tờ bìa lên để mô phỏng khung hình của từng mẫu.
+ Quan sát vị trí của các vật mẫu : Đặt câu hỏi cho 3 học sinh ở 3 vị trí khác nhau về “Ở vị trí em ngồi, quả nằm bên phải, trái hay ở giữa lọ hoa?”. Sau khi học sinh lần lượt nêu theo từng vị trí, giáo viên tổ chức cho học sinh đại diện ở 3 nhóm vị trí khác nhau lên. Mỗi em gắn 2 tờ bìa chỉ khung hình riêng của vật mẫu lên tấm bìa thể hiện khung hình chung ở vị trí mình ngồi nhìn thấy. Hoạt động này đã giúp học sinh cùng tham gia nên các em rất chú ý quan sát, từ đó các em dễ dàng hiểu rõ về vị trí của các vật mẫu. Ở phương pháp này mục đích cho học sinh nhận ra mẫu vẽ sẽ thay đổi khi nhìn ở những vị trí khác nhau.
+ Quan sát so sánh từng phần của từng vật mẫu : Do đây là mẫu có hai vật mẫu nên sẽ có rất nhiều chi tiết : Như miệng của lọ, vai lọ, thân, đáy lọ, cuống quả, thân quả. Tuy nhiên học sinh đã được làm quen, đã được vẽ các vật mẫu này ở lớp 1, 2 và ở bài 3, lớp 3 nên phần quan sát, so sánh từng bộ phận của từng vật mẫu là không quá khó với các em. Tôi chỉ đặt các câu hỏi trong phần cho học sinh quan sát đơn giản, dễ hiểu để học sinh tự nhận xét.
mẫu ở nhà hoặc mẫu tương tự, sẽ tạo được thói quen chủ động cho học sinh. Cũng có những bài, ngoài việc quan sát mẫu trước ở nhà, học sinh cần chuẩn bị mẫu cá nhân để giờ thực hành học sinh làm việc một cách độc lập. Việc chuẩn bị này giúp học sinh tư duy nhanh hơn, so sánh dễ dàng hơn và đặc biệt tiếp thu bài cũng nhanh hơn. + Việc chuẩn bị đồ dùng học tập cũng là một yếu tố rất cần thiết đối với học sinh. Chuẩn bị được đồ dùng học tập tức là đã góp một phần lớn vào hiệu quả của giờ dạy. Nếu học sinh không có vở dẫn tới không làm bài hoặc làm lấy lệ và nếu thiếu màu, hoặc bút chì thì các em sẽ chờ để mượn của bạn khác dẫn đến lớp học sẽ rất mất trật tự và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tiết dạy. Việc chuẩn bị tốt của thầy và của trò cho bài học vẽ theo mẫu sẽ đem lại hiệu quả cao cho tiết học và khắc phục được cách Dạy-Học cũ và lạc hậu. b.2. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu Hầu hết các mẫu vẽ ở lớp 3 đều là những hình vẽ đơn giản, giáo viên giới thiệu mẫu và hướng dẫn quan sát, so sánh tối đa từ 5 à7 phút thì đòi hỏi lời giảng của giáo viên cần cô đọng, dễ hiểu và phải thực tế. Bày mẫu : - Để học sinh chủ động hơn trong việc quan sát và nắm bắt kiến thức. Trong các bài vẽ theo mẫu giáo viên cho học sinh tự chọn và bày mẫu rồi cho lớp tự nhận xét. Sau đó giáo viên nhận xét, có thể sắp xếp lại mẫu và chỉ ra được như thế nào là sắp xếp đẹp để học sinh khắc sâu và hiểu được vẻ đẹp trong nghệ thuật sắp xếp. - Đối với vẽ theo mẫu, việc đặt mẫu vẽ có ý nghĩa quan trọng đến bố cục bài vẽ đẹp hay xấu. Hiểu được điều đó, khi đặt mẫu vẽ, giáo viên cần chú ý : + Không nên đặt xa quá so với tầm nhìn của học sinh, nếu là mẫu nhỏ thì nên chuẩn bị nhiều mẫu để học sinh vẽ theo nhóm. Không nên đặt mẫu cao quá so với tầm nhìn của học sinh mà phải đặt duới tầm nhìn một chút để học sinh thấy đuợc mặt trên của mẫu Với mẫu có 2 đồ vật trở lên : + Không nên đặt các đồ vật thẳng hàng ngang, nên đặt đồ vật sao cho có xa, có gần để tạo không gian. + Không nên đặt hai đồ vật sát nhau để chúng tạo nên những đuờng nét trùng nhau không đẹp. + Không nên đặt hai đồ vật chính giữa nhau, làm cho bố cục bài vẽ khó đẹp. + Không nên đặt đồ vật này che khuất đúng một nửa của đồ vật kia, nên đặt chúng che khuất nhau hoặc cách xa nhau vừa phải. - Giáo viên cần phải biết cách đặt mẫu như ở trên để có bố cục đẹp mắt, phù hợp. Tuy nhiên khi nhận xét và chỉ ra cách sắp xếp mẫu giáo viên không nhất thiết phải truyền tải hết những cách sắp xếp đó cho học sinh. Khi học sinh đặt mẫu chưa đẹp, giáo viên chỉ nhận xét và chỉ ra chỗ chưa đẹp và sắp xếp lại nhằm giúp học sinh định hướng và dần hình thành cho học sinh về bố cục, thẩm mĩ. Giáo viên nên đặt nhiều mẫu gống nhau để học sinh quan sát theo nhóm. Khi học sinh quan sát theo nhóm, học sinh sẽ nhận xét, so sánh mẫu rất hiệu quả, khắc phục được việc học sinh không quan sát mẫu, nói chuyện và đùa nghịch. Nhưng cái lớn nhất đạt được là học sinh đều nhận xét mẫu. Phương pháp dạy quan sát mẫu : Việc hướng dẫn của giáo viên dạy vẽ theo mẫu cần rất cụ thể vì tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học, các em chỉ nhận thức vấn đề từ cảm tính, nhìn thấy thực tế. Vì lý do này, giáo viên cần hình tượng, cụ thể hoá mẫu vẽ thành những hình học, những nét vẽ đơn giản, có tên, cụ thể và dễ mô phỏng. Ví dụ : Vẽ cái chai trước hết phải hướng dẫn học sinh vẽ một hình học giống cái chai, như hình chữ nhật. Do đó để vẽ được hình cái chai cần phải vẽ hình chữ nhật trước. Đối với học sinh lớp 3, các em còn nhỏ, khái niệm về Mĩ thuật còn hạn chế nhiều, nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh so sánh mẫu ngoài bằng lời ra còn bằng cả hành động (động tác). Ví dụ : Khi hướng dẫn các em quan sát để tìm ra hình chung của mẫu giống hình gì. Nếu giáo viên chỉ sử dụng câu hỏi không, buộc học sinh phải hình dung khó hơn, lâu hơn, nhưng nếu giáo viên hỏi xong rồi dùng thước kẻ chặn hai chiều, theo chiều ngang và chiều dọc. Lúc đó học sinh sẽ được cụ thể hoá hình chung của mẫu là hình học gì? Bằng phương pháp này học sinh sẽ nhận xét nhanh hơn và hiệu quả hơn, tỷ lệ hình dễ chuẩn xác hơn. Khi đặt câu hỏi quan sát cần sử dụng những cụm từ ít chuyên môn mà sử dụng những cụm từ đơn giản nhưng dễ hiểu Căn cứ vào thực tế cùng phương pháp giảng dạy cải tiến đối với phân môn vẽ theo mẫu, tôi đưa ra một số ví dụ áp dụng nội dung đổi mới cho vấn đề hướng dẫn quan sát nhận xét: Ví dụ : Bài 27 lớp 3 : “Vẽ lọ hoa và quả”, mục tiêu đặt ra ở bài này là học sinh tập quan sát, so sánh, ước lượng tỷ lệ hai mẫu để tìm ra vị trí, kích thước các bộ phận của mẫu và biết cách vẽ mẫu có 2 vật mẫu. Riêng về kĩ năng yêu cầu học sinh vẽ được gần đúng mẫu (diễn tả được đặc điểm, tỷ lệ chính của mẫu). + Trước khi vào phần hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét, giáo viên đặt câu hỏi : Mẫu hôm nay vẽ có gì khác với mọi khi?. Mục đích để học sinh hiểu được đây là một mẫu khó, đòi hỏi học bài cần tập trung cao, có tư duy so sánh, tạo không khí thích tìm tòi, khám phá của học sinh, và gây chú ý cho học sinh đối với mẫu bày phía trước. + Quan sát khung hình chung : Giáo viên nên chuẩn bị ba miếng bìa được đục lỗ có chiều rộng khác nhau để thể hiện khung hình chung của hai vật mẫu ở ba hướng vị trí quan sát khác nhau. Khi giáo viên cụ thể hoá bằng cách đục lỗ miếng bìa thì học sinh nhận xét hình rất nhanh và so sánh rất tốt bởi vì, trẻ ở tiểu học thường cảm nhận trực quan là chính. Nếu chúng ta hướng dẫn học sinh bằng cách chỉ vào mẫu và yêu cầu học sinh so sánh, cho biết hình chung e rằng học sinh ước lượng, tính toán rất khó. Việc đục lỗ miếng bìa làm đơn giản ở chỗ học sinh sẽ chỉ nhìn thấy một lỗ thủng mà trong nó (phía sau) chứa chọn vẹn mẫu vẽ, đương nhiên khái niệm về khung hình chung hình thành rất nhanh. + Quan sát khung hình riêng : Phần khung hình riêng học sinh đã nắm được khi học vẽ theo mẫu ở lớp 2, nhưng ở bài này lại có tới 2 khung hình riêng, học sinh sẽ dễ bị lúng túng khi vẽ bởi không biết đặt vị trí các khung hình đó như thế nào. Vì vậy tôi chuẩn bị hai miếng bìa : Khi cho học sinh quan sát và nêu khung hình riêng của từng vật mẫu xong tôi đưa lần lượt từng tờ bìa lên để mô phỏng khung hình của từng mẫu. + Quan sát vị trí của các vật mẫu : Đặt câu hỏi cho 3 học sinh ở 3 vị trí khác nhau về “Ở vị trí em ngồi, quả nằm bên phải, trái hay ở giữa lọ hoa?”. Sau khi học sinh lần lượt nêu theo từng vị trí, giáo viên tổ chức cho học sinh đại diện ở 3 nhóm vị trí khác nhau lên. Mỗi em gắn 2 tờ bìa chỉ khung hình riêng của vật mẫu lên tấm bìa thể hiện khung hình chung ở vị trí mình ngồi nhìn thấy. Hoạt động này đã giúp học sinh cùng tham gia nên các em rất chú ý quan sát, từ đó các em dễ dàng hiểu rõ về vị trí của các vật mẫu. Ở phương pháp này mục đích cho học sinh nhận ra mẫu vẽ sẽ thay đổi khi nhìn ở những vị trí khác nhau. + Quan sát so sánh từng phần của từng vật mẫu : Do đây là mẫu có hai vật mẫu nên sẽ có rất nhiều chi tiết : Như miệng của lọ, vai lọ, thân, đáy lọ, cuống quả, thân quả... Tuy nhiên học sinh đã được làm quen, đã được vẽ các vật mẫu này ở lớp 1, 2 và ở bài 3, lớp 3 nên phần quan sát, so sánh từng bộ phận của từng vật mẫu là không quá khó với các em. Tôi chỉ đặt các câu hỏi trong phần cho học sinh quan sát đơn giản, dễ hiểu để học sinh tự nhận xét. Với một số bài vẽ mẫu một vật mẫu cái ấm pha trà, cái bình đựng nước thì ở các vị trí ngồi khác nhau sẽ thấy vật mẫu khác nhau. Có vị trí nhìn thấy cả vòi và quai, có vị trí chỉ thấy quai và một phần vòi, có vị trí lại thấy vòi chứ không thấy quai vì thế khi hướng dẫn quan sát giáo viên cần chú ý yêu cầu học sinh nhận xét mẫu ở vị trí mình ngồi. + Quan sát, nhận xét màu sắc (đậm nhạt) của vật mẫu : Đối với lớp nhỏ như lớp 3 việc vẽ đậm nhạt chỉ là bước đầu hình thành khái niệm về đậm nhạt và tập vẽ đậm nhạt bằng màu hoặc chì đen. Tôi hướng dẫn học sinh quan sát mẫu để chỉ ra hướng ánh sáng chiếu vào mẫu, nhận dạng được 3 sắc độ đậm nhạt trên từng vật mẫu (ví dụ : Trên mẫu phần bên nào là đậm nhất? phần sáng nhất nằm ở bên nào? Còn ở giữa em thấy độ đậm nhạt như thế nào?) và so sánh được độ đậm nhạt tương quan giữa hai vật mẫu (Yêu cầu học sinh nheo mắt nhỏ, nhìn lên mẫu. Hỏi : Em thấy vật nào đậm hơn). Cũng cần hướng dẫn học sinh quan sát phần bóng đổ của mẫu (ví dụ : Em thấy bóng của lọ đổ về bên nào?) Qua ví dụ cụ thể trên chúng ta thấy để bắt đầu học vẽ nói chung và vẽ theo mẫu nói riêng thì việc quan trọng đó là phải quan sát, nhận xét. Khi quan sát nhận xét đầy đủ mẫu việc tiến hành vẽ của học sinh sẽ dễ dàng và ít mắc phải lỗi sai lớn về tỷ lệ, hình dáng. Khi học sinh quan sát, nhận xét giáo viên cần đặt các câu hỏi ngắn, đơn giản, dễ hiểu và có thể chia nhỏ câu hỏi đối với các đối tượng học sinh yếu. Có thể nói phần hướng dẫn quan sát nhận xét là điều kiện bất biến để hướng dẫn cho học sinh cách vẽ. b.3. Hướng dẫn học sinh cách vẽ : Hướng dẫn cách vẽ cũng chính là một lần nữa hệ thống lại các kiến thức ở phần quan sát, nhận xét mẫu. Hoạt dộng này giúp học sinh nắm được các bước vẽ và vừa phân tích vừa vẽ minh họa để học sinh hiểu hơn về mẫu, về cách vẽ cụ thể ở từng phần của mẫu. Thông qua việc giới thiệu bài vẽ của học sinh các lớp trước để hướng dẫn thêm cho học sinh cách bố cục, hình nét, đậm nhạt trong bài vẽ theo mẫu. b.3.1. Các bước thực hiện bài vẽ theo mẫu : Để học sinh nắm được cách vẽ, trước tiên giáo viên cần giúp các em nắm bắt quy trình thực hiện bài vẽ theo mẫu được thực hiện bằng các bước vẽ cụ thể. Tùy vào từng bài mà giáo viên giới thiệu các bước vẽ trực tiếp hoặc gián tiếp : + Giới thiệu trực tiếp : Có thể yêu cầu học sinh nêu cách vẽ theo mẫu mà học sinh còn nhớ và hiểu theo cách riêng của cá nhân hoặc đưa các tranh quy trình các bước vẽ theo mẫu lên bảng, giới thiệu hoặc cho học sinh nhìn tranh nêu các bước. + Giới thiệu gián tiếp : Để học sinh nhớ lại các bước thực hiện bài vẽ theo mẫu đã học ở lớp 2 hoặc đã học ở những bài trước, giáo viên thực hiện việc kiểm tra kiến thức cũ bằng cách cho học sinh chơi trò ghép các bước vẽ theo đúng trình tự hoặc tìm bước vẽ còn thiếu. Học sinh hào hứng, tập trung suy nghĩ tìm ra sau đó yêu cầu học sinh nêu lại các bước vẽ và cho lớp nhận xét. Qua hoạt động này, học sinh nắm được nhanh chóng và khắc sâu về trình tự các bước vẽ. Từ đó khi giáo viên hướng dẫn cách vẽ học sinh tiếp thu nhanh hơn. b.3.2. Hướng dẫn về bố cục (cách sắp xếp) : Ở các lớp 1,2 học sinh đã được vẽ nhiều bài, ở các bài giáo viên đều có phần hướng dẫn về bố cục (cách sắp xếp) nên hầu hết các em đã nắm được cách sắp xếp hình ảnh trong tranh. Nhưng tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 3 vẫn còn rất nhỏ nên thường không chú ý và hay quên nên giáo viên vẫn cần phải hướng dẫn về cách sắp xếp khi học sinh vẽ khung hình cần cân đối trong khổ giấy. Đó cũng chính là sắp xếp bố cục trong bài. Giáo viên cho học sinh nhận xét về bố cục khi giới thiệu một số bài vẽ của các anh chị học sinh năm trước để học sinh hiểu được cách sắp xếp hình như thế nào là cân đối, đẹp. b.3.3. Hướng dẫn học sinh vẽ khung hình của mẫu : Dựng khung hình chính là nền tảng cho bài vẽ. Khung hình có nghĩa là hình của mẫu vẽ được chứa chọn vẹn bên trong khung hình ấy. Khi xác định bố cục của bài vẽ chiếm bao nhiêu giấy tức là khung hình sẽ chiếm từng ấy. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu về cách sắp xếp và cách vẽ khung hình như sau : + Hướng dẫn vẽ khung hình kết hợp cách sắp xếp (bố cục) : Học sinh đã nắm được khung hình của mẫu qua phần quan sát, nhận xét. Khi hướng dẫn vẽ giáo viên chỉ cần nhắc học sinh vẽ khung hình cân đối trong khổ giấy, khung hình có được sắp xếp cân đối thì mẫu được vẽ vào khung hình ấy cũng sẽ cân đối và đẹp. Ví dụ : Bài 3, lớp 3 : “Vẽ quả”, giáo viên giới thiệu một số bài vẽ khung hình quá to, nhỏ, lệch và cân đối trong khổ giấy lên bảng. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét để các em tự nhận ra cách sắp xếp đẹp. Sau đó giáo viên chốt “khung hình có được sắp xếp cân đối trong khổ giấy thì mẫu quả được vẽ vào khung hình ấy cũng sẽ cân đối và đẹp”. Đến Bài 7 lớp 3 : “Vẽ cái chai”, giáo viên chỉ cần nhắc nhở về việc khi vẽ theo mẫu muốn mẫu cái chai sắp xếp cân đối, hài hòa trong khổ giấy ta cần vẽ khung hình to vừa, cân đối. + Chú ý đến tỉ lệ khi vẽ khung hình : Giáo viên vẽ khung hình của mẫu lên bảng, trong khi vẽ yêu cầu học sinh nhắc về tỉ lệ của khung hình và nhấn mạnh cần chú ý về so sánh kích thước của chiều ngang so với chiều dọc (tỉ lệ) của khung hình. Nếu khung hình có tỷ lệ chuẩn thì việc mô phỏng mẫu sẽ giống thực. Khi vẽ khung hình học sinh chủ động được tỷ lệ với trang giấy chính là chủ động được bố cục trong tranh. Ví dụ : Bài 23, lớp 3 : “Vẽ cái bình đựng nước”, giáo viên đặt câu hỏi : “Chiều dọc của bình so với chiều ngang thì chiều nào lớn hơn?”- “chiều dọc lớn hơn chiều ngang” ; “lớn hơn khoảng mấy lần?” – “gấp 2 lần”. Sau đó giáo viên nhấn mạnh “như vậy hình vẽ có to bằng bao nhiêu đi nữa thì chúng ta vẫn phải vẽ khung hình có chiều cao của cái bình bằng hai lần chiều ngang, có như vậy hình vẽ mới cân đối, cái bình sẽ không bị thấp quá hay không bị cao quá”. Giáo viên vừa vẽ phác khung hình lên bảng vừa giải thích như trên. Khi vẽ nét, giáo viên hướng dẫn cách ước lượng, so sánh chiều ngang và dọc của khung hình, cử chỉ bằng tay để học sinh dễ hiểu. + Vẽ khung hình ở các vị trí khác nhau : Hướng dẫn vẽ khung hình chung (mẫu có 2 vật mẫu) : Học sinh đã được học hoạt động quan sát, nhận xét mẫu nên khi hướng dẫn vẽ, giáo viên cho học sinh ở 3 vị trí khác nhau (theo chủ đích của giáo viên) nêu khung hình chung mà các em thấy. Sau mỗi lần từng em nêu, giáo viên gắn từng khung hình chung ở vị trí em đó ngồi lên bảng. Nhờ vào hoạt động này học sinh nắm được ở mỗi vị trí khác nhau thì sẽ thấy khung hình chung khác nhau. Hướng dẫn vẽ khung hình riêng : Với một số mẫu đơn giản như : Quả, cái chai, lọ hoa cân đối thì hầu như ở vị trí quan sát khác nhau vẫn thấy khung hình riêng giống nhau. Nhưng vói các mẫu phưc tạp hơn như : Cái ấm pha trà, cái bình đựng nước Ở mỗi vị trí khác nhau thì sẽ thấy khung hình của mẫu khác nhau. Ví dụ khi quan sát cái ấm, ở vị trí 1 học sinh chỉ thấy thân và vòi, vị trí 2 thấy cả vòi, thân và quai, ở vị trí 3 lại thấy phần quai, thân và 1 phần của vòi. Như vật chiều ngang của cái ấm sẽ thay đổi ở các vị trí quan sát khác nhau. Do vậy khung hình của ấm cũng sẽ thay đổi tỉ lệ. Giáo viên cần yêu cầu học sinh nêu khung hình của mẫu ở vị trí quan sát của mình và lần lượt giáo viên gắn từng khung hình ở vị trí em đó ngồi lên bảng hoặc gắn khung hình riêng vào hình khung hình chung ở vị trí em đó ngồi lên. Ngay từ đầu cần phải nhắc học sinh chỉ nên vẽ khung hình bằng các nét mờ bởi khi vẽ xong mẫu, các nét khung hình cũng sẽ phải tẩy đi. Yêu cầu học sinh không được dùng thước để kẻ khung hình. Phân môn vẽ theo mẫu luyện tập cho học sinh khả năng vẽ nét và đậm nhạt, trong đó vẽ nét là yếu tố rất quan trọng. Khi tay đã vẽ luyện nét thuần thục rồi thì việc vẽ hình ở các phân môn khác cũng sẽ tốt hơn. Chính vì vậy, giáo viên không được để các em dùng thước kẻ hoặc compa để vẽ theo mẫu bời nếu vẽ cách đó thì nét vẽ không mềm mại, thay vào đó là nét vẽ cứng nhắc, đơn điệu. b.3.4. Tìm và xác định vị trí của các bộ phận chi tiết trên mẫu vẽ. Phần này học sinh sẽ làm tương đối nhanh, bởi phần quan sát nhận xét giáo viên đã hướng dẫn cụ thể rõ ràng. Như vậy, giáo viên cần tập trung hướng dẫn học sinh một số thao tác vẽ cách dựng hình cơ bản, nét cơ bản, những thao tác này vẫn còn nhiều giáo viên bỏ qua, hoặc xem nhẹ dẫn đến học sinh cũng vẽ đại khái. Hướng dẫn học sinh vẽ được trục đối xứng cho bài vẽ có mẫu cân đối, đối xứng như : Cái chai, lọ hoa, cái ấm pha trà, khi học sinh xác định được trục đối xứng thì việc vẽ mẫu sẽ cân đối hơn. Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh nêu những gì ở phần quan sát nhận xét tìm ra và cho một học sinh lên bảng đánh dấu vị trí các bộ phận riêng lẻ của mẫu. Cái mới ở đây là đã đưa học sinh thực sự vào hoàn cảnh có vấn đề cụ thể. Việc cho học sinh lên xác định vị trí các bộ phận sẽ làm cho các em rất tập trung theo dõi. Như vậy vừa tạo được không khí học tập sôi nổi, vừa tập trung được nhiều ý kiến của học sinh. Ggiáo viên quan sát, thấy được mức độ hiểu bài của lớp học dễ hơn, kịp thời có biện pháp với những phần học sinh chưa nắm rõ. b.3.5. Hướng dẫn học sinh vẽ phác bằng nét thẳng : Tới phần này thì bài vẽ đã đang dần hiện bộ khung của của mẫu. Vì vậy, vẽ phác hình mẫu là dựa trên khung hình và vị trí các bộ phận đã được xác định ở bước vẽ trước. Để vẽ được bài giáo viên không nên hướng dẫn học sinh vẽ nét cong giống thực ngay mà phải vẽ phác bằng nét thẳng trước. Giáo viên cũng yêu cầu : Khi phác hình phải dùng bút chì, nhưng vẽ nhẹ tay để tạo thành nét mờ. Một lần nữa giáo viên nhắc lại vẽ phác bằng nét thẳng chứ không phải kẻ nét thẳng bằng thước. b.3.5. Hướng dẫn vẽ chi tiết (vẽ mô phỏng giống mẫu) : Vẽ chi tiết tức là học sinh sẽ vẽ những gì các em quan sát, so sánh, nhận xét và nhìn thấy trên vật mẫu. Đích cuối cùng của bài vẽ theo mẫu đối với học sinh tiểu học là mô phỏng được mẫu. Sau các bước quan sát, dựng hình, phác hình thì bước này có thể nói là bước hoàn thiện hình nét. Từ những nét vẽ phác trông bản thân nó đã gần giống mẫu, giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh vẽ bám theo các nét thẳng để hoàn thiện hình. Phần này giáo viên không nên giảng áp đặt. Các bước trước giáo viên đã minh họa bằng nét thẳng. Trên cơ sở mẫu, giáo viên đặt câu hỏi tập trung vào các bộ phận chi tiết. Ví dụ : Bài 18 MT3 : “Vẽ lọ hoa”, khi phác nét thẳng xong giáo viên đặt câu hỏi : “Phần miệng của lọ và đáy của lọ là những nét gì?”. Giáo viên sẽ vẽ bảng để minh chứng đồng thời giảng giải thêm : “Nét thẳng chỉ là nét cơ sở để vẽ nét cong, hay nói khác là vẽ nét cong phải bám sát, dựa vào những nét thẳng, có như vậy hình vẽ sẽ không bị méo hay lệch lạc. Trong lúc vấn đáp học sinh thì giáo viên vừa giảng vừa nhận xét và vừa minh họa bảng. Hướng dẫn học sinh vẽ nét chi tiết xong cần phải tẩy bỏ các nét chờm ra ngoài (nét phác) để hình vẽ gọn gàng hơn. Sau khi vẽ minh họa bảng xong, giáo viên có thể đi xuống cuối lớp, cùng học sinh quan sát mẫu và hình minh họa để cùng tìm những chi tiết cần phải chỉnh sửa cho giống mẫu. Cách làm này sẽ giúp cho học sinh tập trung vào mẫu và hiểu được vẽ theo mẫu là phải quan sát mẫu và chỉnh sửa bài theo mẫu. b.3.6. Hướng dẫn học sinh vẽ đậm nhạt : Vẽ đậm nhạt với học sinh tiểu học chủ yếu chú trọng cho đối tượng là học sinh thuộc lớp cuối cấp như lớp 4,5. Bởi vì, vẽ đậm nhạt đòi hỏi học sinh phải có kiến thức vững về hình rồi thì mới vẽ được đậm nhạt, nó còn thể hiện cả tình cảm cảm thụ mẫu, cảm thụ cái đẹp. Đối với học sinh lớp 3 việc áp dụng để học sinh hiểu và bước đầu tập vẽ đậm nhạt bằng chì hoặc màu là nền tảng quan trọng cho các lớp sau. Do đặc diểm đó, giáo viên cũng không nên đòi hỏi quá cao ở học sinh và cũng không nên quá coi nhẹ vấn đề này. Đặc biệt trong quá trình giảng dạy tôi thấy, ở lớp 3 khá nhiều em, đặc biệt là những em có năng khiếu cảm nhận mẫu và vẽ đậm nhạt rất tốt, giáo viên cũng nên định hướng và hướng dẫn cho các em vẽ đậm nhạt bằng màu, vẽ đậm nhạt bước đầu đi sâu vào việc nhấn đậm, lấy sáng trên bài vẽ. Giáo viên cần chú ý ngay từ đầu tiết học để bày mẫu sao cho hợp với hướng ánh sáng, đảm bảo được một bên mẫu tối, một bên sáng để học sinh quan sát thấy được độ đậm độ nhạt trên mẫu rõ ràng. Ở tiểu học yêu cầu học sinh bước đầu nhận biết được đậm nhạt khi vẽ theo mẫu tức là cần vẽ được ba độ đậm nhạt : Đậm, đậm vừa, nhạt. Qua thực tế tôi thấy, hầu như học sinh chưa hiểu về vẽ đậm nhạt đặc biêt là vẽ đậm nhạt bằng chì đen, nên học sinh còn bỡ ngỡ và chưa tự tin khi vẽ. Ở đây, tôi mạnh dạn đưa cách hướng dẫn đậm nhạt đơn giản cho học sinh lớp 3 theo cách “Từ ngắn đến dài”. Giải thích cho học sinh khi vẽ đậm nhạt cũng giống như việc đan nan, đan nhiều thì sẽ dày. Dựa theo kiến thức đã học của học sinh về vẽ đậm vẽ nhạt ở lớp 2, độ nhạt vẽ nét nhẹ tay, đan 1 lần, độ đậm vẽ mạnh hơn, đan nhiều lần, còn độ đậm vừa ta đan nhiều lần hơn độ nhạt. Tôi thực hiện vẽ đậm nhạt mẫu như sau : + Kéo hất các nét thẳng, các nét đều bắt đầu từ bên tối của mẫu + Kéo hất các nét xiên 1 chiều – dùng nét ngắ
Tài liệu đính kèm: