SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp nhằm giáo dục ý thức, thái độ, kĩ năng sống cho học sinh trong bộ môn Tin học 6 tại Trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp nhằm giáo dục ý thức, thái độ, kĩ năng sống cho học sinh trong bộ môn Tin học 6 tại Trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk

Thiết bị dạy học, học liệu

- Giáo viên chuẩn bị:

+ Sách hướng dẫn học Tin học 6 theo mô hình Trường học mới.

+ Phòng máy, máy tính có kết nối mạng Internet, máy chiếu, giáo án điện tử trình chiếu trên Powerpoint với các ví dụ minh họa (kèm theo file).

+ Phần mềm Netop.

+ Bảng nhóm, phiếu học tập chuẩn bị trên giấy A4 để học sinh hoạt động.

+ Các nội dung kiến thức liên quan trong các môn Tin học, Giáo dục công dân, Công nghệ, phân môn Mĩ thuật.

Môn Tin học lớp 6, Bài thực hành 1: Sử dụng trình duyệt Web; Bài 7: Thêm hình ảnh dề minh họa.

Môn Công nghệ lớp 6, Bài 4: Ăn uống hợp lí; Bài 5: Vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

doc 27 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1625Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp nhằm giáo dục ý thức, thái độ, kĩ năng sống cho học sinh trong bộ môn Tin học 6 tại Trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huật)
	- Khi nghiên cứu đề tài tôi vẫn gặp những khó khăn nhất định cũng bởi một 
số yếu tố tác động như: Học sinh ham chơi, không chịu tìm tòi, học hỏi; Giáo viên còn mơ hồ chưa biết nên “tích” như thế nào, ở đâu cho phù hợp. 
	2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
	Bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào đều gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định. Với đề tài này, tôi gặp một số khó khăn khi nghiên cứu. Vẫn còn những học sinh học tập một cách thụ động, hoặc trả bài một cách đối phó hay lười suy nghĩ Vậy để đổi mới dạy học theo phương pháp dạy học tích hợp thì chính giáo viên phải trau dồi tri thức, tìm tòi học hỏi các môn học khác có liên quan. Bởi theo tôi, kiến thức không bao giờ là cô lập, không đứng độc lập mà nó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu chúng ta không học hỏi, trau dồi kiến thức ở những môn học khác thì cũng giống như “con chuột chui vào sừng trâu; càng chui sâu càng hẹp” mà thôi.
Những hạn chế mà đề tài đưa ra cũng sẽ được khắc phục nếu như cả giáo viên và học sinh đều không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức ở những môn học khác có liên quan thì sẽ thu lại kết quả khả quan.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
3.1. Khái niệm “dạy học tích hợp”
	Để dạy học tích hợp tốt, đầu tiên giáo viên phải hiểu được thế nào là dạy học tích hợp. Trước những băn khoăn của giáo viên về dạy học tích hợp, liên môn, phó vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành đã trả lời trước báo Việt Nam nét: Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
	Như vậy, qua những bài học cụ thể, giáo viên phải tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến bài học đó để lồng ghép tích hợp cho học sinh. Làm được như vậy sẽ phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình tìm tòi tri thức.
	3.2. Chọn tên dự án tích hợp
	Gọi tên nội dung tích hợp là một khâu vô cùng quan trọng. Bởi nhan đề thường thâu tóm nội dung của bài học. Đặt tên dự án đúng giống như kim chỉ nam cho hướng đi của bài dạy. Nếu ta chọn sai nhan đề thì rất dễ gây hiểu nhầm cho cả người thực hiện và người đọc. Ví dụ trong sản phẩm dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp của cô giáo ở E H’Leo: nội dung của dự án là nói về vai trò của nước đối với đời sống con người, nhưng tên dự án lại đặt là: Nước với cuộc sống (Tích hợp giáo dục giá trị sống tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cho học sinh). Mặc dù dự án rất chi tiết, nội dung tích hợp rất tốt nhưng tên dự án lại không bám sát nội dung. Điều này khiến người đọc, người xem hiểu lầm hoặc không hiểu nội dung tích hợp trong bài.
	3.3. Nghiên cứu chương trình học tập
- Giáo viên nghiên cứu phân phối chương trình của các bộ môn như: Tin học, Công nghệ, Giáo dục công dân, Địa lí, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuậtcủa lớp 6 trong năm học 2017-2018 của trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk có những bài học nào thích hợp để tích hợp với chủ đề đã chọn, từ đó giáo viên lồng ghép vào bài dạy để giáo dục ý thức, thái độ và kĩ năng sống cho học sinh qua các bài cụ thể.
- Giáo viên tìm hiểu nội dung của các bài học trong các môn học của lớp 6 để từ đó định hướng, chọn chủ đề thích hợp cho bài dạy.
- Giáo viên đọc tài liệu, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, mạng Internet liên quan đến đề tài đã chọn để bổ sung thêm kiến thức, kĩ năng vận dụng tích hợp vào bài giảng.
3.4. Xác định mục tiêu và nội dung cụ thể đưa vào tích hợp
	Để dạy học theo hướng tích hợp giáo dục đạo đức, ý thức, thái độ, kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu cần đạt của bài học cũng như những kiến thức cần có để tích hợp của các môn học khác. 
* Cụ thể trong một số bài dạy sau:
+ Tích hợp giáo dục học sinh ý thức bảo vệ Trái Đất qua “Bài 7: Quan sát Hệ Mặt Trời”
TT
Môn bài liên quan đến nội dung tích hợp
Nội dung kiến thức được tích hợp
Ghi chú
1
Môn Tin học - lớp 6
Bài 7: Quan sát Hệ Mặt Trời
Giáo viên giúp cho học sinh hiểu được Trái Đất của chúng ta quay xung quanh Mặt Trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ Mặt Trời chúng ta có những hành tinh nào? Sao Kim và sao Hỏa, sao nào gần Mặt Trời hơn? Trái Đất nặng bao nhiêu?... thông qua việc học sinh dụng dễ dàng các nút lệnh trong phần mềm Solar System 3D Simulator, phần mềm sở hữu một giao diện thông minh hiển thị các thông tin đầy đủ, chính xác các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
2
Môn Địa lí - lớp 6
Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả; 
Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
Giáo viên giúp học sinh có để vận dụng các kiến thức đã học trong môn địa lí để trả lời các câu hỏi trong bài học, ngoài ra học sinh còn biết cách khám phá và có ý thức tự khám phá phần mềm mới dựa trên kiến thức, kĩ năng và thông tin đã có như phán đoán, quan sát hiệu ứng để tìm hiểu các chức năng các lệnh, nút lệnh, thanh trượt.
4
Môn Giáo dục công dân - lớp 6
Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ Trái Đất là một trong những biện pháp quan trọng giúp học sinh biết yêu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống và hơn nữa biết cách chăm sóc, giữ gìn hành tinh xanh. Từ đó học sinh có những thái độ và kĩ năng sống để bảo vệ, giữ nhìn môi trường xanh, sạch, đẹp xung quanh nơi chúng ta đang học tập và sinh sống.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- lớp 6 
Tiết 16 - Hoạt động: Vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh thấy rõ vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình, làm cho học sinh tăng thêm tình cảm yêu mến gia đình, làng xóm, từ đó học sinh có thái độ trân trọng những giá trị, những di sản văn hóa của quê hương đất nước; Có thói quen giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh về an toàn giao thông qua “Bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành”
TT
Môn bài liên quan đến nội dung tích hợp
Nội dung kiến thức được tích hợp
Ghi chú
1
Môn Tin học - lớp 6
Bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành
Giáo viên giúp cho học sinh hiểu được: Trật tự của các phương tiện giao thông trên đường phố, vai trò, lợi ích của hệ thống đèn giao thông trên đường phố thông qua các hình ảnh. Từ đó học sinh có những kĩ năng sống về an toàn giao thông để bảo vệ an toàn cho chính bản thân, gia đình, xã hội.
4
Phân môn Mĩ thuật -lớp 6
Chủ đề 2: Vẽ tự do.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho HS biết vệ sinh an toàn giao thông bằng việc thi vẽ tranh theo chủ đề “An toàn giao thông”. Từ đó học sinh có những kĩ năng sống về an toàn giao thông để tuyên truyền và bảo vệ an toàn cho chính bản thân, gia đình, xã hội.
Môn giáo dục công dân – lớp 6
Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông.; Thực hiện thống kê cập nhật số liệu mới nhất về tai nạn giao thông.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh biết hành động như thế nào để thực hiện trật tự an toàn giao thông. Học sinh biết làm được những gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường.
+ Tích hợp giáo dục học sinh ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm qua “Bài 19: Thêm hình ảnh để minh họa”
TT
Môn bài liên quan đến nội dung tích hợp
Nội dung kiến thức được tích hợp
Ghi chú
1
Môn Tin học - lớp 6
Bài 19: Thêm hình ảnh để minh họa.
Giáo viên giúp học sinh biết vận dụng kiến thức bài mới để chèn được hình ảnh minh họa vào trong văn bản và căn chỉnh hình ảnh làm bố cục văn bản hợp lí hơn để hoàn thành bài báo cáo theo nhóm thể hiện được ý tưởng, thông điệp muốn truyền tải đến cho người xem về chủ đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm”. 
2
Môn Công nghệ - lớp 6
Bài 4: Ăn uống hợp lí.
Bài 5: Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh biết được nhu cầu dinh dưỡng của mỗi con người. Từ đó, biết cách ăn uống đảm bảo hợp lí, khoa học để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. Ngoài ra, học sinh còn biết các nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm để tuyên truyền gia đình, bạn bè và người dân tránh sử dụng các loại thực phẩm bẩn; biết được các biểu hiện để có những biện pháp xử lí kịp thời khi bị ngộ độc thực phẩm.
3
Môn Giáo dục công dân - lớp 6
Bài 2: Tự chăm sóc sức khỏe.
Giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh biết và thực hiện được việc tự chăm sóc, rèn luyện sức khỏe cho bản thân. Từ đó có thái độ quan tâm, quý trọng sức khỏe của bản thân và của người khác.
4
Phân môn Mĩ thuật -lớp 6
Chủ đề 2: Vẽ tự do.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho HS biết vệ sinh an toàn thực phẩm bằng việc thi vẽ tranh theo chủ đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm”. Từ đó, tuyên truyền những kiến thức của bản thân về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người dân.
+ Tích hợp giáo dục học sinh có ý thức, thái độ tôn sư trọng đạo qua “Bài thực hành 8: Em viết báo tường”
TT
Môn bài liên quan đến nội dung tích hợp
Nội dung kiến thức được tích hợp
Ghi chú
1
Môn Tin học - lớp 6
Bài thực hành 8: Em “viết ” báo tường.
Giáo viên giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học để biết tìm hiểu thông tin từ Internet, từ đó soạn thảo được một văn bản theo chủ đề thích hợp và chèn hình ảnh, thay đổi cách bố trí sao cho phù hợp vào văn bản để hoàn thành bài báo cáo theo nhóm thể hiện được ý tưởng, thông điệp muốn truyền tải đến cho người xem về chủ đề “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”. 
Môn Ngữ Văn - lớp 6
Bài kể chuyện tưởng tượng.
Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện
Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh, và nhận xét trong văn miêu tả.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng trong môn Ngữ văn để làm các bài văn, bài thơ,...về ngày nhà giáo Việt Nam. Ngoài ra học sinh biết thuyết trình về bài báo tường của nhóm đã thực hiện.
2
Môn Mĩ thuật - lớp 6
Chủ đề 2: Vẽ tự do.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng trong môn Mĩ thuật và sử dụng phần mềm hỗ trợ vẽ để làm tăng tính sáng tạo cho bài báo tường. Từ đó, học sinh có ý thức quý trọng, yêu mến thầy cô hơn.
3
Môn Âm nhạc - lớp 6
Tập hát bài: Ngày đầu tiên đi học.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh biết yêu được ý nghĩa của bài hát để từ đó biết kính trọng biết ơn thầy cô.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- lớp 6 
Tiết 6: Hoạt động: Chúc mừng thầy giáo, cô giáo 
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh hiểu ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 từ đó bản thân kính trọng biết ơn các thầy giáo, cô giáo và tôn vinh nhà giáo. Qua đó có những hành động cụ thể thể hiện sự biết ơn các thầy giáo, cô giáo và thực hiện tốt yêu cầu giáo dục của nhà trường.
	+ Tích hợp giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo qua “Bài thực hành tổng hợp: Du lịch ba miền”
TT
Môn bài liên quan đến nội dung tích hợp
Nội dung kiến thức được tích hợp
Ghi chú
1
Môn Tin học lớp 6
Bài thực hành tổng hợp du lịch ba miền.
Giáo viên giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học để biết tìm hiểu thông tin từ Internet, từ đó soạn thảo được một văn bản theo chủ đề thích hợp và chèn hình ảnh, thay đổi cách bố trí sao cho phù hợp vào văn bản để hoàn thành bài báo cáo theo nhóm thể hiện được ý tưởng, thông điệp muốn truyền tải đến cho người xem về chủ đề “Du lịch ba miền”. 
2
Môn Mĩ thuật - lớp 6
Chủ đề 2: Vẽ tự do.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng trong môn Mĩ thuật để vẽ tranh về chủ đề du lịch ba miền.
3
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- lớp 6 
Tiết 16: Hoạt động: Vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh thấy rõ chủ quyền đất nước về biên giới, biển, đảo của Việt Nam, từ đó học sinh có ý thức, thái độ bảo vệ chủ quyền của đất nước Việt Nam nhất là đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
3.5. Định hướng hình thành năng lực cần có của học sinh để thu nhận kiến thức.
	- Năng lực tự học: 
	+ Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác chủ động, tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.
	+ Nhận ra và điều chỉnh những sai sót hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
	- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được biện pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả.
	- Năng lực sáng tạo: Suy nghĩ và khái quát hóa tiến trình khi thực hiện mọi công việc được giao; học sinh chủ động tự lập trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
	- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn của các môn học khác sử dụng trong tiết học như môn Giáo dục công dân, môn Lich sử, môn Âm nhạc, Mĩ thuật, hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp để lồng ghép tích hợp giáo dục ý thức, thái độ và kĩ năng sống.
	3.6. Tiến hành các hoạt động dạy và học.
	Sau khi chuẩn bị tốt các phương tiện, thiết bị, học liệu cũng như những kiến thức có liên quan, giáo viên tiến hành vào tiết dạy. Nội dung bài dạy phải bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, kiến thức tích hợp vừa phải không làm loãng kiến thức trọng tâm của bài học. Sau đây là một tiết dạy cụ thể qua bài ”Thêm hình ảnh để minh họa”. Bài dạy với thời lượng 2 tiết. Những kiến thức có liên quan, tôi tích hợp vào từng phần của bài học được thể hiện rõ trong phiếu mô tả dự án dự thi. Cụ thể như sau:
(Minh chứng bài giảng Powerpoint có file kèm theo)
Mục tiêu dạy học liên môn qua bài “Thêm hình ảnh để minh họa”
+ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu rõ:
- Mục đích, yêu cầu của việc thêm hình ảnh cho văn bản.
- Chèn được hình ảnh vào vị trí đã cho trong văn bản.
- Căn chỉnh hình ảnh để bố cục văn bản hợp lí.
+ Kĩ năng: Hình thành cho học sinh:
- Biết chèn được hình ảnh vào vị trí đã cho trong văn bản.
- Biết căn chỉnh hình ảnh để bố cục văn bản hợp lí.
- Biết sử dụng kiến thức của các môn học khác để áp dụng vào làm bài tập. 
 - Hình thành thói quen quan sát, theo dõi, thu nhập thông tin, tài liệu qua phương tiện thông tin đại chúng.
+ Thái độ: 
- Ham thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm. 
- Nâng cao ý thức trong vệ sinh an toàn thực phẩm. 
3.6.2. Thiết bị dạy học, học liệu
- Giáo viên chuẩn bị: 
+ Sách hướng dẫn học Tin học 6 theo mô hình Trường học mới.
+ Phòng máy, máy tính có kết nối mạng Internet, máy chiếu, giáo án điện tử trình chiếu trên Powerpoint với các ví dụ minh họa (kèm theo file).
+ Phần mềm Netop.
+ Bảng nhóm, phiếu học tập chuẩn bị trên giấy A4 để học sinh hoạt động.
+ Các nội dung kiến thức liên quan trong các môn Tin học, Giáo dục công dân, Công nghệ, phân môn Mĩ thuật.
Môn Tin học lớp 6, Bài thực hành 1: Sử dụng trình duyệt Web; Bài 7: Thêm hình ảnh dề minh họa.
Môn Công nghệ lớp 6, Bài 4: Ăn uống hợp lí; Bài 5: Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Môn Giáo dục công dân lớp 6, Bài 2: Tự chăm sóc sức khỏe.
Phân môn Mĩ thuật lớp 6, Chủ đề 2: Vẽ tự do.
- Học sinh chuẩn bị: 
+ Sách hướng dẫn học Tin học 6 theo mô hình Trường học mới, vở ghi, vở soạn, đồ dùng học tập.
+ Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Sưu tầm những tài liệu có liên quan đến chủ đề bài học “Vệ sinh an toàn thực phẩm” để bổ sung cho phần nội dung kiến thức sách hướng dẫn.
3.6.3. Các hoạt động dạy – học
Thứ tự slide 
Nội dung – Cấu trúc bài giảng
Hoạt động của giáo viên –
Học sinh
Slide 1
Slide 2
GV yêu cầu HS quan sát.
“Cho biết hai văn bản này có điểm gì khác nhau? Em thích văn bản nào hơn? Vì sao?”
HS quan sát, trả lời sau đó nhận xét chéo.
Qua kết quả của HS, GV đưa ra đáp án chính xác:
+ Văn bản 1 tác giả có chèn thêm hình ảnh để minh họa cho nội dung của văn bản nên làm cho nội dung văn bản trực quan, sinh động hơn văn bản 2.
Slide 3
GV dẫn dắt vào bài mới.
“Thông qua hoạt động khởi động các em đã tìm hiểu thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm qua các văn bản có hình ảnh minh họa. Vậy làm sao có thể thêm những hình ảnh vào trong văn bản giúp làm rõ hơn nội dung của văn bản đó. Tiết học hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của bài học có liên quan đến hình ảnh”. Tiết 56: 
Bài 19: Thêm hình ảnh để minh họa
Slide 3
(Hiệu ứng tiếp theo)
GV đặt câu hỏi.
“Hình ảnh được chèn trong các văn bản với mục đích gì?
HS dựa vào kiến thức của mình để trả lời câu hỏi.
HS phản biện.
Slide 3
(Hiệu ứng tiếp theo)
GV dựa vào câu trả lời của HS để hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức.
+ Hình ảnh minh họa thường được dùng trong văn bản và làm cho nội dung văn bản trực quan, sinh động hơn. Trong nhiều trường hợp, nội dung của văn bản sẽ rất khó hiểu nếu thiếu hình ảnh minh họa.
GV trình chiếu hình ảnh minh họa.
HS quan sát.
Slide 4
GV yêu cầu HS khởi động phần mềm Microsoft Word, khởi động chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt: chọn kiểu gõ Telex, bảng mã UNICODE và chế độ gõ chữ Việt.
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi mở file văn bản “Ẩn họa từ đồ chơi và đồ ăn trước cổng trường” đã có sẵn trong ổ đĩa E:\
HS thao tác.
GV sử dụng phần mềm Netop để điều khiển các máy con.
GV đưa ra câu hỏi gợi mở.
“Làm thế nào để chèn hình ảnh vào văn bản?”
HS trả lời.
“Bạn nào có thể chèn hình ảnh để minh họa cho nội dung văn bản trên?
GV gọi tinh thần xung phong.
HS thao tác trực tiếp trên máy tính cá nhân.
GV yêu cầu các HS khác quan sát thao tác bạn làm trên máy tính cá nhân của mình.
GV theo dõi HS trong quá trình thao tác, chú ý gợi mở để HS không gặp khó khăn khi làm bài.
GV yêu cầu HS nêu lại các thao tác mình vừa thực hiện.
HS nêu các thao tác.
GV yêu cầu HS khác nhận xét.
HS nhận xét.
Slide 5
GV chốt.
1. Chèn hình ảnh.
- Bước 1: Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn văn bản.
- Bước 2: Trong bảng chọn, nhóm lệnh Illustrations chọn nút lệnh Picture. Hộp thoại Insert Picture xuất hiện.
- Bước 3: Chọn tệp hình ảnh cần thiết trên hộp thoại Insert Picture và nháy Insert.
GV yêu cầu HS quan sát video hướng dẫn thao tác chèn hình ảnh.
HS quan sát.
Slide 5
(Hiệu ứng tiếp theo)
GV đưa ra câu hỏi.
“Theo em có thể chèn nhiều loại hình ảnh vào văn bản được không?”
HS trả lời.
GV yêu cầu HS chèn hai hình ảnh vào văn bản trong máy tính cá nhân.
HS thao tác.
GV theo dõi HS trong quá trình thao tác (chú ý gợi mở để giúp các HS yếu, kém).
Slide 5
(Hiệu ứng tiếp theo)
Từ việc hướng dẫn thao tác chèn hình ảnh vào văn bản, GV lưu ý cho HS: Có thể chèn nhiều loại hình ảnh khác nhau vào bất kì vị trí nào trong văn bản.
Slide 6
GV đưa ra văn bản chèn hình không hợp lí với nội dung và đưa ra câu hỏi.
“Em hãy quan sát hình ảnh và cho biết hình ảnh có phù hợp với nội dung của văn bản không”
GV yêu cầu HS quan sát và trả lời.
HS dựa trên các kiến thức hiểu biết của mình trong xã hội để trả lời.
HS trả lời.
HS phản biện.
Slide 6
(Hiệu ứng tiếp theo)
GV dựa vào câu trả lời của HS để hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức.
+ Khi sử dụng hình ảnh minh họa cho văn bản cần đảm bảo yêu cầu hình ảnh phải phù hợp với nội dung văn bản, mục đích và đối tượng sử dụng văn bản.
Slide 5
(Hiệu ứng tiếp theo)
GV đưa ra câu hỏi.
“Theo em hình ảnh trong văn bản đã thể hiện cách ăn uống hợp lí chưa”
GV yêu cầu HS quan sát và trả lời.
HS dựa trên các kiến thức hiểu biết của mình trong xã hội để trả lời.
HS trả lời, phản biện.
GV chốt: GV tích hợp môn Công nghệ lớp 6 qua “Bài 4: Ăn uống hợp lí” giáo dục HS.
“Chúng ta phải luôn có ý thức ăn uống hợp lí để bảo vệ sức khỏe cho bản thân”
Slide 7
GV đưa ra bài tập và yêu cầu HS hoạt động theo cặp đôi.
(GV cho HS nối các hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung để giúp HS cũng cố lại kiến thức vừa học).
Tìm hình ảnh và văn bản để ghép nối cho phù hợp?
HS hoạt động theo cặp đôi trả lời, nhận xét chéo.
Slide 7
(Hiệu ứng tiếp theo)
GV đưa ra đáp án.
GV tích hợp môn Công nghệ giáo dục HS.
“Chúng ta cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển. Nếu như không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thì không những không giữ được giá trị dinh dưỡng vốn có của thực phẩm mà còn là nguồn gây bệnh, độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.”
Slide 8
GV yêu cầu HS quan sát, nhận xét văn bản trên 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn1718-TRAN TU-LTV.doc