SKKN Một số kinh nghiệm dạy học phần đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 5

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học phần đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 5

Trong môn Tiếng Anh, phần đọc hiểu là phần học quan trọng và tương đối khó nên luôn được giáo viên và học sinh quan tâm, tìm các phương pháp để học tốt. Các bài đọc hiểu thường đầy đủ nội dung, bao quát được các vấn đề đã học bao gồm từ mới và cấu trúc ngữ pháp. Sau khi học xong học sinh có thể củng cố và nắm vững toàn bộ nội dung bài học.

Tuy nhiên, phần đọc hiểu thường rất khô khan, ít tranh ảnh minh họa, ít đồ dùng bổ trợ việc dạy học. Và với mục tiêu, phương pháp dạy học truyền thống “ giáo viên là trung tâm”, ghi chép nhiều, kiểm tra bài cũ bằng hình thức viết lại từ mới, cấu trúc với mọi kĩ năng, giáo viên thường tìm cách làm sao đó cho học sinh chỉ cần làm được bài tập mà chưa quan tâm đến việc học sinh có thấy hứng thú khi học hay không, sau khi học và làm xong bài tập sẽ vận dụng được nó như thế nào vào thực tiễn. Vì thế, thực trạng của học sinh là học và làm được các bài tập nhưng theo kiểu bắt buộc, làm cho xong nhiệm vụ để tránh bị nhắc nhở hay bị phạt, nên khi vận dụng vào giao tiếp, thực hành lại không làm được.

Ngoài ra, học sinh thường không thích đọc những đoạn văn dài, nhiều chữ, nhiều từ mới. Nhưng khi làm một bài đọc hiểu các em lại hầu như lại gặp vấn đề đó. Với học sinh tiểu học, các em chưa biết suy luận nội dung câu bằng những từ mới đã biết mà các em muốn biết hết gần như các từ mới và phải dịch được chính xác bài đọc trước khi làm các nhiệm vụ khác. Khi làm bài, giáo viên thường để các em tự đọc thầm và hoàn thành bài tập của mình. Vì thế khi giáo viên nêu câu hỏi chỉ có một số em đủ tự tin tham gia trả lời, còn các em khác cảm thấy ngượng ngùng, lúng túng, không giám trả lời vì các em không biết cách phát âm các từ, chưa chắc chắn câu trả lời của mình, một số em chưa làm được bài tập. Khi kiểm tra bài cũ, thay vì sử dụng phương pháp giao tiếp giữa cô và trò, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng ghi các từ mới và mẫu câu đã học Việc này đã vô tình làm cho giáo viên và học sinh cảm thấy nhàm chán, rập khuôn, nên các em không hứng thú học, dẫn đến chất lượng phần đọc hiểu của học sinh chưa cao.

 

doc 30 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 6256Lượt tải 10 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học phần đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sống hằng ngày. Nó giúp chúng ta nhận biết và thu thập thông tin. Trong việc dạy học, đọc hiểu giúp giáo viên và học sinh nắm bắt và tiếp nhận những thông tin quan trọng liên quan đến kiến thức bài học. Học sinh đọc và hiểu được bài thì mới có thể nắm vững và nhớ lâu được kiến thức mình đã học. 
Phần đọc hiểu trong môn Tiếng Anh 5 là phần học quan trọng nên luôn được giáo viên và học sinh quan tâm, tìm các phương pháp để học tốt. Các bài đọc hiểu thường đầy đủ nội dung, bao quát được các vấn đề đã học bao gồm từ mới và cấu trúc ngữ pháp. Sau khi học xong, học sinh có thể củng cố và nắm vững toàn bộ nội dung bài học. Phần đọc hiểu giúp học sinh hình thành nhiều kĩ năng quan trọng như: biết tóm tắt nội dung thông tin, biết chắt lọc những nội dung quan trọng, biết phản xạ trước những tình huống khác nhau liên quan đến bài đọc 
Thông thường, phần đọc hiểu trong sách Tiếng Anh 5 bao gồm: Read and tick (đọc và đánh dấu tích), Read and write T or F (đọc và viết đúng hoặc sai), Read and tick the right picture (đọc và đánh dấu vào bức tranh đúng), Read and answer (Đọc và trả lời), Read and complete (Đọc và hoàn thành), Read and match (Đọc và nối), Read and number the picture (Đọc và đánh số), Read and write (Đọc và viết) Qua việc đọc và làm các bài tập, học sinh sẽ được cải thiện kĩ năng đọc hiểu, củng cố kiến thức bài học. Giáo viên thông qua bài làm và sự hợp tác của học sinh có thể nắm được tình hình học tập của học sinh đối với bài học, từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể giúp học sinh học tốt hơn môn Tiếng Anh.
b.2. Quy trình dạy phần đọc hiểu trong môn Tiếng Anh
Khi dạy phần đọc hiểu, dù là dạng bài đọc hiểu nào thì cũng cần tuân theo trình tự 3 bước:
Pre – reading (Trước khi đọc)
While – reading (Trong khi đọc)
Post – reading ( Sau khi đọc)
Với mục tiêu dạy và học theo hướng giao tiếp, học sinh sau khi học xong có thể áp dụng kiến thức vào những tình huống giao tiếp đơn giản hằng ngày. Trong quá trình học, giáo viên chỉ là người gợi ý, học sinh là người chủ động hoạt động và thực hiện các hoạt động học tập thì mỗi giáo viên sẽ tìm cho mình những cách dạy phù hợp cho từng phần dạy. làm sao đó mục đích cuối cùng là học sinh cảm thấy hứng thú học, hợp tác vui vẻ, nắm được bài và vận dụng được kiến thức. 
b.3. Cách thức tổ chức các bước dạy trong phần đọc hiểu
Bản thân tôi, qua thời gian giảng dạy, giự giờ, học hỏi đồng nghiệp cũng như tham gia các buổi tập huấn chuyên môn về phương pháp dạy học, nghiên cứu các tài liệu liên quan đã rút ra được một số biện pháp dạy cho các bước dạy phần đọc hiểu như sau:
b.3.1. Pre – reading
	Ở bước dạy đầu tiên Pre- reading (trước khi đọc), nhiệm vụ của giáo viên thường là giới thiệu tình huống bài đọc, giúp các em tìm hiểu các từ mới và mẫu câu trong bài (nếu có), nói yêu cầu bài đọc và giao nhiệm vụ cho các em. 
Đây là bước quan trọng nhất quyết định đến thành công của bài đọc. Nếu các em hợp tác, hứng thú học thì giáo viên sẽ dễ dàng truyền thụ được kiến thức và các em sẽ hiểu được bài, đọc và làm được bài. Vậy làm thế nào để giúp các em hứng thú khi bước vào bài học và tiếp nhận thông tin bài đọc một cách chủ động, tích cực ? Điều này đòi hỏi giáo viên phải tìm cách vào đề, giới thiệu vấn đề không khô khan, nhàm chán và không quá cứng nhắc. Để thực hiện tốt bước này, bản thân tôi thường tiến hành như sau:
- Sử dụng hình ảnh kết hợp các câu hỏi gợi mở.
Phương pháp này thường áp dụng với những phần đọc hiểu thuộc dạng bài văn, yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu bài đọc trước khi làm những nhiệm vụ khác như: Read and do the tasks, Read and tick T or F, Read and number the pictures, Read and answer
Nếu bài đọc có hình ảnh rõ ràng và truyền tải được nội dung thì giáo viên có thể sử dụng trực tiếp hình ảnh đó. Nếu không giáo viên sẽ tìm hình ảnh phù hợp, liên quan đến nội dung bài học để giới thiệu cho các em. Sau đó, giáo viên sẽ cho học sinh khai thác bức tranh, sử dụng những câu hỏi quen thuộc với các em, liên quan đến nội dung cần truyền thụ và đặc biệt câu hỏi không được thách đố, phải rõ ràng, dễ hiểu giúp các em có thể trả lời được, bước đầu tạo sự tự tin cho các em. 
Ví dụ: 3. Read and answer (Unit 3: A birthday party – Tiếng Anh 5 )
Nhiệm vụ của học sinh là đọc hai tấm thiệp mời sinh nhật của bạn Lan Hương và bạn Peter Brown và trả lời 6 câu hỏi liên quan. Thay vì trực tiếp khai thác về tấm thiệp mời của 2 bạn, tôi sẽ kích thích trí tò mò của các em bằng cách đưa ra một tấm thiệp mời sinh nhật khác, chưa điền thông tin và dẫn dắt các em vào bài như sau: 
Giáo viên: Các em hãy tưởng tượng, ngày kia là sinh nhật của em, em muốn mời các bạn tới dự sinh nhật bằng cách viết thiệp mời. Vậy trong thiệp mời, các em sẽ cần ghi những thông tin gì? Lúc này học sinh sẽ dễ dàng trả lời được câu hỏi vì nó gần gũi với các em. 
Học sinh: Trong thiệp mời, em ghi tên bạn mà em sẽ mời, thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức.
Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hai tấm thiệp của hai bạn Lan Hương và Peter rồi nhận xét về cách viết thiệp của hai bạn như thế nào, có giống nhau không và có giống các em không. Qua cách vào bài đó, học sinh sẽ cảm thấy tò mò và mong muốn được xem hai bạn đó viết thiệp có giống mình không, và qua đó giáo viên cũng đã vô tình giao nhiệm vụ của bài đọc cho các em.
Như vậy, thay vì giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào tấm thiệp của hai bạn và nói về nội dung từng tấm thiệp theo kiểu bắt buộc thì giáo viên đã tạo cho các em sự tò mò và mong muốn giải đáp sự tò mò đó bằng cách tự đọc và hiểu tấm thiệp, rồi đưa ra lời nhận xét ngắn gọn nhất.
Hay khi dạy phần 3. Read and do the tasks (Unit 7. My favourite Sports and Games – Tiếng Anh 5), dạy bài đọc về trò chơi trốn tìm.
Trước khi tìm hiểu về nội dung trò chơi trong bài đọc, tôi sẽ yêu cầu học sinh: Kể tên một số trò chơi mà em và các bạn thường chơi ở trường hoặc ở nhà vào thời gian rảnh? Sau khi các em trả lời, giáo viên chốt lại các câu trả lời và cho các em xem hình ảnh một số trò chơi quen thuộc, trong đó có trò chơi trốn tìm. 
Giáo viên: (Chỉ vào trò chơi trốn tìm) Các em có biết đây là trò chơi gì không?
Học sinh: Trò chơi trốn tìm ạ.
Giáo viên: Trò chơi này thường chơi ở đâu ? 
Học sinh: Chúng em thường hay chơi ở sân trường, trong lớp học, hoặc trong nhà ạ.
Giáo viên: Các em thường chơi với ai và chơi như thế nào?
Học sinh bắt đầu kể, vì là trò chơi quen thuộc nên học sinh sẽ rất hứng thú để kể. Trò chơi có khoảng bao nhiêu người, hình thức chơi thế nào? Sau khi cho một vài bạn kể cách chơi, giáo viên chốt lại và nói: Vậy chúng ta thử xem các bạn trong sách có chơi trò trốn tìm giống chúng ta không nhé và cho các em mở sách ra đọc bài. 
Như vậy, giáo viên đã tạo ra cho các em một động lực để đọc bài và đặt ra nhiệm vụ cho các em khi đọc bài. 
Sau khi dẫn dắt vào bài, để các em đọc bài suôn sẻ, hiểu hết nội dung và không cảm thấy bế tắc khi gặp từ mới thì trước khi các em đọc bài, giáo viên giới thiệu từ mới (nếu có) hoặc ôn lại từ mới, các mẫu câu đã học có trong bài. 
- Sử dụng hình thức kể chuyện kết hợp hình ảnh minh họa.
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp này để kích thích sự hứng thú của học sinh khi vào bài, đồng thời kết hợp dạy từ mới và mẫu câu cho học sinh. Với tâm lí thích nghe, nhìn của học sinh, khi giáo viên sử dụng hình thức kể chuyện kèm theo những hình ảnh minh họa cụ thể, những cử chỉ điệu bộ thể hiện nội dung câu chuyện sẽ thu hút được sự tập trung sự chú ý của học sinh, dẫn dắt các em tham gia vào bài học một cách tự nhiên, không miễn cưỡng. Từ đó, các em dễ dàng nắm bắt nội dung bài đọc và ghi nhớ chúng một cách bền lâu. 
Tư duy của học sinh tiểu học chưa sâu, những lời giải thích suông của giáo viên trở nên rất mơ hồ đối với các em. Do vậy, dụng cụ trực quan được sử dụng một cách khoa học sẽ kích thích được suy nghĩ và trí tưởng tượng của các em, giúp các em tiếp cận với nguồn kiến thức, kích thích tư duy giúp các em tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức.
Với phương pháp này, có 2 cách kể chuyện giáo viên có thể sử dụng:
Cách thứ nhất, giáo viên có thể đưa ra lần lượt các bức tranh, mỗi lần đưa tranh, giáo viên trực tiếp kể cho các em nghe nội dung câu chuyện liên quan đến bức tranh đó. Các bức tranh thường là những nội dung, từ mới mà giáo viên muốn truyền tải cho các em. Khi kể đến từ mình muốn dạy hay ôn tập, giáo viên đọc chậm lại và nhấn giọng để học sinh chú ý hơn. 
Ví dụ:
Khi dạy phần 3. Read and do the tasks (Unit 5 – Our picnic to the Seaside – Tieng Anh 5) nói về nghề nghiệp mơ ước của bạn Mai. 
Tôi sẽ kể chuyện như sau:
Hello. My name is Mai. I dream of being an astronaut some day.
Maybe I will fly in space.
I will work with other people in the spaceship.
There will be engineers, technicians, scientists and doctors.
We will all do special work.
We will travel through space.
Sometime, I will go out and walk in space.
Maybe I will visit other planets. It will be very exciting.
Now I am studying hard at school and I hope my dream will be real one day.
Cách thứ hai, giáo viên có thể chiếu cả đoạn văn, nhưng sử dụng hình ảnh để thay thế những từ mới cần ôn tập lại và dùng ngôn ngữ kể chuyện. Kể đến đâu, giáo viên chỉ vào hình ảnh và yêu cầu học sinh nhắc lại từ là được. 
Ví dụ: Khi dạy phần 4. Read and tick (Unit 10 – When will Sports Day be? – Tiếng Anh 5)
Giáo viên có thể kể chuyện bằng cách sau:
Hello. I’m Tra. I’m a student at Tran Phu Primary school. Our school 
 will be next Saturday. Everyone in my class is going to take part in it. Mai and Linda are going to play . Tony is going to play and Peter’s going to play . Phong and Nam are going to play in a. Tom is going to . My classmates are practising hard for the events. We hope that we will win the competitions.
	Đối với hình thức kể chuyện, điều quan trọng nhất đó là hình ảnh phải rõ ràng, bắt mắt, giọng kể của cô phải cuốn hút, có điểm nhấn. Và đặc biệt giáo viên phải nắm rõ kiến thức quan trọng của bài liên quan đến nhiệm vụ học sinh cần đọc hiểu và làm bài tập để tạo điểm nhấn ở đó. Không nên kể chuyện một cách tràn lan, thiếu có trọng tâm. 
	*. Đối với các dạng bài như:
 phần Pre – reading là rất quan trọng, nó quyết định đến việc học sinh có làm được bài tập hay không. Ở dạng bài này, các em vừa đồng thời phải đọc, hiểu và điền thông tin còn thiếu, hoặc nối các câu phù hợp với nhau. Vì thế, trong quá trình giới thiệu bài và ôn tập lại từ, cách sử dụng từ trong các ngữ cảnh khác nhau, các mẫu câu, giáo viên phải đặc biệt chú ý và sử dụng các trò chơi để giúp học sinh vừa ôn bài vừa cảm thấy thoải mái.
	Ví dụ: Khi dạy phần 5. Read and complete (Unit 2 – I always get up early. How about you?)
Giáo viên nên tổ chức một trò chơi nhằm kích thích sự hứng thú của các em đồng thời ôn tập lại các cụm từ thường hay đi cùng với nhau. Ở bài này, tôi sẽ cho các em chơi trò MATCHING để ôn tập lại các cụm từ: do morning exercise (tập thể dục), play football (chơi đá bóng), watch TV (xem ti vi), và cách sử dụng với usually, like.
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm (2-4 nhóm), đặt tên cho các nhóm và hướng dẫn cách chơi.
Bước 2: Giáo viên viết các phần câu có liên quan đến nội dung cần kiểm tra (hoặc dán các tấm thẻ có chứa các phần câu đã chuẩn bị sẵn lên bảng):
3. In the break time, I often play 
1. In the morning, I get up early and do
4. After dinner, I sometime watch 
2. I often do homework .
5. I like 
Sau đó phát cho mỗi nhóm các tấm thẻ có chứa các phần câu còn lại:
a. with my friends
c. morning exercise
d. football with my classmates
b. reading book before go to bed
e. TV with my family
Bước 3: Ra hiệu lệnh “Go” để các nhóm bắt đầu chơi.
a. with my friends
1. In the morning, I get up early and do
Bước 4: Kiểm tra xem nhóm nào ghép nhanh và đúng nhất nhóm đó sẽ giành chiến thắng
b. reading book before go to bed
2. I often do homework 
c. morning exercise
3. In the break time, I often play 
d. football with my classmates
4. After dinner, I sometime watch 
e. TV with my family
5. I like 
Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên nên chốt và nhấn mạnh các cặp từ thường đi với nhau để tạo thành nghĩa, cũng như cách sử dụng trạng từ usually/ often/ sometime, cách sử dụng like (+ Ving)
Hoặc: Khi dạy phần 5. Read and complete (Unit 7 – How do you learn English?) 
tôi sẽ cho các em chơi trò LUCKY NUMBER để ôn lại các từ mới và mẫu câu nói về cách học các kĩ năng trong môn Tiếng Anh như sau:
 Bước 1: Tôi chia lớp thành 2-3 nhóm sau đó đặt tên cho mỗi nhóm và giải thích luật chơi.
Bước 2: Tôi lần lượt cho từng đội lựa chọn ô số mà mình thích. Nếu đội nào chọn đúng ô số may mắn thì đội đó sẽ ghi điểm mà không cần phải trả lời câu hỏi, (hoặc ô số may mắn sẽ là ô số có số điểm cao hơn các ô số khác, tùy thuộc vào giáo viên quy định). Còn nếu đội nào chọn ô không phải là ô may mắn thì các em phải trả lời đúng câu hỏi thì ghi được điểm, nếu đội này không trả lời được thì đội còn lại sẽ có quyền trả lời.
Bước 3: Khi các em trả lời hết các câu hỏi, tôi tính điểm và tuyên bố đội thắng cuộc sau đó có hình thức khuyến khích, khích lệ các em.
* Lưu ý: Để thật sự có hiệu quả và gây hứng thú cho các em, tôi đã thiết kế trò chơi bằng giáo án trình chiếu, sử dụng những hình ảnh minh họa để tạo sự hứng thú và kích thích các em.
Các câu hỏi chuẩn bị cho phần này như sau:
1. How do you practise speaking English?
2. How do you learn vocabulary?
3. How do you practise listening English?
4. What is your hobby?
5. Do you like singing English song?
6. Do you like learning English?
Sau khi các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi, giáo viên sẽ chốt ý các câu hỏi đó và hướng các em tới nội dung bài đọc.
Khi giáo viên giới thiệu được bài, thu hút được sự chú ý và tò mò của các học sinh, đồng thời dạy (hoặc ôn tập) được từ mới và mẫu câu quan trọng, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc lại hoặc kể lại câu chuyện một vài lượt trước khi nêu yêu cầu bài đọc, giao nhiệm vụ cho các em khi thực hiện phần While – reading.
b.3.2. While – reading
Ở phần While – reading (Trong khi đọc), sau khi được nghe giáo viên nêu yêu cầu bài đọc và giao nhiệm vụ , học sinh thường đọc thầm bài đọc và thực hiện làm bài tập. Việc làm bài tập ở phần đọc hiểu thường được thực hiện theo cá nhân, theo cặp hay nhóm tùy vào nội dung và hình thức bài tập. Nhưng thông thường ở phần này, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo cặp hoặc nhóm. Nhưng điều quan trọng nhất là giáo viên phải tạo ra được hoạt động thực hành có hứng thú, tạo sự thi đua trong học sinh để các em đọc và làm bài có hiệu quả cao, đồng thời hướng tới mục tiêu giao tiếp. 
Thay vì giáo viên sẽ yêu cầu các em hãy đọc lại đoạn văn và trả lời câu hỏi một cách khô khan, giáo viên sẽ kích thích các em bằng cách đánh vào tâm lí thi đua, hiếu động, thích hoạt động của các em như tạo ra các trò chơi. Sau khi đưa ra trò chơi, luật chơi và hình thức khích lệ (phần thưởng), học sinh sẽ hứng thú đọc bài để hoàn thành bài tập và giành phần thưởng. Sau đây là một số ví dụ giáo viên có thể áp dụng cho tiết dạy có hiệu quả.
* Dạng bài Read and match
Với dạng bài đọc hiểu này, giáo viên nên tổ chức trò chơi MATCHING, đúng với tên gọi của bài. Trò chơi này thường được tổ chức chơi theo nhóm.
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm (2-4 nhóm), đặt tên cho các nhóm và hướng dẫn cách chơi.
Bước 2: Giáo viên viết các câu (từ) cho sẵn trong bài (hoặc dán các câu đã chuẩn bị sẵn lên bảng) sau đó phát cho mỗi nhóm các câu trả lời tương ứng.
Bước 3: Ra hiệu lệnh “Go” để các nhóm bắt đầu chơi.
Bước 4: Kiểm tra xem nhóm nào ghép nhanh và đúng nhất nhóm đó sẽ giành chiến thắng.
Ví dụ: 6. Read and match (Review 1 – Tiếng Anh 5)
Sau khi hướng dẫn các em ôn tập các cách trả lời với Where, What, When hay dạng câu hỏi trả lời Yes, No, thay vì cho các em đọc bài và làm bài cá nhân, giáo viên sẽ chuẩn bị đồ dùng, tổ chức cho các em chơi trò chơi. Đầu tiên, giáo viên sẽ chia lớp thành 2 nhóm, đặt tên cho các nhóm và hướng dẫn cách chơi. Sau đó gắn các câu hỏi đã chuẩn bị lên bảng:
NHÓM .
1. Did you have a good weekend?
2. Where did you go?
3. What did you see?
4. Did your friends go with you?
5. When did you come back?
và phát cho mỗi nhóm các tấm thẻ ghi câu trả lời như sau:
d. We saw some children with their parents
a. No, they didn’t
 NHÓM . 
b. Yes, we did.
e. We went to the beach
c. Yesterday 
3. What did you see?
 	Sau khi 2 nhóm đã sẵn sàng, giáo viên cho các em chơi, nhóm nào hoàn thành trước và nối đúng nhóm đó sẽ giành chiến thắng.
* Đáp án đúng là:
a. No, they didn’t
1. Did you have a good weekend?
b. Yes, we did.
2. Where did you go?
c. Yesterday 
3. What did you see?
d. We saw some children with their parents
4. Did your friends go with you?
5. When did you come back?
e. We went to the beach
* Dạng bài Read and circle 
Dạng bài này tôi cũng tổ chức cho các em chơi theo cặp hoặc theo nhóm, tùy thuộc vào độ khó của bài.
Ví dụ: 4. Read and circle a or b (Review 1 – Tiếng Anh 5)
Trước hết, tôi chia lớp thành 4 nhóm, đặt tên cho mỗi nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A3 có ghi sẵn câu hỏi và các câu trả lời, 1 bút lông để khoanh đáp án:
 NHÓM ..
1. What does Linda usually do in the morning?
a. She does morning exercise
b. She goes to school
2. Did she go to school yesterday?
a. Yes, she did
b. No, she didn’t
3. Where did she go in the morning?
a. She went shopping
b. She went to the countyside
4. Where do Linda’s grandparents live?
a. In the city
b. In the countryside
5. When will the family visit Linda’s grandparents?
a. Next week
b. Next month
Sau khi chuẩn bị xong, tôi sẽ cho các nhóm 5-7 phút để hoàn thành bài tập. Sau khi hết thời gian (hoặc cả 4 nhóm đều đã hoàn thành) tôi sẽ lần lượt gắn bài làm của các nhóm lên bảng. 
1. What does Linda usually do in the morning?
a. She does morning exercise
b. She goes to school
2. Did she go to school yesterday?
a Yes, she did
b. No, she didn’t
3. Where did she go in the morning?
a. She went shopping
b. She went to the countyside
4. Where do Linda’s grandparents live?
a. In the city
b. In the countryside
5. When will the family visit Linda’s grandparents?
a. Next week
b. Next month
b
b
a
b
b
* Dạng bài Read and complete 
Ví dụ : 4. Read and complete (Unit 6 – Lesson 3 – How many lesson do you have today? – Tiếng Anh 5)
Ở bài này, tôi cũng sẽ chia lớp thành 4 nhóm, đặt tên cho mỗi nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A3 có ghi sẵn các câu trả lời nhưng còn thiếu thông tin, 1 bút lông để viết đáp án. Sau khi chuẩn bị xong, tôi sẽ cho các nhóm 5-7 phút để hoàn thành bài tập. Các nhóm hoàn thành xong bài của mình sẽ lần lượt gắn bài làm lên bảng. 
1. Mai’s school started in August
2. She goes to school every day exceptSaturday and Sunday 
3. She has four.. lesson a day.
4. She has Maths, Vietnamese, Music and English.. on Wednesday.
5. She has Music once a week..
6. She has English four times a week.
* Dạng bài Read and write/ answer.
Ví dụ: 4. Read and write (Review 2 – Tiếng Anh 5) 
Đối với bài đọc hiểu ở dạng này, thường học sinh cảm thấy nhàm chán vì các em phải đọc cả đoạn văn dài và trả lời khá nhiều câu hỏi. Vậy nên, để tránh tâm lí chán nản cho dạng bài tập này đồng thời tiết kiệm thời gian cho bài giảng, tôi sẽ cho học sinh làm theo nhóm và giảm bớt lượng câu hỏi cho mỗi nhóm. Cụ thể như sau:
Đầu tiên, tôi chia lớp thành 4 nhóm, phát bảng phụ hoặc giấy A3, bút lông cho các nhóm.
Tiếp theo, thay vì yêu cầu các nhóm trả lời hết toàn bộ câu hỏi, tôi sẽ giao cho nhóm 1, 3 trả lời câu hỏi 1, 2, 3 và nhóm 2, 4 trả lời câu hỏi 4, 5. Sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm, tôi giới hạn thời gian cho các nhóm hoàn thành bài tập.
Sau khi các nhóm hoàn thành xong phần câu hỏi của mình, tôi sẽ gắn câu trả lời của nhóm 1, 3 gần nhau và tương tự với nhóm 2, 4 để tiện so sánh.
* Dạng bài Read and tick Yes (Y) or No (N)/ True (T) or False (F) 
Ví dụ: 4. Read and tick Yes (Y) or No (N) (Unit 8 – Lesson 3 – What are you reading? – Tiếng Anh 5)
Với dạng bài tập này, tôi thường cho học sinh làm việc theo cặp (Nếu bài nào quá dài và khó tôi có thể tổ chức theo nhóm). Tôi cũng tổ chức thi đua giữa các cặp và có phần thưởng cho cặp nào có câu 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen mon - Tran Thi Huong Tra (Tran Phu).doc.doc