Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trường tiểu học Phú Mỹ 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trường tiểu học Phú Mỹ 2

Để tiến hành kiểm tra, đánh giá phải xây dựng được lực lượng cùng phối hợp với hiệu trưởng đảm bảo độ tinh cậy cao. Là người có năng lực, có phẩm chất, có kinh nghiệm giảng dạy. Đồng thời phải có chế độ kiểm tra, đánh giá hợp lí, phát huy tác dụng tích cực của việc kiểm tra. Kiểm tra phải chỉ ra được ưu điểm, nhược điểm của giờ lên lớp, hướng sửa chửa, khắc phục nhược điểm của giờ lên lớp, có biện pháp khích lệ kịp thời giáo viên đạt thành tích cao.

doc 15 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2009Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trường tiểu học Phú Mỹ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
 Tổng số: 26 đ/c , Trong đó:
 - Ban giám hiệu: 02 đồng chí
- Giáo viên đứng lớp: 18 đồng chí
 - Kế toán + thủ quỹ: 02 đồng chí
 - Thư viện: 01 đồng chí
 - Đoàn đội: 01 đồng chí
 b. Về trình độ đào tạo và chất lượng đội ngũ:
Năm học
Tổng số
 giáo viên
Trình độ đào tạo
Trên chuẩn
Chuẩn
Dưới chuẩn
2009-2010
20
09
11
0
2010-2011
21
13
08
0
*Thành tích của đội ngũ giáo viên trong những năm gần đây:
Năm học
Danh hiệu thi đua
Giáoviên dạy
giỏi cấp tỉnh
Giáo viên dạy giỏi cấp huyện
Giáo viên dạy giỏi cấp trường
2009-2010
1
01
10
2010-2011
Không tổ chức
02
11
Qua bảng thành tích trên ta thấy danh hiệu thi đua của giáo viên ngày một tăng, điều đó thể hiện chất lượng đội ngũ giáo viên ngày một đi lên, đặc biệt là giáo viên dạy giỏi cấp trường và cấp huyện tăng.
 c.Chất lượng mũi nhọn:
Năm học
Học sinh giỏi các cấp
Huyện
Tỉnh
2009-2010
09
0
2010-2011
12
01
 d. Cơ sở vật chất và thiết bị:
 Nhà trường hiện nay có tổng số phòng học 11 phòng, đủ phòng cho 15 lớp học 2 ca,hiện nay nhà trường đủ các phòng chức năng có đủ sân chơi, bãi tập, đã bê tông hóa sân trường, đường đi trong khuôn viên. Các phòng học có đầy đủ bàn ghế cho học sinh và giáo viên. Nhà trường có tường rào bao sung quanh điểm tập trung và điểm trường lẻ, có cổng sắt đảm bảo trật tự an toàn.
 * Những khó khăn của nhà trường:
 Bên cạnh những mặt mạnh và thành tích đạt được thì nhà trường cũng gặp phải một số khó khăn nhất định: Địa bàn xã rộng, sông ngòi chằng chịt việc đi lại giáo viên, học sinh gặp nhiều khó khăn. Còn khoảng 25% phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến giáo dục, học sinh chưa ham học.
 Giáo viên còn thiếu giáo viên ngoại ngữ.
 Trong các năm học vẫn còn một số ít giáo viên xếp loại về chuyên môn mới đạt loại đạt yêu cầu
 Số giáo viên tham gia các kì thi cấp huyện có đạt giải nhưng chưa cao.
 2. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên.
 a. Thuận lợi:
Việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên dựa vào các quy định, văn bản, Nghị quyết, thông tư v.v của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở GD& ĐT và của phòng GD&ĐT Phú Tân về công tác thanh tra, kiểm tra.
Đối với trường Tiểu học chúng tôi việc kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên được tiến hành thường xuyên. Công việc này đả được tổ chuyên môn, ban chỉ đạo, giáo viên nhận thức một cách rỏ ràng. Giáo viên đả có sự chuẩn bị về tinh thần không cảm thấy ngại ngùng lo âu khi có đoàn kiểm tra, các hoạt động của nhà trường được thực hiện một cách nhiệp nhàng thường xuyên theo kế hoạch.
 b. Khó khăn:
Việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên tuy có nề nếp, có hiệu quả tương đối tốt, song vẩn còn một số ít cá nhân trong các tổ khối chưa nhận thức rỏ vấn đề, có tư tưởng làm cho xong chuyện, ngại dự giờ hay không muốn người khác dự giờ của mình, bởi vậy hiệu quả kiểm tra đánh giá chưa thực sự được cao.
 c.Một số kết quả đạt được:
Số lượng và kết quả kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên trong năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011 được thể hiện qua bảng sau:
Năm học
Tổng số GV được kiểm tra
Tổng số dự giờ
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
2009-2010
17
51
19
26
6
2010-2011
18
54
24
26
4
Qua bảng kết quả kiểm tra đánh giá trên cho thấy: Hàmg năm số lượng giáo viên được kiểm tra theo đúng quy định của bộ ( riêng nhà trường kiểm tra toàn diện 1lần/1 GV/năm và kiểm tra đánh giá theo chuyên đề). Số lượng giáo viên được kiểm tra đến nay đều đạt loại khá giỏi, số giáo viên đạt loại trung bình giảm dần không còn giáo viên không đạt yêu cầu. Điều đó thể hiện sự cố gắn lớn của tập thể giáo viên nhà trường.
 3. Các giải pháp chính trong công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên.
 a. Một số giải pháp chung:
Kiểm tra đánh giá là hai mặt của một vấn đề, không có kiểm tra nào lại không có đánh giá và ngược lại. Đánh giá là kết quả của kiểm tra, đánh giá mang tính chất đo lường các kết quả của các hoạt động đả được kiểm tra.
Đánh giá đóng một vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục. Chính đánh giá là một trong những tác nhân cơ bản thúc đẩy sự tích cực của các chủ thể hoạt động trong quá trình giáo dục, nó có tác dụng rất lớn không chỉ với đối tượng đánh giá mà còn cả đối với chủ thể đánh giá.
Các giải pháp chính trong công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp là:
 - Tăng cường công tác kiểm tra giờ dạy lên lớp của giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau:
 - Xây dựng tập thể hội đồng sư phạm có thói quen làm việc một cách tự giác.
 - Lựa chọn những thành viên tham gia công tác kiểm tra với ban giám hiệu nhà trường có đầy đủ năng lực và trình độ.
 - Công tác kiểm tra của ban giám hiệu mang tính thúc đẩy phong trào dạy và học trên lớp có kết quả tốt.
 - Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong dạy và học 
 b. Một số biện pháp cụ thể trong công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên:
 Từ tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá trong nhà trường, từ thực tế của đơn vị trong những năm qua, tôi đả đề ra một số biện pháp cụ thể sau đây:
 * Nâng cao nhận thức và chất lượng cho đội ngũ giáo viên về việc kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp
 - Về nâng cao nhận thức.
Vấn đề quan trong hàng đầu là cho giáo viên nhận thức về giờ dạy. Chất lượng của học sinh phụ thuộc nhiều vào sự chuẩn bị giờ dạy của giáo viên. Giờ dạy quyết định việc nắm kiến thức của học sinh. Bởi vậy giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ càng về nội dung, phương pháp , hình thức tổ chức dạy học cho từng tiết. Để thấy được những ưu điểm, những cố gắn tiến bộ, cũng như những thiếu sót, vướng mắc của giáo viên thì việc kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng là một việc làm rất cần thiết. Thông qua các giờ dạy của giáo viên hiệu trưởng đánh giá một cách khách quan, đưa ra những ưu điểm của từng giờ dạy, động viên, khuyến khích sự cố gắng của người dạy. Đồng thời có những bổ sung những thiếu sót bằng những lời góp ý chân thành, thẳng thắn, khách quan, trung thực, bổ ích. Từ đó họ sẽ tận tụy hết lòng vì học sinh, vì chất lượng giảng dạy của nhà trường. 
 - Về nâng cao chất lượng.
Nâng cao chất lượng giờ dạy làm cho giáo viên hiểu cặn kẽ nội dung phương pháp dạy học mới, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, đưa học sinh vào hoạt động thực hành chuyên đề thương xuyên để giáo viên nắm bắt tốt phương pháp giảng dạy, làm sao để vừa đảm bảo chất lượng kiến thức theo các đặc trưng cơ bản. Tổ chức thao giảng đúng quy định, mỗi giáo viên thao giảng ít nhất 3 tiết/năm và dự giờ 2 tiết/tuần. Tổ chức cho các tổ chuyên môn sinh hoạt tổ khối tốt để thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy các bộ môn. Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Nâng cao chất lượng khả năng kiểm tra đánh giá sau mỗi giờ dạy nên để người dạy tự đánh giá giờ dạy của bản thân và đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp. Qua giờ dạy, người dạy nêu ra được những việc mình đả làm được và chưa làm được. Cùng với những ý kiến đánh giá của ban chỉ đạo, bản thân người dạy đó có khả năng đánh giá giờ dạy của người khác.
 * Lập kế hoạch kiểm tra đánh gía giờ lên lớp của giáo viên trong năm học.
Cần phải lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên một cách thường xuyên, cụ thể. Làm như vậy giáo viên sẽ có nề nếp, thói quen chuẩn bị giờ lên lớp chu đáo, chất lượng giờ lên lớp sẽ đảm bảo hơn, hơn nửa có kế hoạch người hiệu trưởng sẽ chủ động thực hiện công việc của mình. Làm như vậy công việc đánh giá tiết dạy cho giáo viên sẽ được chính xác, cụ thể bởi đả có sự chuẩn bị nghiên cứu kĩ càng .
 - Những căn cứ để lập kế hoạch.
 + Mục tiêu giáo dục năm học.
 + Nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
 + Nội dung các quy trình hoạt động sư phạm.
 +Các văn bản quy chế của ngành.
 + Nhiệm vụ yêu cầu của năm học.
 +Tình hình thực hiện của nhà trường.
 + Kết quả năm học trước.
 - Kế hoạch xây dựng chương trình kiểm tra.
 Kế hoạch kiểm tra năm học 2010-2011:
Thời gian
Nội dung kiểm tra
Mục đích
Tháng 8+9/2010
Kiểm tra mổi giáo viên một lần
Ổn định nề nếp đầu năm học
Tháng 10/2010
Dự giờ mổi giáo viên một lần
Khảo sát chất lượng và đánh giá trình độ năng lực sư phạm
Tháng 11/2010
Khiểm tra toàn diện giáo viên của khối 1
Chuẩn bị tham gia thao giảng
Tháng 12/2010
Kiểm tra toàn diện giáo viên của khối 2 
Sơ kết học kì I, đánh giá xếp loại thi đua cho từng giáo viên
Tháng 1,2,3/2011
Tiếp tục dự giờ thăm lớp, kiểm tra toàn diện khối 3, thao giảng lần 2
Chào mừng ngày 3-2,8-3 và 26-3
Duy trì nề nếp học tập, ổn định trước và sau tết Nguyên Đán
Tháng 4,5/2011
Tiếp tục dự giờ thăm lớp, kiểm tra toàn diện khối 4,5
Thao giảng lần 3
Chuẩn bị cho tổng kết năm học. Đánh giá xếp loại thi đua cho từng giáo viên
 * Xây dựng đội ngũ kiểm tra đánh giá .
Để tiến hành kiểm tra, đánh giá phải xây dựng được lực lượng cùng phối hợp với hiệu trưởng đảm bảo độ tinh cậy cao. Là người có năng lực, có phẩm chất, có kinh nghiệm giảng dạy. Đồng thời phải có chế độ kiểm tra, đánh giá hợp lí, phát huy tác dụng tích cực của việc kiểm tra. Kiểm tra phải chỉ ra được ưu điểm, nhược điểm của giờ lên lớp, hướng sửa chửa, khắc phục nhược điểm của giờ lên lớp, có biện pháp khích lệ kịp thời giáo viên đạt thành tích cao.
Để thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên, người hiệu trưởng phải làm cho lực lượng kiểm tra hiểu được công tác kiểm tra, một là công tác thường xuyên quan trọng mang tính pháp lí. Hiểu rỏ vai trò trách nhiệm của việc kiểm tra đánh giá. Dành thời gian trong các buổi hợp hội đồng, hợp chuyên môn, dự giờ chuyên đề hội thảo trao dồi nghiệp vụ kiểm tra đánh giá cho lực lượng. đều đó đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường phải là người có năng lực chuyên môn, mẩu mực, tận tình, luôn tìm tòi, sáng tạo, không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề quản lí của mình. Chân thành góp ý cho giáo viên, chỉ bảo, uốn nắn,sửa chửa những lệch lạc, thiếu sót trong giảng dạy để họ tự tinh không lo sự khi được kiểm tra.
 * Xây dựng chuẩn để đánh giá giờ dạy.
Sau khi đả xây dựng được đội ngũ kiểm tra đánh giá, Hiệu trưởng chỉ đạo các thành viên tiến hành kiểm tra công việc một cách khách quan, chính xác và xây dựng chuẩn đánh giá. Xây dựng được chuẩn đánh giá hợp lí, phát huy được các mặt mạnh trong chuẩn của Bộ GD&ĐT, đồng thời hợp với từng địa phương cụ thể là việc làm quan trọng của hiệu trưởng ở khâu cuối cùng kiểm trà giờ lên lớp.
 * Thiết kế quy trình và yêu cầu khi kiểm tra, đánh giá phải thực hiện theo đúng quy trình.
 - Các bước tiến hành kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên trường Tiểu học của tôi:
Để tiến hành kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên. Hiệu trưởng đả phối hợp với phó hiệu trưởng tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên giỏi cùng dự giờ đánh giá ( đối với hình thức dự giờ có báo trước) cũng có lúc hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đi dự giờ đột xuất. Việc kiểm tra, đánh giá đả thực hiên thường xuyên và đi vào nề nếp. Hiệu trưởng đả tiến hành kiểm tra và đánh giá giờ lên lớp của giáo viên theo quy định và theo mẩu “ phiếu đánh giá tiết dạy”.
Việc kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên được tiến hành như sau:
Bước 1: chuẩn bị :
Kiểm tra xem giáo viên đả chuẩn bị đồ dùng dạy học chưa? Bài soạn tốt chưa? Thể hiện được sự đổi mới phương pháp chưa? Chuẩn bị đồ dùng và phương pháp có phù hợp với nội dung tiết dạy không?
Bước 2: Dự giờ của giáo viên:
Dự giờ theo dõi diễn biến của tiết dạy trên lớp để xem xét đánh giá cả hai mặt của hoạt động dạy và học.
Hoạt động của giáo viên được xem xét ở 3 mặt:
Nội dung bài dạy 
Phương pháp dạy học 
Phong thái của giáo viên 
Hoạt động của học sinh được đánh giá dựa trên hai mặt 
Học sinh có hứng thú và tự giác tích cực học tập chưa? Có chủ động sáng tạo không?
Học sinh lĩnh hội tri thức và phát triển đến đâu?
Bước 3: Đánh giá kết quả giờ lên lớp:
Cuối giờ học hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra vở ghi, vở bài tập, ra các bài tập khảo sát thông qua phiếu, vấn đáp v.v Những việc này thường là Hiệu trưởng và những người cùng dự làm.
Bước 4: Đánh giá kết quả giờ lên lớp:
 Khi phân tích sư phạm giờ dạy của giáo viên, chúng tôi đả cho giáo viên tự nêu ý tưởng cuả mình về việc thực hiện bài dạy, về mục tiêu, yêu cầu vận dụng phương pháp dạy học. Sau đó dựa vào lý thuyết Hiệu trưởng phân tích hoạt động dạy, học của thầy trò về mục đích, nội dung, phương pháp, kết quả và mối quan hệ tương tác giữa chúng, góp ý những sai sót và phát huy những kết quả đạt được.
Bước 5: Đánh giá kết quả giờ lên lớp:
 Hiệu trưởng đánh giá kết quả giờ lên lớp theo mẫu quy định của ngành.
Sau khi phân tích quá trình sư phạm của tiết dạy, giáo viên tự đánh giá kết quả giờ dạy. sau đó, Hiệu trưởng đánh giá dựa vào các vấn đề sau:
 * Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm .
 - Xem xét trình độ nắm vững mục đích, yêu cầu, chương trình, nội dung giảng dạy, vị trí của bài dạy trong hệ thống chương trình.
 - Mức độ nắm vững kiến thức kỹ năng của bài dạy, xác định trong tâm yêu cầu tối thiểu cho cả lớp và những vấn đề có thể mở rộng, nâng cao cho học sinh khá, giỏi.
 -Việc giáo dục thái độ tình cảm cho học sinh thông qua bài dạy .
 - Cấu trúc của bài có hợp lý không ?
 - Mục tiêu bài dạy có đạt không ?
 * Đánh giá kỹ năng sư phạm.
 Hiệu trưởng đánh giá việc giáo viên nắm vững vầ thực hiện hai phương hướng đổi mới sư phạm đó là:
 -Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh, làm cho học sinh chủ động tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, tránh tiếp thu một cách thụ động .
 - Giảng dạy theo phương pháp cá thể hóa, quan tâm đến đặc thù của các đối tượng học sinh. Trên cơ sở nắm được năng lực, nhịp độ làm việc của từng học sinh, phát hiện những lổ hổng kiến thức, hiểu những khó khăn của từng đối tượng trong học tập để giúp đở một cách có hiệu quả.
Bước 6: Hiệu trưởng nêu kết luận cuối cùng, lưu biên bản, ghi hồ sơ.
 - Hiệu trưởng yêu cầu ban kiểm tra góp ý rút kinh nghiệm giờ dạy cho giáo viên, hiệu trưởng là người kết luận cuối cùng, đánh theo các mức: Giỏi, Khá, Đạt yêu cầu, Chưa đạt yêu cầu
 - Thư kí ghi biên bản và ghi lại hồ sơ.
 * Chuẩn bị:
 Duyệt kế hoạch kiểm tra các tổ khối chuyên môn và kế hoạch nhà trường để thống nhất công việc.
Kiểm tra việc lập kế hoạch, kiểm tra các tổ khối chuyên môn:
Duyệt kế hoạch kiểm tra các tổ khối chuyên môn và kế hoạch nhà trường để thống nhất công việc.
Kiểm tra kế hoạch lên lớp của giáo viên.
 - Nắm bắt được tình hình lớp qua giáo viên .
 - Gặp gỡ hỏi trước tình hình chuẩn bị của giáo viên cho tiết dạy .
 - Mục đính trọng tâm của tiết dạy và những dự tính khắc phụ tình huống của giáo viên khi sảy ra trên lớp, cách giải quyết.
Kiểm tra đồ dùng phương tiện dạy học,
 Đồ dùng dạy học vừa là phương tiện truyền tải tri thứ, vừa là nội dung của tri thức vì thế nó có vai trò hết sức quan trọng trong tiết dạy.
 Đối với học sinh tiểu học nhận thức của các em gắn liền với trực quan sinh động. Vì vậy các tiết dạy cần có đồ dùng dạy học để đạt chất lượng theo yêu cầu đề ra.
 Thông qua kiểm tra đồ dùng dạy học cũng có thể đánh giá được tinh thần nhiệt tình, sáng tạo của giáo viên trong công tác.
Kiểm tra giáo án.
 Kiểm tra giáo án là khâu rất quan trọng, đánh giá trực tiếp và gián tiếp chất lượng giờ dạy của giáo viên. Kiểm tra giáo án giúp cho người quản lí nắm bắt được trình độ chuyên môn của người dạy, dự đoán chất lượng người học và những sáng tạo trong công tác dạy học. Kiểm tra giáo án cần chú trọng đến nội dung phương pháp thể hiện giờ dạy, đi sâu từng đặc tính riêng của giờ dạy và kiến thức trọng tâm của từng tiết học.
 Thông qua kiểm tra giáo án Hiệu trưởng đánh giá được chất lượng chuyên môn chung của giáo viên. Từ đó lập kế hoạch kiểm tra riêng biệt cho từng giáo viên.
 - Tiến hành dự giờ dạy của giáo viên.
 Đây là hoạt động chính của kiểm tra giờ lên lớp. Việc kiểm tra các đồ dùng, phương tiện, kế hoạch, giáo án của giáo viên chưa phản ánh được kết quả giờ dạy một cách chính xác, thực tế mà qua đó chỉ mới phản ánh được mặt tinh thần, thái độ, ý thức của giáo viên, Bởi vậy, Hiệu trưởng hay các bộ phận khác được phân công cần phải kiểm tra trực tiếp giờ lên lớp của giáo viên.
 Để tiến hành dự giờ Hiệu trưởng cần lên kế hoạch kiểm tra tiết dạy sẽ dự giờ với mục đích rõ ràng: Kiểm tra cái gì ? Đánh giá cái gì ? Nhằm mục đích gì ? phương pháp hay nội dung xem xét chất lượng học sinh hay chuyên đề đổi mới một vấn đề ? Khảo sát toàn bộ giáo viên hay đánh giá năng lực bộ phận ? Ngoài mục đích chính, thông qua dự giờ Hiệu trưởng còn có thể nắm bắt các thông số cần thiết cho quản lí như quan hệ thầy trò, tình hình học tập của một lớp, thay đổi nội dung, phương pháp để phù hợp với địa bàn.
 Qua kiểm tra quan sát giờ dạy, Hiệu trưởng sẽ nắm bắt được toàn bộ nội dung của giờ dạy một cách trực tiếp. Từ đó sẽ đánh giá được năng lực dạy của giáo viên và năng lực của học sinh một cách chính xác.
 - Phân tích sư phạm giờ dạy của giáo viên.
 Hiệu trưởng cần phải căn cứ vào mục đích, nội dung, phương pháp, kết quả của tiết học để phân tích. Trước hết người dạy phải biết cách phân tích giờ dạy , biết cách đánh giá chính xác về giờ dạy của mình. Tự đánh giá được khoảng cách giữa yêu cầu đặt ra đối với bài dạy với kết quả đạt được, từ đó rút ra những bài học để cải thiện năng lực sư phạm. Khi phân tích phải làm thế nào để động viên được những cố gắng, tiến bộ của giáo viên, những nội dung góp ý để giải quyết những khó khăn tồn tại và phải khả thi, không mang tính áp đặt, phù hợp với hoàn cảnh công tác của giáo viên.
 - Đánh giá sau khi kiểm tra giờ trên lớp.
 Trong kiểm tra, đánh giá luôn là một phần quan trọng. Đánh giá sau kiểm tra có tác dụng uốn nắn, sửa chữa kịp thời những lệch lạc, xử lí những vi phạm để hoạt động đó có hiệu quả cao nhất như mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Đánh giá còn có tác dụng chính là động viên khuyến khích những mặt tốt, khắc phục những điểm hạn chế, tạo động lực thúc đẩy phong trào thực hiện công tác chuyên môn trong nhà trường.
 Việc đánh giá sau kiểm tra phải thực hiện đúng mức độ, trong sáng, rõ ràng. Đánh giá một cách trực tiếp, cụ thể để không xảy ra sự ganh đua trong quá trình giáo dục. Đánh giá chính xác chân thực có tác dụng trực tiếp đến việc tìm nguyên nhân, đề ra những giải pháp có hiệu quả. Nhưng nếu đánh giá quá chi li, so đo, máy móc sẽ dẫn đến sự tự ti, kìm hãm năng lực giảng dạy của giáo viên.
 Tiến hành đánh giá sau kiểm tra giờ lên lớp, người quản lí cần chú trọng một số yếu tố sau:
 + Kiến thức trọng tâm: Đạt, chưa đạt ở mức độ nào? Có điểm nào mới? cách khắc phục giải quyết tồn tại?
 + Phương pháp lên lớp: Phù hợp? chưa phù hợp? các tồn tại và cách sửa đổi? vấn đề sử dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực tự giác, chủ động tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức của học sinh, quan tâm đến đặc thù của các đối tượng học sinh.
 + Chất lượng đào tạo: Sau mỗi tiết kiểm tra trực tiếp người quản lí thường khảo sát chất lượng học sinh để lấy kết quả học tập khả quan.
 Ngoài các yếu tố trên cần chú trọng thêm các yếu tố khác như khoa học, thực tiễn gắn với cuộc sống, đào tạo toàn diện, bám sát mục đích yêu cầu của bài học, điều kiện phương tiện thiết bị dạy học và tình huống xảy ra trong tiết học có tính tích cực hoặc ngược lại.
 Tóm lại: Việc kiểm tra giờ lên lớp của Hiệu trưởng là công việc quan trọng hàng đầu trong quá trình quản lí. Để tiến hành tốt công tác này Hiệu trưởng ngoài trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, nhiệt tình còn phải biết cách lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo kiểm tra đánh giá, tổng hợp kết quả kiểm tra giờ lên lớp. Ngoài ra còn phải có nghệ thuật quản lí thực hiện chức năng kiểm tra dưới năng lực chinh phục và cảm hóa sư phạm của mình. Có như vậy thì mới có thể tạo ra được một đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn, có chất lượng dạy học tốt và đạt kết quả giáo dục cao trong công tác dạy học hiện tại.
 III/ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ PHỔ BIẾN ỨNG D ỤNG:
 1. Phạm vi triển khai thực hiện:
 Áp dụng đến toàn thể giáo viên đơn vị trường tiểu học Phú Mỹ 2 nhằm rút kinh nghiệm trong quá trình kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên tiểu học.
 2. Hiệu quả đạt được:
 - Sau khi phổ biến sáng kiến này, đa số giáo viên trong nhà trường nhận thức tốt về công tác kiểm tra đánh giá giờ dạy lên lớp của hiệu tr

Tài liệu đính kèm:

  • doc18_TrầnVăn Tấn.doc