SKKN Một số giải pháp tổ chức sinh hoạt theo chủ đề nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường Trung học Phổ thông cờ đỏ

SKKN Một số giải pháp tổ chức sinh hoạt theo chủ đề nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường Trung học Phổ thông cờ đỏ

HOẠT ĐỘNG IV: LUYỆN TẬP (5 phút)

* Mục tiêu

- HS được khắc sâu kiến thức thông qua phần luyện tập

- Đánh giá được mức độ tiếp nhận kiến thức của HS.

* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức phần thi

AI NHANH HƠN

- Thể lệ cuộc thi

+ Các em HS nghe rõ câu hỏi, dơ tay xin được trả lời

+ Mỗi câu trả lời đúng được khen ngợi và trao một phần quà nhỏ.

+ HS trả lời đúng câu hỏi sẽ được một phần quà của ban tổ chức.

- Các câu hỏi

Tình huống 1. Hoa bị mẹ mắng vì không làm bài tập và bỏ đi chơi cả ngày. Hôm nay, bà ngoại sang chơi, bà vừa nhìn thấy Hoa liền ôm và âu yếm cháu. Tuy nhiên, Hoa đã tỏ thái độ giận dỗi và hất tay bà ra, đi về phòng đóng cửa lại. Nếu là Hoa trong tình huống đó, em có làm như vậy không?

Tình huống 2. Trong giờ học, cô giáo đang phát bài kiểm tra. Vừa nhìn thấy bài kiểm tra được 2 điểm, Quân đã xé toang tờ kiểm tra và ném ra giữa lớp. Nếu em là quân, em có làm như vậy không?

Tình huống 3. Nam và Bình là đôi bạn thân, hằng ngày hai bạn chơi và giúp đỡ nhau rất nhiều. Một hôm, Bình đã lấy quả bóng của Nam ra chơi và đá bay đi mất. Nam giận lắm, chạy một mạch đến đấm vào bụng Bình, cả hai đánh trả nhau túi bụi. Nếu em là hai bạn Nam và Bình, em có hành động như vậy không?

Tình huống 4. Bố bạn Minh đến nhà chơi, mang theo một ít quà cho gia đình Minh. Nhìn thấy giỏ quà, Minh rất muốn mở ra xem là gì, vì vậy Minh đi đi lại lại, mắt nhìn chằm chằm vào món quà trong lúc bố đang nói chuyện với khách. Nếu em là Minh lúc đó em có làm như vậy không?

* Sản phẩm dự kiến: Là kết quả các câu trả lời

* Phương án đánh giá: GV nhận xét tinh thần tham gia của HS.

 

docx 58 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 80Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp tổ chức sinh hoạt theo chủ đề nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường Trung học Phổ thông cờ đỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên đưa ra phương hướng hoạt động tuần tới.
+ Tiếp tục đăng kí thi đua tuần học tốt.
+ Duy trì kỉ cương nề nếp lớp học như vệ sinh, lớp học.
+ Chú ý thái độ niềm nở trong giao tiếp đặc biệt trong đợt ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Giáo viên dẫn vào chủ đề hoạt động.
PHẦN II. SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ KIỂM SOÁT CẢM XÚC
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
Mục tiêu
Tạo không khí vui vẻ, tâm thế cho HS trước khi tham gia sinh hoạt chủ đề.
Giúp HS có hứng thú học tập kiến thức mới để mang lại hiệu quả.
Cách thức tiến hành
Thao tác 1. GV tổ chức cho HS trò chơi Hoa Sen, thể lệ quy định như sau:
HS làm theo hướng dẫn là người quản trò (Lớp phó Văn - thể)
HS xòe tay hay chụm tay theo hiệu lệnh, HS làm sai được gọi riêng ra để trả lời câu hỏi phụ.
GV hỏi. Em có cảm xúc gì khi mình bị loại trong trò chơi.
HS trả lời có thể buồn, thất vọng, hay tức giận
Thao tác 2. GV chiếu một số hình ảnh thể hiện những cảm xúc khác nhau.
HS nhận diện cảm xúc qua các bức hình sau:
Vui vẻ

Hạnh phúc







Buồn

Tức giận
Sản phẩm dự kiến
Không khí vui vẻ, các em sẵn sàng tham gia vào hoạt động chủ đề.
Sau khi các em nhận diện cảm xúc, GV dẫn dắt vào hình thành kiến thức.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (24 phút)
Mục tiêu
Nắm được những đặc điểm về trạng thái tâm lí căng thẳng thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Có kĩ năng xử lí phù hợp với cảm xúc căng thẳng và quản lí cảm xúc.
Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tìm hiểu kĩ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc (4 phút)
GV tổ chức thông qua các câu hỏi đáp
Câu 1. Căng thẳng là gì? Có khi nào bạn bị căng thẳng không?
Câu 2. Khi bị căng thẳng, bạn sẽ làm gì để giải quyết sự căng thẳng? Câu 3. Quản lí cảm xúc là gì? Vì sao phải quản lí cảm xúc?
Dự kiến sản phẩm học tập
Câu 1. Căng thẳng là? Có khi nào bạn bị căng thẳng không?
Căng thẳng, trong tiếng Anh là Stress, ngốc là từ tiếng Latinh stringere nghĩa là "kéo căng". Ở người, căng thẳng thường được mô tả là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó. Theo tâm lý học giải thích thì đây là một cảm giác căng thẳng và dồn ép.
HS nêu một trải nghiệm về sự căng thẳng của mình trong cuộc sống. Câu 2. Khi bị căng thẳng, bạn sẽ làm gì để giải quyết sự căng thẳng?
Tìm cách phân tán cảm xúc
Tạo tâm lí vui vẻ
Thư giãn bằng các trò chơi vận động
Chia sẻ với người khác
Tìm kiếm sự trợ giúp
Câu 3. Quản lí cảm xúc là gì? Vì sao phải quản lí cảm xúc?
Quản lí cảm xúc là việc kiềm chế bản thân trong một phạm vi cảm xúc nhất định để không mắc lầm khi giao tiếp và hành động.
Quản lí cảm xúc giúp cho con người không rơi vào trạng thái căng thẳng và hành động sai làm.
Tầm quan trọng kĩ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc (15 phút)
GV chiếu cho HS xem Video về bạo lực học đường do HS nữ không kiềm chế và quản lí được cảm xúc tham gia đánh nhau đưa lên VTV9. (Theo link https://drive.google.com/drive/my-drive)
GV phát vấn câu hỏi thảo luận.
HS thảo luận, trình bày, thuyết trình sản phẩm của mình.
CÂU HỎI THẢO - LUẬN
Nhóm 1. Nêu suy nghĩ của các em về tình huống trên.
Nhóm 2. Theo các em, vì sao có sự đánh nhau trong video trên. Nhóm 3. Những bạn đứng bên cạnh vì sao không có hành động gì? Nhóm 4. Nếu là mình, các em sẽ giải quyết mâu thuẫn như thế nào? Dự kiến sản phẩm
Nhóm 1. Nêu suy nghĩ của các em về tình huống trên
Hành vi trên thường thấy trong cuộc sống cũng như trên mạng xã hội.
Là hiện tượng không thể chấp nhận với học sinh trong điều kiện hiện nay. Nhóm 2. Theo các em, vì sao có sự đánh nhau trong video trên.
Vì HS không kiềm chế được cảm xúc.
Không có kĩ năng xử lí trước các tình huống căng thẳng
Nhóm 3. Những bạn đứng bên cạnh vì sao không có hành động gì?
Thể hiện thái độ hờ hững, thiếu trách nhiệm trước bạn bè.
Biểu hiện là lối sống ích kỉ, vô cảm, hùa theo đám đông.
Nhóm 4. Nếu là mình, các em sẽ giải quyết mâu thuẫn như thế nào?
Kìm chế cảm xúc của mình
Báo cho người lớn để hộ trợ các giải pháp giải quyết vấn đề.
Cách ứng phó với căng thẳng và kiềm chế cảm xúc (5 phút)
GV tổ chức hỏi đáp để làm rõ vấn đề
Câu 1. Em hãy nêu kĩ năng khi ứng phó với căng thẳng cảm xúc. Dự kiến sản phẩm
Chỉ làm một việc tại một thời điểm
Sống cho hiện tại
Luôn để người khác tận hưởng vinh quang
Sống như thể mỗi ngày là ngày cuối cùng được sống Câu 2. Theo em, cần làm gì để kiểm soát cảm xúc
Dự kiến sản phẩm
Những việc cần làm để kiểm soát cảm xúc: Tự nhận thức bản thân, tập suy nghĩ lạc quan, tập trung vào vấn đề cần giải quyết, chú trọng kỹ năng giao tiếp, không giữ cảm xúc tiêu cực, không nói hoặc viết khi giận dữ, suy nghĩ và hành động cẩn trọng, viết ra giấy những gì tốt đẹp, thường xuyên giúp đỡ người khác, học cách đối mặt với khó khăn, giữ bình tĩnh, học cách nhìn nhận lại, tinh thần cởi mở và ham học hỏi, học cách giải tỏa cảm xúc, thích nghi với những thay đổi 
HOẠT ĐỘNG IV: LUYỆN TẬP (5 phút)
Mục tiêu
HS được khắc sâu kiến thức thông qua phần luyện tập
Đánh giá được mức độ tiếp nhận kiến thức của HS.
Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức phần thi
AI NHANH HƠN
Thể lệ cuộc thi
+ Các em HS nghe rõ câu hỏi, dơ tay xin được trả lời
+ Mỗi câu trả lời đúng được khen ngợi và trao một phần quà nhỏ.
+ HS trả lời đúng câu hỏi sẽ được một phần quà của ban tổ chức.
Các câu hỏi
Tình huống 1. Hoa bị mẹ mắng vì không làm bài tập và bỏ đi chơi cả ngày. Hôm nay, bà ngoại sang chơi, bà vừa nhìn thấy Hoa liền ôm và âu yếm cháu. Tuy nhiên, Hoa đã tỏ thái độ giận dỗi và hất tay bà ra, đi về phòng đóng cửa lại. Nếu là Hoa trong tình huống đó, em có làm như vậy không?
Tình huống 2. Trong giờ học, cô giáo đang phát bài kiểm tra. Vừa nhìn thấy bài kiểm tra được 2 điểm, Quân đã xé toang tờ kiểm tra và ném ra giữa lớp. Nếu em là quân, em có làm như vậy không?
Tình huống 3. Nam và Bình là đôi bạn thân, hằng ngày hai bạn chơi và giúp đỡ nhau rất nhiều. Một hôm, Bình đã lấy quả bóng của Nam ra chơi và đá bay đi mất. Nam giận lắm, chạy một mạch đến đấm vào bụng Bình, cả hai đánh trả nhau túi bụi. Nếu em là hai bạn Nam và Bình, em có hành động như vậy không?
Tình huống 4. Bố bạn Minh đến nhà chơi, mang theo một ít quà cho gia đình Minh. Nhìn thấy giỏ quà, Minh rất muốn mở ra xem là gì, vì vậy Minh đi đi lại lại, mắt nhìn chằm chằm vào món quà trong lúc bố đang nói chuyện với khách. Nếu em là Minh lúc đó em có làm như vậy không?
Sản phẩm dự kiến: Là kết quả các câu trả lời
Phương án đánh giá: GV nhận xét tinh thần tham gia của HS.
HOẠT ĐỘNG IV: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - SÁNG TẠO
Mục tiêu:
Vận dụng, khắc sâu kiến thức cho HS qua hoạt động học tập.
Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu hỏi: Em hãy sưu tầm 5 tình huống cẳng thẳng trong cuộc sống và tìm ra hướng giải quyết.
Sản phẩm dự kiến: Là sản phẩm của học sinh khi nạp bài.
Hình ảnh giáo viên và học sinh trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp theo chủ đề
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề
Năm học 2021-2022 diễn ra trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Côvid-19 nên hoạt động giáo dục NGLL theo chủ đề cũng thay đổi có khi dạy trực tiếp tại lớp nhưng cũng có lúc phải dạy trực tuyến song với sự chuẩn bị chu đáo, sự phối hợp tốt giữa GV và HS nên vẫn mang lại hiệu quả cao.
Hoạt động NGLL theo chủ đề được nhà trường xếp vào thời khóa biểu dạy buổi chiều trong tháng. Hình thức này có thời gian nhiều hơn nên GVCN có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau trong tổ chức hoạt động cho HS.
Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục NGLL theo chủ đề gồm các bước sau: Bước 1. GV chuẩn bị
Công việc này bao gồm: Xác định mục tiêu giáo dục cần đạt, nội dung và hình thức hoạt động, dự kiến người thực hiện, thiết bị và học liệu sử dụng.
Bước 2. Lập kế hoạch và chuẩn bị kế hoạch
Dựa vào gợi ý của GVCN lớp đề ra HS các nhóm, tổ và thành viên tham gia phân công những công việc cụ thể để tiến hành hoạt động.
Bước 3. Thực hiện kế hoạch hoạt động
GVCN cần tổ chức các hoạt động theo đúng kế hoạch đã xây dựng, theo dõi và cố vấn cho đội ngũ cán sự lớp huy động tiềm năng của mọi người cùng tham gia sôi nổi, nhiệt tình. Chú ý những tình huống nảy sinh ngoài dự kiến.
Bước 4. Rút kinh nghiệm và đánh giá hoạt động
Sau đây là chủ đề NGLL được tổ chức thực hiện vào tháng 11 năm 2021.
CHỦ ĐỀ: THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
MỤC TIÊU
Kiến thức
Nắm được truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như những tình cảm của HS với thầy cô giáo và giá trị nghề nghiệp mà xã hội tôn vinh là nghề cao quý.
Kĩ năng
Biết trình bày vấn đề, chào hỏi, thuyết trình một cách hợp lí, khoa học.
Tham gia làm việc chung, cùng hợp tác trong các hoạt động.
Biết so sánh, tổng hợp đánh giá khi tham gia vào các hoạt động chung.
Thái độ
Thể hiện thái độ đúng đắn trong học tập
Có sự biến chuyển tình cảm khi tham dự sinh hoạt theo chủ đề.
=> Hình thành năng lực, phẩm chất
Hình thành năng lực: Năng lực tổng hợp, thống kê, giao tiếp.
Phẩm chất nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực, yêu nước.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Máy chiếu (hoặc ti vi), giấy Ao, bút dạ
Sử dụng phần mềm PowerPoint, các phần mềm cắt video..
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Mục tiêu
Tạo không khí vui vẻ, tâm thế cho HS trước khi tham gia sinh hoạt chủ đề.
Giúp HS có hứng thú học tập kiến thức mới mang lại hiệu quả.
Cách thức tiến hành
Tổ chức cho HS tham gia một số tiết mục văn nghệ hát và thầy cô, mái trường từ đó trình bày cảm xúc qua các câu hỏi.
Sản phẩm dự kiến
Không khí vui vẻ trong lớp.
Các em sẵn sàng tham gia vào hoạt động chủ đề.
GV dẫn học sinh vào hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (70 phút)
Mục tiêu
Nắm được những biểu hiện về tình cảm và tình yêu đối với nghề nhà giáo.
Có kĩ năng tham gia các hoạt động, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Hình thành những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh đóng tiểu phẩm
HS trả lời câu hỏi của GV, tham gia tích cự

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_to_chuc_sinh_hoat_theo_chu_de_nham_gop.docx
  • pdfNguyễn Thị Thanh Hòa, Chu Song Hào - Trường THPT Cờ Đỏ - Lĩnh vực Chủ nhiệm.pdf